Chính sách đào tạo nhân lực thông tin trong các cơ quan thông tin khoa học và công nghệ thuộc hệ thống thông tin khoa học và công nghệ quốc gia - 2

3. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là nhằm vào việc:

- Đánh giá thực trạng nhân lực thông tin trong các cơ quan thông tin KH&CN thuộc Hệ thống thông tin KH&CN Quốc gia.

- Đề xuất chính sách đào tạo nguồn nhân lực này nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập.

4. Phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đội ngũ cán bộ thông tin trong các tổ chức thông tin KH&CN thuộc Hệ thống thông tin KH&CN Quốc gia

- Thời gian nghiên cứu từ sau năm 2000

5. Mẫu khảo sát

Cơ quan thông tin KH&CN trong Hệ thống thông tin KH&CN Quốc gia được phân loại theo mô hình 4 cấp: TW, Bộ/ngành, địa phương và cơ sở bao gồm:

- Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

- Cơ quan thông tin KH&CN cấp Bộ/ngành

- Cơ quan thông tin KH&CN thuộc các Sở KH&CN

Chính sách đào tạo nhân lực thông tin trong các cơ quan thông tin khoa học và công nghệ thuộc hệ thống thông tin khoa học và công nghệ quốc gia - 2

- Cơ quan thông tin tại Viện/Trung tâm nghiên cứu, các trường Đại học.


6. Câu hỏi nghiên cứu

1. Thực trạng nhân lực thông tin trong các cơ quan thông tin KH&CN thuộc Hệ thống thông tin KH&CN Quốc gia hiện nay ra sao?

2. Cần có chính sách đào tạo nhân lực thông tin như thế nào để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập?

7. Giả thuyết nghiên cứu

Trả lời câu 1:

- Rất ít cán bộ thông tin tốt nghiệp chuyên ngành thông tin thư viện.

- Cán bộ thông tin sắp đến tuổi nghỉ hưu chiếm tỷ lệ cao.

Trả lời câu 2:‌‌


- Thành lập Trung tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ thông tin hoạt động độc lập, tự chủ về tài chính

- Tăng cường hợp tác đào tạo giữa các trường đào tạo về thông tin với các cơ quan thông tin KH&CN

8. Phương pháp chứng minh


- Nghiên cứu tài liệu


- Điều tra, khảo sát nhân lực thông tin trong các cơ quan thông tin KH&CN thuộc Hệ thống thông tin KH&CN Quốc gia.

- Phỏng vấn cán bộ, chuyên gia đầu ngành về thông tin.


9. Kết cấu luận văn: gồm 3 chương


Mở đầu


Chương 1 : Cơ sở lý luận về đào tạo nhân lực thông tin


Chương 2 : Đánh giá thực trạng nhân lực thông tin trong các cơ quan thông tin KH&CN thuộc Hệ thống thông tin KH&CN Quốc gia

Chương 3 : Giải pháp đào tạo nhân lực thông tin trong các cơ quan thông tin KH&CN thuộc Hệ thống thông tin KH&CN Quốc gia

Kết luận

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC THÔNG TIN


1.1. Một số khái niệm liên quan


1.1.1. Thông tin KH&CN

Trong cuộc sống hàng ngày, ở đâu và lúc nào chúng ta cũng nghe nói đến hai từ “thông tin”, chẳng hạn thông tin là nguồn lực của sự phát triển, thông tin hỗ trợ việc hoạch định chính sách, thời đại ngày nay là thời đại của thông tin, thông tin quí hơn vàng, có thông tin là có tất cả ...

Vậy thông tin là gì?

Thực tế, có rất nhiều cách hiểu về thông tin. Thậm chí ngay trong các từ điển cũng không đưa ra một định nghĩa chính xác về thông tin.

Ví dụ: Trong bách khoa toàn thư của Liên Xô xuất bản lần thứ 3, tập 10 viết “Thông tin là tin tức được truyền đi bởi con người bằng lời nói, chữ viết hoặc các phương tiện khác”.

Theo từ điển Oxford của Anh, thông tin là “điều mà người ta đánh giá hoặc nói đến là tri thức, tin tức”; các từ điển khác đồng nhất thông tin với kiến thức “thông tin là điều mà người ta biết” hoặc “thông tin là sự chuyển giao tri thức làm tăng thêm hiểu biết của con người”…

Thuật ngữ “Thông tin” theo gốc tiếng Latin “informatio” (gốc của từ hiện đại “information”) có hai nghĩa. Một là, nó chỉ một hành động rất cụ thể tạo ra một hình dạng (forme). Hai là, tùy theo tình huống, nó có nghĩa là truyền đạt một ý tưởng, một khái niệm hay một biểu tượng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, khái niệm thông tin cũng phát triển theo.

Theo nghĩa thông thường, thông tin được hiểu là các số liệu, kiến thức được tồn tại và vận động trong quá trình xử lý, lưu trữ, tìm kiếm và truyền phát. Trong lý thuyết toán học của thông tin thống kê của C.Shannon, thông tin là số đo độ bất định (càng tăng hiểu biết về một sự vật, hiện tượng nào đó chúng ta càng làm giảm độ chưa biết hoặc độ bất định của nó).

Căn cứ vào đặc điểm, nội dung của tin tức, có thể chia thông tin thành các loại thông tin kinh tế, thông tin sản xuất, thông tin KH&CN ... Mỗi loại thông tin đều có đặc trưng riêng, song nhìn chung chúng đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoàn thiện quản lý, phát triển khoa học kỹ thuật và kinh tế. Trong tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5453-1991 nêu : “Thông tin là nội dung con người gán cho dữ liệu với các qui ước (ký hiệu) đã biết, được sử dụng trong việc trình bày chúng”.

Trong phạm vi luận văn này, khái niệm thông tin KH&CN được hiểu theo định nghĩa tại Khoản 1, điều 2 Nghị định 159/2004/NĐ-CP ngày 31/8/2004 quy định về hoạt động thông tin KH&CN, theo đó: “Thông tin KH&CN là các dữ liệu, số liệu, dữ kiện, tri thức khoa học và công nghệ (bao gồm khoa học tự nhiên, KH&CN, khoa học xã hội và nhân văn) được tạo lập, quản lý và sử dụng nhằm mục đích cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước hoặc đáp ứng nhu cầu của tổ chức, cá nhân trong xã hội

Như vậy, thông tin KH&CN không chỉ bó hẹp trong phạm vi thông tin về khoa học tự nhiên, KH&CN mà còn bao gồm cả thông tin trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.

Vai trò của thông tin KH&CN

Từ vài thập kỷ qua, cùng với hai yếu tố năng lượng và nguyên liệu, thông tin KH&CN đã được coi là nguồn lực thứ 3, một dạng đặc biệt quan trọng, có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy phát triển mọi quá trình xã hội và hoạt động kinh tế - xã hội của con người.

Thông tin KH&CN được coi là hàng hóa đặc biệt vì khi sử dụng, chúng không những không mất đi mà giá trị của chúng càng được nhân lên và hiệu quả chúng mang lại càng tăng. Không phải ngẫu nhiên mà hiện nay người ta coi thông tin KH&CN là yếu tố nền tảng của kinh tế tri thức. Đặc biệt, ở các nước phát triển, vị trí hàng đầu trong số các nguồn lực đã nhường lại cho thông tin và tri thức. Quan niệm chung về thông tin KH&CN đã thay đổi từ chỗ coi việc đầu tư cho thông tin KH&CN là đầu tư vì phúc lợi xã hội chuyển thành đầu tư cho sự phát triển.

Bản thân khái niệm thông tin được xác định như sự thủ tiêu độ bất định đã chứa đựng ý nghĩa về trật tự, kinh tế và hiệu quả. Vai trò của thông tin KH&CN trong việc phát triển kinh tế xã hội, theo các nhà nghiên cứu, được thể hiện qua các đặc tính sau:

+ Thông tin KH&CN không những là tài nguyên để phát triển kinh tế mà còn có thể thay thế một phần các tài nguyên truyền thống (lao động, nguyên liệu, năng lượng, tài chính, ...)

+ Thông tin KH&CN giúp tối ưu hóa hoạt động KHKT, sản xuất dẫn đến thay thế các nguồn tài nguyên vật chất (cổ điển) bằng các nguồn tài nguyên phi vật chất (thông tin). Chi phí cho thông tin rất nhỏ bé so với hiệu quả mà chúng mang lại.

+ Khoa học trở thành động lực phát triển chỉ theo mức độ chuyển hóa tiềm năng sáng tạo của nó thành thông tin.

Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của thông tin KH&CN đối với lĩnh vực nghiên cứu khoa học nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Tuy nhiên, vai trò của thông tin KH&CN, xét ở khía cạnh khác, cũng vô cùng quan trọng. Thật vậy, chúng ta đang sống trong thời kỳ mà người ta hay gọi là “bùng nổ thông tin” hay “khủng hoảng thông tin”. Hiện tại, trên toàn thế giới, chỉ tính riêng lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, hàng năm cho ra đời khoảng 5 vạn tạp chí với 4,5 triệu bài báo, 110 nghìn cuốn sách, 30 vạn bản mô tả sáng chế, phát minh, 25 vạn báo khoa học và thiết kế thử nghiệm, nửa triệu catalog công nghiệp ... Khối lượng các tài liệu này, cứ sau chu kỳ 10 đến 15 năm lại tăng gấp đôi. Tuy nhiên, do không kiểm soát được thông tin và xử lý thông tin kém, các công trình nghiên cứu, thiết kế trùng lặp nhau làm lãng phí từ 40% đến 70% tổng kinh phí đầu tư cho khoa học trong những năm 70. Theo ước tính của Viện sỹ Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô

S.R Miculinxki, nếu chỉ hợp lý hóa làm giảm đi 50% số thời gian của các nhà khoa học Xô Viết đang bỏ ra để tìm kiếm thông tin thì đội ngũ các nhà khoa học Liên Xô sẽ tăng thêm 125 nghìn người.

Nói cách khác, nếu làm tốt công tác thông tin KH&CN thì hàng năm thế giới không phải lãng phí từ 40 - 70% kinh phí dành cho nghiên cứu khoa học do sự trùng lắp của các đề tài, công trình nghiên cứu. Các nhà khoa học sẽ dành thời gian nhiều hơn để nghiên cứu các vấn đề thực sự mới và cần thiết, những công trình mà chưa ai nghiên cứu. Qua đó, tính hiệu quả của các đề tài cũng được nâng lên.

1.1.2. Nhân lực thông tin KH&CN

Nhân lực thông tin KH&CN được hiểu bao gồm những người đang trực tiếp làm công tác thông tin tại các cơ quan, tổ chức tiến hành hoạt động thông tin KH&CN và những cá nhân đang được đào tạo nghề thông tin tại các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp …để trở thành cán bộ thông tin về sau.

Loại thứ nhất, nhân lực hiện đang làm công tác thông tin KH&CN, theo quy định tại điều 12, mục 2 Nghị định 159/2004/NĐ-CP, bao gồm:

+ Cá nhân có đăng ký kinh doanh, đăng ký nghề tư vấn mà trong hoạt động nghề nghiệp được phép tổ chức cung cấp dịch vụ thông tin KH&CN theo qui định tại nghị định này.

+ Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thực hiện nhiệm vụ thông tin KH&CN theo chuyên môn, nghiệp vụ được cấp có thẩm quyền được giao.

Ở Việt Nam, các cá nhân có đăng ký kinh doanh, hoạt động độc lập trong lĩnh vực thông tin KH&CN còn ít, chủ yếu là các cán bộ khoa học kiêm nhiệm. Do vậy, luận văn chỉ tập trung chủ yếu vào phân tích chính sách đào tạo, bồi dưỡng đối với các cán bộ thông tin thực hiện nhiệm vụ thông tin trong các cơ quan thông tin KH&CN thuộc Hệ thống thông tin KH&CN quốc gia, là đối tượng chủ yếu của nguồn nhân lực này.

Loại thứ hai, các sinh viên đang được đào tạo để trở thành cán bộ thông tin trong tương lai. Ở Việt Nam hiện có 1 trường Đào tạo tiến sỹ thông tin thư viện, 3 trường Đại học đào tạo thạc sỹ thông tin thư viện, 8 trường đào tạo cán bộ thông tin thư viện ở bậc cử nhân, 4 trường đào tạo ở bậc cao đẳng, trung cấp với số lượng với số lượng sinh viên ra trường lên đến hàng nghìn người mỗi năm.

Đây là nguồn nhân lực bổ sung, kế cận rất quan trọng và quyết định sự phát triển hoạt động thông tin nói chung và thông tin KH&CN nói riêng. Do vậy, khi nghiên cứu về chính sách đào tạo nhân lực thông tin không thể không đề cập đến chính sách đào tạo nguồn nhân lực tương lai quan trọng này.

Vai trò của cán bộ thông tin KH&CN

Sự thành công hay thất bại của bất kỳ hoạt động nào, suy cho cùng, là do con người quyết định. Hoạt động thông tin KH&CN cũng vậy, muốn hoạt động thông tin được hiệu quả thì tin tức phải đến được với người có nhu cầu thông tin, từ đó thông tin mới phát huy được tác dụng và mới trở thành nguồn lực phát triển. Chẳng hạn, thông tin về một giống lúa mới cho năng suất cao nếu không truyền đến được với người nông dân thì nó sẽ không có tác dụng. Ngược lại, nếu người nông dân được tiếp cận được thông tin này thì họ sẽ nhanh chóng áp dụng vào sản xuất tạo ra năng suất cao, đóng góp vào sự phát triển kinh tế. Khi đó thông tin sẽ phát huy tác dụng và trở thành nguồn lực cho sự phát triển.

Người đứng ra làm cầu nối giữa nguồn tin KH&CN và người dùng tin không ai khác chính là cán bộ thông tin. Do vậy, vai trò này của cán bộ thông tin là rất quan trọng. Nếu cán bộ thông tin làm tốt vai trò này tức là góp phần quan trọng vào sự phát triển KH&CN chung của đất nước. Đặc biệt với Việt Nam hiện nay, một nước đang tiến hành CNH đi đôi với HĐH đất nước, thì nguồn tin KH&CN trong nước và trên thế giới được Nhà nước đặc biệt quan tâm. Do đó, vai trò của người cán bộ thông tin KH&CN ngày càng đuợc nâng lên và yêu cầu họ phải không ngừng được đào tạo, học hỏi để thực hiện tốt hơn vai trò của mình.

Hơn nữa, cùng với sự phát triển của KH&CN và đặc biệt là của CNTT, trên phạm vi toàn thế giới đang chứng kiến sự “bùng nổ thông tin”, số lượng các phát minh, sáng chế không tính bằng ngày, bằng năm mà có thể tính bằng giờ, phút, giây. Một đề tài hôm nay là mới nhưng ngày mai đã có thể là cũ. Thông tin bùng nổ, trong khi công tác thông tin KH&CN không tốt (tính cập

nhật, tổng hợp, phân tích kém) nên đã dẫn đến tình trạng trùng lặp rất nhiều trong nghiên cứu.

Ví dụ: Một đề tài tương tự đã được một người khác thực hiện, nhưng do không nắm được thông tin nên những người khác cũng tiến hành nghiên cứu. Kết quả là gây lãng phí tiền bạc, công sức cũng như thời gian. Sự lãng phí về công sức và thời gian nghiên cứu còn bị nhân lên gấp bội, bởi thay vì nghiên cứu đề tài trùng lắp đó, nhà khoa học có thể nghiên cứu đề tài mới, giúp ích hơn rất nhiều cho khoa học. Số liệu thống kê cho thấy, mỗi năm thế giới đã lãng phí từ 40-70% ngân sách dành cho nghiên cứu khoa học vì sự trùng lắp đề tài, mà nguyên nhân, như đã nói là do công tác thông tin KH&CN không tốt, cán bộ thông tin chưa theo kịp sự phát triển mạnh mẽ của các nguồn tin.

Nói cách khác, sự phát triển mạnh của KH&CN, CNTT cũng như truyền thông đã gây ra sự “bùng nổ thông tin” hay “khủng hoảng thông tin”. Để khắc phục tình trạng này, bên cạnh việc liên tục đổi mới các công cụ lưu trữ, tìm tin, ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động thông tin... cần phải phát triển mạnh về số lượng cũng như chất lượng cán bộ thông tin. Bởi vì chính cán bộ thông tin, nếu có đầy đủ về số lượng và được đào tạo chuyên môn tốt, sẽ là những người có vai trò quyết định trong việc giảm thiểu những tổn thất, lãng phí cho xã hội do hậu quả của sự “bùng nổ thông tin”.

Thực tế, ở Việt Nam, vai trò của cán bộ thông tin rất mờ nhạt, nhiều người còn chưa biết đến khái niệm cán bộ thông tin, cũng như không biết công việc của họ là gì, họ có vai trò, vị trí gì trong xã hội. Một phần là do hoạt động thông tin KH&CN ở Việt Nam chưa phát triển, đội ngũ cán bộ thông tin còn ít về số lượng và hạn chế về chất lượng, chưa chủ động trong việc khai thác và phổ biến thông tin đến đối tượng cần thông tin. Hơn nữa, các cán bộ thông tin nhiều khi chỉ thực hiện các công việc đơn giản thuần túy như xây dựng CSDL thư mục…

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2022