Tổng Quan Các Chính Sách Về Đảm Bảo Anlt Của Việt Nam

miền tây nước Mỹ, cơ chế này cộng với sự màu mỡ vốn có đã khiến vùng nàytrở thành khu vực tập trung chăn nuôi, trồng trọt quy mô lớn nhất thế giới.

Chính phủ Mỹ cũng sớm nhận ra tầm quan trọng của nông nghiệp và an ninh

lương thực và thể chế hóa nó thành Đạo luật điều tiết nông nghiệp năm 1933,

Đạo luật về an ninh lương thực 1970, các Đạo luật này đã sửa đổi, bổ sung

cho phù hợp tình hình trong các năm tiếp theo. Theo đó, chính phủ thực hiệnhỗ trợ cho người nông dân tham gia sản xuất nông nghiệp bằng các biện phápbảo hộ như các hình thức trợ giá, cho vay ưu đãi… Sau này, khi cơ chế thị

trường đã vận hành hiệu quả, chính phủ Mỹ giảm dần can thiệp mà để thị

trường tự điều tiết. Từ sau năm 1990, các chính sách nông nghiệp tập trung

vào đầu tư dự trữ lương thực quốc gia, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi

trường, nghiên cứu khoa học nông nghiệp, công nghệ thông tin, dự báo thờitiết... để đảm bảo phục vụ hiệu quả thị trường nông sản và nông nghiệp quốcgia. (Hurt, 2002)

Về nghiên cứu và áp dụng khoa học công nghệ, Mỹ là nước đứng hàng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

đầu thế giới cộng thêm quyền sở hữu tư nhân gắn với lợi ích tư nhân trở thành

động lực mạnh mẽ cho nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học kĩ thuật.Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật và chuyên môn hóa cao được áp dụng trongmọi lĩnh vực của sản xuất nông nghiệp. Tỷ lệ cơ giới hóa, tự động hóa trongsản xuất rất cao, người nông dân rất ít phải lao động chân tay mà sử dụng cácthiết bị máy móc; nghiên cứu phát triển giống cây trồng, sử dụng phân bón

Chính sách đảm bảo an ninh lương thực của Việt Nam - 6

hóa học, thuốc bảo vệ thực vật nhằm thu được năng suất cao nhất. Theo Bộ

Nông nghiệp Mỹ, lượng tiêu thụ phân bón hàng năm đạt mức cao nhất 24triệu tấn vào năm 1983, cho đến năm 2011 là 22 triệu tấn (USDA, 2011). Vớidiện tích khổng lồ của mỗi trang trại nên việc chuyên môn hóa cao độ là cầnthiết và ngược lại cũng là động lực thúc đẩy sản xuất. Ví dụ như việc thuhoạch được giao cho các đội chuyên thu hoạch với các máy móc hiện đại,việc thụ phấn cho hoa được cung cấp bởi những người chuyên nuôi ong

chuyên nghiệp, việc phun thuốc trừ sâu được thực hiện bởi các phi công nông

nghiệp, theo dõi sức khỏe của vật nuôi bằng hệ thống máy tính… Trong mỗitrang trại, đều có các máy tự động hóa trong việc đo nhiệt độ, lượng ẩm và

căn cứ trên các số liệu về nhu cầu của cây trồng các hệ thống tưới nước, quạt

thông gió, máy làm ẩm sẽ được tự động kích hoạt cung cấp cho đầy đủ vớinhu cầu đã được nghiên cứu một cách khoa học của cây trồng, vật nuôi.

Để nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật hiệu quả đòi hỏi trình độcủa chính người nông dân tham gia sản xuất cao. Nông dân Mỹ có khả năngsử dụng máy móc rất thành thạo, nhiều người có trình độ học vấn cao và có

chuyên môn sâu. Ngoài ra, để có thể nghiên cứu và áp dụng khoa học kỹ thuậtmọi mặt trong sản xuất như hiện nay, người nông dân Mỹ cần sự hỗ trợ rấtlớn từ chính phủ. Hệ thống máy móc hiện đại đi cùng chi phí đầu tư lớn, các

nông hộ không thể đủ khả năng tài chính đầu tư toàn bộ. Là một quốc gia giàu

có với chính phủ thông minh, Mỹ cung cấp các nguồn tài chính hỗ trợ cho

nông dân khổng lồ, năm 2005 chính phủ Mỹ hỗ trợ 41 tỷ đô la (bằng 16%

doanh thu nông nghiệp), từ năm 1995 đến 2010 hỗ trợ nông dân trồng bông32,9 tỷ đô la (Theo USDA). Tháng 2 năm 2014, Mỹ ban hành Đạo luật nôngnghiệp, chi 956 tỷ đô la cho việc thực thi các chính sách nông nghiệp trong 10

năm từ 2014 đến 2024. Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) đưa ra và đảm bảo cáckhoản vay cho các chủ trang trại mới khởi sự, các khoản vay khẩn cấp, chínhnhờ nguồn vay này mà các hộ nông nghiệp có thể nhanh chóng chuyển đổi

thành các trang trại quy mô lớn, các doanh nghiệp nông nghiệp. Nguồn vốn

này sẽ được cho vay ưu đãi đối với các hộ gia đình, doanh nghiệp đầu tư máy

móc sản xuất nông nghiệp một cách có hiệu quả. Chính điều này đã góp phần

đẩy nhanh quá trình cơ giới hóa, tự động hóa…trong sản xuất nông nghiệp.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam


Qua đánh giá sự phát triển nông nghiệp của một số quốc gia trên, Việt

Nam có thể nhìn ra một số bài học trong xây dựng chính sách đảm bảoANLT:

Thứ nhất, cần có định hướng chính sách lâu dài, nhất quán, căn cứ trên

tình hình thực tế và tương lai của đất nước đảm bảo tính khoa học và khả thi.

Chính sách cần chú trọng vào hoàn thiện khả năng cung ứng lương thực dựa

trên tăng năng suất sản xuất lương thực (chứ không phải diện tích hay nhânlực) và tăng khả năng tiếp cận lương thực, thực phẩm bằng cách đảm bảo thunhập của người dân. Sự khan hiếm của các nguồn lực không cho phép gia

tăng mãi mãi diện tích sản xuất hay nguồn lao động. Kinh nghiệm của các

nước nói trên đều cho thấy việc đầu tư vào tăng năng suất lao động sẽ vừagiúp tạo được nguồn cung lớn vừa đảm bảo dịch chuyển được các nguồn lực

cho các ngành công nghiệp, dịch vụ.


Thứ hai, việc hoàn thiện kinh tế thị trường là cần thiết. Khi các yếu tố

đầu vào và đầu ra được hình thành đầy đủ, hệ thống thông tin tốt thì thị

trường sẽ phản ánh đúng cung – cầu và dẫn dắt các quyết định đầu tư đúng

đắn, các nguồn lực đầu tư được tự do di chuyển đến nơi có hiệu quả nhất vàchọn lọc được các chủ thể đầu tư tốt nhất cho lĩnh vực nông nghiệp và sảnxuất lương thực. Các nước đảm bảo ANLT và có nền nông nghiệp phát triểnnhất như Mỹ, Nhật là các nước có nền kinh tế thị trường phát triển ở mức cao.

Các chủ thể được tự do lựa chọn phương án sản xuất, các yếu tố sản xuất

được di chuyển tự do tạo nên sự linh hoạt và mang lại hiệu quả cao hơn trongsản xuất lương thực.

Thứ ba, đất đai là nguồn tài nguyên quan trọng và là yếu tố quan trọng

hàng đầu cho sản xuất lương thực hiện nay. Chính sách hạn điền đã ngăn trở

tích tụ và tập trung đất đai, dẫn đến những khó khăn trong áp dụng khoa họckỹ thuật và đầu tư sản xuất quy mô lớn. Quyền sử dụng đất đai linh hoạt cũngcần được coi trọng nhằm chuyển đất đai về tập trung trong các hộ sản xuất,

các doanh nghiệp sản xuất có hiệu quả. Cùng với định hướng công nghiệp hóa

– hiện đại hóa của Việt Nam thì yêu cầu này càng trở nên cần thiết.

Thứ tư, là tăng cường đầu tư cho nghiên cứu, áp dụng khoa học kỹthuật trong sản xuất. Đặc điểm chung dẫn đến thành công ở tất cả các quốc

gia trên là đều chú trọng đầu tư vào phát triển khoa học kỹ thuật trong sảnxuất. Khi yếu tố đất đai và nhân lực là có hạn thì sự phát triển về khoa học

công nghệ được coi là vô hạn và dẫn đến tăng nhanh năng suất, chất lượngsản phẩm; cây trồng, vật nuôi có khả năng thích nghi với điều kiện tự nhiêntốt, mang lại giá trị kinh tế cho người sản xuất. Chúng ta là nước đi sau, để

đẩy nhanh tốc độ phát triển thì bên cạnh đầu tư cho nghiên cứu mới thì quantrọng hơn cần đẩy nhanh tốc độ tiếp thu, chuyển giao công nghệ. Tiếp thu tốt

các thành quả từ các nước đi trước cũng đã là sự thành công lớn giúp cải thiện

nông nghiệp Việt Nam.


Cuối cùng, để có được chính phủ thông minh, doanh nghiệp giỏi vànhững người nông dân thành thạo chuyên môn kỹ thuật thì cần nhất là pháttriển lực lượng sản xuất, chú trọng vào giáo dục đào tạo. Bên cạnh đào tạotheo chiều sâu nâng cao năng lực cho người sản xuất thì trước mắt cần xâydựng các lớp đào tạo ngắn hạn chất lượng cao, phổ biến kiến thức nôngnghiệp đối với người nông dân kịp thời, có định hướng, có hiệu quả.


CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Các phương pháp thu thập tình hình, số liệu


Số liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu hiện có về tình hình an ninh lương thực của Việt Nam, các chính sách nông nghiệp và các chính sách an ninh lương thực. Thực hiện rà soát các số liệu đã được công bố về chính

sách an ninh lương thực tại Việt Nam. Cụ thể là các công tin liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân, tình hình sản xuất và tiêu thụ các loại nông sản lương thực…trong các báo cáo, nghiên cứu của các nhà nghiên cứu và Tổng cục thống kê, Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn và một số tổ chức thế giới công bố báo cáo.

Một nguồn số liệu thứ cấp khác là từ các nghiên cứu của các tác giả về an ninh lương thực và chính sách an ninh lương thực. Tác giả sử dụng các số liệu từ kết quả nghiên cứu của các tác giả khác, đặc biệt là các kết quả điều tra, khảo sát.

Các nguồn số liệu được tác giả lựa chọn để phân tích là những số liệu nguồn chính thống, mang tính học thuật cao, có giá trị nghiên cứu, có hàm lượng khoa học. Không sử dụng các nguồn tài liệu không rõ ràng, hạn chế sử dụng nguồn báo chí không chuyên ngành chỉ mang tính thông tin.


2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể


Luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể như: sử dụng phương pháp duy vật biện chứng để nhìn nhận vấn đề, tổng hợp - phân tích, so sánh, phương pháp logic lịch sử để đánh giá chính sách đảm bảo ANLT của Việt Nam trong thời gian nghiên cứu luận văn.

Trong Chương 1 tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa lý thuyết nhằm hệ thống hóa khung lý luận về ANLT theo quan điểm của các tác giả và các tổ chức thế giới đưa ra. Phương pháp tổng hợp phân tích còn được sử dụng trong việc thu thập các nghiên cứu đã có nhằm tìm hiểu về kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong xây dựng và thực thi chính sách đảm bảo ANLT. Qua đó, kết hợp với phương pháp phân tích logic, tác giả chỉ ra kinh nghiệm tích cực và cả kinh nghiệm tiêu cực cần tránh của các nước khác khi áp dụng vào Việt Nam. Phương pháp nghiên

cứu tài liệu được tác giả sử dụng để tìm hiểu lịch sử nghiên cứu về lĩnh vực cùng đề tài, không mất thời gian lặp lại các nghiên cứu đã có trước.

Trong Chương 3, nói về các chính sách đảm bảo ANLT của Việt Nam và đánh giá chính sách dựa trên các tiêu chí. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm tổng hợp các chính sách mà Đảng và Chính phủ Việt Nam đưa ra trong giai đoạn từ 1986 đến nay.

Để cân nhắc lựa chọn các tiêu chí phù hợp với việc đánh giá chính sách đảm bảo ANLT của Việt Nam tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu các tài liệu nhằm tìm ra phương án tốt nhất đối với đánh giá chính sách này. Sau khi nghiên cứu các tài liệu chuyên ngành về phân tích chính sách và ANLT, tác giả đã chọn ra được 7 tiêu chí dành riêng đối với phân tích chính sách đảm bảo ANLT của Việt Nam.

Trong Chương 4, đây là chương đòi hỏi dự báo tác động của bối cảnh kinh tế - xã hội trong tương lai tác động lên chính sách. Phương pháp được sử dụng chủ yếu là phân tích và logic lịch sử. Nhờ đó, tác giả có thể dựa vào các số liệu sẵn có về quá khứ thực thi chính sách và tình hình hiện tại, sử dụng các phân tích dự báo của các nguồn tài liệu đáng tin cậy và dự báo bối cảnh mới trong giai đoạn 2017 – 2025 và tầm nhìn đến 2035.

Nhằm đưa ra những khuyến nghị phù hợp đối với Việt Nam để hoàn thiện chính sách, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, logic, duy vật biện chứng nhằm khẳng định sự cần thiết phải thay đổi trong tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát chính sách cho phù hợp tình hình mới.


CHƯƠNG 3

CHÍNH SÁCH ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC CỦA VIỆT NAM VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH


3.1. Tổng quan các chính sách về đảm bảo ANLT của Việt Nam

Vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn từ lâu đã là mối quan tâm lớn của Đảng và chính phủ. Phát triển sản xuất nông nghiệp nhằm phục vụ đời sống và phục vụ các ngành sản xuất khác đã được chúng ta nhấn mạnh trong các đường lối chỉ đạo của chúng ta qua các thời kỳ. Tuy nhiên, trước đây, chúng ta chú trọng cho phát triển nông nghiệp chung, ý niệm về an ninh lương thực của Việt Nam còn khá ít ỏi. Trong khuôn khổ nghiên cứu này chỉ tập trung phân tích các chính sách đảm bảo an ninh lương thực ở Việt Nam từ sau Đổi mới năm 1986 đến nay.

Giai đoạn sau khi đất nước thống nhất từ 1976 – 1986 là giai đoạn những sai lầm của phương thức quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung bị đẩy lên cao nhất. Sản xuất tập thể làm cho quyền lợi và trách nhiệm của người sản xuất không còn gắn chặt với nhau. Nông dân không còn thiết tha với ruộng đất do công sức lao động và thành quả sản xuất bị tách rời, sản xuất theo kiểu đối phó, năng suất lúa năm sau tuột hơn năm trước. Nạn đói diễn ra thường xuyên.Chế độ phân phối theo ngày công lao động và phân chia sản phẩm cứng ngắc theo tem phiếu định lượng của nhà nước đã góp phần làm nước ta đi vào cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội. Giai đoạn này đã xuất hiện mầm mống đầu tiên của “khoán hộ” (bắt đầu lần đầu tiên vào năm 1960 ở Vĩnh Phú) mở đường cho việc tư nhân hóa sản xuất, giao quyền tự chủ sản xuất cho các đơn vị hộ nông dân và được khẳng định chính thức bằng Chỉ thị 100- CT/TW năm 1981. Chỉ thị này đã giúp giải phóng sức sản xuất, gắn lao động với kết quả cuối cùng và đưa nông nghiệp dần phát triển. Sản lượng lương thực giai đoạn 1981 – 1985 bình quân đạt 17 triệu tấn, thu nhập bình quân hàng năm tăng 6,4%.

Giai đoạn 1986 – 1993: Bước vào quá trình Đổi mới, Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đã công nhận cơ chế quản lý tập trung không còn phù hợp. Tháng tư năm 1988, Nghị quyết 10/1988/NQ-TW về đổi mới quản lý nông nghiệp hay còn gọi là “Khoán 10” đã chuyển trọng tâm của nông nghiệp và

phát triển nông thôn từ các hợp tác xã sang hộ nông dân. Chính sách này đã góp phần tạo động lực mạnh mẽ cho sản xuất tư nhân. Người nông dân được gắn chặt quyền lợi với công sức sản xuất của mình nên sản lượng lương thực gia tăng nhanh chóng. Một loạt các cải cách về giá và mở cửa thị trường tạo điều kiện phát triển ngành nông nghiệp, sản lượng lương thực tăng trưởng vượt bậc. Năm 1987 và năm 1988 chúng ta từng phải nhập khẩu hơn 460.000 tấn lương thực để đáp ứng nhu cầu trong nước thì đến năm 1989 Việt Nam lần đầu tiên trở thành nước xuất khẩu gạo với 1,37 triệu tấn (Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam). Luật Đất đai được ra đời năm 1993 và chính thức có hiệu lực năm 1994, giao quyền cho hộ nông dân sử dụng, hộ nông dân có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất. Luật này đã tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Sản lượng lương thực không chỉ đủ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn dư thừa cho xuất khẩu, đây là cơ sở quan trọng nhằm phân bổ lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi và thực hiện chuyên canh theo lợi thế từng địa phương.

Giai đoạn 1993 – 2000: Trong giai đoạn này, các chính sách được đưa ra có trọng tâm là khuyến khích mở rộng sản xuất nông nghiệp. Việc bãi bỏ các hợp tác xã đã tạo ra những khoảng trống, đòi hỏi phải có những mô hình khác nhằm cung cấp dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp, dẫn đến thành lập hệ thống khuyến nông quốc gia và các cơ sở tín dụng của nông dân. Các rào cản thương mại cũng được dỡ bở dần, nông dân cũng không còn phải nộp nghĩa vụ cho nhà nước theo hạn ngạch.

Giai đoạn 2000 đến nay: Các chính sách của nhà nước đã hướng tập trung hơn vào việc nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản xuất nông sản nói chung và sản xuất lương thực nói riêng. Giai đoạn này có sự ban hành của hai nghị quyết quan trọng trong nông nghiệp và sản xuất lương thực. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nghị quyết nhằm định hướng xây dựng

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/01/2023