Tiêu Chuẩn Về Năng Lực Cán Bộ Thông Tin Ở Việt Nam Trong Thời Kỳ Mới

1.2. Tiêu chuẩn về năng lực cán bộ thông tin ở Việt Nam trong thời kỳ mới

Trong nền kinh tế tri thức, quản trị tri thức có ý nghĩa rất quan trọng và cán bộ thông tin phải trở thành đội ngũ quản trị tri thức. Trước đây, cán bộ thông tin được coi như một bộ phận có tính chất trợ giúp, phụ trợ của một cơ quan hay tổ chức, thường làm việc một cách thầm lặng ở phía sau, làm nền cho các hoạt động khác, không trực tiếp tham gia vào các hoạt động thiết yếu của tổ chức thì ngày nay sẽ trở thành người quản trị tri thức, đóng vai trò mới và quan trọng hơn.

Trong khuôn khổ chương trình nghiên cứu về giáo dục và đào tạo cán bộ thông tin thư viện khu vực châu Á - Thái Bình Dương do UNESCO chủ trì với sự tài trợ của Chính phủ Nhật Bản, các chuyên gia tư vấn đã xác định rằng trong thời gian tới sẽ có thể hình thành 4 nhóm cán bộ thông tin, có thể gọi là 4C gồm:

- C1: Nhóm cán bộ tạo ra thông tin (Creators),

- C2: Nhóm cán bộ thu nhập thông tin (Collector),

- C3: Nhóm cán bộ truyền thông (Communcators),

- C4: Nhóm cán bộ bao gói/nén tin (Consolidators).

+ Nhóm cán bộ tạo ra thông tin (C1) là những người có khả năng phát triển và tạo ra những SP&DV TT. Họ cần có khả năng hiểu biết công nghệ thông tin và kiến thức chuyên môn để khai thác được hết những tiềm năng của công nghệ một cách hiệu quả. Họ cần phải có năng lực để xây dựng những hệ thống thông tin thân thiện, dễ sử dụng với những dịch vụ đa dạng, hữu ích.

+ Nhóm cán bộ thu nhập thông tin (C2) là những người có nhiệm vụ thu thập, tổ chức và tạo ra những bộ sưu tập thông tin sẵn sàng cho phục vụ. Mặc dù đó là một công việc được xem là truyền thống, song với sự phát triển mạnh mẽ của các nguồn tin điện tử như tạp chí điện tử… đòi hỏi ở họ những sự đổi mới trong cách tiếp cận, trong sử dụng công cụ và trong việc nâng cao hiểu biết.

+ Nhóm cán bộ truyền thông (C3) là những người sẽ đảm bảo cho mối liên hệ chặt chẽ, là cầu nối giữa nguồn tin, người cung cấp tin và người sử dụng thông tin. Mặc dù xu thế đưa thông tin ngày càng phức tạp đòi hỏi các cán bộ thông tin phải là những đội ngũ cán bộ đủ năng lực giúp đỡ người dùng tin hoặc tạo ra những sản phẩm được thiết kế riêng theo yêu cầu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

+ Nhóm cán bộ bao gói/nén tin (C4) là những người xử lý, phân tích thông tin, hỗ trợ các nhà quản lý, nhà ra quyết định. Họ đảm bảo cho việc thực hiện các hoạt động chọn lọc tin, nghiên cứu, phân tích và bao gói thông tin. Do đó, họ có thể được coi như một bộ phận, một thành phần của công tác quản lý.

Với mỗi nhóm cán bộ, cần có những yêu cầu nhất định về trình độ và năng lực chuyên môn. Tuy nhiên, cho dù một người cán bộ thông tin thuộc nhóm nào trong bất kỳ 4 nhóm trên thì họ cũng cần được đào tạo, bồi dưỡng tốt ba nhóm kỹ năng cơ bản đó là: Những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ; những kiến thức và kỹ năng về CNTT và truyền thông và năng lực quản lý điều hành.

Chính sách đào tạo nhân lực thông tin trong các cơ quan thông tin khoa học và công nghệ thuộc hệ thống thông tin khoa học và công nghệ quốc gia - 3

1.2.1. Những kiến thức và kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ

Những kiến thức và kỹ năng về chuyên môn và nghiệp vụ bao gồm:

- Hiểu biết về người dùng tin: Người dùng tin là đối tượng phục vụ của họat động thông tin, là khách hàng của mọi dịch vụ thông tin. Vì vậy, người làm thông tin trước hết phải có khả năng phân tích và hiểu nhu cầu thông tin của người dùng tin, biết được tập quán thông tin của họ, đồng thời giúp họ có thói quen thông tin tốt để sử dụng tốt nhất các nguồn tin hiện có, đặc biệt làm quen với các phương tiện xử lý thông tin hiện đại.

- Hiểu biết về vị trí, vai trò của nghề thông tin: Nghề thông tin có một vị trí nhất định trong xã hội và hoạt động trong một môi trường pháp lý trong mối tương quan với nhiều hoạt động khác của xã hội. Người làm thông tin phải xác định được vị trí, chức năng nhiệm vụ, hệ thống tổ chức của nghề thông tin trong xã hội; hiểu những nguyên tắc cơ bản liên quan đến chính sách thông tin

và kinh tế thông tin; có hiểu biết về những quy định pháp luật liên quan đến hoạt động thông tin, các luật liên quan đến SHTT đặc biệt luật bản quyền, biết áp dụng các chuẩn quốc gia và quốc tế liên quan đến hoạt động thông tin.

- Xác định và đánh giá các nguồn tin: Mọi hoạt động thông tin đều phải dựa trên các nguồn tin và tài liệu. Cán bộ thông tin phải biết phát hiện, đánh giá thông tin, các tài liệu và các nguồn của chúng. Cụ thể là biết sử dụng các phương tiện tra cứu thủ công cũng như hiện đại như các mục lục, các thư mục, các CSDL, các máy tìm kiếm để phát hiện và tìm thông tin; Nắm vững các tiêu chuẩn lựa chọn tài liệu; Biết kiểm tra chất lượng của các nguồn, các tài liệu và thông tin theo những dữ liệu chỉ dẫn; Nắm vững các công cụ cũng như các phương thức để có được các thông tin và tài liệu đó. Đó là những công việc liên quan đến khâu chọn lọc và bổ sung tài liệu.

- Quản lý vốn tài liệu và kho: Để đáp ứng yêu cầu thông tin của người dùng tin, cán bộ thông tin phải nắm vững và đánh giá được số lượng và chất lượng, cơ cấu và giá trị sử dụng vốn tài liệu của đơn vị; Xác định những khuyết điểm của vốn tài liệu căn cứ vào mức độ thoả mãn yêu cầu thông tin của người dùng tin; Xác định và áp dụng những tiêu chuẩn để lựa chọn hay loại bỏ tài liệu; Biết tổ chức một hệ thống sắp xếp tài liệu cho phép định vị các tài liệu thuận lợi cho tìm kiếm; có kiến thức về nguyên tắc và kỹ thuật bảo quản tài liệu (tài liệu truyền thống, tài liệu điện tử, tài liệu nghe nhìn…)

- Phân tích và trình bày thông tin: Cán bộ thông tin phải biết phân tích tài liệu và trình bày những thông tin đó dưới một dạng thích hợp. Đó chính là những công việc liên quan đến việc xử lý hình thức và nội dung tài liệu. Cụ thể là: Xác định các dữ liệu thể hiện các đặc trưng hình thức của tài liệu và ghi chúng trên các phiếu mô tả theo các quy định và tiêu chuẩn đã được xác lập; Phân loại tài liệu theo một khung phân loại đã lựa chọn; Xác định chủ đề chính của tài liệu; Lập một bản chỉ mục cho tài liệu bằng một tập hợp các từ khoá hoặc từ chuẩn khái quát nội dung và những khái niệm mà tài liệu đề cập tới; Cô đọng nội dung tài liệu bằng một bản tóm tắt, ở trình độ cao hơn cán bộ

thông tin còn phải biết biên tập các bản tin, tổng luận chuyên đề.

- Lưu trữ thông tin và tổ chức bộ máy tra cứu: Đây là công việc tổ chức và cấu trúc các dữ liệu liên quan đến việc mô tả tài liệu của đơn vị thông tin để đưa chúng vào bộ nhớ của hệ thống. Do đó, cán bộ thông tin phải biết xây dựng các CSDL, thiết lập phiếu nhập tin, xác định các dấu hiệu tìm tin, tạo khuôn dạng trình bày cho đầu ra của dữ liệu trên màn hình hoặc trên máy in.

- Tìm tin: Tìm tin là thuật ngữ chung để chỉ việc tìm tài liệu hay nguồn của tài liệu, cũng như những thông tin về dữ liệu và sự kiện mà tài liệu đó cung cấp. Đó là nhiệm vụ cơ bản của hoạt động thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng tin. Cán bộ thông tin phải biết xử lý các yêu cầu tin và đưa ra một chiến lược tìm tin thích hợp, xác định tất cả các nguồn tin có thể trả lời yêu cầu tin của người dùng tin. Bên cạnh việc sử dụng thành thạo các phương tiện tra cứu thủ công, cán bộ thông tin phải biết sử dụng các phương tiện tra cứu hiện đại; tìm tin trên các CSDL hoặc trên mạng, đặc biệt là mạng Internet, biết khai thác thông tin trong các thư viện điện tử- thư viện số. Ngoài ra, còn có khả năng tổng hợp, bao gói các kết quả tìm kiếm và chuyển chúng tới người dùng tin, đồng thời đánh giá mức độ phù hợp và giá trị sử dụng của các thông tin tuỳ theo yêu cầu của người dùng tin.

- Khai thác và phổ biến thông tin: Các thông tin đã được xử lý cần được đưa vào khai thác và dễ dàng sử dụng thông qua cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thông tin. Cán bộ thông tin không chỉ biết phổ biến thông tin thông qua các dịch vụ thông tin thông thường như dịch vụ thông tin hỏi - đáp, dịch vụ cung cấp tài liệu, dịch vụ cung cấp thông tin theo yêu cầu (phổ biến thông tin có chọn lọc) mà còn phải biết triển khai các dịch vụ thông tin trên mạng dựa trên CNTT hiện đại. Ngoài ra,còn phải biết định hướng người dùng tin tới những SP&DV TT tốt nhất giúp họ nhận được chúng dưới dạng thích hợp, mở rộng hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước trong chiến lược tiếp cận và phổ biến thông tin.

1.2.2. Những kiến thức và kỹ năng về CNTT và truyền thông

Những kiến thức và kỹ năng về CNTT và truyền thông bao gồm:

- Kỹ năng tin học: Ngoài kiến thức và kỹ năng cơ bản về tin học, sử dụng máy tính văn phòng, cán bộ thông tin ngày nay phải biết sử dụng các phần mềm tư liệu để lưu trữ, tìm kiếm tài liệu và tạo ra các sản phẩm thông tin thư mục, biết sử dụng một phần mềm tích hợp để quản trị thư viện điện tử. Có những hiểu biết cần thiết về các nguồn tài liệu điện tử, nắm được kỹ thuật số hoá các tài liệu, xử lý các thông tin dưới dạng âm thanh và hình ảnh, các thông tin đa phương tiện. Ở trình độ cao hơn, người cán bộ chuyên trách cần phải biết cài đặt và bảo trì hệ thống, biết sử dụng ngôn ngữ lập trình để viết các chương trình cho các ứng dụng đơn giản.

- Kiến thức về truyền thông: Trong bối cảnh bùng nổ CNTT và truyền thông, cán bộ thông tin phải có kiến thức cơ bản về mạng thông tin máy tính, biết quản lý và khai thác một mạng cục bộ, biết sử dụng các dịch vụ truyền tệp…Ở trình độ cao hơn, cán bộ chuyên trách phải có khả năng tạo lập các trang Web bằng ngôn ngữ đánh dấu, xây dựng và quản trị các trang web.

- Khả năng về ngoại ngữ: Trong môi trường giao lưu thông tin toàn cầu hiện nay, để làm tốt công việc của mình, dù ở cương vị nào, cán bộ thông tin cũng phải thực hành tốt ít nhất một ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, để sử dụng trong giao tiếp, trong lựa chọn, tìm kiếm và xử lý tài liệu, cũng như trong các giao tác với các chương trình máy tính.

1.2.3. Năng lực quản lý điều hành

Năng lực quản lý và điều hành của cán bộ thông tin đặc biệt là cán bộ thông tin làm công tác quản lý, thể hiện ở các mặt sau:

- Quản lý chuyên môn và nghiệp vụ: Có khả năng đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, của các SP&DV TT và đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng của chúng; Đưa ra một hệ thống chỉ tiêu để đánh giá chất lượng của các công việc chuyên môn, các SP&DV TT.

- Marketing: Ngày nay, thông tin trở thành hàng hoá, các hoạt động thông tin ngày càng mang tính chất dịch vụ và kinh tế. Cán bộ thông tin phải biết thiết lập và duy trì mối quan hệ với khách hàng và đối tác để quảng bá và phát

triển các SP&DV TT; Có khả năng phân tích yêu cầu và thị trường, đánh giá thực trạng của hoạt động và môi trường cạnh tranh và đưa ra những giải pháp nhằm chiếm lĩnh thị trường thông tin bằng những SP&DV TT của mình.

- Quản lý kế hoạch và tài chính: Có khả năng triển khai và kiểm tra việc thực hiện một kế hoạch hoặc một dự án; Có những hiểu biết về công tác tài chính và kế toán để quản lý tốt ngân sách và đem lại những lợi ích kinh tế cho các SP&DV TT.

- Quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị: Các trang thiết bị sử dụng trong hoạt động thông tin ngày càng hiện đại. Cán bộ thông tin phải biết lựa chọn và sử dụng có hiệu quả các thiết bị xử lý thông tin hiện đại như máy tính, máy in, máy quét, các thiết bị đọc, thiết bị mạng, phần mềm chuyên dụng …

- Quản lý và phát triển nguồn nhân lực: Trong hoạt động thông tin, yếu tố con người giữ vị trí quan trọng hàng đầu. Do đó, cần biết quản lý và phát huy năng lực chuyên môn của cán bộ nghiệp vụ; Sử dụng đúng người đúng việc và chuyên môn hoá đối với từng vị trí công việc; Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật kiến thức cho cán bộ dưới nhiều hình thức đào tạo linh hoạt và có hiệu quả, đồng thời khuyến khích việc tự học.

1.3. Kinh nghiệm từ một số mô hình đào tạo cán bộ thông tin ở một số nước trên thế giới

1.3.1. Công tác đào tạo cán bộ thông tin ở một số nước trên thế giới

Trên thế giới, trong lĩnh vực thông tin thư viện, người ta phân chia thành hai loại hình đào tạo:

- Đào tạo bồi dưỡng nghề nghiệp

- Đào tạo chuyên nghiệp.

Đặc trưng phân biệt của loại hình đào tạo bồi dưỡng nghề nghiệp với đào tạo chuyên nghiệp là tính pháp lý của văn bằng cấp sau khoá học. Vì thế, những khoá học đào tạo bồi dưỡng nghề nghiệp còn được gọi là khoá học không có cấp vị, còn đào tạo chuyên nghiệp là loại hình đào tạo có kèm theo văn bằng. Học viên qua các khoá này được cấp văn bằng xác nhận một cấp

học tương ứng. Vì thế các khoá học đào tạo chuyên nghiệp còn được gọi là khoá học có cấp vị.

Đào tạo bồi dưỡng là một hình thức đào tạo quan trọng được các nước trên thế giới rất quan tâm. Trong ngành thông tin thư viện, loại hình đào tạo không cấp vị mà người ta vẫn quen gọi là đào tạo bồi dưỡng (kiến thức cơ bản hoặc nâng cao) có tầm quan trọng đặc biệt. IFLA đã thành lập một tiểu ban chuyên theo dòi về công tác đào tạo bồi dưỡng. Đào tạo bồi dưỡng còn được gọi là đào tạo liên tục. Tiểu ban này có nhiệm vụ khuyến khích và thúc đẩy các chương trình đào tạo về khoa học thông tin thư viện quốc tế, giúp cho người cán bộ thông tin trên toàn thế giới có thể trao đổi thông tin, phát triển các kỹ năng nghề nghiệp, thúc đẩy công tác giáo dục thường xuyên. Tính đến nay IFLA đã 5 lần tổ chức hội nghị quốc tế về vấn đề đào tạo bồi dưỡng.

Đối với các nước phát triển, khái niệm đồng nghĩa với dạng đào tạo này là đào tạo thường xuyên. Vấn đề đào tạo thường xuyên hiện đang trở thành biện pháp hàng đầu của công nghệ giáo dục mới. Các hội thông tin thư viện của các nước IFLA và UNESCO đã quan tâm đến vấn đề này từ lâu và các tổ chức này đã coi đó là một trong những phương tiện chủ yếu để phát triển nguồn lực thông tin thư viện và không ngừng nâng cao chất lượng của các cán bộ công tác trong lĩnh vực này.

Về đào tạo chuyên nghiệp, trong hệ thống đào tạo nhân lực ngành thông tin thư viện hiện nay trên thế giới hiện có ba cấp vị: Cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ. Hiện nay, ở hầu hết các nước phát triển đều có đào tạo cả ba cấp vị này. Tại Hoa Kỳ, việc đào tạo văn bằng thạc sĩ và tiến sĩ nghề thư viện đã xuất hiện từ những năm 50. Ở các nước phát triển khác như Pháp, Anh, Nga, Ôxtrâylia, Nhật Bản... việc đào tạo sau đại học đều có cả hai trình độ: thạc sĩ và tiến sĩ.

Năm 1971, IFLA đã tiến hành kỳ họp thứ 37 ở Livepul. Chủ đề được đưa ra là "Tổ chức nghề thư viện" trong đó vấn đề được chú ý nhiều nhất là vấn đề đào tạo cán bộ thư viện. Từ năm 1977, Tiểu ban Trường thư viện và

công tác đào tạo cán bộ thư viện của IFLA đã tiến hành chương trình nghiên cứu "Sự tương đương của việc đào tạo cán bộ thư viện".

Mục đích của chương trình này là thông qua các tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực đào tạo cán bộ thông tin thư viện. Bức tranh về đào tạo cán bộ thông tin thư viện trên thế giới vào những năm 70 - 80 của thế kỷ XX rất phong phú đa dạng. Mặc dù UNESCO và IFLA đã nỗ lực trong việc đề xuất ra một phương pháp đào tạo thống nhất trong đào tạo cán bộ thông tin thư viện nhưng trên thực tế trong các cơ quan đào tạo chưa có được sự thống nhất thực sự do nhiều nguyên nhân khác nhau: sự phát triển của kinh tế xã hội của các nước khác nhau, đặc tính nghề nghiệp của hệ thống giáo dục, nền tảng tư tưởng của việc tổ chức sự nghiệp thư viện, quan điểm khác nhau về nghề nghiệp và thậm chí các khuynh hướng phát triển nghề nghiệp cũng không thể đồng nhất ở tất cả các nước trên thế giới. Tuyên ngôn của UNESCO về các thư viện công cộng năm 1972 đã đặt ra các yêu cầu về đào tạo chuyên nghiệp bắt buộc dối với cán bộ thư viện. Sau đó UNESCO đã xuất bản cuốn “Sách hướng dẫn cho các trường thư viện và thông tin trên thê giới". Trong lần xuất bản vào năm 1985, cuốn sách đã thống kê hơn 600 trường thư viện đào tạo cán bộ thông tin thư viện của 92 nước. Hiện nay, con số này không dừng lại ở đó.

Theo con số thống kê trong "Bách khoa toàn thư về các tổ chức thông tin thư viện", hơn 70 chương trình giáo dục khoa học thư viện được áp dụng trong các trường học ở Hoa Kỳ và Canađa đã được Hội Thư viện Hoa Kỳ (ALA) phát triển và sự hội tụ của nghề thư viện với khoa học thông tin đã được phản ánh thông qua các chương trình đào tạo.

Tại Canađa, các chương trình đào tạo rất chú trọng đến vấn đề kỹ thuật trong công tác thông tin thư viện. Để trở thành người cán bộ thông tin thư viện, thì phải học một trong bảy chương trình do Hội thư viện Hoa Kỳ thiết lập. Khoá đào tạo thư viện đầu tiên được tiến hành tại trường đại học tổng hợp Mc.Gill vào năm 1904. Chương trình đào tạo sau đại học bắt đầu được tiến hành vào năm 1931. Vào những năm 90 của thế kỷ XX, nhiều trường đã đổi tên do ảnh hưởng của sự phát triển của khoa học thông tin.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2022