Chính Sách Đảm Bảo An Ninh Lương Thực Của Một Số Quốc Gia Và Bài Học Cho Việt Nam

Tính hệ thống của chính sách được hiểu là sự thống nhất của bản than chính sách đảm bảo ANLT với các chính sách khác. Việc thực hiện chính sách này không làm cản trở việc đạt được mục tiêu của chính sách và đều hướng tới mục tiêu chung của nền kinh tế vĩ mô.

Tính hệ thống của chính sách còn thể hiện ở sự thống nhất giữa nội dung và hình thức thể hiện của chính sách: giữa mục tiêu chính sách với biện pháp chính sách, giữa giải pháp với các công cụ quản lý chính sách.

Tiêu chí 7: Tính khả thi của chính sách


Khả thi là khả năng có thể thực hiện được. Tính khả thi của chính sách là khả năng mà chính sách đó có thể được thực hiện trong thực tế. Để đảm bảo một chính sách là khả thi cần được nhìn nhận về cả khả năng tài chính, khả năng của nhân lực và khả thi trong tình hình thực tế của quốc gia. Đặc điểm này rất quan trọng vì nếu chính sách đưa ra là hay và có ý nghĩa nhưng không khả thi thì cũng không thực hiện được.

1.3. Chính sách đảm bảo an ninh lương thực của một số quốc gia và bài học cho Việt Nam

1.3.1. Chính sách đảm bảo ANLT của một số quốc gia


1.3.1.1. Trung Quốc


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Trung Quốc là quốc gia có sản lượng lương thực đầu ra hàng đầu thế giới với 621,4 triệu tấn (2015). Tuy vậy, chỉ số GFSI của Trung Quốc năm 2016 chỉ là 65,5 điểm, xếp thứ 42/113 quốc gia trên thế giới về mức độ đảm bảo ANLT. Trung Quốc thường xuyên đối mặt với nguy cơ mất an ninh lương thực khi diện tích đất có thể canh tác của nước này chỉ chiếm khoảng 8% diện tích canh tác toàn thế giới nhưng phải nuôi sống số dân gần 1,4 tỷ người chiếm 20% dân số thế giới. Có thể khái quát chính sách an ninh lương thực của Trung Quốc nhằm 3 mục tiêu lớn sau: một là Tránh quá phụ thuộc vào thị trường bên ngoài; hai là Tránh những cú sốc lớn cho thị trường lương thực, thực phẩm; ba là Tránh những bất ổn xã hội vì thiếu lương thực do thu

nhập thấp. (Y. J.Zhang, S. Z. Gu, 2009). Theo đó, các chính sách Trung Quốc tập trung vào việc sản xuất tự túc và dự trữ lương thực, ổn định giá lương thực trên thị trường. Theo đó, Trung Quốc có các chính sách tập trung cho phát triển sản xuất nông nghiệp.

Chính sách đảm bảo an ninh lương thực của Việt Nam - 5

Về chính sách đất đai cho nông nghiệp, trước cải cách mở cửa năm 1978, và trước khi Hiến pháp năm 1982 của nước này ra đời, nhà nước hoàn toàn nắm quyền sở hữu và thực hiện quyền sử dụng đất đai bằng mệnh lệnh hành chính. Luật đất đai của nước này đã liên tục được sửa đổi qua các năm theo hướng đưa đất đai vào quan hệ thị trường nhưng chỉ ở phần đất đô thị. Quyền phán quyết cao nhất về đất đai vẫn thuộc về nhà nước, việc chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất đô thị đều thực hiện qua cưỡng chế, thu hồi nên nông dân mất đất không nhận được sự bồi thường thỏa đáng đồng thời đánh mất tư liệu sản xuất. Đất đai sau khi thu hồi từ nông dân chuyển thành đất đô thị sẽ được cấp cho cá nhân, tổ chức nhằm mục đích kinh doanh. Điều này tạo nên chênh lệch cơ hội rất lớn giữa hai đối tượng này và là nguồn gốc sinh ra bất ổn xã hội. Việc chính quyền địa phương được phép điều chỉnh quỹ đất được phép chuyển nhượng (đất nông nghiệp khi chuyển thành đất đô thị sẽ được phép chuyển nhượng) đã kích thích các địa phương tăng cường trưng thu diện tích đất nông nghiệp nhằm tăng ngân sách địa phương. (Nguyễn Minh Hoàn, 2013)

Để đối phó với tình trạng đất nông nghiệp bị chuyển đổi ồ ạt do những lạm dụng cơ chế quản lý dẫn đến nguy cơ mất an ninh lương thực, năm 1995 chính phủ Trung Quốc đã ban hành các luật bảo vệ ruộng đất cơ bản (loại đất chỉ dùng để canh tác lương thực, thực phẩm) nhằm cố định diện tích canh tác ở các tỉnh mức 80%. Từ năm 2002 đến nay nước này đã liên tục đưa ra những chính sách mới nhằm tăng cường minh bạch trong thu hồi, chuyển đổi đất đai, bảo vệ quyền lợi cho người nông dân, bảo vệ diện tích canh tác nhằm đảm bảo an ninh lương thực. Chính sách đất đai mới của Trung Quốc nhằm chú

trọng khuyến nông và tăng quyền cho nông dân. Theo đó, thời hạn quyền sử dụng đất được tăng lên 70 năm thay vì 20-30 năm như trước kia; nông dân được quyền trao đổi, sang nhượng không hạn chế quyền sử dụng đất nông nghiệp mà họ đang được hưởng cho nông dân khác hoặc cho doanh nghiệp miễn là không chuyển đổi mục đích sử dụng. Nông dân cũng sẽ được thế chấp, cầm cố quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng hoặc góp vốn vào công ty nông nghiệp. Việc nông dân được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã tạo điều kiện cho sự ra đời của các nông trại quy mô lớn, thuận lợi hơn trong áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. (Nguyễn Minh Hoàn, 2013).

Quá trình công nghiệp hóa của Trung Quốc diễn ra mạnh mẽ, tăng trưởng quá nóng cũng đã gây nên nhiều hệ lụy cho ANLT của nước này. Diện tích canh tác của Trung Quốc suy giảm mạnh do ô nhiễm nguồn đất, bởi kim loại nặng, khan hiếm nước tưới do biến đổi khí hậu và sa mạc hóa nhanh chóng đe dọa đến sản xuất nông nghiệp của nước này. Bên cạnh sự khan hiếm nước do quá trình sa mạc hóa thì diện tích đất canh tác hiện nay của Trung Quốc còn bị đe dọa nghiêm trọng bởi ô nhiễm kim loại nặng và thuốc trừ sâu. Chất thải từ công nghiệp không qua xử lý được xả ra môi trường mang theo nguồn kim loại nặng (Thủy ngân, Cadimi, Chì, Mangan…) sẽ dẫn đến suy giảm hệ sinh vật trong đất và khả năng sinh trưởng của cây trồng. Tác hại của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan cũng mang đến tồn dư thuốc trong đất và ảnh hưởng đến cả sản lượng lương thực lẫn an toàn thực phẩm ở nước này. Những nguy cơ mà Trung Quốc đang phải đối mặt hiện nay là những bất cập do chính sách đất đai và những chính sách chú trọng tăng trưởng nhanh nhưng thiếu bền vững của nước này mang lại. (Maclean, et al., 2016)

Nhận thức được các nguy cơ đe dọa ANLT trong tương lai và cần phải chuyển sang nền nông nghiệp bền vững, chính phủ Trung Quốc đã có những chính sách nhằm chú trọng vào phát triển khoa học công nghệ cho nông

nghiệp, chính phủ Trung Quốc tập trung phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao, các công nghệ được ghép nối trong một quy trình liên tục khép kín. Nhân rộng các mô hình đạt hiệu quả về kinh tế và là nơi hợp tác giữa Nhà khoa học – Nhà nước – Nhà doanh nghiệp – Nhà nông lấy doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo. Tăng nhanh số lượng nhà khoa học và các công trình nghiên cứu Trung Quốc bằng việc mua bản quyền các phát minh, sáng chế và thu hút các nhà khoa học khắp thế giới về nước này làm việc. Ngoài ra chính phủ còn hỗ trợ mạnh cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Tháng 9 năm 2016 Trung Quốc công bố khoản đầu tư 450 tỷ đô la cho đến năm 2020 nhằm hiện đại hóa nông nghiệp. Khoản đầu tư này được dùng để hỗ trợ lãi suất ưu đãi, đưa ra các sản phẩm tài chính ưu đãi cho nông dân và các doanh nghiệp nông nghiệp. (Lê Xuân Cử, 2015)

Từ năm 2014, nhận thức được rằng canh tác lúa gạo dần trở nên khó khăn và tốn kém về mặt nước tưới do vậy chính phủ Trung Quốc đã kêu gọi người dân chuyển sang dùng khoai tây như một loại lương thực thay cho lúa gạo. Với lí do khoai tây sử dụng ít nước tưới tiêu hơn nên phù hợp với các vùng đất phía bắc Trung Quốc thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ hạn hán. Việc chuyển cơ cấu canh tác và tiêu dùng lương thực sang khoai tây thay vì lúa gạo sẽ giúp nước này hạn chế sản lượng nhập khẩu gạo, tiết kiệm ngoại tệ và giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung thế giới nhằm tăng khả năng đảm bảo an ninh lương thực.(China Daily)

1.3.1.2. Nhật Bản


Nhật Bản là một nước nghèo tài nguyên, thường xuyên phải gánh chịu thiên tai nên nếu xét về điều kiện tự nhiên thì Nhật Bản không có lợi thế cho phát triển nông nghiệp. Diện tích đất canh tác của Nhật Bản chỉ 1.628 ngàn ha (bằng 1/5 diện tích gieo trồng lúa của Việt Nam). Dân số của Nhật Bản năm 2015 là khoảng 127,1 triệu người cao hơn 1,38 lần dân số Việt Nam (91,7 triệu người năm 2015). Trong đó, chỉ có 3% dân số Nhật Bản tham gia sản

xuất nông nghiệp nói chung. Nhằm đảm bảo ANLT cho quốc gia, Nhật Bản rất chú trọng vào phát triển khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh thâm canh. Các chính sách mà chính phủ đưa ra nhằm tăng cường sử dụng phân hóa học trong giai đoạn trước đây và hiện nay chuyển sang sử dụng các biện pháp sinh học; hoàn thiện công tác quản lý và kỹ thuật tưới tiêu; lai tạo và đưa vào sử dụng đại trà những giống kháng bệnh, sâu rầy và chịu rét... Do vậy, mặc dù các điều kiện tự nhiên bất lợi cho sản xuất, chỉ 3% dân số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng Nhật Bản vẫn duy trì được khả năng cung cấp lương thực trong nước. Chỉ số GFSI của Nhật Bản năm 2016 là 75,9 điểm, xếp thứ 22/113 quốc gia trên thế giới (EIU, 2016).

Mặc dù có lực lượng lao động trong nông nghiệp và diện tích canh tác thấp hơn nhiều so với Việt Nam, nhưng sản lượng lúa gạo của Nhật Bản vẫn ở mức cao, đặc biệt năng suất bình quân cao hơn Việt Nam. Điều này có thể giải thích nhờ các chính sách khuyến khích việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Các nhà khoa học Nhật Bản làm việc như nông dân thực thụ, kết hợp với máy móc như máy be bờ, máy gieo hạt, hệ thống phun nước tự động, hệ thống nhà kính và chiếu sáng tự động…

Trong thời kỳ trước đây, để duy trì sản lượng lương thực ở mức nhất định, chính phủ nước này đã áp dụng chính sách bảo hộ mạnh mẽ đối với ngành nông nghiệp. Bằng việc duy trì giá lương thực trong nước cao bằng các biện pháp thuế quan và phi thuế quan, Nhật Bản đã tạo ra hàng rào đối với các hàng hóa từ nước ngoài, đảm bảo thu nhập cho các hộ sản xuất nông nghiệp trong nước cân bằng với các hộ sản xuất phi nông nghiệp, Nhật Bản đã hạn chế được tình trạng nông dân bỏ đất, bỏ nghề nông nhằm đảm bảo duy trì khả năng tự chủ về mặt cung lương thực cho quốc gia, hạn chế bị động trước các cú sốc về khủng hoảng lương thực (Phạm Quý Long, 2008). Tuy nhiên, một tác động ngược chiều từ chính sách này là tạo ra mặt bằng giá lương thực rất cao tại Nhật Bản, điều này phần nào làm khả năng tiếp cận lương thực của số

dân có thu nhập thấp bị giảm đi. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, Nhật Bản dần phải dỡ bỏ các rào cản thương mại đối với các hàng hóa nông sản từ thế giới.

Để duy trì, bảo vệ những vùng đất tốt dùng cho mục đích nông nghiệp, năm 1969 Nhật Bản đã ban hành Luật Cải tạo và phát triển những vùng đất có khả năng mở rộng sản xuất nông nghiệp. Đến năm 1970, Luật Đất đai nông nghiệp và Luật Hợp tác xã nông nghiệp được sửa đổi bổ sung đã nối rộng quyền hạn cho thuê, phát canh đất sản xuất nông nghiệp cũng như quyền quản lý cho các tập đoàn và các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp. Năm 1975, Nhật Bản đưa việc đảm bảo an ninh lương thực vào chính sách phát triển nông nghiệp toàn diện nhằm đảm bảo về mặt an toàn lương thực, chính sách giá cả, phúc lợi cho nông dân. (Phan Trọng An, 2009)

Trong quá trình phát triển nông nghiệp Nhật Bản cũng gặp phải những khó khăn do già hóa dân số thiếu hụt lao động trẻ, số người lao động từ 30-50 tuổi chỉ 10%, số người từ 65-75 tuổi chiếm đến 60%. Để thu hút nhân lực trẻ tham gia trong lĩnh vực này, Nhật Bản đã có những chính sách nhằm hỗ trợ khởi nghiệp như: hỗ trợ tài chính cho người theo học ngành nông nghiệp, hỗ trợ tài chính cho khởi nghiệp nông nghiệp, hỗ trợ cho vay vốn đầu tư máy móc, hỗ trợ chi phí học tập đối với các doanh nhân nông nghiệp muốn nâng cao trình độ. Một nguồn bổ sung lao động khác cho nông nghiệp Nhật Bản là từ lao động từ nước ngoài chủ yếu làm các công việc chân tay thông qua nhập khẩu lao động chính thức hoặc du học sinh làm thêm đến từ các quốc gia khác. (Nguyễn Hồng Thu, 2009).

Có thể nhận thấy bài học thành công của nông nghiệp Nhật Bản bắt nguồn từ những đánh giá đúng đắn của các nhà lãnh đạo Nhật Bản, nhìn nhận rõ ràng về điểm yếu và thế mạnh của đất nước để đưa ra các chính sách phù hợp. Nhằm hạn chế các điểm yếu về địa lý, tự nhiên và số lượng lao động Nhật Bản đã đẩy mạnh nghiên cứu và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản

xuất. nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Ngoài ra còn sử dụng đồng bộ các chính sách nhằm hỗ trợ nông dân, nông nghiệp phát triển.

1.3.1.3. Thái Lan


Để đảm bảo mục tiêu ANLT quốc gia, Thái Lan rất coi trọng công tác khuyến nông, mỗi năm chính phủ dành ngân sách 150 triệu đô la cho khuyến nông, trung bình là 6 triệu đồng/hộ (ở Việt Nam là 50 ngàn đồng/hộ/năm). Các cơ quan làm công tác khuyến nông được tổ chức chặt chẽ, công tác khuyến nông được thực hiện một cách kiên trì và gắn chặt với người nông dân. Nhằm nâng cao nhận thức cho người dân, chính phủ cũng tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật có hiệu quả thu hút nhiều người tham gia.

Chính phủ Thái Lan thực hiện các chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp mạnh mẽ Như: ưu đãi về vốn và tăng cường bảo hiểm cho người nông dân, bãi bỏ thuế nông nghiệp được bãi bỏ, hỗ trợ các chương trình tiếp thị, tìm kiếm địa chỉ xuất khẩu những sản phẩm sau thu hoạch và chế biến (Trần Việt Dũng, 2015). Nhằm hỗ trợ cải thiện thu nhập cho người nông dân, Thái Lan đã áp dụng chính sách trợ giá nông sản. Năm 2011, chính phủ Thái Lan mua gạo thơm với giá 6.500bath/tấn cao hơn giá thị trường là 5.000-5.200bath/tấn, mua thóc với giá 1.800bath/tấn cao hơn 50% so với giá thị trường ngoài ra còn ưu đãi mua phân bón giá thấp, miễn cước vận chuyển phân bón, cung cấp các giống mới năng suất cao, ưu đãi vay vốn lãi suất thấp từ ngân hàng nông nghiệp. Tuy nhiên, chính sách này không phải lúc nào cũng có hiệu quả mà còn gây nhiều tranh cãi do nguồn tài chính cho trợ cấp này từ ngân sách nhà nước mà thiếu sự tính toán kỹ lưỡng, việc đưa ra trợ cấp không đúng thời điểm đã làm cho ngân sách nước này thiệt hại lớn đến 4,46 tỷ đô la từ năm 2011-2014 (Theo ước tính của IMF). Một bất cập của các chính sách này là đối tượng được nhận trợ giá của chính phủ phải có diện tích canh tác lớn, do vậy chỉ những người dân có lượng đất đai quy mô lớn mới được hưởng lợi

chính sách, số người nông dân thực sự nghèo khó thì không do vậy không đạt được mục tiêu giảm nghèo.

Thái Lan còn chú trọng đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong: cải tạo đất, lai tạo các giống chống hạn, chống sâu bệnh, sử dụng phân bón vi sinh, hữu cơ… Việc cơ giới hóa sản xuất được chú trọng đưa vào đan xen giữa lối canh tác truyền thống và sử dụng máy móc. (Trần Việt Dũng, 2015)

1.3.1.4. Mỹ


Mỹ là cường quốc số một thế giới về kinh tế, nông nghiệp chỉ chiếm2% trong GDP của Mỹ nhưng là nền nông nghiệp phát triển hàng đầu thếgiới, chỉ số GFSI của nước này liên tục đứng số 1 thế giới với mức điểm trung

bình trên 86 điểm (EUI, 2016). Theo các tiêu chí của chỉ số GFSI quốc gia

này có 17 thế mạnh và không có thách thức trong tương lai gần về đảm bảo


ANLT quốc gia. Diện tích tự nhiên của Mỹ là 9,4 triệu km2 rộng thứ ba thế

giới và dân số hơn 300 triệu người. Sự thành công trong nông nghiệp của Mỹ

là tổng hòa nhiều yếu tố, tuy nhiên có thể đúc rút các yếu tố nổi bật như cơchế chính sách hợp lý, khoa học kỹ thuật và con người.

Luật pháp Mỹ bảo hộ mạnh mẽ các quyền sở hữu tư nhân trong đó cóquyền ở hữu ruộng đất.Quyền sở hữu ruộng đất được bảo vệ chính là động lựcto lớn nhất giúp thúc đẩy tư nhân đầu tư phát triển trên mảnh đất đó. Nông

dân Mỹ được tự do lựa chọn phương thức sản xuất trên đất nông nghiệp của

mình. Các hộ nông nghiệp sở hữu diện tích ruộng đất rất lớn, sản xuất theo

hình thức trang trại, đặc biệt với quy mô khổng lồ nếu là các doanh nghiệp

nông nghiệp. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ, tính đến tháng02/2014, cả nước Mỹ có 2,109,363 tổng số nông trại, trung bình mỗi trang trại

có diện tích 174 héc ta (USDA, 2014). Để khuyến khích việc khai hoang, mởrộng diện tích sản xuất, chính phủ Mỹ đã ban hành Luật đất đai năm 1862 quy

định phát không đất đai cho cá nhân nào làm việc trên các mảnh đất trống ở

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/01/2023