Định Hướng Chiến Lược Phát Triển Ngành Ngân Hàng Việt Nam Đến Năm 2020:


KẾT LUẬN CHƯƠNG II


Qua Chương II, học viên có những phân tích cơ bản về thực trạng chính sách cổ tức của các ngân hàng niêm yết trong thời gian qua. Có thể nói, ngành ngân hàng là một ngành kinh tế có tỷ lệ chi trả cổ tức rất cao do hiệu quả kinh doanh tương đối tốt và ổn định. Tuy nhiên, việc lựa chọn chính sách cổ tức của các ngân hàng niêm yết thời gian qua cũng còn tồn tại nhiều bất cập cần được khắc phục như: sử dụng chính sách cổ tức như một công cụ đánh bóng hình ảnh ngân hàng quá mức; chưa quan tâm đến vấn đề thanh khoản của ngân hàng; chưa có quan điểm dài hạn trong xây dựng chính sách cổ tức; chưa có phương án sử dụng hiệu quả vốn tăng quá mức do chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, bán cổ phần ưu đãi, cổ phiếu thưởng, ….

Trên cơ sở phân tích những bất cập trong việc lựa chọn chính sách cổ tức của các ngân hàng niêm yết trong thời gian qua, ở Chương III sẽ nêu ra một số giải pháp nhằm khắc phục những bất cập nêu trên, giúp các ngân hàng thương mại niêm yết xây dựng và tiến đến hoàn thiện chính sách cổ tức của mình trong thời gian tới.


CHƯƠNG III

CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM


Chính sách phân chia cổ tức là một trong những chính sách quan trọng của bất kỳ công ty cổ phần nào. Lãnh đạo doanh nghiệp phải luôn cân nhắc vì chính sách này phải đáp ứng đồng thời 3 mục tiêu:‌

Làm hài lòng cổ đông thông qua việc trả cổ tức định kỳ.

Đảm bảo nguồn vốn đầu tư tái sản xuất mở rộng.

Mức trả cổ tức phải ổn định để dự phòng cho cả những năm kinh doanh không như mong đợi (vì một khi đã trả cổ tức cao trong 1 hay vài năm trước, doanh nghiệp sẽ khó thuyết phục cổ đông nếu năm sau mức cổ tức bị hạ xuống).

Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận (khoản 3 Điều 4 Luật các Tổ chức Tín dụng số 47/2010/QH12). Do đó, chính sách cổ tức của các ngân hàng thương mại cổ phần đang niêm yết cũng không nằm ngoài những mục tiêu trên. Để có thể làm được việc này, các ngân hàng cần xem xét các vấn đề sau:

3.1 Định hướng chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2020:

Định hướng phát triển ngành ngân hàng được xác định dựa trên cơ sở: những xu hướng phát triển tất yếu của hệ thống ngân hàng; những mong muốn đạt được; và khả năng có thể đạt được.

3.1.1 Tầm nhìn và mục tiêu phát triển ngành ngân hàng

Trải qua hơn 20 năm đổi mới và phát triển, ngành ngân hàng Việt Nam mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, song trong giai đoạn phát triển tới, cần phải tập trung phấn đấu nâng cao năng lực tài chính và năng lực hoạt động bắt kịp tốc độ phát triển của ngân hàng một số nước phát triển trong khu vực. Việt Nam đến năm


2020 phải đảm bảo phát triển một hệ thống ngân hàng vững mạnh, cạnh tranh và năng động, hỗ trợ và đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế. Đồng thời, phải hướng tới một nền tảng công nghệ ngân hàng sẵn sàng đối mặt với những thách thức của tự do hóa và toàn cầu hóa.

Hệ thống ngân hàng ổn định, vững mạnh và an toàn, đó là hệ thống có thể chịu được những cú sốc đột ngột bất lợi về kinh tế và tài chính xảy ra từ bên trong và bên ngoài hệ thống mà không gây ảnh hưởng đáng kể các chức năng trung gian và chức năng của nền kinh tế. Có một hệ thống ổn định, thì phải có các định chế tài chính hoạt động vững mạnh, hiệu quả và có hiệu lực, có các quy định quản lý thận trọng, có hệ thống thanh tra giám sát mạnh mẽ và cơ sở hạ tầng tài chính đáng tin cậy.

Định chế tài chính vững mạnh, đó phải là một định chế tài chính có năng lực quản lý rủi ro, kỹ năng tín dụng cũng như quản trị doanh nghiệp vững mạnh. Quản trị doanh nghiệp sẽ được tăng cường thông qua việc cải thiện trong chất lượng và tính chịu trách nhiệm trong quản lý của ban điều hành.

Tầm nhìn của khu vực ngân hàng

Khu vực ngân hàng sẽ phát triển ổn định, lành mạnh và đa dạng, phát triển theo chiều sâu, nâng cao vị thế, vai trò và tầm ảnh hưởng của khu vực ngân hàng trong nền kinh tế quốc dân, trong hệ thống tài chính của khu vực và thế giới nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu đa dạng của nền kinh tế, của xã hội về các sản phẩm và dịch vụ tài chính.

Mục tiêu

Từ nay đến 2020, hệ thống ngân hàng Việt Nam tiếp tục tạo ra những bước đột phá mới, xây dựng một hệ thống ngân hàng phát triển ổn định, bền vững với quy mô ở mức trung bình thế giới và khu vực, đảm bảo sự ổn định thị trường tài chính.

- Ngân hàng Nhà nước tập trung xây dựng và phát triển thành một ngân hàng trung ương với tầm nhìn, triển vọng vì lợi ích của khu vực tài chính; củng cố và nâng cao niềm tin của dân chúng đối với những động thái chính sách của Ngân hàng Nhà nước; thực thi chính sách tiền tệ hiệu quả, chủ động với các công cụ chính sách


tiền tệ (lãi suất, tỷ giá) mang tính thị trường; từng bước tiến tới tự do hóa thị trường tài chính; nâng cao năng lực thanh tra giám sát ở một cấp độ mới.

- Các tổ chức tín dụng, nhất là các NHTM trong nước, có những đổi mới mạnh mẽ trong mô hình tổ chức, mở rộng các hoạt động xuyên quốc gia và nếu đủ mạnh có thể từng bước thành lập một số tập đoàn tài chính; đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực quản trị kinh doanh, quản trị rủi ro, năng lực tài chính; xây dựng những điều kiện tín dụng mới, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn; phát triển tín dụng vi mô, các phương thức ngân hàng mới để đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn và những những dịch vụ tài chính của nền kinh tế. Điều này vừa nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính vừa điều chỉnh được cấu trúc của thị trường tài chính.

3.1.2 Định hướng chiến lược phát triển

Đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 24/05/2006 đã đề ra mục tiêu: Cải cách căn bản, triệt để và phát triển toàn diện các TCTD theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng để đạt trình độ phát triển trung bình tiên tiến trong khu vực ASEAN với cấu trúc đa dạng về sở hữu, về loại hình TCTD, có quy mô hoạt động lớn hơn, tài chính lành mạnh, đồng thời tạo nền tảng đến sau năm 2010 xây dựng được hệ thống các TCTD hiện đại, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực châu Á, đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng, có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Bảo đảm các TCTD, kể cả các TCTD Nhà nước hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc thị trường và vì mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận. Phát triển hệ thống TCTD hoạt động an toàn và hiệu quả vững chắc dựa trên nền tảng công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến, áp dụng thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng thương mại. Phát triển các TCTD phi ngân hàng để góp phần phát triển hệ thống tài chính đa dạng và cân bằng hơn. Phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là huy động vốn, cấp tín dụng, thanh toán với chất lượng cao và mạng lưới phân phối phát triển hợp lý nhằm cung ứng đầy đủ, kịp thời, thuận tiện các dịch vụ, tiện ích ngân hàng cho


nền kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hình thành thị trường dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là thị trường tín dụng cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các loại hình TCTD, tạo cơ hội cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu hợp pháp, đủ khả năng và điều kiện được tiếp cận một cách thuận lợi các dịch vụ ngân hàng. Ngăn chặn và hạn chế mọi tiêu cực trong hoạt động tín dụng.

Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống ngân hàng. Tách bạch tín dụng chính sách và tín dụng thương mại trên cơ sở phân biệt chức năng cho vay của ngân hàng chính sách với chức năng kinh doanh tiền tệ của ngân hàng thương mại. Bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của TCTD trong kinh doanh. Tạo điều kiện cho các TCTD trong nước nâng cao năng lực quản lý, trình độ nghiệp vụ và khả năng cạnh tranh. Bảo đảm quyền kinh doanh của các ngân hàng và các tổ chức tài chính nước ngoài theo các cam kết của Việt Nam với quốc tế. Gắn cải cách ngân hàng với cải cách doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước. Tiếp tục củng cố, lành mạnh hóa và phát triển các ngân hàng cổ phần; ngăn ngừa và xử lý kịp thời, không để xảy ra đổ vỡ ngân hàng ngoài sự kiểm soát của NHNN đối với các TCTD yếu kém. Đưa hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân đi đúng hướng và phát triển vững chắc, an toàn, hiệu quả.

Phương châm hành động của các TCTD là “An toàn – Hiệu quả – Phát triển bền vững – Hội nhập quốc tế”.

3.2 Các giải pháp xây dựng và hoàn thiện chính sách cổ tức cho các ngân hàng niêm yết tại Việt Nam

Chính sách phân chia cổ tức ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích kinh tế của ngân hàng cũng như của các cổ đông. Cổ tức là một trong những động lực để người lao động và nhà đầu tư tham gia mua cổ phần, thông qua đó tạo ra sự gắn bó và trách nhiệm đối với ngân hàng. Đồng thời, chính sách này cũng sẽ có tác động đến nguồn vốn kinh doanh và lợi nhuận ròng thu được hàng năm. Vì vậy, chính sách cổ tức mà một ngân hàng sắp quyết định có ảnh hưởng đến giá trị thị trường của ngân hàng đó và gián tiếp làm ảnh hưởng đến các cổ đông. Điều hành kinh doanh một ngân hàng sao cho có hiệu quả, có lợi nhuận đã khó, việc lựa chọn một chính sách cổ tức tối ưu


lại càng không đơn giản. Trong thời gian qua, việc lựa chọn chính sách cổ tức của các ngân hàng niêm yết vẫn còn tồn tại một số bất cập, một số giải pháp sau có thể giúp hạn chế những bất cập đó và hoàn thiện chính sách cổ tức của các ngân hàng trong thời gian tới.

3.2.1 Giải pháp đối với ngân hàng thương mại đang niêm yết:

3.2.1.1 Một số nguyên tắc cơ bản trong xây dựng chính sách cổ tức

Có một số nguyên tắc rút ra từ kinh nghiệm các nước trên thế giới mà các ngân hàng sau khi đã thiết lập được chính sách cổ tức riêng của mình cần tuân thủ đó là:

Một là không thể xây dựng chính sách cổ tức chung cho tất cả các ngân hàng trong mọi thời điểm. Mỗi ngân hàng khác nhau sẽ có những đặc điểm riêng; quy mô, năng lực tài chính khác nhau; cơ cấu cổ đông khác nhau và chịu tác động bởi những nhân tố khác nhau. Trong điều kiện kinh doanh cụ thể, các ngân hàng có chiến lược và quan điểm kinh doanh khác nhau. Các ngân hàng cần cân nhắc lựa chọn mức cổ tức phù hợp với đặc điểm, tiềm năng của mình và từng giai đoạn khác nhau của quá trình phát triển. Các ngân hàng cần nắm vững tác động của các nhân tố cơ bản sau trong quá trình xây dựng chính sách cổ tức:

Bảng 3.1: Tóm tắt các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức


1

Các hạn chế pháp lý

Càng nhiều

Càng thấp

2

Các điều khoản hạn chế

Càng nhiều

Càng thấp

3

Chính sách thuế (Thuế suất)

Càng cao

Càng thấp

4

Khả năng thanh khoản

Càng cao

Càng cao

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Chính sách cổ tức cho các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp - 10

STT Yếu tố Mức độ ảnh hưởng

Mức cổ tức


Khả năng vay nợ và tiếp cận các thị

5

trường vốn


Càng nhiều Càng cao


5’ Nguồn vốn sẵn có Càng nhiều Càng cao

6 Tính ổn định của thu nhập Càng ổn định Càng cao

7 Cơ hội đầu tư, tăng trưởng Càng nhiều Càng thấp


8

Lạm phát

Càng cao

Càng thấp

9

Đặc điểm của cổ đông

Càng nghèo

Càng cao

10

Bảo vệ chống loãng giá

Càng cao

Càng thấp


Hai là một chính sách cổ tức khó có thể làm hài lòng được tất cả các cổ đông. Nhưng ngân hàng phải cân nhắc được lợi ích của ngân hàng với lợi ích của từng nhóm cổ đông. Ngoài ra, ngân hàng cũng phải dung hòa được lợi ích giữa cổ đông và ban điều hành, lợi ích giữa cổ đông và chủ nợ.

Ba là ngân hàng có thể kết hợp các phương thức chi trả cổ tức khác nhau. Khi nói đến phương thức chi trả cổ tức, người ta thường nghĩ ngay đến 3 phương thức: cổ tức tiền mặt, cổ tức bằng cổ phiếu và cổ tức bằng tài sản. Ngoài ra, một số phương thức như: cổ phiếu thưởng, mua lại cổ phần,… cũng có tính chất như việc chi trả cổ tức. Việc sử dụng đa dạng hóa các phương thức chi trả cổ tức vừa giúp các nhà quản lý linh hoạt trong việc lựa chọn chính sách cổ tức vừa giúp nhà đầu tư dễ dàng lựa chọn danh mục cổ phiếu của mình sao cho phù hợp với dòng tiền cũng như chiến lược đầu tư ngắn hay dài hạn của mình. Từ đó tạo ra hoạt động mua bán phong phú, đa dạng và sôi động trên thị trường chứng khoán.

Bốn là ngân hàng cần có một chính sách cổ tức an toàn, nhất quán, ngay cả trong trường hợp lợi nhuận hoạt động giảm. Một chính sách cổ tức an toàn không đồng nghĩa với một chính sách cổ tức thấp. Chính sách cổ tức thấp đồng nghĩa với việc tăng tỷ lệ lợi nhuận giữ lại. Nếu tiền mặt tích lũy từ lợi nhuận giữ lại quá lớn thì khiến cho nhà đầu tư suy diễn là ngân hàng bế tắc trong sự tăng trưởng và ngân hàng lãng phí do giữ tiền mặt quá nhiều ảnh hưởng không tốt lên giá trị cổ phiếu của ngân hàng.

Năm là cần có tỷ lệ chia cổ tức hợp lý sao cho vừa thỏa mãn được nhu cầu có một nguồn thu nhập ổn định, nhất quán của cổ đông (hiệu ứng nhóm khách hàng) vừa đảm bảo một tỷ lệ lợi nhuận giữ lại đủ để tài trợ cho những nhu cầu đầu tư bình thường nhằm duy trì sự tăng trưởng bền vững của ngân hàng.


Sáu là tránh tối đa việc cắt giảm cổ tức, cho dù ngân hàng đang có một cơ hội đầu tư tuyệt vời. Những cổ đông quan tâm đến dòng thu nhập tương lai ổn định và đáng tin cậy từ cổ tức sẽ rất quan tâm đến sự thay đổi chính sách cổ tức đột ngột của ngân hàng, đặc biệt là khi cổ tức bị cắt giảm với lý do là dùng lợi nhuận giữ lại để đầu tư vào một dự án mới tạo giá trị gia tăng cho ngân hàng trong tương lai. Trong trường hợp như thế, để không bỏ lỡ cơ hội đầu tư này, ngân hàng nên chọn giải pháp huy động vốn từ nguồn khác hay phát hành cổ phiếu mới. Nếu vì một lý do nào đó ngân hàng không thể huy động đủ vốn từ các nguồn khác mà buộc phải cắt giảm cổ tức, thì ngân hàng cần phải cung cấp thông tin đầy đủ và giải thích một cách rõ ràng cho các nhà đầu tư biết về chương trình đầu tư sắp tới cũng như nhu cầu tài chính cần thiết để tài trợ cho dự án đó.

3.2.1.2 Xây dựng quy trình ra quyết định chi trả cổ tức:

Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng sẽ tiến hành phân chia như sau:

Bước 1: Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng trước hết ưu tiên trích lập các quỹ theo quy định của NHNN và điều lệ ngân hàng như: quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng – phúc lợi,… Phần lợi nhuận sau thuế còn lại sẽ dùng cho chủ sở hữu do chủ sở hữu quyết định phương thức sử dụng.

Bước 2: Xác định các cơ hội đầu tư trong tương lai để làm cơ sở ưu tiên quyết định phân phối lợi nhuận.

Bước 3: Xác định số dư tiền mặt hợp lý dùng để dự phòng thanh khoản.

Đây là một trong những ưu tiên hàng đầu trong hoạt động ngân hàng.

Bước 4: Xác định ưu tiên hay sở thích của cổ đông làm cơ sở thực hiện mua lại cổ phần hay chi trả cổ tức tiền mặt.

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 12/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí