Nhóm Chính Sách Về Đảm Bảo Khả Năng Cung Ứng Lương Thực

nền nông nghiệp hiện đại, tăng cường cơ sở hạ tầng cho nông thôn và cải thiện đời sống của người nông dân. Năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 63/2009/NQ-CP nhằm đảm bảo ANLT quốc gia bằng cách đảm bảo về khả năng cung cấp đầy đủ lương thực đặc biệt là gạo, đây là văn bản chính sách đầu tiên cho mục tiêu này.

Nhờ thực hiện các biện pháp chính sách về đảm bảo ANLT, giai đoạn từ 1986 đến nay, chúng ta liên tục thu được những kết quả tốt về nông nghiệp nói chung và ANLT nói riêng.

Bảng 3.1: Diện tích, sản lượng lương thực có hạt


Năm


Tổng Diện tích (Nghìn ha )


Diện tích Lúa (Nghìn ha )


Diện tích Ngô (Nghìn ha )

Tổng Sản

lượng

(Nghìn tấn )

Sản lượng Lúa

(Nghìn tấn )

Sản lượng Ngô

(Nghìn tấn )

1990

6.477

6.043

432

19.898

19.225

671

1991

6.753

6.303

448

20.296

19.622

672

1992

6.956

6.475

478

22.343

21.590

748

1993

7.058

6.559

497

23.721

22.837

882

1994

7.136

6.599

535

24.674

23.528

1.144

1995

7.324

6.766

557

26.143

24.964

1.177

1996

7.621

7.004

615

27.936

26.397

1.537

1997

7.768

7.100

663

29.183

27.524

1.651

1998

8.016

7.363

650

30.759

29.146

1.612

1999

8.349

7.654

692

33.150

31.394

1.753

2000

8.399

7.666

730

34.539

32.530

2.006

2001

8.225

7.493

730

34.273

32.108

2.162

2002

8.323

7.504

816

36.961

34.447

2.511

2003

8.367

7.452

913

37.707

34.569

3.136

2004

8.438

7.445

991

39.581

36.149

3.431

2005

8.383

7.329

1.053

39.622

35.833

3.787

2006

8.360

7.325

1.033

39.706

35.850

3.855

2007

8.305

7.207

1.096

40.247

35.943

4.303

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Chính sách đảm bảo an ninh lương thực của Việt Nam - 7

8.542

7.400

1.140

43.305

38.730

4.573

2009

8.527

7.437

1.089

43.323

38.950

4.372

2010

8.616

7.489

1.126

44.632

40.006

4.626

2011

8.778

7.655

1.121

47.236

42.399

4.836

2012

8.919

7.761

1.157

48.713

43.738

4.974

2013

9.074

7.903

1.170

49.232

44.039

5.191

2014

8.996

7.816

1.179

50.179

44.975

5.202

Sơ bộ 2015


9.015


7.835


1.179


50.498


45.216


5.281

2008

Nguồn: Tổng cục thống kê

Về tổng diện tích canh tác lương thực có xu hướng tăng lên, từ 6.477 nghìn ha năm 1990 lên 8.438 nghìn ha năm 2004 và lên 8.996 năm 2014 (tăng thêm 2.519 ha từ năm 1990 đến 2014). Diện tích canh tác lúa tăng từ 6.043 ha năm 1990 lên 7.816 năm 2014 (tăng 1.773 nghìn ha), diện tích canh tác ngô tăng từ 432 nghìn năm 1990 lên 1.179 (tăng 747 nghìn ha). Sản lượng lương thực chung cũng tăng thêm 30.281 nghìn tấn từ 19.898 nghìn tấn vào năm 1990 lên 50.179 nghìn tấn vào năm 2014, riêng sản lượng lúa tăng 25.750 nghìn tấn (gấp 2,34 lần năm 1990).

Việc đảm bảo ANLT quốc gia được thực hiện chủ yếu thông qua việc phát triển ngành nông nghiệp sản xuất lương thực và việc phân phối lương thực đến tay người dân thông qua các chính sách bộ phận. Mục tiêu của các chính sách bộ phận này được đưa ra trong một số văn bản, kế hoạch. Mỗi chính sách bộ phận đều đưa ra các mục tiêu và hành động cụ thể để đạt được mục tiêu này. Nếu xét theo yêu cầu việc đảm bảo ANLT là nhằm “đảm bảo mọi người, trong mọi thời điểm đều có thể tiếp dận dễ dàng với nguồn lương thực an toàn nhằm đảm bảo sống và sinh hoạt bình thường thì có thể phân loại các chính sách dành cho ANLT là gồm các nhóm chính sách sau:

(1) Nhóm chính sách về đảm bảo khả năng cung ứng lương thực gồm:

- Chính sách Quy hoạch đất đai, diện tích, chủng loại gieo trồng cây lương thực;

- Chính sách hỗ trợ sản xuất lương thực.

(2) Nhóm chính sách nhằm tăng cường khả năng tiếp cận lương thực gồm:

- Chính sách lao động - việc làm, tăng thu nhập;

- Các chính sách hỗ trợ, trợ cấp lương thực và trợ cấp thu nhập.

- Xây dựng kênh phân phối lương thực.

(3) Nhóm chính sách tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm.

(4) Các chính sách đối phó khi xảy ra khủng hoảng lương thực.

3.1.1. Nhóm chính sách về đảm bảo khả năng cung ứng lương thực


3.1.1.1. Chính sách quy hoạch đất đai, diện tích, chủng loại gieo trồng cây lương thực

Trong nông nghiệp, có thể nói đất là yếu tố quan trọng hàng đầu do đó rất được sự quan tâm của chính phủ Việt Nam. Nội dung cơ bản của chính sách đất nông nghiệp của Nhà nước Việt Nam hiện nay thể hiện qua chế độ sở hữu đất nông nghiệp, chính sách giá đất của Nhà nước, chính sách tích tụ và tập trung đất nông nghiệp, chính sách thuế đất nông nghiệp và chính sách bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp. Chế độ sở hữu đất đai của Việt Nam chia ra làm quyền sở hữu và quyền sử dụng. Quyền sở hữu đất thuộc về Nhà nước (đại diện cho toàn dân). Nhà nước vừa đóng vai trò cơ quan quản lý hành chính công đối với đất đai, vừa đóng vai trò chủ sở hữu đất, có quyền quyết định thu hồi quyền sử dụng đất của nông dân, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp và giao đất nông nghiệp đã được chuyển mục đích sử dụng cho tổ chức và cá nhân không phải là nông dân, quy định giá thu hồi đất nông nghiệp. Quyền sử dụng đất nông nghiệp thuộc về người nông dân nhưng chỉ giới hạn trong việc sử dụng đất cho mục đích nông nghiệp, người nông dân không được tự ý chuyển mục đích sử dụng đất sang lĩnh vực khác. Mục tiêu của các chính này này nhằm đảm bảo việc sử dụng hợp lý và quản lý đất đai nói chung. Trong lĩnh vực nông nghiệp, Nhà nước ban hành các quy định về quy hoạch sử dụng nguồn đất. Có thể kể đến các văn bản sau:

Luật Đất đai: Thời kỳ sau năm 1986, Luật đất đai được ban hành lần đầu tiên năm 1987 xác định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước giao đất cho các nông trường, lâm trường, xí nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân để sử dụng ổn định, lâu dài”. Năm 1993, Luật Đất đai mới thay thế cho Luật Đất đai năm 1987 quy định “đất đai thuộc sở hữu toàn dân, quyền sử dụng đất thuộc về người sử dụng đất”. Năm 2003, Luật Đất đai 1993 được thay thế bằng Luật Đất đai 2003, kế thừa các quy định của Luật Đất đai năm 1993 và mở rộng hơn quyền cho người sử dụng đất nông nghiệp là hộ gia đình và cá nhân gồm các vấn đề như thời hạn sử dụng đất đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm là 20 năm, đối với đất trồng cây lâu năm là 50 năm; hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 3 héc ta đối với mỗi loại đất. Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 10 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá 5 héc ta. Luật cũng mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đáp ứng yêu cầu tích tụ đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại phù hợp với đường lối phát triển nông nghiệp, nông thôn. Cho phép hộ gia đình, cá nhân tích tụ với diện tích lớn hơn (không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp). Luật quy định cụ thể và đầy đủ từ việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư bảo đảm một cách công khai, minh bạch và quyền lợi của người có đất thu hồi, đồng thời khắc phục một cách có hiệu quả những trường hợp thu hồi đất mà không đưa vào sử dụng, gây lãng phí, trong khi nông dân lại không có đất để sản xuất. Luật này cũng quy định những trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp tại Điều 36, theo đó, khi chuyển đất nông nghiệp sang đất phi

nông nghiệp phải xin phép cơ quan có thẩm quyền và thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước. Đối với các đất trồng cây nông nghiệp hàng năm mà không được sử dụng trong thời gian từ 12 tháng trở lên sẽ bị thu hồi theo Điều 38 của Luật Đất đai 2013.

Năm 1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/CP ngày 27/9/1993 về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Nghị định này đã xác định các vùng đất được giao cho mục đích sản xuất nông nghiệp, thời hạn và diện tích giao. Tháng 10 năm 2001, chính phủ ban hành Nghị định số 68/2001/NĐ-CP nội dung nêu các quy định về thẩm quyền và các căn cứ việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Quốc hội khóa 13 đã ra Nghị quyết số 17/2011/QH13 ngày 22/11/2011 về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) cấp quốc gia. Theo đó, đến năm 2020, diện tích đất nông nghiệp cả nước là 26,732 triệu ha, diện tích đất trồng lúa là 3,812 triệu ha (14,26%), diện tích đất chuyên trồng lúa nước 2 vụ trở lên là 3,222 triệu ha (12,1%).

Năm 2012, ban hành Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. Theo đó, đến năm 2020, Đất sản xuất nông nghiệp năm 2020 là 9,59 triệu ha, trong đó đất lúa 3,812 triệu ha. Như vậy giữa 2 văn bản quy hoạch đất đai của Quốc hội và Chính phủ đã có những sự khác nhau khi xác định tổng diện tích đất nông nghiệp là khác nhau nhưng diện tích trồng lúa vẫn bằng nhau.

Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 về chiến lược phát triển bền vững giai đoạn 2011-2020 đưa việc đảm bảo ANLT vào định hướng ưu tiên: “Đảm bảo an ninh lương thực trên cơ sở bảo vệ 3,8 triệu hecta diện tích đất lúa, đảm bảo nguồn cung lương thực, nhu cầu dinh dưỡng và khả năng tiếp cận lương thực của người dân”.

Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 05/11/2012 quy định về quản lý, sử dụng đất trồng lúa tại các vùng trồng lúa trên cả nước, nghị định này cũng nhắc đến điều kiện và thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa. Ngoài ra, nghị định còn nhắc đến mức hỗ trợ tiền mặt nhằm bảo vệ và phát triển diện tích đất trồng lúa: Hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất chuyên trồng lúa nước và 100.000 đồng/ha/năm trên đất lúa khác trừ đất lúa nương tự mở rộng không theo quy hoạch. Đối với các trường hợp thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh hoặc với các trường hợp khai hoang, cải tạo đất sử dụng đất nhằm mục đích canh tác nông nghiệp Nghị định này cũng đưa ra mức hỗ trợ trên tỷ lệ chi phí bỏ ra.

Nghị quyết 63/NQ-CP ngày 23/12/2009 về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đã đưa quy hoạch đất lúa và lương thực khác vào nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cần thực hiện: “Đến năm 2020, bảo vệ quỹ đất lúa 3,8 triệu ha để có sản lượng 41 - 43 triệu tấn lúa đáp ứng tổng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu khoảng 4 triệu tấn gạo/năm; tăng diện tích trồng ngô lên 1,3 triệu ha, sản lượng 7,5 triệu tấn; diện tích trồng cây ăn quả 1,2 triệu ha, sản lượng 12 triệu tấn; rau các loại 1,2 triệu ha, sản lượng 20 triệu tấn”.

Năm 2015, Chính phủ tiếp tục đưa ra Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 về quản lý, sử dụng đất trồng lúa thay thế Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 về quản lý và sử dụng đất trồng lúa và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2015. Nghị định 35/2015/NĐ-CP có sự thay đổi về mức hỗ trợ so với Nghị định 42/2012/NĐ-CP. Cụ thể: nâng mức hỗ trợ từ 500.000 đồng lên hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước và từ 100.000 đồng lên hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa khác, trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa. Đối với trường hợp đất khai hoang, theo Nghị định trước đây sẽ hỗ trợ theo tỷ lệ chi phí mà tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đã bỏ ra thì theo Nghị định mới sẽ hỗ trợ tiền mặt 10.000.000

đồng/ha đất trồng lúa, hỗ trợ 5000.000 đồng/ha đối với đất trồng lúa nước được cải tạo từ đất trồng lúa 1 vụ hoặc đất nông nghiêp khác.

Trọng tâm chung của các chính sách kể trên là đảm bảo sử dụng đất trồng lương thực theo định hướng chính phủ mà chủ yếu là lúa nhằm đảm bảo khả năng tự cung lương thực. Mục tiêu các chính sách đặt ra là giữ 3,8 triệu ha đất trồng lúa để đảm bảo sản lượng 41 đến 32 triệu tấn lúa đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu khoảng 4 triệu tấn gạo/năm ngoài ra tăng diện tích và sản lượng các cây lương thực khác và rau màu. Luật Đất đai cũng quy định trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc bảo vệ diện tích đất nông nghiệp bằng quy định: khi nông dân muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì phải xin phép cấp có thẩm quyền. Điều này góp phần kiểm soát quá trình đô thị hóa. Một số nội dung chính trong chính sách này như: hạn chế tối đa việc chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp trừ cho mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phải được phê duyệt. Đưa ra phương án hỗ trợ, khuyến khích việc khai hoang, bảo vệ và phát triển đất trồng lúa. Hỗ trợ nông dân khi lúa bị hư hỏng bởi dịch bệnh tự nhiên, hỗ trợ cho việc khai hoang, cải tạo đất lúa.

3.1.1.2. Chính sách hỗ trợ sản xuất lương thực


Nhằm duy trì lượng cung lương thực nhất thiết đòi hỏi phải tăng cường trình độ sản xuất và áp dụng khoa học kỹ thuật. Hiện nay, Việt Nam định hướng sản xuất lương thực không những nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Do vậy, nhóm chính sách này hướng đến mục tiêu tăng cường trình độ sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh cơ giới hóa, thủy lợi hóa, hóa học hóa.

Điển hình cho nhóm chính sách này là các chính sách nhằm phát triển cơ sở hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm các hệ thống thủy lợi, hệ thống đường bộ, đầu tư cho nghiên cứu khoa học nông nghiệp. Một số văn bản chính sách về cơ sở hạ tầng nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói

riêng là: Pháp lệnh số 32/2001/PL-UBTVQH10 ngày 04/04/2001 về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; Quyết định số 1590/QĐ-TTg ngày 09/10/2009 về phê duyệt chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam. Các chính sách này nhằm tăng cường hệ thống thủy lợi điều tiết lượng nước, củng cố đê điều, phục vụ nhu cầu dân sinh và sản xuất nói chung. Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 được Chính phủ phê duyệt cũng đưa vào nội dung Phát triển cơ sở hạ tầng tại Nội dung số 02: Hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng. Đến năm 2020, có 77% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 3 về thủy lợi.

Hệ thống khuyến nông được tổ chức từ Trung ương đến địa phương có chức năng hướng dẫn kỹ thuật, tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn về chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, kiến thức sản xuất an toàn, hợp tác xã nông nghiệp… Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là các hoạt động khuyến nông được thực hiện bởi các trung tâm khuyến nông, cán bộ khuyến nông ở các cấp. Các lớp đào tạo ngắn hạn nhằm tập huấn kỹ năng cho người nông dân được tổ chức thường xuyên và định kỳ theo kế hoạch của các địa phương. Các tài liệu, thông tin về sản xuất nông nghiệp được cung cấp về các xã, phường, được phổ biến cho người nông dân thông qua hội nông dân và các hợp tác xã. Hiện tại, tất cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã có Trung tâm khuyến nông hoặc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư.

Trong giai đoạn 1992 – 2008, Chương trình khuyến nông sản xuất lúa lai F1 đã hướng dẫn, chuyển giao công nghệ sản xuất hạt lai thông qua mô hình cho nông dân ở 26 tỉnh thành phố, diện tích lúa lai F1 tăng từ 173ha (năm 1992) lên 1.500ha những năm 2006-2008, năng suất hạt giống từ 300kg/ha (1992) lên 2.500kg/ha những năm 2000. Giá thành hạt giống trong nước bằng 60% so với giống nhập khẩu, tự túc được khoảng 25% nhu cầu hạt giống lúa lai.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 25/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí