Chưa Quan Tâm Đến Vấn Đề Thanh Khoản Của Ngân Hàng


bố thông tin trên TTCK đã được quy định tương đối đầy đủ, song ở nước ta, các chủ thể có nghĩa vụ công bố thông tin không phải là không công bố thông tin mà công bố thông tin không kịp thời. Thứ hai là tâm lý đầu tư bầy đàn, đầu tư theo phong trào của các nhà đầu tư trong nước. Thứ ba là trình độ của nhà đầu tư chưa cao, chưa mang tính chuyên nghiệp và chưa có được các kỹ năng để có thể phân tích các thông tin thu thập được. Để có được cái nhìn toàn cảnh về TTCK thì nhà đầu tư không chỉ am hiểu lĩnh vực kinh tế vĩ mô mà cả kinh tế vi mô cũng như kỹ năng phân tích diễn biến thị trường trong ngắn hạn và dài hạn dựa trên nhiều công cụ khác nhau.

Việc căn cứ mức cổ tức cao để đánh giá giá trị cổ phiếu như thời gian qua chỉ mang tính nhất thời. Sau thời gian tăng trưởng nóng, thị trường đi vào giai đoạn trầm lắng và suy giảm, nhà đầu tư đã “bừng tỉnh”, khi đó việc thông tin cổ tức cao cũng không cứu được giá chứng khoán.

2.2.4.2 Chưa quan tâm đến vấn đề thanh khoản của ngân hàng

Thanh khoản của ngân hàng được xem như khả năng tức thời để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết. Thanh khoản là vấn đề đáng quan tâm và rất quan trọng của hệ thống ngân hàng, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi Ngân hàng Nhà nước đang thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát.

Trong thời gian qua, mức chi trả cổ tức hay tỷ lệ lợi nhuận dùng để chi trả cổ tức của các ngân hàng niêm yết tương đối cao, chủ yếu là chi trả bằng tiền mặt. Việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Đối với những ngân hàng có quy mô vốn lớn, năng lực tài chính mạnh, khả năng quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro thanh khoản nói riêng tốt thì sự tác động của việc chi trả cổ tức cao bằng tiền mặt đến khả năng thanh khoản của ngân hàng là ít, nhưng đối với những ngân hàng có quy mô vốn nhỏ, năng lực tài chính yếu thì sự tác động của việc chi trả cổ tức cao bằng tiền mặt đến khả năng thanh khoản của ngân hàng là rất lớn, đặc biệt là những ngân hàng khả năng quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro thanh khoản nói riêng kém.


Trong tình hình nền kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn như hiện nay: lạm phát tăng cao, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ “chặt chẽ - thận trọng”,... thì việc các ngân hàng chi trả cổ tức bằng tiền mặt cao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến dòng tiền và khả năng thanh khoản của các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng có quy mô vốn vừa và nhỏ, năng lực tài chính còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân của tình trạng này là do việc tiếp cận các nguồn vốn vay sẽ gặp nhiều khó khăn cũng như khả năng huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cư sẽ bị giảm sút.

Cụ thể, việc dùng vài trăm tỷ đồng để chi trả cổ tức hàng năm của các ngân hàng có quy mô vốn nhỏ như HBB, NVB, SHB trong điều kiện Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ “chặt chẽ - thận trọng” sẽ gây áp lực đáng kể đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng này. Ngoài ra, áp lực tăng vốn điều lệ cùng với những biện pháp điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước theo hướng thắt chặt sẽ làm suy giảm khả năng sinh lợi của ngân hàng. Nếu các ngân hàng này không có những chính sách cổ tức hợp lý thì điểm yếu thanh khoản sẽ ngày càng lộ rõ và ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

2.2.4.3 Chưa có quan điểm dài hạn trong xây dựng chính sách cổ tức

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Xem xét báo cáo thường niên của các ngân hàng niêm yết có thể thấy hầu như chưa có định hướng dài hạn trong xây dựng chính sách cổ tức, các ngân hàng thường xây dựng kế hoạch kinh doanh và chính sách cổ tức trong vòng 3 năm. Nội dung về chính sách cổ tức đều là: “Chính sách cổ tức căn cứ kết quả kinh doanh của ngân hàng và được Đại hội đồng cổ đông thông qua” hoặc “Cổ tức năm nay đảm bảo tối thiểu bằng cổ tức năm trước”.

Đa phần các ngân hàng hoạt động hiệu quả đều có chính sách trả cổ tức bằng tiền mặt ở mức cao trong những năm qua, phổ biến từ 10% 20%/Mệnh giá cổ phần và chiếm khoảng từ 50% 85% của lợi nhuận sau thuế. Trong điều kiện thị trường chứng khoán chưa phát triển thì mức cổ tức nói trên đã làm cho các cổ đông tăng lòng tin và sự phấn khởi vào ban điều hành, cổ phiếu có tính thanh khoản cao và đi kèm với việc gia tăng giá trị cổ phiếu.

Chính sách cổ tức cho các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp - 9


Tuy nhiên việc thanh toán cổ tức bằng tiền mặt ở mức cao có những hạn chế:

Chia cổ tức bằng tiền mặt cao sẽ ảnh hưởng đến nguồn tiền mặt dự trữ của ngân hàng, làm suy giảm khả năng thanh khoản của ngân hàng do tiền mặt là nguồn dự trữ thanh khoản quan trọng của ngân hàng khi khó khăn thanh khoản xảy ra, làm gia tăng nguy cơ ngân hàng xảy ra tình trạng mất thanh khoản.

Ảnh hưởng đến khả năng nắm bắt các cơ hội đầu tư. Trong thực tế, việc cân đối luồng tiền cho hoạt động của ngân hàng làm đau đầu các nhà quản trị ngân hàng. Khi xuất hiện cơ hội đầu tư và cần triển khai ngay thì ngân hàng cần một lượng vốn để giải ngân nhưng kế hoạch cho luồng tiền đầu tư phát sinh này chưa có. Trong khi việc chi trả cổ tức lại căn cứ vào kế hoạch chi trả đã được Đại hội đồng cổ đông hay Hội đồng quản trị thông qua. Vì vậy, việc chi trả cổ tức cao trùng với thời điểm cần giải ngân vốn cho các cơ hội đầu tư sẽ ảnh hưởng đến khả năng nắm bắt các cơ hội đầu tư và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Khi lượng tài sản có tính thanh khoản cao còn lại sau khi chi trả cổ tức cho cổ đông không đủ đảm bảo các nghĩa vụ thanh toán đến hạn cho khách hàng thì bắt buộc ngân hàng phải vay các ngân hàng khác hoặc bán bớt các tài sản “Có” khác để đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng. Trong trường hợp này, ngân hàng sẽ phải chịu chi phí vay nợ với lãi suất cao hoặc chi phí bán tài sản dẫn đến lợi nhuận của ngân hàng sụt giảm.

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán đang phát triển như hiện nay thì việc chi trả cổ tức bằng tiền ở mức cao sẽ còn ít ý nghĩa với các cổ đông và các nhà đầu tư. Các ngân hàng Việt Nam mà trụ cột là các ngân hàng niêm yết, trước làn sóng cạnh tranh của xu thế hội nhập, cần có một tầm nhìn và một chiến lược dài hạn hơn. Tốc độ tăng trưởng về quy mô vốn, tổng tài sản, lợi nhuận, hệ thống mạng lưới… của các ngân hàng Việt Nam trong những năm qua là tương đối cao. Tuy nhiên, xét về đồng vốn, về quy mô hoạt động, về thị phần, về uy tín thương hiệu thì các ngân hàng Việt Nam vẫn còn quá bé nhỏ so với các ngân hàng của các quốc gia trong khu


vực và trên thế giới. Với vai trò là đầu tàu trong sự phát triển của nền kinh tế, các ngân hàng Việt Nam nói chung và các ngân hàng niêm yết nói riêng cần phải mạnh mẽ hơn, được trang bị tốt hơn về các mặt khi ra đấu trường quốc tế. Để làm được điều này, chính sách phân phối lợi nhuận của các ngân hàng cần có sự thay đổi. Tích lũy để nâng cao năng lực tài chính, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả kinh doanh phải là một sự lựa chọn ưu tiên hơn thay vì chia cổ tức với một tỷ lệ cao.

2.2.4.4 Chưa có phương án sử dụng hiệu quả nguồn vốn Ngân hàng tăng quá mức do chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, bán cổ phần ưu đãi, cổ phiếu thưởng

Nhìn chung, từ năm 2008 đến nay, vốn điều lệ các ngân hàng niêm yết tăng rất mạnh. Tính riêng trong năm 2010, tổng vốn điều lệ của các ngân hàng niêm yết tăng tới 13.161 tỷ đồng tương đương tăng 24,99%. Nếu như cuối năm 2009, tổng vốn điều lệ của các ngân hàng niêm yết là 52.668 tỷ đồng thì đến cuối năm 2010 tổng vốn điều lệ đã tăng lên 65.829 tỷ đồng. Nguồn vốn điều lệ tăng thêm chủ yếu thông qua việc các ngân hàng bán cổ phần ưu đãi cho cổ đông, phát hành cổ phiếu thưởng hoặc bán cổ phần cho đối tác chiến lược. Nguyên nhân của việc tăng vốn điều lệ ở các ngân hàng là:

Các ngân hàng có quy mô nhỏ tăng vốn để đảm bảo mức vốn điều lệ tối thiểu theo quy định của ngân hàng nhà nước (NVB, SHB).

Tăng cường năng lực tài chính để gia tăng tính cạnh tranh với các ngân hàng trong nước và trên thế giới (ACB, EIB, STB).

Phát hành cổ phần cho cổ đông hiện hữu và cổ đông chiến lược sau giai

đoạn cổ phần hóa (CTG, VCB).

Xu hướng gia tăng vốn điều lệ của các ngân hàng niêm yết sẽ còn tiếp diễn trong các năm tới để đảm bảo mức vốn tối thiểu theo lộ trình của Ngân hàng Nhà nước cũng như nhằm nâng cao năng lực tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam so với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới do mức vốn điều lệ của các ngân hàng Việt Nam hiện nay theo đánh giá của các tổ chức phân tích kinh tế có uy tín trên thế giới là còn mỏng và yếu.


Tuy nhiên, việc chính sách cổ tức của các ngân hàng hướng đến sự gia tăng vốn điều lệ quá nhanh trong khi chưa có phương án sử dụng vốn hiệu quả đã làm giảm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Trong 8 ngân hàng niêm yết thì có một nửa số ngân hàng có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận thấp hơn tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ (xem hình 2.5). Điều này cho thấy hiệu quả kinh doanh của ngân hàng bị suy giảm và là một trong những bất cập trong việc lựa chọn chính sách cổ tức của các ngân hàng niêm yết.


90.00%

80.00%

70.00%

60.00%

50.00%

40.00%

30.00%

20.00%

10.00%

0.00%


ACB NVB SHB STB

Tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ năm 2010 Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận năm 2010


Hình 2.5: Tăng trưởng vốn điều lệ và tăng trưởng lợi nhuận các ngân hàng niêm yết

Nguồn: Tổng hợp Báo cáo thường niên các ngân hàng

2.2.4.5 Phát hành cổ phiếu thưởng quá nhiều

Cổ phiếu được chia theo cổ tức thường được gọi là cổ phiếu thưởng. Cổ phiếu thưởng không được coi là cổ tức thực sự bởi vì cổ tức này không được thanh toán bằng tiền. Việc thưởng cổ phiếu chỉ làm tăng số lượng cổ phiếu lưu hành mà các cổ đông nắm giữ. Chính vì thế, về bản chất, nó làm giảm giá trị của mỗi cổ phiếu sau khi chia. Thông thường cổ phiếu thưởng được chia theo một tỷ lệ nhất định.

Theo suy luận logic thông thường, cổ phiếu thưởng có thể: (i) không làm ảnh hưởng đến giá trị của công ty; hoặc (ii) làm tăng giá trị của công ty; hoặc (iii) làm


giảm giá trị của công ty. Quan niệm chuẩn về cổ phiếu thưởng là nó không làm thay đổi giá trị tài sản của nhà đầu tư cũng như của doanh nghiệp. Như vậy, cổ phiếu thưởng, thực chất, không có ảnh hưởng về mặt kinh tế. Và trên lý thuyết, việc xác định tỷ lệ chia càng cao thì giá trị cổ phiếu càng giảm và sẽ ảnh hưởng đến giá trị thị trường của số cổ phiếu ban đầu mà cổ đông nắm giữ. Tuy nhiên, thực tế thị trường lại có khác biệt rất lớn. Việc chia cổ phiếu thưởng sẽ tác động đến tâm lý được mua “rẻ” của số đông nhà đầu tư, dẫn đến các nhà đầu tư tìm cách mua cổ phiếu trước khi chia cổ phiếu thưởng đã làm cho cầu về cổ phiếu tăng cao. Hơn nữa, việc chia cổ tức bằng cổ phiếu được các nhà đầu tư Việt Nam “diễn giải” là doanh nghiệp giữ lại lợi nhuận đạt được để tái đầu tư, cũng khiến cho kỳ vọng của nhà đầu tư về sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Các yếu tố này góp phần đẩy giá của cổ phiếu lên cao. Điều này đặc biệt đúng trong điều kiện Việt Nam thời gian qua, nơi các nhà đầu tư đầu tư theo phong trào và “mách nước” nhiều hơn là có sự phân tích kỹ càng nhiều yếu tố, và đặc biệt đúng trong ngắn hạn. Tuy nhiên, về lâu dài việc phát hành cổ phiếu thưởng tràn lan có thể dẫn tới làm giảm giá thị trường của cổ phiếu do nỗi lo về sự pha loãng cổ phiếu.

EIB là ngân hàng áp dụng chính sách thưởng cổ phiếu rất nhiều trong thời gian qua và thực hiện đều đặn hàng năm. Năm 2008, EIB thực hiện thưởng cổ phiếu với tỷ lệ lên đến 100:70,55, tức là cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu EIB sẽ được nhận thêm 70,55 cổ phiếu EIB mới. Thưởng cổ phiếu quá nhiều sẽ làm tăng vốn điều lệ của ngân hàng, nâng cao quy mô vốn của ngân hàng về mặt hình thức là chỉ tiêu vốn điều lệ, nhưng bên cạnh đó cũng làm gia tăng áp lực về chỉ tiêu thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) từ cổ đông. Vốn điều lệ tăng mạnh sẽ làm giảm mạnh thu nhập trên mỗi cổ phần và áp lực về lợi nhuận lên ban điều hành ngân hàng là rất lớn, đặc biệt đối với những ngân hàng tăng mạnh vốn điều lệ nhưng chưa có phương án sử dụng vốn hiệu quả thì áp lực này lại càng lớn hơn.

2.2.4.6 Chính sách thuế chưa khuyến khích ngân hàng giữ lại lợi nhuận

Thuế là nguồn thu chính của Chính phủ và là một trong những công cụ điều tiết vĩ mô thị trường. Chính sách thuế giai đoạn hiện nay như sau:


Đối với tổ chức có đăng ký kinh doanh thì thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động đầu tư vốn là 25% kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.

Đối với cá nhân thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ đầu tư vốn và thu nhập từ chuyển nhượng vốn tạm thời miễn thuế đến 31 tháng 12 năm 2009, sau thời điểm này thì thuế suất thuế TNCN đối với cổ tức bằng tiền mặt là 5%; thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn, cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng là 20%.

Tại phiên bế mạc kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 13 ngày 06/08/2011, nghị quyết về ban hành bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân đã được đa số các vị đại biểu nhấn nút thuận. Theo đó, với cổ tức được chia cho cá nhân từ đầu tư vào SGDCK và góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp (trừ cổ tức của các ngân hàng cổ phần, quỹ đầu tư tài chính, tổ chức tín dụng), Quốc hội đồng ý miễn thuế thu nhập cá nhân từ 1/8/2011 đến hết ngày 31/12/2012, riêng thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán của cá nhân (20% trên thu nhập hoặc 0,1% trên tổng giá trị chuyển nhượng), Quốc hội không chấp thuận miễn toàn bộ như đề nghị của Chính phủ mà quyết định chỉ giảm 50% trong thời gian từ 1/8/2011 đến hết ngày 31/12/2012.

Khi Ngân hàng có lợi nhuận, họ sẽ có hai lựa chọn, hoặc là chia cổ tức cho cổ đông nếu không có nhiều cơ hội kinh doanh, hoặc là giữ lại lợi nhuận để tìm kiếm các cơ hội đầu tư. Do đó, việc áp dụng một chính sách thuế cổ tức hợp lý cũng sẽ góp phần làm gia tăng giá trị ngân hàng, cũng là làm gia tăng giá trị cho nền kinh tế. Mức thuế chuyển nhượng vốn cao để tránh tình trạng đầu cơ và mua bán chứng khoán trong ngắn hạn tác động không tốt với thị trường chứng khoán. Nhưng đối với nhà đầu tư thì yêu cầu đặt ra là đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư bằng chất lượng hoạt động của ngân hàng chứ không hẳn là ưu đãi về thuế. Chính sách thuế TNCN trong thời gian qua đưa ra mức thuế suất khác biệt quá lớn giữa thuế suất của cổ tức bằng tiền mặt và thuế suất trên lãi vốn là không hợp lý, vô hình chung đã


đánh mất nguyên tắc công bằng về thuế và không định hướng cho ngân hàng chiến lược về chính sách cổ tức trong dài hạn, do đó:

Tạo sức ép tâm lý cho các ngân hàng phải xây dựng một chính sách chi trả cổ tức bằng tiền mặt cao để tạo lập và cố duy trì vị thế của mình trên thị trường, không định hướng cho các ngân hàng thấy được tầm quan trọng của tích lũy vốn qua thu nhập giữ lại để mở rộng quy mô và gia tăng khả năng cạnh tranh trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

Không định hướng cho nhà đầu tư thấy được TTCK là một thị trường “đầu tư” vốn chứ không phải là nơi để thực hiện “đầu cơ”, thông qua tạo lập cho họ nhận thức về tầm quan trọng của việc nâng cao giá trị doanh nghiệp, đảm bảo giá trị cổ phiếu mà họ đang nắm giữ. Khi chứng kiến sự tụt dốc và suy sụp của TTCK trong giai đoạn từ 2008 đến nay là một bằng chứng cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp, sự yếu kém kiến thức cơ bản về chứng khoán, về lý thuyết tài chính và khả năng phân tích giá trị doanh nghiệp đối với nhà đầu tư Việt Nam tham gia trên TTCK hiện nay.

Trong thời gian tới cần xây dựng chính sách thuế hiệu quả và công bằng hơn

đồng thời phù hợp với xu thế chung của thế giới.

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 12/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí