Chính sách đào tạo nhân lực thông tin trong các cơ quan thông tin khoa học và công nghệ thuộc hệ thống thông tin khoa học và công nghệ quốc gia - 1


ĐẠI HỌC QUỖC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ


Chính sách Đào tạo Nhân lực thông tin trong các cơ quan thông tin khoa học và

công nghệ thuộc hệ thống thông tin khoa học và công nghệ quốc gia


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Mã Số 60.34.70

Khóa 2006-2009

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.


Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Dung

Chính sách đào tạo nhân lực thông tin trong các cơ quan thông tin khoa học và công nghệ thuộc hệ thống thông tin khoa học và công nghệ quốc gia - 1

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hữu Hùng

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 4

PHẦN MỞ ĐẦU 5

1. Lý do nghiên cứu 5

2. Lịch sử nghiên cứu 5

3. Mục tiêu nghiên cứu 8

4. Phạm vi nghiên cứu 8

5. Mẫu khảo sát 8

6. Câu hỏi nghiên cứu 8

7. Giả thuyết nghiên cứu 8

8. Phương pháp chứng minh 9

9. Kết cấu luận văn 9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC THÔNG TIN ... 10

1.1. Một số khái niệm liên quan 10

1.2. Tiêu chuẩn về năng lực cán bộ thông tin ở Việt Nam trong thời kỳ mới .. 16

1.3. Kinh nghiệm từ một số mô hình đào tạo cán bộ thông tin ở một số nước trên thế giới 21

Kết luận chương 1 30

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NHÂN LỰC THÔNG TIN TRONG CÁC CƠ QUAN THÔNG TIN KH&CN THUỘC HỆ THỐNG THÔNG TIN KH&CN QUỐC GIA 31

2.1. Tổng quan về Hệ thống thông tin KH&CN Quốc gia 31

2.1.1. Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức 31

2.1.2. Tiềm lực thông tin 33

2.2. Hiện trạng nhân lực thông tin trong các cơ quan thông tin KH&CN trong Hệ thống Thông tin KH&CN Quốc gia 36

2.2.1. Về số lượng 36

2.2.2. Về chất lượng 36

2.2.3 Tổng hợp nhận định về nhân lực thông tin 47

2.3. Hiện trạng đào tạo cán bộ thông tin ở Việt Nam 48

2.3.1. Về đào tạo theo văn bằng 48

2.3.2. Về đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ thông tin 54

Kết luận chương 2 61

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC THÔNG TIN TRONG CÁC CƠ QUAN THÔNG TIN THUỘC HỆ THỐNG THÔNG TIN KH&CN QUỐC GIA 62

3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực thông tin 62

3.2. Đánh giá những tồn tại chính về nhân lực thông tin và các cơ sở đào tạo nghiệp vụ thông tin 65

3.2.1. Thiếu hụt cán bộ thông tin trong những năm tới 66

3.2.2. Trình độ cán bộ thông tin còn một số mặt hạn chế 68

3.2.3. Các cơ sở đào tạo chuyên ngành thông tin còn nhiều bất cập ... 69

3.2.4. Các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chưa đáp ứng nhu cầu 71

3.3. Đề xuất các giải pháp 73

3.3.1.Tăng cường hợp tác đào tạo giữa các trường đào tạo về thông tin với các cơ quan thông tin KH&CN 73

3.3.2.Thành lập trung tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ thông tin hoạt động độc lập, tự chủ về tài chính theo tinh thần Nghị định 115/2005/NĐ-CP 75

3.3.3. Đẩy mạnh E-learning trong công tác bồi dưỡng nghiệp vụ 78

3.3.4. Xây dựng cơ chế đánh giá cán bộ thông tin thông qua kết quả học tập từ các lớp bồi dưỡng 80

3.3.5. Khuyến khích các cán bộ tham gia đào tạo bồi dưỡng về ngoại ngữ, tin học và kiến thức KH&CN 81

3.3.6. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của các lớp bồi dưỡng cán bộ thông tin 83

3.3.7. Đổi mới chương trình, giáo trình tài liệu tham khảo đáp ứng yêu cầu của sự phát triển 84

Kết luận chương 3 86

KẾT LUẬN 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

PHỤ LỤC 90

LỜI CẢM ƠN


Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Hữu Hùng, người đã tận tình giúp đỡ tôi trong việc chọn chủ đề luận văn, hướng dẫn phương hướng triển khai, cách sử dụng tài liệu và tổng kết các kết quả nghiên nghiên cứu một cách có hệ thống. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp thuộc các cơ quan thông tin KH&CN đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc điều tra các số liệu nhanh chóng và chính xác.

Vì thời gian có hạn, nên chắc chắn luận văn của tôi còn nhiều khiếm khuyết. Kính mong thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


KH&CN Khoa học và công nghệ SP&DV TT Sản phẩm và dịch vụ thông tin KHKT Khoa học kỹ thuật

CNTT Công nghệ thông tin


IFLA Hiệp hội thư viện quốc tế


UNESCO Tổ chức văn hoá, khoa học và giáo dục của Liên Hợp Quốc TW Trung ương

CNH-HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CSDL Cơ sở dữ liệu

SHTT Sở hữu trí tuệ


ĐLCL Đo lường chất lượng

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do nghiên cứu

Tư tưởng của chiến lược phát triển KH &CN nước ta đến năm 2020 là cơ bản đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp. Việc tìm hiểu, nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ mới, thích hợp nhằm đi tắt đón đầu luôn là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành. Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, các tổ chức thông tin KH&CN mà trong đó thành phần trung tâm là nhân lực làm công tác thông tin KH&CN đóng vai trò hết sức quan trọng. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khi cuộc cách mạng KH&CN trên thế giới đang phát triển như vũ bão, các phát minh sáng chế, công nghệ và tri thức mới ra đời với tốc độ “hàm mũ” thì việc thu thập xử lý thông tin lại càng đòi hỏi phải nhanh chóng và cấp bách hơn bao giờ hết. Điều này đã và đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao hơn đối với các cán bộ thông tin.

Thực tế, đến nay phần lớn nhân lực thông tin trong các cơ quan thông tin KH&CN thuộc Hệ thống thông tin KH&CN Quốc gia tốt nghiệp từ các chuyên ngành khác, chứ không phải ngành thông tin. Hơn nữa, cán bộ thông tin sắp đến tuổi nghỉ hưu chiếm tỷ lệ cao, sẽ dẫn đến sự thiếu hụt nhân sự trong những năm tới. Do vậy, việc đánh giá thực trạng nhân lực thông tin trong các cơ quan thông tin KH&CN thuộc hệ thống thông tin KH&CN quốc gia và đề xuất chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực này có ý nghĩa quan trọng cả trước mắt lẫn lâu dài.

Trên tinh thần đó, tôi đã quyết định chọn nội dung nghiên cứu của luận văn là “Chính sách đào tạo nhân lực thông tin trong các cơ quan thông tin KH&CN thuộc hệ thống thông tin KH&CN Quốc gia”

2. Lịch sử nghiên cứu

Vấn đề đào tạo nhân lực thông tin từ lâu đã được chú ý ở nhiều nước và gần đây rất được quan tâm ở nước ta. Một phần của vấn đề đã được phản ánh trong một số đề tài, công trình nghiên cứu.

Trước hết, đó là đề tài “Mô hình và và giải pháp đào tạo cán bộ thông tin- thư viện ở Việt Nam trong điều kiện xã hội thông tin hiện đại” (Đề tài nghiên cứu cấp Bộ của trường Đại học văn hóa do Ths. Nguyễn Thế Hiển thực hiện năm 2004).

- Đề tài này tập trung nghiên cứu thực trạng công tác đào tạo sinh viên thông tin- thư viện trong cả nước, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo sinh viên thông tin -thư viện tại các trường đại học.

- Hạn chế của đề tài:

+ Đề tài chỉ nghiên cứu công tác đào tạo sinh viên thông tin-thư viện nói chung, không đề cập đến công tác bồi dưỡng cán bộ thông tin - thư viện hiện đang công tác tại các cơ quan thông tin.

+ Ngoài ra, tác giả cũng không điều tra nghiên cứu chi tiết về số lượng cán bộ thông tin - thư viện hiện nay nên không đánh giá đúng về nhu cầu đào tạo lực lượng cán bộ này trong tương lai.

Thứ hai, đề cập trực tiếp đến vấn đề đào tạo và bồi dưỡng cán bộ thông tin cũng có khá nhiều công trình và bài viết liên quan. Đặc biệt, trong cuốn “Thông tin: từ lý luận tới thực tiễn” (Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Hữu Hùng, NXB văn hóa thông tin, năm 2005), cũng có nhiều bài nghiên cứu liên quan như: một số quan điểm về xây dựng chính sách quốc gia về thông tin KH&CN trong giai đoạn CHN-HĐH đất nước; phát triển thông tin KH&CN để trở thành nguồn lực; Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ thông tin trong hệ thống thông tin KH&CN quốc gia ...

Xuyên suốt các bài viết này, tác giả đã phần nào đề cập và đưa ra các chính sách phát triển công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ thông tin ở Việt Nam giai đoạn hiện nay nhằm biến thông tin KH&CN thành nguồn lực để phát triển đất nước. Tuy nhiên, do thiếu các nguồn lực cần thiết, các bài viết mới dừng lại ở các phân tích và định hướng mang tính chiến lược, các số liệu sâu về chất lượng nguồn nhân lực hiện tại (trình độ, độ tuổi, trình độ chuyên

môn, ngoại ngữ…) còn là lĩnh vực cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn. Tác giả luận văn này đã kế thừa một số tư tưởng định hướng trong các bài viết này của PGS.TS. Nguyễn Hữu Hùng trong quá trình nghiên cứu và đưa ra ra giải pháp cụ thể.

Thứ ba, đề cập trực tiếp đến vấn đề đào đạo bồi dưỡng cán bộ thông tin không thể không kể đến hội thảo chuyên đề “Nhu cầu tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ thông tin tư liệu” (Kỷ yếu tháng 7/2006 do Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia xuất bản). Các bài tham luận trong hội thảo hướng vào chính sách phát triển công tác bồi dưỡng cán bộ thông tin trong hệ thống. Các bài viết chỉ dừng lại ở việc đưa ra các giải pháp phát triển công tác bồi dưỡng trình độ cán bộ thông tin mang tính khái quát, chưa đưa ra được các giải pháp cụ thể như: ai là người cần được đào tạo? đào tạo môn gì? trong thời gian bao lâu? hay sự phối hợp giữa các trường đại học với cơ quan tuyển dụng trong việc đào tạo... Bên cạnh đó, các bài viết cũng không đề cập tới sự thiếu hụt nguồn nhân lực này trong tương lai.

Tóm lại, so với các công trình, đề tài nghiên cứu liên quan, luận văn này lần đầu tiên đã khảo sát cụ thể về số lượng và chất lượng nhân lực thông tin (chuyên môn, bằng cấp, ngoại ngữ, độ tuổi) trong các cơ quan thông tin KH&CN thuộc Hệ thống thông tin KH&CN quốc gia. Từ đó, đưa ra các dự báo về sự thiếu hụt nguồn nhân lực thông tin trong tương lai.

Hơn nữa, luận văn còn đề cập đến cả thực trạng đào tạo sinh viên cũng như thực trạng bồi dưỡng cán bộ thông tin, nên đã phác họa được bức tranh tổng thể về nguồn nhân lực này.

Ngoài ra, luận văn cũng nhấn mạnh đến việc liên kết đào tạo giữa các khoa, trường đào tạo nhân lực thông tin với các đơn vị trực tiếp sử dụng nguồn nhân lực này; thành lập riêng một trung tâm chuyên bồi dưỡng cán bộ thông tin. Đây là những giải pháp mới mà trong các công trình, đề tài nghiên cứu trước luận văn này không đề cập tới.

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí