giao dịch, chi phí đi lại trong mua bán lương thực, tăng thu nhập cho người dân…
- Chính sách đảm bảo vệ sinh an toàn lương thực, thực phẩm: đảm bảo lương thực dành cho ăn uống là có lợi cho sức khỏe con người.
- Chính sách dự trữ và xuất khẩu lương thực: nhằm dự trữ lương thực dư thừa cho sản xuất nhằm đối phó khi mất mùa, mở rộng thị trường ra nước ngoài nhằm tiêu thụ lượng sản phẩm dư thừa.
- Chính sách đối phó khi xảy ra khủng hoảng lương thực: các biện pháp tạm thời và khẩn cấp giúp giải quyết nhanh chóng khủng hoảng lương thực, ổn định kinh tế - xã hội khỏi những cú sốc của thị trường.
1.2.4. Tổ chức thực hiện chính sách đảm bảo ANLT quốc gia
1.2.4.1. Xây dựng bộ máy
Bất cứ chính sách nào cũng cần có bộ máy tổ chức thực hiện thì mới phát huy được tác dụng trong thực tế. Thành công của một chính sách kinh tế
- xã hội phụ thuộc rất nhiều vào năng lực hoạt động của bộ máy và cán bộ thực hiện chính sách. Thông thường, các cơ quan trong bộ máy hành pháp sẽ gánh trách nhiệm chính trong thực hiện chính sách công. Nếu bộ máy thực hiện chính sách quan liêu, hoạt động kém hiệu lực và hiệu quả, nếu các cán bộ công chức thiếu năng lực, trách nhiệm và trong sạch thì việc thực hiện chính sách sẽ khó khăn, bóp méo các mục tiêu của chính sách hoặc thực hiện sai chính sách.
1.2.4.2. Triển khai thực hiện chính sách đảm bảo ANLT quốc gia
Có thể bạn quan tâm!
- Chính sách đảm bảo an ninh lương thực của Việt Nam - 1
- Chính sách đảm bảo an ninh lương thực của Việt Nam - 2
- Cơ Sở Lý Luận Về Chính Sách Đảm Bảo An Ninh Lương Thực
- Chính Sách Đảm Bảo An Ninh Lương Thực Của Một Số Quốc Gia Và Bài Học Cho Việt Nam
- Tổng Quan Các Chính Sách Về Đảm Bảo Anlt Của Việt Nam
- Nhóm Chính Sách Về Đảm Bảo Khả Năng Cung Ứng Lương Thực
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Sau khi các kênh thông tin được thiết lập, cơ quan thực hiện chính sách cần sử dụng các kênh này để phổ biến chính sách. Những thông tin về chính sách phải được phổ biến không chỉ đến các đối tượng của chính sách, những người thực thi chính sách, mà cả những thành phần có liên quan: các cơ quan phối hợp thực hiện chính sách, các tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền địa phương…
Những thông tin cần thiết phục vụ cho việc thực hiện chính sách bao gồm: văn bản chính sách, các quy định của pháp luật liên quan đến chính sách và thực thi chính sách; các quyết định thành lập bộ máy thực hiện chính sách và bổ nhiệm các cá nhân chịu trách nhiệm; tiêu chuẩn, chế độ dành cho những người tham gia thực hiện chính sách; phân bổ các nguồn lực cho thực hiện chính sách... Những thông tin về quá trình thực hiện chính sách, kể cả những vấn đề phát sinh cũng cần được cung cấp cho những người tham gia thực hiện chính sách.
Thực chất thực hiện chính sách là tiến hành triển khai các giải pháp thực hiện mục tiêu của chính sách. Việc thực hiện các giải pháp chính sách liên quan đến bộ phận nào thì những người có trách nhiệm phải giao nhiệm vụ cụ thể cho các cá nhân và bộ phận đó. Để thực hiện được các nhiệm vụ được giao, các cá nhân và bộ phận phải được giao các nguồn lực cần thiết: tài liệu, tiền, xe cộ, các phương tiện vật chất khác...
Cần lưu ý, việc giao nhiệm vụ cho các cá nhân, bộ phận và các nguồn lực cần thiết đi kèm phải phù hợp với các quy định của pháp luật. Đồng thời, phải tính đến yêu cầu sử dụng các nguồn lực hiệu quả. Tuy nhiên, những quy định của pháp luật không phải khi nào cũng phù hợp với thực tế. Vì vậy, việc kiến nghị sửa đổi những quy định của pháp luật không còn phù hợp là cần thiết.
1.2.4.3. Thanh tra, kiểm tra
Để đánh giá đúng việc thực hiện chính sách, những người chịu trách nhiệm cần phải kiểm tra trên thực địa. Việc kiểm tra cần được thực hiện thường xuyên, không cần thông báo trước. Việc trao đổi tình hình với các cán bộ tham gia thực hiện chính sách trên thực địa, với các đối tượng chịu sự tác động của chính sách cần được thực hiện công khai, thiết thực. Tuy nhiên, việc trao đổi trực tiếp của những người chịu trách nhiệm thực hiện chính sách có
nhiều ưu điểm nhưng không phải lúc nào cũng đầy đủ, chính xác. Do đó, việc kiểm tra thực địa cần phải kết hợp với các kênh thông tin khác.
Phân tích tình hình thực hiện chính sách của cơ quan thực hiện chính sách là cần thiết nhưng chưa đủ vì nó mang nặng tính chủ quan của các nhà quản lý. Vì vậy, cần phải tổ chức trao đổi, đánh giá việc thực hiện chính sách. Thành phần tham gia trao đổi bao gồm cơ quan thực hiện chính sách, các cơ quan phối hợp, các chuyên gia… và đặc biệt là các đối tượng chịu sự tác động của chính sách.
Trong hoặc sau giai đoạn tổ chức thực thi chính sách, nội dung trao đổi, đánh giá việc thực hiện chính sách là xem xét, đánh giá kết quả hoạt động của các cơ quan tổ chức thực thi chính sách và các tác động chính sách nhằm hoàn thiện hoạt động của bộ máy tổ chức thực thi chính sách, phát hiện những bất cập của chính sách.
1.2.4.4. Đánh giá, điều chỉnh và tổng kết chính sách
Sau quá trình thực hiện chính sách, toàn bộ những ưu, nhược điểm của chính sách và tổ chức thực hiện chính sách được bộc lộ. Hoạt động đánh giá chính sách cho phép các nhà hoạch định, các cơ quan có thẩm quyền quyết định thông qua và ban hành chính sách, các cơ quan tổ chức thực hiện chính sách có cơ sở điều chỉnh, hoàn thiện chính sách và tổ chức thực hiện chính sách trong chu trình mới.
Qua đánh giá chính sách và tổ chức thực hiện chính sách có thể phát hiện những ưu nhược điểm trong bản thân chính sách hoặc trong quá trình thực hiện. Khi đó cần phải tiến hành điều chỉnh chính sách. Việc điều chỉnh chính sách có thể diễn ra ở một số nội dung hoặc ở tất cả các giai đoạn của quá trình chính sách, dẫn đến có nhiều loại điều chỉnh khác nhau đối với một chính sách. Chẳng hạn có thể điều chỉnh mục tiêu chính sách, điều chỉnh các giải pháp chính sách, điều chỉnh về tổ chức thực hiện chính sách, người chịu trách nhiệm chính...
Tổng kết chính sách là đánh giá toàn bộ chu trình chính sách: từ hoạch định và thể chế hóa chính sách; triển khai, thực hiện chính sách và điều chỉnh chính sách. Việc tổng kết phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Đánh giá được ưu điểm của chính sách, trên tất cả các phương diện: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường… Các ưu điểm này sẽ được đo lường bằng các tiêu chí: tính phù hợp, tính hệ thống, tính hiệu lực, hiệu quả của chính sách…
- Đánh giá đầy đủ các nhược điểm của chính sách. Để đánh giá các nhược điểm của chính sách và việc tổ chức thực hiện chính sách, cần xem xét kỹ chi phí, thời gian thực hiện chính sách; những mâu thuẫn xã hội nảy sinh khi thực hiện chính sách; những tiêu cực xảy ra trong quá trình thực hiện chính sách...
- Các nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến thực hiện chính sách. Xác định đúng những nhân tố khách quan và chủ quan để làm rõ nguyên nhân của các ưu điểm, nhược điểm của chính sách và việc tổ chức thực hiện chính sách nhằm rút kinh nghiệm cho chu trình chính sách tiếp theo.
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách đảm bảo ANLT quốc gia
Đối với mỗi chính sách khi ban hành đều có những tác động nhất định đến xã hội và chịu sự ảnh hưởng của một số nhân tố khác, có thể chia làm 2 loại: nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan.
Nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến chính sách bao gồm:
- Chất lượng nhân lực tham gia hoạch định, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát chính sách. Đây là yếu tố có vai trò quyết định đến kết quả tổ chức thực thi chính sách. Nguồn nhân lực chủ yếu là các cán bộ, công chức và nhân viên đang hoạt động tại các cơ quan của Nhà nước về nông nghiệp đóng vai trò trực tiếp tham gia dự thảo chính sách, tổ chức thực hiện chính sách. Năng lực cán bộ thường được đo bằng đạo đức công vụ, trình độ đào đào tạo chuyên môn, năng lực thực tế, năng lực tổ chức… Nếu năng lực của đội ngũ
cán bộ tốt các mục tiêu chính sách sẽ đạt được, chính sách được thực thi một cách có hiệu quả; quá trình giám sát, kiểm tra chính sách được thực hiện khách quan nên sẽ kịp thời điều chỉnh chính sách phù hợp.
- Nguồn lực tài chính: Nguồn tài chính chủ yếu cung cấp cho chính sách đảm bảo ANLT chủ yếu từ ngân sách nhà nước thu từ thuế. Ngoài ra còn có một phần từ các viện trợ phát triển chính thức từ một số quốc gia và tổ chức thế giới. Nguồn ngân sách lớn là cơ sở để Nhà nước có các biện pháp chính sách phù hợp và có điều kiện thực hiện các biện pháp hỗ trợ các đối tượng cao hơn. Ví dụ nguồn ngân sách của chính phủ Mỹ rất lớn là cơ sở để nước này thực hiện các chính sách cho vay vốn đầu tư thiết bị công nghệ cao đối với người nông dân tạo hiệu quả sản xuất cao một cách nhanh chóng, tạo ra năng suất cao và chất lượng sản phẩm ưu việt.
- Tính chất của vấn đề chính sách ANLT: các chính sách đảm bảo ANLT nhằm giải quyết các vấn đề khác nhau trong việc đảm bảo ANLT. Những vấn đề mang tính chất lâu dài như nâng cao nguồn nhân lực trong nông nghiệp hay cải thiện cơ sở hạ tầng đòi hỏi thời gian thực hiện lâu dài, lượng vốn lớn. Những vấn đề mang tính chất cấp bách như cứu trợ lương thực cho các vùng xảy ra thiên tai lại đòi hỏi việc thực thi chính sách nhanh chóng, huy động gấp các nguồn lực sẵn có. Như vậy, tính chất của vấn đề chính sách đảm bảo ANLT là một nhân tố tác động đến quá trình ban hành và tổ chức thực thi một chính sách.
Nhân tố khách quan ảnh hưởng đến chính sách đảm bảo ANLT gồm:
- Cơ chế thị trường: Cơ chế kinh tế này cho phép mở rộng quy mô huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực cho sản xuất và chế biến lương thực, từ đó đảm bảo nguồn cung lương thực và cơ hội tiếp cận lương thực cho người dân. Tuy nhiên, cơ chế thị trường cũng có không ít khuyết tật, ảnh hưởng xấu đến an ninh lương thực. Trong cơ chế thị trường, theo đuổi lợi nhuận làm cho vệ sinh an toàn lương thực, thực phẩm có thể không được đảm
bảo; cung - cầu lương thực thường xuyên mất cân đối… từ đó đe dọa an ninh lương thực.
- Môi trường kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế: đây là những nhân tố thuộc về tình hình kinh tế - xã hội, cơ sở vật chất, quan hệ kinh tế - chính trị trong nước và quốc tế. Nếu tình hình kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế ổn định sẽ thuận lợi cho việc dự báo, hoạch định chính sách phù hợp và thuận lợi cho quá trình thực thi chính sách. Nếu các yếu tố này bất ổn ví dụ như xảy ra chiến tranh, bao vây cấm vận về kinh tế, sẽ dẫn đến việc thực thi chính sách đảm bảo ANLT gặp nhiều khó khăn.
- Mối quan hệ giữa các chủ thể thực thi chính sách và đối tượng chính sách: nếu một chính sách đảm bảo ANLT được đưa ra đồng thuận với lợi ích của các đối tượng mà nó tác động thì hiệu quả chính sách được tăng lên. Ngược lại, khi chính sách đưa ra là tác động có lợi lên đối tượng này nhưng gây thiệt hại cho đối tượng khác sẽ dẫn đến mâu thuẫn lợi ích giữa các chủ thể và sẽ tạo ra trở lực tác động đến hiệu quả chính sách. Ví dụ việc miễn thủy lợi phí, miễn thuế cho nông dân sẽ có lợi cho nông dân nhưng lại ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách và gây sự phản đối của các nhóm ngành nghề khác không được miễn thuế.
- Nhóm lợi ích: tập hợp các đối tượng có chung lợi ích càng được tổ chức khăng khít càng tạo ra tiềm lực lớn và sẽ có tác động đến việc thực thi chính sách, làm kết quả hoạch định chính sách có lợi cho đối tượng này. Ví dụ hiệp hội các doanh nghiệp chế biến lương thực là một nhóm lợi ích lớn, có tiếng nói, có tác động mạnh mẽ lên chính sách, đòi hỏi đảm bảo quyền lợi cho họ. Những người nông dân canh tác nhỏ lẻ cũng có lợi ích nhưng không tổ chức thành nhóm và thường có ít tiếng nói, không có khả năng tham gia vào hoạch định chính sách và thường trở nên yếu thế trong việc đòi hỏi quyền lợi. Do vậy cả trong hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách thường nghiêng
theo hướng có lợi hơn cho nhóm lợi ích lớn, các chính sách bảo vệ quyền lợi cho các nhóm này thường được thực hiện có hiệu quả hơn.
- Tính chất địa lý, khí hậu, đất đai riêng có của mỗi quốc gia: đây là nhóm yếu tố có tác động rất lớn đến nông nghiệp nói chung và đảm bảo ANLT. Địa lý thuận lợi dẫn đến giao thông dễ dàng và các yếu tố sản xuất và sản phẩm đầu ra được di chuyển dễ dàng giữa các địa phương. Khí hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ sẽ là các yếu tố thuận lợi và giúp giảm chi phí trong sản xuất lương thực. Do đó, các yếu tố này cũng tác động nhằm nâng cao hiệu quả hoặc kìm hãm các chính sách đảm bảo ANLT của mỗi quốc gia.
1.2.6. Các tiêu chí đánh giá chính sách đảm bảo ANLT
Tiêu chí 1: Tính phù hợp của chính sách
Là đánh giá sự phù hợp giữa chính sách được đưa ra so với vấn đề của chính sách cần giải quyết, sự phù hợp của chính sách trong đảm bảo các mục tiêu vĩ mô.
Tiêu chí 2: Tính hiệu lực của chính sách
Hiệu lực của một quyết định quản lý công là kết quả đạt được trong việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức. Như thế, tính hiệu lực bao gồm hai phần: mức độ tuân thủ thực hiện các quy định và kết quả đạt được. Hiệu lực có thể diễn đạt là khả năng tác động của một chính sách vào đối tượng mà nó điều chỉnh. Một chính sách đưa ra được các đối tượng mà nó điều chỉnh tuân thủ thực hiện ta gọi là chính sách phát huy hiệu lực. Ngược lại, khi chính sách đưa ra không tác động được đến các đối tượng mà nó hướng đến, các đối tượng không biết về chính sách, hoặc không tuân thủ việc thực hiện chính sách ta nói chính sách không có hiệu lực.
Tiêu chí 3: Tính hiệu quả của chính sách
Để đánh giá tính hiệu quả chính sách cần dựa trên đánh giá: chính sách có đạt được mục tiêu theo từng giai đoạn cụ thể hay không; chính sách có duy
trì được sự phát triển bền vững hay không, và chính sách có thích ứng được với sự thay đổi của môi trường hay không. Đây là một tiêu chí khó đánh giá do việc thu thập dữ liệu qua các giai đoạn thời gian gặp nhiều khó khan, đòi hỏi quan sát chính sách khoảng thời gian dài. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, tác giả chỉ phân tích hiệu quả chính sách dựa trên việc nhìn nhận việc đạt được mục tiêu tính đến thời điểm hiện tại.
Tiêu chí 4: Tính công bằng của chính sách
Tính công bằng của chính sách thể hiện ở chỗ thông qua chính sách, Nhà nước thực hiện được việc phân phối lại các nguồn lực hoặc thành quả giữa các tầng lớp dân cư, đồng thời trợ giúp được cho các đối tượng dễ bị tổn thương nhằm khắc phục được bất bình đẳng về cơ hội tiếp cận giữa các nhóm xã hội. Tính công bằng của chính sách còn thể hiện ở sự phân bổ hợp lý các chi phí và lợi ích, các quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia hoạch định, thực thi chính sách và các nhóm đối tượng liên quan đến chính sách.
Chính sách hợp lý cần phân chia các nhóm đối tượng khác nhau để thực hiện đối xử nhằm đảm bảo công bằng cả theo chiều ngang (giữa những nhóm đối tượng như nhau) và công bằng theo chiều dọc (giữa những nhóm đối tượng khác nhau).
Tiêu chí 5: Tính minh bạch của chính sách
Tính minh bạch của chính sách chỉ được đảm bảo khi: Quá trình ban hành và tổ chức thực hiện quyết định phải tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật. Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của các phương tiện thông tin đại chúng. Các thông tin liên quan đến chính sách và thực thi chính sách được công bố công khai, dễ tiếp cận đối với những đối tượng điều chỉnh trong các chính sách đó.
Tiêu chí 6: Tính hệ thống của chính sách