Thanh Kiểm Tra, Tổng Kết, Điều Chỉnh Chính Sách.

Nguồn vốn ODA cho lĩnh vực này được mở rộng và tăng cường. Giai đoạn 2006 – 2011 tổng giá trị vốn ODA được ký kết là 26,897 tỷ USD, trong đó 94% là vốn vay ưu đãi. (Vương Đình Huệ, 2013)

3.2.3. Triển khai chính sách trong thực tế


Các chính sách đảm bảo ANLT được triển khai theo ngành dọc từ Trung ương đến ban, ngành, các địa phương. Việc triển khai thực hiện theo đường công văn và thông qua một số hội nghị quán triệt thực hiện. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện chính sách hiện nay còn phụ thuộc nhiều vào trình độ của cán bộ. Trình độ cán bộ dẫn đến các cách hiểu khác nhau đối với chính sách, trong quá trình thực hiện chính sách lại dẫn đến những vướng mắc, điều chỉnh việc thực hiện.

Hiện nay, việc xây dựng chính sách và kiểm tra thực hiện được giao trách nhiệm chính cho Bộ NN & PTNT. Ở cấp tỉnh có các Sở NN&PTNT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Các sở này chịu trách nhiệm thực thi chính sách ở mỗi địa phương cấp tỉnh và chịu chỉ đạo chuyên môn của Bộ NN&PTNT. Đối với cấp huyện có Phòng NN&PTNT chịu trách nhiệm về thực thi chính sách ở cấp huyện. Đối với các thị xã, quận của các tỉnh, thành phố thì trách nhiệm này được giao cho Phòng Kinh tế. Đối với cấp xã, phường, không có cơ quan chuyên môn thực thi về lĩnh vực nông nghiệp mà UBND xã, phường chịu trách nhiệm thực thi từng nhiệm vụ cụ thể do cấp trên (mà trực tiếp là Phòng NN&PTNT huyện, phòng Kinh tế quận) chỉ đạo.

Nhằm thực hiện mục tiêu về đảm bảo ANLT theo Nghị quyết 63 cần đồng thời thực hiện các nhiệm vụ về quy hoạch và bảo vệ đất lúa, tăng thu nhập cho người nông dân, tăng khả năng tiếp cận lương thực của người dân, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm… Quá trình triển khai văn bản từ cấp Trung ương đến địa phương thực hiện qua nhiều bước nhưng hầu hết không do cán bộ chuyên môn hướng dẫn thực hiện mà thông thường do người đứng đầu các địa phương mà cụ thể là Chủ tịch, Phó Chủ tịch các tỉnh, huyện, xã

triển khai tại các hội nghị quán triệt. Tại các hội nghị này, đối tượng được tham dự là người đứng đầu các ban, ngành liên quan, người đứng đầu các địa phương cấp dưới. Sau hội nghị các đối tượng này tiếp tục thực hiện việc triển khai nội dung chính sách tại cơ quan mình. Vấn đề thực hiện xảy ra ở khâu này, khi người đứng đầu các địa phương có thể không được đào tạo, không thuộc chuyên môn trong lĩnh vực của chính sách mà cụ thể ở đây là đảm bảo ANLT. Do đó, thông tin mà các cá nhân nắm được qua các hội nghị có thể không đầy đủ. Việc truyền tải thực thi tại cơ quan của họ một lần nữa làm thất thoát các thông tin. Điều này góp phần dẫn đến việc thực hiện các mục tiêu chính sách không đạt như mong muốn.

Ngoài cách triển khai bằng các hội nghị quán triệt, các văn bản chính sách còn được triển khai bằng đường công văn, thông qua việc gửi văn bản chỉ đạo cho cấp dưới, các cơ quan cấp trên chỉ đạo việc thực thi bằng các kế hoạch, thông báo, công văn… So với cách triển khai thực hiện bằng các hội nghị, cách này sẽ mang đến sự thất thoát thông tin lớn hơn nữa.

Đối với bước đưa chính sách vào thực hiện trong thực tế. Các đối tượng được giao thực hiện chính sách rất đa dạng về cả nhiệm vụ, chức năng và cả trình độ, thái độ trong thực thi công vụ. Với các sở, phòng NN & PTNT, các văn bản chính sách được giao dự thảo bởi các cán bộ ít nhất được đào tạo về chuyên ngành nông nghiệp. Tuy nhiên ở UBND các tỉnh, huyện, xã đang tồn tại thực trạng việc dự thảo các văn bản như kế hoạch thực hiện, chương trình công tác, công văn chỉ đạo…hoặc thực thi trong thực tế còn được giao cho bộ phận văn phòng hoặc các cán bộ kiêm nhiệm thực hiện. Sự không đảm bảo về mặt chuyên môn, không ý thức rõ nhiệm vụ cần làm, không yêu cầu gắn chặt trách nhiệm với hiệu quả công việc dễ dẫn đến việc thực thi các chính sách không đảm bảo mục tiêu đề ra.

3.2.4. Thanh kiểm tra, tổng kết, điều chỉnh chính sách.


Việc tổ chức kiểm tra việc thực hiện chính sách nông nghiệp và ANLT được tổ chức định kỳ hoặc đột xuất theo kế hoạch công bố trước. Bộ NN & PTNT chịu trách nhiệm hướng dẫn việc kiểm tra này.

Hiện nay, phương thức kiểm tra chủ yếu vẫn theo quy trình:


(1) Thông báo kế hoạch kiểm tra cho các đơn vị được kiểm tra


(2) Đơn vị được kiểm tra chuẩn bị báo cáo


(3) Tại buổi kiểm tra đơn vị kiểm tra sẽ nghe đơn vị được kiểm tra báo cáo tình hình và đưa ra kết luận đánh giá trực tiếp tại hội nghị kiểm tra.

(4) Đơn vị kiểm tra gửi kết luận kiểm tra và yêu cầu các nhiệm vụ cần thực hiện đến đơn vị kiểm tra bằng văn bản.

Việc đánh giá chủ yếu vẫn dựa trên các nguồn số liệu do đơn vị được kiểm tra cung cấp. Số cuộc kiểm tra đột xuất còn ít, kiểm tra tại thực địa còn hạn chế. Kết quả cuộc kiểm tra hầu hết không được công khai mà chỉ được gửi đến các đơn vị bị kiểm tra cùng với kết luận kiểm tra. Kiểm điểm sai sót còn mang tính hình thức chứ chưa đi vào thực chất.

Các số liệu về thực hiện chính sách đảm bảo ANLT không được công bố đầy đủ, công khai rộng rãi. Các số liệu được cung cấp còn rời rạc, không mang tính hệ thống nên khó khăn cho sự so sánh, đánh giá kết quả thực hiện qua các năm. Hiện tại, số cuộc điều tra khảo sát thu thập số liệu thực tế của chúng ta còn hạn chế, đặc biệt trong lĩnh vực đảm bảo ANLT do kinh phí hạn hẹp, số liệu và trình độ cán bộ thống kê còn yếu. Số liệu thu thập được còn mang tính thực tế không cao khi thu thập bởi các báo cáo của cấp dưới đối với cấp trên. Do đó, thường tồn tại tình trạng số liệu không chân thực và khó nắm bắt. Các cơ chế giám sát chéo giữa các cơ quan và giữa người dân đối với cơ quan nhà nước cũng chưa được thực thi có hiệu quả.

3.3. Đánh giá chính sách đảm bảo ANLT ở Việt Nam


Những năm qua, chính sách nông nghiệp nói chung và chính sách ANLT đã đạt được những thành tựu trong việc nâng cao sản lượng, chất lượng nông sản giúp nâng cao khả năng tiếp cận lương thực của người dân, xóa đói giảm nghèo, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nông sản ngày càng lớn. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu cũng tồn tại nhiều hạn chế như: tình trạng thiếu lương thực vẫn còn tồn tại tại một số nhóm dân cư tại một số thời điểm; chênh lệch khả năng tiếp cận lương thực giữa các nhóm dân cư khác nhau; vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo; khả năng đối phó với các cú sốc từ thị trường không được đảm bảo… Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến những hạn chế này. Ngoài những nguyên nhân khách quan như khí hậu, địa lý, nhận thức của người dân…còn có những nguyên nhân chủ quan nằm ở sự không hợp lý của bản thân chính sách. Để nhìn nhận những hạn chế và nguyên nhân này ta phân tích chính sách đảm bảo ANLT dựa trên 7 tiêu chí phân tích một chính sách kinh tế - xã hội.

3.3.1. Tính phù hợp của chính sách


Tác giả nhìn nhận sự phù hợp của chính sách căn cứ trên tình hình thực tế của Việt Nam, trong mối tương quan giữa chính sách đảm bảo ANLT với các mục tiêu bảo đảm vĩ mô khác của đất nước.

Nghị quyết 63/NQ-CP đã đưa mục tiêu đảm bảo diện tích lúa là 3,8 triệu ha cho đến năm 2020. Việc thực hiện quy hoạch này được giao cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ không phù hợp, khi các tỉnh theo đuổi mục tiêu định hướng CNH – HĐH, các phần đất ưu tiên sẽ được dành cho phát triển các khu công nghiệp, khu du lịch, thương mại, dịch vụ. Phần diện tích còn lại cho canh tác nông nghiệp có thể là vùng đất có chất đất xấu, không phù hợp trồng lương thực, giao thông không thuận tiện. Mặt khác, việc phát triển hạ tầng kỹ thuật có nguy cơ làm phá vỡ hệ thống thủy lợi – điều rất cần thiết cho sản xuất nông

nghiệp. Hơn nữa, việc quy hoạch độc lập của các tỉnh, thành sẽ dẫn đến mục tiêu giữ tổng diện tích đất lúa có thể không đạt được.

Việc thực hiện quy hoạch thiếu những cơ chế thực thi phù hợp khi được thực hiện bằng biện pháp hành chính, yêu cầu các địa phương giữ vững diện tích đất lúa. Nền kinh tế của chúng ta đang xây dựng chịu sự điều chỉnh của cơ chế thị trường, các chủ thể sản xuất phải được tự do lựa chọn quyết định sản xuất cái gì, sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào? Việc thực thi quy hoạch mang tính chất hành chính là không phù hợp. Để khuyến khích các hộ nông dân giữ vững trồng lúa cần tạo cho họ thấy được việc trồng lúa là mang lại hiệu quả kinh tế bằng hoặc cao hơn so với các lựa chọn kinh tế khác. Hiện nay, mức thu nhập của hộ nông dân quá thấp, tất yếu dẫn đến việc chuyển không trồng lương thực sang hoạt động các ngành nghề khác. Việc quy hoạch giữ đất lúa nếu có đạt được cũng sẽ xảy ra tình trạng nông dân giữ nguyên đất, không canh tác lương thực mà làm các ngành nghề khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Hiện trạng này chúng ta có thể thấy nhiều nhất tại các địa phương có khu công nghiệp, các nhà máy sản xuất, người dân chuyển sang công nhân làm thuê tại các khu công nghiệp. Mức thu nhập từ công việc này đảm bảo cho họ cuộc sống cao hơn so với lương thực.


Ngành kinh tế

Mức lương trung bình

(Nghìn đồng)

Nông, lâm, thủy sản

3129

Khai khoáng

6218

Công nghiệp chế biến, chế tạo

4588

SX và phân phối điện, khí đốt, hơi nước và điều hoà không khí

6340

Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải

4781

Xây dựng

4372

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác


4729

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Chính sách đảm bảo an ninh lương thực của Việt Nam - 10

Bảng 3.6: Thu nhập bình quân/tháng của lao động làm công ăn lương chia theo ngành kinh tế năm 2015

5932

Dịch vụ lưu trú và ăn uống

3858

Thông tin và truyền thông

6661

Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

7301

Hoạt động kinh doanh bất động sản

6017

Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ

6464

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ

5231

Hoạt động của ĐCS, tổ chức CT-XH, QLNN, ANQP, BĐXH bắt buộc


5158

Giáo dục và đào tạo

5701

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

5498

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí

4441

Hoạt động dịch vụ khác

3609

Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình

2937

Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế (*)

6319

Vận tải kho bãi

Nguồn: Báo cáo điều tra lao động việc làm 2015 – Tổng cục thống kê

Nhìn vào bảng số liệu chúng ta có thể thấy thu nhập của lao động làm công ăn lương trong nhóm ngành Nông, lâm, ngư nghiệp là thấp nhấp trong toàn nền kinh tế. Trung bình chỉ đạt 3.129.000 đồng. Đối với các hộ nông dân tự canh tác trên đất của mình, mức thu nhập từ sản xuất lúa còn thấp hơn nữa. Theo „Báo cáo Ai được hưởng lợi khi giá gạo tăng cao‟ do Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp, Nông thôn (IPSARD) cùng Tổ chức Oxfam tại Việt Nam công bố năm 2013, số liệu ước tính thu nhập trung bình từ trồng lúa của các hộ tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng có lợi thế sản xuất lúa tốt nhất cả nước, cũng mới chỉ đạt 535.000 đồng/người/tháng. Vì vậy, các hộ sản xuất lúa với quy mô nhỏ (dưới 2ha) không thể sống dựa vào thu nhập từ trồng lúa.

Trong khi đó, mức hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân là rất thấp.

Theo nghị định số Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012:

+) Hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất chuyên trồng lúa nước;

+) Hỗ trợ 100.000 đồng/ha/năm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất lúa khác trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.

Mức hỗ trợ này được chuyển trực tiếp cho người nông dân. Đây là lần đầu tiên kinh phí hỗ trợ được trả trực tiếp cho người dân. Tuy nhiên, mức hỗ trợ này còn quá thấp. Trung bình diện tích canh tác ở Đồng bằng sông Cửu Long là 0,87ha/hộ, ở khu vực Đồng bằng sông Hồng diện tích này còn thấp hơn nữa. Như vậy mức hỗ trợ mỗi hộ nhận được hàng năm chưa đến 500.000 đồng, không đủ bù đắp chi phí kinh tế phải bỏ ra để lựa chọn trồng lúa thay vì làm ngành nghề khác.

Theo Nghị định số: 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 có hiệu lực thi hành từ 01/7/2015 (thay thế Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012), nâng mức hỗ trợ của ngân sách Trung ương đối dành cho đất chuyên trồng lúa nước là 1 triệu đồng/ha. Tuy nhiên khoản hỗ trợ này không được trả trực tiếp cho người dân như Nghị định 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 quy định mà được chuyển vào ngân sách địa phương nhằm chi cho cải tạo đất đai, thủy lợi… Thay đổi phương thức hỗ trợ này lại đặt ra vấn đề về hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngân sách.

Do vậy, thực chất việc hỗ trợ cho người dân trồng lúa bằng các phương án như trên là không đủ sức mạnh về mặt kinh tế. Mức hỗ trợ quá thấp gần như không đáng kể này không thể đủ sức cố định sự lựa chọn của các chủ thể kinh tế vào trong lĩnh vực này.

3.3.2. Tính hiệu lực của chính sách


Một ví dụ thể hiện hiệu lực kém của các chính sách đảm bảo ANLT của Việt Nam là các chính sách hỗ trợ nông dân thông qua hỗ trợ thủy lợi phí, thuế đất, hỗ trợ người sản xuất lúa hằng năm, hỗ trợ khai hoang cải tạo đất trồng lúa… Do các chi phí này không được tính vào chi phí sản xuất trực tiếp, đã kéo giá thành sản xuất lúa xuống thấp. Mặc dù điều này mang lại lợi ích

cho người tiêu dùng lúa gạo Việt Nam khi tăng cường khả năng tiếp cận lương thực của họ. Tuy nhiên, giá lúa gạo xuất khẩu của chúng ta cũng thấp. Việt Nam càng xuất khẩu gạo nhiều khiến lượng cung trên thị trường lúa gạo thế giới xuống thấp thì người bị thiệt hại đầu tiên chính là người sản xuất lúa. Và toàn bộ chi phí hỗ trợ cho nông dân của chúng ta chuyển sang cho những người tiêu dùng nước ngoài vì họ được hưởng lợi do giá gạo rẻ. Như vậy, mục tiêu nhằm hỗ trợ của chính sách không đạt đúng đối tượng mà chính sách điều chỉnh dẫn đến hiệu lực chính sách là thấp.

Theo nghiên cứu của (Action Aid, 2016) được trình bày ở bảng sau


Bảng 3.7 Tóm tắt câu trả lời về tiếp cận/ hiểu biết và được hỗ trợ giá (%)


Tỉnh

Tiếp cận/hiểu biết về Hỗ trợ giá

Hỗ trợ giá được nhận trong năm ngoái

Thông tin về trợ cấp

Trợ cấp nhận được trong năm ngoái

Cao Bằng

52,86

0,00

78,57

12,85

Đắk Lăk

14,29

1,43

35,71

18,57

Hà Giang

78,57

67,17

54,28

14,28

Vĩnh Long

43,66

4,23

22,53

0,00

Bình Quân

47,33

18,15

47,69

11,39

Nguồn: Báo cáo Nông nghiệp bền vững và ANLT: Con đường nào cho Việt Nam? Chủ nhiệm nghiên cứu bởi Action Aid, CIEM và một số tác giả thuộc Đại học Jawaharlal Nehru, Ấn Độ.

Số liệu trên cho thấy mức độ hiểu biết, tiếp cận thông tin về các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước đối với nông hộ còn thấp và có sự khác nhau nhiều

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/01/2023