Tóm Tắt Câu Trả Lời Về Tiếp Cận/hiểu Biết Về Hỗ Trợ Tín Dụng (%)

giữa các tỉnh và mức hỗ trợ thực tế nhận được còn thấp hơn nữa. Đối với Cao Bằng có tỷ lệ người dân hiểu biết về Chính sách hỗ trợ giá của Nhà nước là 52,84% nhưng mức hỗ trợ nhận được là 0%. Mức trợ cấp mà các nông hộ tại tỉnh này nhận được là 12,85% dù tỷ lệ tiếp cận thông tin về chính sách này đạt 78,57%. Bình quân tỷ lệ hiểu biết của người dân đối với các chính sách hỗ trợ giá và trợ cấp ở mức trên 47% nhưng tỷ lệ nhận được hỗ trợ thực tế chỉ lần lượt ở mức 18,15% và 11,39%.

Bảng 3.8: Tóm tắt câu trả lời về tiếp cận/hiểu biết về hỗ trợ tín dụng (%)


Tỉnh

Tiếp cận/hiểu biết về Tín dụng

Hỗ trợ tín dụng được

nhận trong năm trước

Hiểu biết/tiếp cận về các hỗ trợ khác

Mục đích sử dụng (năm trước)

Cao Bằng

94,29

9,43

52,86

12,86

Đắk Lăk

91,43

81,43

15,71

12,86

Hà Giang

75,71

52,86

10,00

22,86

Vĩnh Long

55,71

37,14

11,43

17,14

Bình Quân

96,44

65,77

22,42

16,37

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Chính sách đảm bảo an ninh lương thực của Việt Nam - 11

Nguồn: Báo cáo Nông nghiệp bền vững và ANLT: Con đường nào cho Việt Nam? Chủ nhiệm nghiên cứu bởi Action Aid, CIEM và một số tác giả thuộc Đại học Jawaharlal Nehru, Ấn Độ.

Số liệu trên cho thấy mức độ hiểu biết, tiếp cận thông tin về các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước đối với nông hộ còn thấp và có sự khác nhau nhiều giữa các tỉnh và mức hỗ trợ thực tế nhận được còn thấp hơn nữa. Đối với Cao Bằng có tỷ lệ người dân hiểu biết về Chính sách hỗ trợ tín dụng của Nhà nước là 94,29% nhưng mức hỗ trợ nhận được là 9,43%. Bình quân tỷ lệ hiểu biết

của người dân đối với chính sách tí dụng hỗ trợ tín dụng và và hỗ trợ khác lần lượt ở mức 96,44% và 22,42% nhưng tỷ lệ nhận được hỗ trợ thực tế chỉ lần lượt ở mức 65,77% và 16,37%. Điều này có thể phản ánh một thực tế hiện nay là khả năng tiếp cận chính sách của các nhóm đối tượng mà chính sách điều chỉnh còn thấp. Qua đó, phản ảnh về mặt hiệu lực chính sách đảm bảo ANLT của Việt Nam còn chưa cao khi tác động điều chỉnh các nhóm đối tượng của nó còn ở mức thấp.

3.3.3. Tính hiệu quả của chính sách


Để đánh giá hiệu quả của một chính sách đòi hỏi thời gian để chính sách phát huy hiệu quả và đủ thời gian thu thập dữ liệu mà chính sách mang lại, so sánh với mục tiêu ban đầu mà chính sách đề ra và chi phí được phân bổ. Đối với các tác động về mặt xã hội, rất khó để lượng hóa các tác động này, việc đánh giá mang tính định tính chủ quan. Nghị quyết số 63 về đảm bảo ANLT quốc gia có mục tiêu hoàn thành đến năm 2020, do vậy chúng ta chưa đủ dữ liệu đánh giá hiệu quả tất cả các mặt của chính sách này. Tác giả thực hiện so sánh giữa chính sách này và kết quả thực thi ở thời điểm hiện tại thể hiện ở bảng sau nhằm đánh giá sơ bộ mức độ hoàn thành các chỉ tiêu:

Bảng 3.9: Mức độ hoàn thành các chỉ tiêu của Nghị quyết 63



Mục tiêu đề ra


KQ tham chiếu

Đánh giá Mức

độ thực hiện

Thời điểm xét số

liệu kết quả


Nguồn số liệu

Sản lượng lương thực cao hơn nhu cầu tiêu thụ của dân số


-


Đạt


Tháng 1/2017


Chấm dứt tình trạng thiếu đói


-


Đạt


2002


UNDP

Nâng cao chất lượng bữa ăn

-

Đạt




10%


Không đạt



OXFARM

Bảo vệ quỹ đất lúa 3,8 triệu ha

7,835

triệu ha


Đạt



Tổng cục thống kê

Sản lượng lương thực 41-43 triệu tấn

50,498

triệu tấn


Đạt

Sơ bộ 2015


Tổng cục thống kê


Xuất khẩu 4 triệu tấn gạo/năm

6,575

triệu tấn


Đạt


Sơ bộ 2015


Tổng cục thống kê


Diện tích trồng ngô đạt 1,3 triệu ha

1,179

triệu ha


Chưa đạt


Sơ bộ 2015


Tổng cục thống kê


Sản lượng ngô 7,5 triệu tấn

5,21

triệu tấn

Chưa đạt

Sơ bộ 2015


Tổng cục thống kê


Diện tích trồng cây ăn quả đạt 1,2 triệu ha

0.833

triệu ha


Chưa đạt


2012


Tổng cục thống kê


Sản lượng cây ăn quả 12 triệu tấn


Không có số liệu


-




Rau các loại 1,2 triệu ha

Không có số liệu


-




Sản lượng rau 20 triệu tấn


Không có số liệu


-



Sản lượng các loại cây màu tăng trên 30%

Không có số liệu


-




Thịt hơi các loại đạt 8 triệu tấn


4,806

triệu tấn


Chưa đạt

Cuối năm 2015


Bộ NN&PTNT


Sữa tươi 1 triệu tấn


0,723

triệu tấn


Chưa đạt

Cuối

năm 2015


Bộ NN&PTNT


Trứng gia cầm 14 tỷ quả


8,9

tỷ quả


Chưa đạt


Cuối năm 2015


Bộ NN&PTNT

Nông dân sản xuất lúa có lãi bình quân trên 30% so với giá thành sản xuất

sản lượng khai thác thủy sản 2,4 triệu tấn


3,026

triệu tấn


Đạt

Cuối

năm 2015


Bộ NN&PTNT


Sản lượng nuôi trồng thủy sản 4 triệu tấn


3,533

triệu tấn


Chưa đạt


Cuối năm 2015


Bộ NN&PTNT


Mức tiêu thụ calo 2.600 - 2.700 Kcalo/người


1925,4 ± 587

Kcalo/người


Chưa đạt


2010

Báo cáo

tổng điều tra

dinh dưỡng 2009 – 2010


Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em

<5%


14,1%


Chưa đạt


2015


Viện dinh

dưỡng Việt Nam

Cơ cấu và chất lượng tiêu dùng






Tiêu dùng gạo còn 100kg/năm


144 kg/năm


Chưa đạt


2014

Báo cáo khảo sát mức sống

dân cư 2014


Tiêu dùng thịt các loại 45kg/năm


15,36

kg/năm


Chưa đạt


2014

Báo cáo khảo sát mức sống

dân cư 2015


Tiêu dùng cá các loại 30kg/năm


16,68

kg/năm


Chưa đạt


2014

Báo cáo khảo sát mức sống

dân cư 2016


Tiêu dùng quả các loại 50kg/năm


10,2 kg/năm


Chưa đạt


2014


Báo cáo khảo sát mức sống

dân cư 2017


Tiêu dùng rau các loại 120kg/năm


22,92

kg/năm


Chưa đạt


2014


Báo cáo khảo sát

mức sống dân cư 2018


Tiêu dùng sữa gấp 2 lần (0.5kg/người/tháng)


0,56

kg/người/

tháng


Chưa đạt


2014


Báo cáo khảo sát

mức sống dân cư 2019


Toàn bộ nông sản, lương thực tiêu thụ đạt vệ sinh ATTP

Liên tục xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, phát hiện thực

phẩm bẩn


Không đạt


2016


Khả năng tiếp cận Lương thực






Đến năm 2012: 100% người dân ở mọi nơi, mọi lúc có đủ lương thực


Tỷ lệ hộ gia đình có lúc thiếu ăn là 6,6%


Không đạt


2010

Báo cáo tổng điều tra dinh dưỡng 2009 -

2010


Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ các Báo cáo thống kê của Tổng cục thống kê, UNDP, OXFARM, Viện dinh dưỡng Việt Nam, Bộ NN&PTNT.

Bảng trên so sánh mức độ hoàn thành các mục tiêu được đưa ra trong Nghị quyết 63 về đảm bảo ANLT, Nghị quyết này thời gian hoàn thành mục tiêu vào năm 2020, tầm nhìn 2030. Tính đến thời điểm thu thập các số liệu, đa số các mục tiêu được đưa ra chưa được hoàn thành. Và qua bảng so sánh trên, có thể đánh giá một số mục tiêu về khả năng cung ứng các loại lương thực khác cây lúa, mức tiêu thụ lương thực, thực phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm là khó thực hiện so với tình hình thực tế của nền nông nghiệp Việt Nam vào năm 2009 – thời điểm đưa ra Nghị quyết.

Để đánh giá tính hiệu quả của chính sách cần thêm nhiều dữ liệu và thời gian đánh giá chính sách. Trong khuôn khổ luận văn này tác giả tạm thời chưa đi sâu phân tích tính hiệu quả của chính sách đảm bảo ANLT.

3.3.4. Tính công bằng của chính sách


Chủ thể đóng vai trò quan trọng nhất đối với đảm bảo cung lương thực là nông dân, tuy nhiên hiện nay họ đang là đối tượng chịu sự bất công bằng trong chính sách đảm bảo ANLT.

- Theo Luật đất đai và Nghị định về bảo vệ đất trồng lúa, Nông dân được giữ đất theo thời hạn 20 năm, được phép trao đổi và chuyển nhượng đất nhưng lại không được phép quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang trồng các loại khác và sang mục đích phi nông nghiệp. Điều này kìm hãm người nông dân trong hoàn cảnh nghèo dai dẳng (Phạm Duy Nghĩa, Malcolm

F. McPherson, 2010).


- Khi đất nông nghiệp thuộc diện phải thu hồi bắt buộc, số tiền đền bù mà nông dân nhận được dựa trên các quy định của nhà nước, trên thực tế số tiền này rất thấp, người nông dân bị mất tư liệu sản xuất và không có khả năng tìm kiếm các công việc tốt do hầu hết chưa qua đào tạo.

- Không một nhóm đối tượng nào ngoài nông dân phải hy sinh lợi ích kinh tế vì không đưuọc tự do lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh.

Như vậy, để đảm bảo ANLT cho toàn bộ quốc gia, chính sách đã hy sinh lợi ích của nhóm nông dân mà không có biện pháp đền bù thỏa đáng.

3.3.5. Tính minh bạch của chính sách


và thiếu giải trình số liệu.

Hiện nay các thông tin về quy hoạch đất đai và thu chi ngân sách cho đảm bảo ANLT được công bố còn hạn chế, khó tiếp cận đối với người dân. Nguồn thông tin về ANLT được công bố chủ yếu bởi Tổng cục thống kê và website của Bộ NN & PTNT chủ yếu là các số liệu mang tính vĩ mô. Các số liệu được công bố trên cổng thông tin điện tử của chính phủ và chính quyền các tỉnh, huyện, xã là hạn chế, chậm trễ, thông tin công bố được tổ chức không theo trình tự thời gian theo hướng có thể so sánh dễ dàng. Đặc biệt, số liệu chi ngân sách nhà nước cho hỗ trợ các địa phương còn thiếu minh bạch

3.3.6. Tính hệ thống của chính sách


Chính sách đảm bảo ANLT của Việt Nam nằm trong hệ thống tổng thể về phát triển con người Việt Nam. Các chính sách bộ phận như phát triển nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp, hỗ trợ công tác khuyến nông, đào tạo nâng cao năng lực, tập huấn kỹ năng cho nông dân thống nhất với định hướng phát triển của đất nước. Các chính sách về tăng cường hạ tầng nông thôn, thủy lợi cho nông thôn thống nhất với mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu duy trì lượng cung lương thực chính phủ lựa chọn giải pháp cố định diện tích lúa bằng những biện pháp hành chính nhằm hạn chế việc chuyển mục đích sử dụng đất từ trồng lúa sang các hình thức canh tác khác. Điều này gây mâu thuẫn giữa lợi ích của chủ thể kinh tế là người nông dân. Bằng các biện pháp hành chính, chính sách đảm bảo ANLT đã cố định yếu tố sản xuất là đất đai tại một số địa phương làm hạn chế sự tự do di chuyển các nguồn lực, tự do quyết định quá trình sản xuất của chủ thể kinh tế là người nông dân.

Luật đất đai 2013 cũng quy định về hạn mức giao đất nông nghiệp cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là: “không quá 03 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long; không quá 02 ha cho mỗi loại đất thuộc tỉnh thành khác. Điều này làm ngăn trở khả năng tích tụ đất đai cho sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa. Việc áp dụng các máy móc, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất đòi hỏi canh tác ở quy mô tập trung rất cao. Do yếu tố lịch sử để lại sau cải cách ruộng đất, các cánh đồng của chúng ta bị chia nhỏ, manh mún, một hộ gia đình có thể sở hữu rất nhiều mảnh ruộng nhưng những mảnh ruộng này nhỏ, phân bố xa nhau, rất khó khăn cho việc canh tác.

Việc đưa mục tiêu: xuất khẩu 4 triệu tấn gạo/năm vào mục tiêu đảm bảo ANLT quốc gia là không phù hợp. Việc gia tăng sản lượng xuất khẩu gạo không có tác dụng đối với đảm bảo ANLT quốc gia, hay đúng hơn đây là đảm bảo ANLT quốc tế. Nên việc đưa mục tiêu bộ phận này vào là mâu thuẫn với mục tiêu chung về ANLT quốc gia.

3.3.7. Tính khả thi của chính sách


Một số bất cập ảnh hưởng đến tính khả thi trong thực hiện chính sách và nguyên nhân của các bất cập có thể kể đến như:

- Đối với điều kiện về khoảng cách địa lý, cơ sở hạ tầng các vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa, đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số sẽ khó tiếp cận với nguồn cung lương thực trong mọi lúc. Đối với các tỉnh vùng sâu vùng xa, đồng bào canh tác lương thực theo hình thức phát canh, làm rẫy, ruộng bậc thang, kỹ thuật canh tác còn hết sức đơn giản, một bộ phận người dân thiếu ý thức vươn lên dẫn đến năng suất lương thực không cao. Hệ thống cơ sở hạ tầng, đường sá chưa phát triển, chợ nhỏ lẻ, xa khu dân cư dẫn đến việc mua – bán lương thực khó khăn và khả năng tiếp cận lương thực của 100% dân số mọi lúc mọi nơi là khó khả thi trong điều kiện hiện nay.

- Trong hoạch định chính sách về ANLT Việt Nam xác định trọng tâm là cây lúa nước. Tuy nhiên, cần nhìn nhận khách quan rằng, nông nghiệp lúa nước là một ngành tiêu tốn quá nhiều tài nguyên nước. Cây lúa cần 400 – 450 đơn vị nước để tạo được 1 đơn vị thân lá và cần 300-350 đơn vị nước để tạo một đơn vị hạt. Trong điều kiện tương lai khó khăn về nước tưới do tranh chấp nguồn tài nguyên nước giữa các nước lưu vực sông Mekong và ảnh hưởng mạnh mẽ của biến đổi khí hậu, chúng ta sẽ mất dần lợi thế về nguồn tài nguyên nước dồi dào và trở nên bất lợi thế trong sản xuất lúa nước. Việc tăng sản lượng lương thực trong khi giá thành gạo của Việt Nam thấp lại dẫn đến thu nhập của người nông dân càng giảm đi. Do vậy, trong tương lai cây lúa có thể không còn là loại cây ưu thế của Việt Nam

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/01/2023