Kinh Nghiệm Phát Triển Du Lịch Một Số Thành Phố Nước Ngoài

Quảng Ninh đã có sự phát triển nhanh theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả; từng bước khẳng định thương hiệu, vị thế là một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước.

Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Ninh xác định việc đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở lưu trú là vấn đề quan trọng trong thu hút và “giữ chân” khách du lịch nên đã tập trung nâng cao chất lượng toàn diện hệ thống các cơ sở lưu trú phục vụ hoạt động du lịch. Tỉnh đã chú trọng đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng bộ, thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực đầu tư các sản phẩm du lịch mới hấp dẫn như: công viên Đại dương Hạ Long, Bảo tàng, Thư viện Quảng Ninh và những khách sạn mang thương hiệu quốc tế như: Wyndham, Royallotus, Novotel, Vinpearl... và trong thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã ưu tiên hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng giao thông để phát triển kinh tế - xã hội nói chung, du lịch nói riêng. Đến nay, một số công trình hạ tầng về giao thông và du lịch đã phát huy hiệu quả; tạo sự kết nối rộng và tác động trực tiếp đến các hoạt động du lịch. Trong đó phải kể đến các công trình giao thông trọng điểm mới được đưa vào khai thác cuối năm 2018, như: Cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long... Đây là các công trình trọng điểm có tác động, sức ảnh hưởng rất lớn đến du lịch Quảng Ninh, góp phần đưa du lịch Quảng Ninh cất cánh. Điều này thể hiện khá rõ thông qua sự phát triển của du lịch Quảng Ninh trong thời gian qua.

Mặc dù, thời gian qua, du lịch Quảng Ninh đã khai thác, phát huy được một số sản phẩm du lịch đặc trưng như: Tour tham quan Vịnh Hạ Long, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch biển, du lịch giải trí, du lịch văn hoá, lễ hội, tâm linh, du lịch thương mại, tham quan các di tích lịch sử… ; không gian du lịch cũng từng bước được mở rộng, kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật bước đầu được đầu tư hiện đại tạo ra nhiều điểm du lịch mới như: Bãi Cháy, Tuần Châu, Trà Cổ, Vân Đồn, Yên Tử... Thế nhưng, có thể nhận thấy rằng, sức hấp dẫn của du lịch Quảng Ninh chủ yếu dựa vào những lợi thế tự nhiên sẵn có, sản phẩm và dịch vụ tại các điểm đến du lịch tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn nghèo nàn, đơn

điệu, chưa tạo được tính đặc thù, chất lượng của nhiều dịch vụ chưa được đảm bảo. Các khu du lịch thiếu nhiều dịch vụ hỗ trợ như: Dịch vụ vui chơi giải trí, văn hoá, mua sắm... Từ đó dẫn đến phần lớn khách du lịch quốc tế Quảng Ninh chỉ lưu trú được 1-2 ngày là đi đến điểm du lịch khác. Điều đó cho thấy tính chuyên nghiệp trong kinh doanh du lịch của tỉnh Quảng Ninh chưa cao, phát triển chưa thật bền vững. Thêm vào đó, công tác quy hoạch và đầu tư sản phẩm du lịch còn hạn chế. Tình trạng xây dựng các công trình không đảm bảo theo quy hoạch được duyệt còn xảy ra ở một số điểm du lịch, vẫn còn nhiều dự án triển khai chậm; đầu tư phát triển sản phẩm du lịch mất cân đối, nặng về cơ sở lưu trú; thiếu các dịch vụ hỗ trợ. Kiến trúc không gian đô thị và khu du lịch tại Tp. Hạ Long và một số trung tâm du lịch khác chưa khai thác được giá trị cảnh quan thiên nhiên và các nét văn hoá bản địa. Nhìn chung phần lớn các sản phẩm du lịch được xây dựng một cách tự phát, thiếu đồng bộ nên hay bị trùng lặp không thể hiện được bản sắc đặc trưng, độc đáo của địa phương. Cùng với đó, môi trường du lịch bị tác động bởi nhiều ngành kinh tế, nguồn nhân lực phục vụ du lịch hiện có chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác quản lý nhà nước còn chưa theo kịp tốc độ phát triển và bộc lộ một số hạn chế.

Bài học kinh nghiệm rút ra từ Quảng Ninh:

- Bài học kinh nghiệm về những thành công:

+ Quảng Ninh chú trọng mở rộng không gian phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm, gắn với giữ gìn và bảo vệ môi trường, bảo tồn và khai thác hiệu quả các giá trị Di sản - Kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long.

+ Xây dựng các tuyến du lịch, điểm du lịch, sản phẩm du lịch của các trung tâm, khu, điểm du lịch để liên kết tạo chuỗi sản phẩm và mở rộng không gian du lịch, kéo dài ngày lưu trú của khách tại Quảng Ninh.

+ Xây dựng nhiều kế hoạch quảng bá, xúc tiến du lịch bài bản, trên cơ sở đó các cơ quan chức năng, các địa phương và doanh nghiệp đã tổ chức nhiều hoạt động, chương trình quảng bá, xúc tiến với nhiều nội dung và hình thức phong phú.

+ Quảng Ninh đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở lưu trú và thu hút các

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

nhà đầu tư có tiềm lực đầu tư các sản phẩm du lịch mới hấp dẫn như: công viên Đại dương Hạ Long, Bảo tàng, Thư viện Quảng Ninh và những khách sạn mang thương hiệu quốc tế như: Wyndham, Royallotus, Novotel, Vinpearl... nên Quảng Ninh nâng cao được chất lượng toàn diện hệ thống các cơ sở lưu trú phục vụ hoạt động du lịch. Đây là vấn đề quan trọng trong thu hút và “giữ chân” khách du lịch.

+ Ưu tiên hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng giao thông để phát triển kinh tế - xã hội nói chung, du lịch nói riêng nay đã phát huy hiệu quả; tạo sự kết nối rộng và tác động trực tiếp đến các hoạt động du lịch.

Phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 11

- Bài học kinh nghiệm về những hạn chế:

+ Sức hấp dẫn của du lịch Quảng Ninh chủ yếu dựa vào những lợi thế tự nhiên sẵn có, sản phẩm và dịch vụ tại các điểm đến du lịch tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn nghèo nàn, đơn điệu, chưa tạo được tính đặc thù, chất lượng của nhiều dịch vụ chưa được đảm bảo. Các khu du lịch thiếu nhiều dịch vụ hỗ trợ như: Dịch vụ vui chơi giải trí, văn hoá, mua sắm... làm hạn chế thời gian lưu trú của khách du lịch quốc tế.

+ Việc quản lý các khu di tích còn chồng chéo hoặc chưa được quản lý đầy đủ, nhất là các khu di tích nhỏ vẫn do người dân địa phương quản lý theo kiểu tự phát, gây khó khăn cho việc quản lý đầu tư, quảng bá hình ảnh đến khách du lịch. Việc xúc tiến những điểm đến như Hạ Long đang chủ yếu do các doanh nghiệp tự thực hiện.

+ Nguồn nhân lực du lịch còn yếu và thiếu (từ vị trí cao nhất là tổng quản lý đến những công việc như bồi bàn, dọn phòng…). Đây là tình trạng chung của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành Du lịch.

+ Việc tăng trưởng du lịch quá nóng trong thời gian vừa qua đã tạo sức ép rất lớn đến môi trường tự nhiên, đặc biệt là những khu du lịch ven biển. Cùng với sự gia tăng về lượng khách, các chất thải từ hoạt động du lịch ngày một tăng nhanh, nhất là ở các vùng trọng điểm phát triển du lịch; đa dạng sinh học, cảnh quan nhiều khu vực bị xâm hại nghiêm trọng. Sự gia tăng ngày càng nhanh lượng khách du lịch kéo theo việc xuất hiện tràn lan các cơ sở dịch vụ, đã dẫn

đến việc sử dụng quá mức tài nguyên, gây tác động xấu đến môi trường xung quanh.

2.3.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch một số thành phố nước ngoài

a) Trường hợp thành phố Chiangmai - Thái Lan

Chiang Mai, thủ phủ phía bắc của Thái Lan, đã phát triển du lịch đáng kể, góp phần tạo ra tiềm năng trở thành “Thành phố MICE” của miền Bắc. Trong giai đoạn 2010 - 2015, thành phố Chiangmai đã nhìn thấy những phát triển mới, các liên kết giao thông ngày càng tăng, nhiều con đường và đường cao tốc hơn, và nhiều chỗ ở hơn giúp củng cố vị trí mới của Chiang Mai là thành phố sáng tạo và MICE. Những phát triển mới ở Chiang Mai sẽ là chìa khóa trao tay của tỉnh thành một thành phố hiện đại hóa hơn, ngoài những thế mạnh hiện có về văn hóa, lịch sử, y tế và du lịch sinh thái. Chỗ ở để phục vụ khách MICE đến từ hơn

33.000 phòng khách sạn thuộc nhiều loại khác nhau. Năm 2013, bước đi cụ thể của Chiang Mai để trở thành thành phố MICE đã được củng cố với việc khai trương Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Quốc tế Chiang Mai, với tổng diện tích 335 rai (536.000 m2), là trung tâm hội nghị và triển lãm đầu tiên và lớn nhất ở khu vực phía Bắc. Sau khi khai mạc Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Quốc tế Chiang Mai, Chiang Mai được quảng bá là chiến dịch “Chiang Mai's Year of MICE” (Năm MICE của Chiang Mai), tập trung vào khả năng của khu vực cho các hoạt động, hội nghị và triển lãm thú vị, sáng tạo.

Năm 2013, có 543 khách sạn với tổng số 27.369 phòng ở Chiang Mai. Hầu hết các cơ sở mới ở Chiang Mai đều thuộc sở hữu độc lập hoặc khách sạn boutique do chủ sở hữu điều hành.

Chiang Mai là một trung tâm du lịch lớn với cơ sở hạ tầng giao thông tốt bao gồm sân bay quốc tế, đường sắt từ Bangkok và các chuyến xe buýt đường dài thường xuyên từ khắp nơi. Sân bay quốc tế Chiang Mai là sân bay lớn thứ 3 của Thái Lan, sau Suvarnabhumi và Don Mueang. Nó phục vụ 401 chuyến bay nội địa và 76 chuyến bay quốc tế mỗi ngày. Sân bay có sức chứa 8 triệu hành khách; nhận 30.000 tấn hàng hóa bằng đường hàng không và tổng cộng 12.377

chuyến bay mỗi năm. Hiện tại có 7 hãng hàng không quốc tế khai thác các chuyến bay đến Chiang Mai bao gồm Thai Air Asia từ Singapore, China Eastern Airlines từ Côn Minh, Korean Air từ Seoul, Silk Air từ Singapore, Air Bagan từ Yangon (Myanmar), Air Asia từ Malaysia và China Airlines từ Đài Bắc [198].

Bài học kinh nghiệm rút ra từ thành phố Chiangmai - Thái Lan:

- Bài học kinh nghiệm về những thành công:

+ Phát triển hệ thống khách sạn đa dạng về chủng loại và đáp ứng khá đầy đủ cho từng loại hình du khách.

+ Phát triển loại hình du lịch và kết hợp mua sắm nhằm giúp du khách có nhiều sự lựa chọn sản phẩm những mặt hàng cao cấp tại các trung tâm mua sắm lớn. Điều này giúp thành phố xuất khẩu sản phẩm của Thái Lan tai chỗ mà không cần vận chuyển ra nước ngoài

+ Phát triển hệ thống triển lãm MICE nhằm giúp cho việc triển lãm hàng hóa và hội thảo với số lượng đại biểu lớn diễn ra thuận lợi và đáp ứng yêu cầu của nhà tổ chức.

+ Phát triển hệ thống giao thông vận tải đường không và đường bộ nhằm kết nối với các điểm du lịch xung quanh Chiangmai nhằm du hút du khách nước ngoài và trong nước.

Với hệ thống cơ sở vật chất và hạ tầng đồng bộ, hiện đại phục vụ phát triển du lịch tại thành phố này đã thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến đây.

- Bài học kinh nghiệm về những hạn chế:

+ Tuy nhiên, do thành phố này nằm sâu trong lãnh thổ Thái Lan nên việc phát triển du lịch cũng bị hạn chế nếu so sánh với Bangkok và Phuket (hai thành phố này có lợi thế về điều kiện thời tiết và bờ biển đẹp).

b) Trường hợp thành phố Gyeongju - Hàn Quốc

Du lịch ở Gyeongju là một ngành công nghiệp lớn và tính năng xác định của Gyeongju, Hàn Quốc. Gyeongju là một địa điểm văn hóa và điểm đến du lịch lớn đối với người Hàn Quốc và người nước ngoài với khoảng 8 - 9 triệu du

khách mỗi năm. Một lợi thế ở đây do thành phố là một trung tâm của di sản Silla, xuất phát từ vai trò cũ của nó như là thủ đô của vương quốc cổ đại này.

Nhiều địa điểm Silla được bao gồm trong Vườn quốc gia Gyeongju. Ngoài ra, Bảo tàng Quốc gia Gyeongju còn lưu trữ nhiều hiện vật từ vương quốc Silla đã được khai quật từ các địa điểm trong thành phố và các khu vực xung quanh, bao gồm một số vương miện hoàng gia và các kho báu quốc gia khác. Một số địa danh nổi tiếng nhất của Gyeongju liên quan đến sự bảo trợ của Phật giáo Silla. Hang động của Seokguram và đền Bulguksa là những địa điểm đầu tiên của Hàn Quốc được đưa vào Danh sách Di sản Thế giới của UNESCO, vào năm 1995. Ngoài ra, tàn tích của ngôi đền Hwangnyongsa cũ, được cho là lớn nhất Hàn Quốc, được bảo tồn trên các sườn núi Toham. Các tác phẩm điêu khắc đá Silla thời đại của các vị Phật và Bồ tát được tìm thấy trên các sườn núi trong toàn thành phố, đặc biệt là trên Namsan. Gyerim, hay “Chicken Forest”, tiếp giáp với Royal Tomb Complex ở trung tâm Gyeongju. Mỗi trang web được dệt sâu vào truyền thuyết và lịch sử của thời kỳ Silla. Một số pháo đài từ thời kỳ Silla đã được bảo tồn. Chúng bao gồm các pháo đài Wolseong và Myeonghwal ở khu vực trung tâm thành phố, và Pháo đài Núi Bu ở Geoncheon-eup. Các lăng mộ của những người cai trị Silla đều nằm trong ranh giới của Gyeongju. Nằm cạnh khu phức hợp Royal Tombs Complex ở trung tâm thành phố Gyeongju, những ngôi nhà của khu phố Gyodong cũng giữ hình dạng hanok mà họ có trong thời Joseon. Ngoài ra còn có kiến trúc quan trọng được xây dựng trong triều đại Joseon. Gyeongju Seokbinggo là một nhà băng seokbinggoor nằm trong khu phố của Inwang-dong, Gyeongju, tỉnh Bắc Gyeongsang, Hàn Quốc. Ban đầu nó được xây dựng trong Pháo đài Wolseong vào năm 1738, năm thứ 14 của Vua Yeongju. Gyeongju Seokbinggo đã được chỉ định làm Kho tàng thứ 66 của Hàn Quốc và được quản lý bởi Sở Văn hóa và Du lịch của thành phố Gyeongju.

Hàng năm kể từ năm 1962, một lễ hội văn hóa Silla đã được tổ chức vào tháng 10 để kỷ niệm, tôn vinh lịch sử và văn hóa của triều đại. Đây là một trong những lễ hội lớn của Hàn Quốc, nơi đây có các sự kiện thể thao, trò chơi dân

gian, âm nhạc, khiêu vũ, các cuộc thi văn học và các nghi lễ tôn giáo của Phật giáo. Các lễ hội khác bao gồm Cherry Blossom Marathon vào tháng 4, Lễ hội Bánh gạo truyền thống Hàn Quốc vào tháng 3 và lễ tưởng niệm cho những người sáng lập triều đại Silla và tướng Kim Yu-sin.

Khu vực xung quanh hồ chứa Bomun, cách trung tâm Gyeongju 6 km về phía đông, đã được chuyển đổi thành khu vực nghỉ dưỡng. Một công viên giải trí mang tên Gyeongju World nằm trên bờ phía tây của hồ chứa, cũng như Phòng triển lãm Nghệ thuật Seonjae và Phòng biểu diễn ngoài trời Bomun. Hội chợ triển lãm văn hóa thế giới Gyeongju được tổ chức 2 - 3 năm một lần tại Expo Park ngay phía Nam hồ. Nhiều khách sạn chính của thành phố cũng nằm trong khu vực này.

Chính quyền và người dân rất chú trọng đến việc bảo tồn và phát triển di sản phi vật thể của thành phố Gyeongju, điển hình là việc xã hội hóa các lễ hội nhằm thu hút khách du lịch tham gia, đặc biệt vào các mùa Xuân và mùa Thu. Đồng thời chính quyền chú trọng bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa của thời đại Silla nhằm giáo dục các thế hệ người Hàn Quốc biết về nguồn gốc của dân tộc mình [200].

Thành phố Gyeongju với rất nhiều di tích lịch sử văn hóa, lễ hội, cơ sở vật chất và hạ tầng hoàn chỉnh đã thu hút rất nhiều du khách du lịch trong và ngoài nước khoảng hơn 8.822.000 du khách năm 2015. Phát triển du lịch của thành phố hơn 320 ngàn dân trong thời gia qua không những quảng bá văn hóa, ẩm thực của thành phố ra thế giới, mà còn tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân bản xứ.

Bài học kinh nghiệm rút ra từ thành phố Gyeongju - Hàn Quốc:

- Bài học kinh nghiệm về những thành công:

+ Khai thác tối đa hệ thống di sản, di tích lịch sử vào phát triển du lịch.

+ Đa dạng hóa các lễ hội truyền thống và hiện đại nhằm thu hút du khách trong nước và quốc tế

+ Phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại kết nối các địa điểm di tích, di sản nhằm

tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tiếp cận và giảm tối đa thời gian di chuyển.

+ Phát triển du lịch thông minh bằng cách du lịch ảo dựa trên công nghệ internet và mạng thông tin.

+ Đa dạng hóa sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống mang đậm phong cách văn hóa Hàn Quốc và thành phố.

+ Phát triển các trạm thông tin du lịch nhỏ bố trí khắp các khu dân cư và các điểm thắng cảnh, cung cấp miễn phí cho khách mọi thứ từ bản đồ, sách hướng dẫn cho tới bưu thiếp…

- Bài học kinh nghiệm về những hạn chế:

+ Tuy nhiên, với những lợi thế về du lịch nhưng sự thu hút du khách chưa tương xứng với tiềm năng của mình khi so với hai thành phố Seoul (12.451.000 du khách năm 2015) và Pusan (7.158.000 du khách năm 2015). Hạn chế của thành phố này là không có sự kết nối trực tiếp đường hàng không và đưởng biển với các địa điểm bên ngoài [201].

2.3.3. Bài học rút ra cho du lịch Thừa Thiên Huế

Bốn thành phố được nêu trên là các thành phố đều có hệ thống di sản được UNNESCO công nhận, đặc biệt hai thành phố Chaingmai và Gyeongju đều là những cố đô của đất nước Thái Lan và Hàn Quốc. Vì vậy, sự tương đồng này cũng là một trong những ưu điểm cho việc học tập kinh nghiệm của du lịch Thừa Thiên Huế, cụ thể như sau:

- Bài học kinh nghiệm về những thành công:

+ Tập trung khai thác tốt hệ thống di sản đã được thế giới công nhận, di tích lịch sử và văn hóa Phố cổ vào phát triển du lịch.

+ Phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng của Huế để người dân và khách du lịch hưởng ứng tích cực, tham gia hiệu quả; xây dựng các trung tâm mua sắm hiện đại đạt chuẩn quốc tế nhằm thu hút các đối tác trong nước và quốc tế đến triển lãm và trao đổi mua bán; mở rộng các làng nghề truyền thống nhằm phát triển các dịch vụ du lịch ở nông thôn trên cơ sở phát huy tài nguyên văn hóa và giá trị nhân văn kết hợp khai thác tài nguyên sinh thái, đa dạng sản phẩm phục

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/03/2023