Giai đoạn này cũng triển khai song song Chương trình phát triển lúa lai thương phẩm được triển khai rộng khắp các tỉnh phía Bắc và Tây Nguyên. Năng suất bình quân đạt 65 tạ/ha, cá biệt có nơi đạt 100 tạ/ha cao hơn lúa thuần khoảng 10-15 tạ/ha.
Từ năm 1997, chương trình khuyến nông phát triển lúa chất lượng tập trung vào Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long cho đến nay đã mở rộng ra tất cả các vùng nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu thụ gạo có chất lượng ngày càng cao trong nước và phục vụ xuất khẩu.
Chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ hỗ trợ chuyển đổi một phần diện tích lúa hiệu quả thấp sang trồng lương thực, rau màu khác như ngô, lạc, đậu tương…hoặc chuyển đổi các mùa vụ phù hợp để có năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn, giảm trừ dịch bệnh.
Chương trình phát triển các cây lương thực khác như Chương trình phát triển ngô lại đã nâng năng suất ngô từ 21,1 tạ/ha (năm 1995) lên gần 40 tạ/ha (năm 2008). Chương trình này đã góp phần hoàn thành sớm 3 năm mục tiêu 1 triệu ha ngô, sản lượng 4 triệu tấn (kế hoạch đến 2010).
3.1.2. Nhóm chính sách nhằm tăng cường khả năng tiếp cận lương thực
3.1.2.1. Chính sách lao động – việc làm, tăng thu nhập
Trong những năm qua, thu nhập đầu người của Việt Nam đã liên tục được tăng lên giúp cải thiện về khă năng tiếp cận lương thực. Tỷ lệ đói nghèo và suy dinh dưỡng của Việt Nam đã giảm đi. Theo UNDP, Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu thiên niên kỷ về xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói vào năm 2002, sớm 13 năm so với mục tiêu đề ra.
Bảng 3.2: Tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 1998 – 2015 (Đơn vị tính: %)
1998 | 2002 | 2004 | 2006 | 2008 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | |
Cả nước | 37,4 | 28,9 | 18,1 | 15,5 | 13,4 | 14,2 | 12,6 | 11,1 | 9,8 | 8,4 | 7 |
Thành thị | 9 | 6,6 | 8,6 | 7,7 | 6,7 | 6,9 | 5,1 | 4,3 | 3,7 | 3 | 2,5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Chính Sách Đảm Bảo An Ninh Lương Thực Của Một Số Quốc Gia Và Bài Học Cho Việt Nam
- Tổng Quan Các Chính Sách Về Đảm Bảo Anlt Của Việt Nam
- Nhóm Chính Sách Về Đảm Bảo Khả Năng Cung Ứng Lương Thực
- Các Chính Sách Hỗ Trợ, Trợ Cấp Lương Thực Và Trợ Cấp Thu Nhập
- Thanh Kiểm Tra, Tổng Kết, Điều Chỉnh Chính Sách.
- Tóm Tắt Câu Trả Lời Về Tiếp Cận/hiểu Biết Về Hỗ Trợ Tín Dụng (%)
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
44,9 | 35,6 | 21,2 | 18 | 16,1 | 17,4 | 15,9 | 14,1 | 12,7 | 10,8 | 9,2 |
Nông thôn
Nguồn: Tổng cục thống kê
Trong giai đoạn 1998 – 2015, tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam đã liên tục giảm, từ 37,4% vào năm 1998 xuống chỉ còn 7,0% vào năm 2015. Đối với khu vực nông thôn tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 44,9% năm 1998 xuống còn 9,2% vào năm 2015.
Bảng 3.3: Cơ cấu chi tiêu dùng lương thực, thực phẩm chia theo thành thị, nông thôn. (Tính theo mức giá hiện hành).
Chung | Thành thị | Nông thôn | |
2002 | 25.30 | 14.8 | 31.4 |
2004 | 22.20 | 13 | 26 |
2006 | 20.70 | 12.6 | 28 |
2008 | 22.70 | 14.7 | 31.4 |
2010 | 15.70 | 10 | 19.7 |
2012 | 14.20 | 9.5 | 17.4 |
2014 | 12.70 | 8.6 | 15.8 |
Lương thực khác (quy ra gạo)/tháng (Đơn vị: %) | |||
Chung | Thành thị | Nông thôn | |
2002 | 2.80 | 2.6 | 2.9 |
2004 | 2.80 | 2.6 | 2.9 |
2006 | 2.80 | 2.6 | 2.9 |
2008 | 2.80 | 2.6 | 2.9 |
2010 | 2.80 | 2.6 | 2.9 |
2012 | 2.80 | 2.6 | 2.9 |
2014 | 2.80 | 2.6 | 2.9 |
Nguồn: Kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2014
– Tổng cục Thống kê
Tỷ trọng chi tiêu dành cho tiêu dùng thực phẩm trong tổng chi tiêu của hộ gia đình cũng có những khả quan. Tỷ trọng chi tiêu gạo giảm từ 25,3% năm 2002 xuống còn 12,7% năm 2014. Tỷ trọng mức chi tiêu lương thực trong tổng mức chi tiêu của hộ gia đình chính là một chỉ tiêu phản ánh quan trọng của khả năng đảm bảo an ninh lương thực, chỉ số này càng thấp thì an ninh lương thực càng cao. Điều này cho thấy, mức độ đảm bảo về ANLT của người dân ngày càng được tăng lên. Các chính sách về tạo việc làm tăng thu nhập, xóa đói – giảm nghèo đã góp phần mang lại hiệu quả này. Một số chính sách được thực hiện trong thời gian qua như:
- Nghị quyết số Số: 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo
- Chiến lược việc làm giai đoạn 2011-2020.
- Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm giai đoạn 2011-2015
- Nghị định số 61/2015/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.
- Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
- Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 (gọi tắt là Đề án 1956).
Nhóm chính sách này thường nằm trong nhóm chính sách chung về lao động – việc làm của mỗi quốc gia có mục tiêu duy trì cơ cấu lao động phù hợp nhằm phát triển kinh tế. Đối với mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực, các chính sách lao động sẽ giải quyết các vấn đề về số lượng và chất lượng của lực lượng lao động cho sản xuất lương thực do đó sẽ liên quan các chính sách về dân số, dịch chuyển lao động và đào tạo tay nghề cho lao động sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, các chính sách này giúp tạo ra việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Khả năng tiếp cận lương thực của người dân tăng lên khi thu nhập của họ gia tăng do khi thu nhập cao, mức giá lương thực trở nên rẻ đi tương đối. Xu hướng hiện đại hóa đòi hỏi giảm dần tỷ trọng lao động trong
nông nghiệp chuyển- sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. Do đó, chúng ta cần phải đẩy nhanh quá trình dịch chuyển lao động này ra khỏi ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, để mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực vẫn được đảm bảo ngay cả khi lao động trong ngành chỉ còn dưới 20% thì đòi hỏi phải có chính sách nhằm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, năng suất lao động cho lực lượng này. Theo Báo cáo Điều tra lao động việc làm năm 2013 thì tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo năm 2013 ở khu vực nông thôn chỉ đạt 11,2% so với 33,7% ở khu vực đô thị. Hầu hết lao động nông thôn không có trình độ chuyên môn kỹ thuật (chiếm 88,5%) so với 66,1% ở khu vực đô thị.
Bảng 3.4: Số lượng, tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo phân theo ngành kinh tế (*)
2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | Sơ bộ 2015 | |
Tỷ lệ tổng số lao động đã qua đào tạo của cả nước (%) | 14,8 | 14,6 | 15,4 | 16,6 | 17,9 | 18,2 | 19,9 |
Tỷ lệ LĐ Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đã qua đào tạo (%) | 3,9 | 2,4 | 2,7 | 3,0 | 3,5 | 3,6 | 4,2 |
Số lượng LĐ ngành nông, lâm, thủy sản (nghìn người) | 24.605,9 | 24.279,0 | 24.362,9 | 24.357,2 | 24.399,3 | 24.408,7 | 23.450,9 |
Số lượng LĐ cả nước(nghìn người) | 47.743,6 | 49.048,5 | 50.352,0 | 51.422,4 | 52.207,8 | 52.744,5 | 52.886,6 |
959,6 | 582,7 | 657,8 | 730,7 | 854,0 | 878,7 | 984,9 | |
Số lượng LĐ cả nước đã qua đào tạo(nghìn người) | 7.066,1 | 7.161,1 | 7.754,2 | 8.536,1 | 9.345,2 | 9.599,5 | 10.524,4 |
Số lượng LĐ ngành nông, lâm, thủy sản đã qua đào
(*) Số lượng lao động cả nước và của ngành nông, lâm, thủy sản đã qua đào tạo được tác giả tính toán dựa trên số liệu về tổng số lao động và tỷ lệ lao động qua đào tạo của Tổng cục thống kê.
Theo số liệu trên, số lượng lao động đã qua đào tạo của nhà nước đã tăng lên đáng kể, từ 7.066,1 nghìn người năm 2009 lên 10.524,4 nghìn người năm 2015. Nhưng lao động đã qua đào tạo của ngành nông, lâm, ngư nghiệp chỉ tăng từ 959,6 năm 2009 lên 984,9 năm 2015 (tăng 25,3 ngàn người).
Chúng ta đã có một số chính sách nhằm tăng cường đào tạo đối với lao động nông, lâm ngư nghiệp như:Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Theo đó, đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn hoá là: “Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức khoa học kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiện đại cho nông dân; đào tạo nghề cho bộ phận con em nông dân để chuyển nghề, xuất khẩu lao động; đồng thời tập trung đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý, cán bộ cơ sở. Hình thành chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo hàng năm đào tạo khoảng 1 triệu lao động nông thôn. Thực hiện tốt việc xã hội hoá công tác đào tạo nghề”. Để thực hiện chủ trương này, Chính phủ đã ban hành Quyết định Số: 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” nhằm mục tiêu tăng cường đào tạo cho lao động nông thôn, góp phần nâng cao trình độ của
đối tượng này và chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hiện đại. Mục tiêu cơ bản của Đề án là phấn đấu đào tạo nghề bình quân khoảng 1 triệu lao động nông thôn/năm; nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Nguồn lực của Đề án không chỉ tập trung hỗ trợ cho người học nghề mà còn đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất mạng lưới các cơ sở đào tạo nghề, chăm lo đội ngũ giảng viên, phát triển các trung tâm hướng nghiệp, giới thiệu việc làm.
Cùng với định hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa của Việt Nam là sự dịch chuyển của lao động giữa các ngành nghề theo xu hướng này: Giảm dần tỷ trọng lao động lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và tăng tỷ trọng trong lĩnh vực Dịch vụ.
Năm | Tổng số | Nông, lâm nghiệp và thủy sản | Công nghiệp và xây dựng | Dịch vụ | |||
Nghìn người | Số lượng (nghìn người) | Tỷ trọng (%) | Số lượng (nghìn người) | Tỷ trọng (%) | Số lượng (nghìn người) | Tỷ trọng (%) | |
2005 | 42.774,9 | 23.563,2 | 55,1 | 7.524 | 17,6 | 1.1687,7 | 27,3 |
2007 | 45.208,0 | 23.931,5 | 52,9 | 8.565,3 | 18,9 | 12.711,2 | 28,1 |
2008 | 46.460,8 | 24.303,4 | 52,3 | 8.985,5 | 19,3 | 13.171,9 | 28,4 |
2009 | 47.743,6 | 24.605,9 | 51,5 | 9.561,6 | 20,0 | 13.576,1 | 28,4 |
2010 | 49.048,5 | 24.279,0 | 49,5 | 10.277,0 | 21,0 | 14.492,5 | 29,5 |
2011 | 50.352,0 | 24.362,9 | 48,4 | 10.718,8 | 21,3 | 15.270,3 | 30,3 |
2012 | 51.422,4 | 24.357,2 | 47,4 | 10.896,4 | 21,2 | 16.168,8 | 31,4 |
2013 | 52.207,8 | 24.399,3 | 46,7 | 11.086,0 | 21,2 | 16.722,6 | 32,0 |
2014 | 52.744,5 | 24.408,7 | 46,3 | 11.229,1 | 21,3 | 17.106,7 | 32,4 |
Bảng 3.5: Số lượng và tỷ trọng lao động chia theo khu vực kinh tế giai đoạn 2005 – 2015.
52.886,6 | 23.450,9 | 44,3 | 12.080,4 | 22,8 | 17.355,3 | 32,8 |
Ước
Nguồn: Theo Báo cáo năng suất lao động của Việt Nam: Thực trạng và giải pháp năm 2016 của Tổng cục thống kê
Xét về mặt số lượng: lao động trong các ngành kinh tế đều tăng lên, điều này có thể giải thích do sự gia tăng dân số Việt Nam dẫn đến số lượng lao động từ 15 tuổi tăng lên. Xét riêng ngành nông, lâm, ngư nghiệp: sau 10 năm từ 2004 đến 2014 lao động ngành này tăng thêm là 845,5 nghìn người nhưng tỷ trọng lao động trong giai đoạn này lại giảm đi từ mức chiếm 55,1% tổng số lao động xuống còn 44,3% lao động làm việc trong ngành nông nghiệp. Điều này có thể phản ánh một phần sự gia tăng của dân số, của tổng số lao động giai đoạn này không tương đương với mức gia tăng lao động riêng từng ngành nghĩa là đã có sự dịch chuyển lao động từ ngành nông, lâm, ngư nghiệp sang các ngành khác.
Biểu đồ sau biểu diễn sự thay đổi của số lượng lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp qua các năm. Mức thay đổi được tính bằng hiệu số lao động năm sau và năm trước. Có thể thấy trong giai đoạn 2005 – 2009, số lượng lao động trong nông nghiệp liên tục tăng qua các năm, giảm mạnh trong giai đoạn 2010 – 2011 sau đó tăng lên nhưng chậm chạp giai đoạn 2011
– 2014, đặc biệt dự báo lao động nông nghiệp giảm mạnh trong năm 2015 2016. Xét về cơ cấu lao động sẽ thấy có sự suy giảm liên tục về tỷ trọng lao động nông, lâm, ngư nghiệp trong cả giai đoạn 2005 – 2015.
Biểu đồ 3.1: Sự thay đổi về số lượng và tỷ trọng lao động nông nghiệp trong ngành kinh tế
Tỷ trọng lao động trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp của Việt Nam có xu hướng giảm đi từ 62,2% vào năm 2000 xuống còn 49,5% vào năm 2010 và xuống 46,3% vào năm 2014. Trong khi tỷ trọng lao động trong 2 khu vực còn lại tăng lên qua các năm. Dự kiến xu hướng này sẽ còn tiếp tục mạnh mẽ khi nền kinh tế ngày càng phát triển. Điều này đồng nghĩa với việc có một số lượng lớn lao động rời khởi lĩnh vực nông nghiệp, không còn tham gia sản