Hiện Trạng Nhân Lực Thông Tin Trong Các Cơ Quan Thông Tin Kh&cn Trong Hệ Thống Thông Tin Kh&cn Quốc Gia

dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các cơ quan thông tin ngành. Có thể nói, đây là thời kỳ các cơ quan thông tin KHKT phát triển mạnh về số lượng và hoạt động theo cơ chế quản lý tập chung, bao cấp khá chặt chẽ về kế hoạch, nghiệp vụ, đào tạo cán bộ, hợp tác quốc tế…

+ Giai đoạn đổi mới hoạt động thông tin KH&CN (1986 - 1996)

Từ năm 1986, đất nước bắt đầu công cuộc đổi mới theo tinh thần Nghị quyết VI của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thời kỳ này, Hệ thống thông tin KH&CN Quốc gia vẫn phát triển khá mạnh về tất cả các mặt. Song, điểm đáng lưu ý là từ giai đoạn này đã bắt đầu phân cấp trong việc xây dựng kế hoạch và đảm bảo tài chính. Việc xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động thông tin KH&CN của Bộ, ngành và địa phương cũng như việc đầu tư phát triển cho các cơ quan thông tin KH&CN do chính Bộ, ngành, địa phương chủ quản quyết định. Từ đó, cơ chế quản lý Nhà nước đối với hoạt động thông tin KH&CN cũng có những thay đổi, chẳng hạn chuyển từ việc quản lý theo kế hoạch, phân bổ dàn đều trước đây dần sang quản lý, đầu tư theo trọng điểm, theo dự án, theo các mạng trao đổi, nhiệm vụ và theo năng lực của từng cơ quan thông tin KH&CN.

+ Giai đoạn phát triển phục vụ CNH-HĐH đất nước (1996 đến nay)

Cùng với các cơ quan KH&CN, đây là giai đoạn các cơ quan thông tin KH&CN các ngành, các cấp khẩn trương đổi mới để đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH-HĐH đất nước. Đặc điểm nổi bật của giai đoạn này là tăng cường kết hợp giữa các lĩnh vực trong và ngoài hệ thống thông tin, cụ thể kết hợp:

- Giữa hoạt động thông tin KH&CN với hoạt động thư viện và hướng tới xây dựng các CSDL điện tử;

- Giữa thông tin KH&CN với thông tin kinh tế, thông tin thị trường, thông tin thống kê...

* Cơ cấu tổ chức

Về cơ cấu tổ chức, Hệ thống thông tin KH&CN Quốc gia ở Việt Nam hiện nay được xây dựng theo mô hình 4 cấp :

+ Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia là cơ quan đầu mối của toàn hệ thống

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

+ 44 cơ quan thông tin KH&CN cấp Bộ/ngành trong đó có 2 Trung tâm thông tin chuyên dạng của Bộ KH&CN; 42 cơ quan thông tin của Bộ/ngành, các cơ quan thông tin thuộc Chính phủ, các tổ chức chính trị xã hội;

+ 64 cơ quan thông tin KH&CN cấp tỉnh và thành phố trực thuộc TW;

+ Hơn 400 cơ quan thông tin thư viện tại các viện/ trung tâm nghiên cứu, các trường Đại học, cao đẳng.

Nhiều cơ quan thông tin thư viện đã được Nhà nước và các Bộ, ngành, địa phương chú trọng phát triển trụ sở, trang thiết bị làm việc, đảm bảo trang kỹ thuật hiện đại. Điều kiện làm việc của nhiều cơ quan thông tin KH&CN liên tục được cải thiện.

2.1.2. Tiềm lực thông tin

* Nguồn tin KH&CN đã được tăng cường và phát triển

Nguồn tin - nguyên liệu cơ bản của thông tin đã ngày càng được chú trọng lựa chọn, thu thập bổ sung một cách chủ động. Trong những năm gần đây, hàng năm, Nhà nước đã đầu tư trên 1,5 triệu USD cho các cơ quan thông tin thư viện để mua sách báo và các và các nguồn tin điện tử từ nước ngoài.

Đến nay, trong toàn Hệ thống đã có hơn 3 triệu đầu tên sách, gần 7000 tên tạp chí (tiếp tục bổ sung thêm hàng năm khoảng 1500 tên ), 25 triệu bản mô tả sáng chế, phát minh, trên 200.000 tiêu bản chuẩn, 50.000 catalog công nghiệp, 4000 bộ cáo cáo địa chất, 4.500 báo cáo lâm nghiệp, 20.000 báo cáo kết quả nghiên cứu, luận án tiến sỹ, hàng chục triệu biểu ghi CD/ROM…

* Hệ thống SP & DV TT đa dạng

Hệ thống thông tin KH&CN Quốc gia đã xuất bản được hơn 300 ấn phẩm thông tin định kỳ, trong đó có hàng chục ấn phẩm bằng tiếng Anh dùng để trao đổi quốc tế. Ngoài ra, hàng năm, các cơ quan thông tin KH&CN còn xuất bản rất nhiều ấn phẩm không định kỳ, các sách chuyên đề, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, tài liệu dịch…

Đến nay, trong toàn Hệ thống đã có hơn 300 CSDL tư liệu và dữ kiện nội sinh. Hầu hết các CSDL nhỏ (từ vài nghìn đến vài chục nghìn biểu ghi) dùng để quản trị các kho tư liệu của cơ quan. Tuy nhiên, cũng có các CSDL lớn tới

500.000 biểu ghi như một số CSDL của Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia. Từ chỗ chỉ có các CSDL thư mục, sau đó đến các CSDL tóm tắt đến nay nhiều cơ quan thông tin KH&CN đã xây dựng các CSDL toàn văn. Các CSDL đó được liên kết với nhau tạo thành Ngân hàng CSDL và hình thành các thư viện điện tử về KH&CN.

Cùng với sự phát triển nhanh của CNTT và truyền thông, nhiều cơ quan đã phát triển loại hình bản tin điện tử. Sản phẩm này bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1995 và đặc biệt phát triển nhanh từ năm 1997, khi Việt Nam bắt đầu kết nối mạng Internet. Hiện tại, trong toàn hệ thống đã có hàng trăm bản tin điện tử. Sản phẩm này ngày càng phát huy những ưu điểm của nó như trao đổi thuận tiện, nhanh, nội dung phong phú, bao gói thông tin dễ dàng.

Hiện nay, phần lớn các cơ quan thông tin TW, bộ/ngành, địa phương hay thậm chí cả cơ sở đều xuất bản bản tin điện tử. Hầu hết các ấn phẩm thông tin KH&CN, ngoài bản tin trên giấy, đều có bản tin điện tử được phát lên mạng Internet hoặc lưu trên CD/ROM.

* Trình độ công nghệ của nhiều tổ chức thông tin KH&CN trong Hệ thống thông tin KH&CN đã được nâng cao

Các cơ quan thông tin KH&CN đã tăng cường ứng dụng mạnh mẽ CNTT và truyền thông, các thành tựu tiên tiến và các chuẩn. Hầu hết các cơ quan thông tin KH&CN đã kết nối và tích cực khai thác Internet. Nhiều cơ quan thông tin KH&CN đã xây dựng riêng cổng giao tiếp điện tử, thư viện điện tử, trang web, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ của đơn vị mình.

Đặc biệt, một số cơ quan thông tin KH&CN đã tiến hành đặt mua các CSDL trực tuyến, tạp chí điện tử trực tuyến. Ví dụ, Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia đã mua quyền truy cập đến các CSDL toàn văn trực tuyến của Science direct, Ebsco, Blackwell, ES&T …

Bên cạnh việc duy trì các dịch vụ truyền thống, nhiều cơ quan đã áp dụng các dịch vụ hiện đại như kho mở, mã vạch, cổng từ, khai thác qua mạng, phòng đọc đa phương tiện… Những phương thức này đã được xã hội đánh giá là bước tiến nhảy vọt.

* Nhiều mạng thông tin KH&CN, các thư viện điện tử phục vụ cho các hoạt động quản lý, kinh doanh, nghiên cứu và phát triển, nâng cao dân trí đã được thiết lập

Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động thông tin KH&CN ngày càng được chú trọng phát triển. Đến nay, hầu hết các các cơ quan thông tin KH&CN ở TW, bộ/ngành, địa phương đều đã xây dựng được các trang web về KH&CN. Đặt biệt, trong phạm vi toàn Hệ thống Thông tin KH&CN Quốc gia có nhiều mạng thông tin điện tử với nhiều nguồn tin phong phú, tích cực đáp ứng yêu cầu của người dùng tin như:

+ Mạng thông tin KH&CN Việt Nam (VISTA); Mạng thông tin KH&CN phục vụ vùng sâu, xa (Thư viện điện tử phục vụ nông thôn);

+ Chợ ảo Công nghệ và thiết bị Việt Nam;

+ Mạng thông tin nông nghiệp, nông thôn (AGRO VIET);

+ Mạng thông tin y học, y tế;

+ Mạng thông tin thương mại (VITRANET)….

* Đội ngũ cán bộ thông tin chuyên nghiệp được hình thành, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đã được nâng cao và có bước phát triển đáng kể

Tính đến nay, trong toàn hệ thống có khoảng 5.000 người, trong đó khoảng 77% cán bộ có trình độ đại học và 11% trên đại học. Đội ngũ này thường xuyên được bồi dưỡng, đào tạo qua các lớp tập huấn nghiệp vụ thông tin ngắn hạn trong và ngoài nước.

* Hợp tác quốc tế được mở rộng

Các cơ quan thông tin KH&CN trong toàn Hệ thống đã thiết lập được mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với nhiều tổ chức quốc tế của Liên Hợp Quốc, khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khối ASEAN, đồng thời có quan hệ song

phương với hàng chục nước khác và quan hệ trao đổi tư liệu với hơn 300 Trung tâm thông tin thư viện của hơn 100 nước.‌

2.2. Hiện trạng nhân lực thông tin trong các cơ quan thông tin KH&CN trong Hệ thống Thông tin KH&CN Quốc gia

2.2.1. Về số lượng

Trong nhiều năm qua, đội ngũ cán bộ thông tin đã gia tăng đáng kể và trình độ chuyên môn của đội ngũ này hiện đã được nâng lên rò rệt so với những năm 80-90. Chưa có thống kê đầy đủ về số lượng cán bộ thông tin trong toàn Hệ thống, song có thế ước tính thông qua số lượng các cơ quan thông tin trong toàn hệ thống :

+ Đứng đầu Hệ thống Thông tin KH&CN Quốc gia là Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia với hơn 150 cán bộ.

+ 44 cơ quan thông tin cấp bộ ngành với khoảng 50 cán bộ mỗi trung tâm, tức là khoảng 2200 người.

+ Khoảng 65 trung tâm thông tin thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc TW với bình quân khoảng 10 người mỗi đơn vị, tổng số khoảng 650 người.

+ Ngoài ra, có khoảng hơn 2000 cán bộ thông tin làm việc trong hơn 400 cơ quan thông tin thư viện tại các viện/trung tâm nghiên cứu, tổng công ty và rất nhiều đơn vị thông tin KH&CN của các huyện, xã trên toàn quốc.

Theo ước tính trên, tổng số cán bộ thông tin trong Hệ thống thông tin KH&CN ở Việt Nam hiện nay lên tới hơn 5000 người.

Trong đó, các cán bộ thông tin tập trung đông nhất ở các cơ quan, Trung tâm thông tin của các Bộ, ngành, tỉnh, TP trực thuộc TW với khoảng 3000 cán bộ, chiếm 60% số lượng cán bộ trong toàn hệ thống. Và tập trung chủ yếu ở Hà Nội vì đây là đầu mối của rất nhiều Bộ, ngành.

2.2.2. Về chất lượng

Trong quá trình thực hiện luận văn, đã tiến hành điều tra chọn mẫu trên 75 cơ quan thông tin KH&CN (thuộc các Bộ, ngành khác nhau và các Sở KH&CN) trong phạm vi toàn Hệ thống theo các tiêu chí sau:

+ Số lượng, chuyên ngành đào tạo (chuyên ngành thông tin thư viện hay chuyên ngành khác);

+ Trình độ (tiến sỹ, thạc sỹ, đại học, cao đẳng, trung cấp)

+ Ngoại ngữ (biết 1 ngoại ngữ với 3 trình độ tương đương B, C, trên C)

+ Độ tuổi (dưới 30, từ 30- 40, từ 40-50, trên 50)

Chi tiết kết quả thu được theo Bảng 2.2.2.1: Kết quả điều tra tại một số cơ quan thông tin KH&CN thuộc Hệ thống thông tin KH&CN Quốc gia năm 2008


Một số cơ quan thông tin KH CN thuộc Hệ thống thông tin KH CN Quốc gia năm 2008 1


Một số cơ quan thông tin KH CN thuộc Hệ thống thông tin KH CN Quốc gia năm 2008 2

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2022