Khái Quát Về Các Ngân Hàng Thương Mại Đang Niêm Yết:


Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam hiện có quá nhiều ngân hàng có quy mô nhỏ, xuất phát điểm là các NHTM nông thôn nhưng lại vươn ra hoạt động thành thị, do đó có tốc độ tăng trưởng tài sản và danh mục cho vay phát triển quá nóng. Kèm theo đó là hệ thống quản lý rủi ro và kỹ năng quản lý hoạt động ngân hàng còn tương đối kém, gây tác động không tốt đến sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng.

2.1.2 Khái quát về các ngân hàng thương mại đang niêm yết:

Trong 39 NHTM cổ phần Việt Nam hiện nay, có 8 ngân hàng đã niêm yết trên 2 SGDCK Hà Nội và TP.HCM là:

Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB) thành lập năm 1993. Mạng lưới kênh phân phối gồm có 320 Chi nhánh, Phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc. Sản phẩm, dịch vụ chính là: huy động vốn; sử dụng vốn; các dịch vụ trung gian; kinh doanh ngoại tệ và vàng; phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ. Cơ cấu thu nhập đa dạng nhưng từ năm 2010 thu nhập phi tín dụng bị thu hẹp do hoạt động kinh doanh vàng chấm dứt.

Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank - CTG) được thành lập năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, là ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành ngân hàng Việt Nam. Mạng lưới của ngân hàng Công thương trãi rộng toàn quốc với 150 Sở giao dịch, chi nhánh và trên 900 Phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm. Có thế mạnh về tín dụng, có nhiều khách hàng là các tập đoàn quốc daonh lớn, do đó có lơị thế về kinh doanh vốn. Các hoạt động của Vietinbank tập trung vào hoạt động tín dụng và dịch vụ, không chú trọng mảng kinh doanh ngoại hối; gồm các hoạt động chính: Huy động vốn; Cho vay, đầu tư; Bảo lãnh; Thanh toán và tài trợ thương mại; Ngân quỹ; Thẻ và ngân hàng điện tử và các hoạt động khác…

Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank

- EIB) thành lập năm 1989. Tính đến 31/12/2010, Eximbank có địa bàn


hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh và 183 Chi nhánh, phòng giao dịch trên cả nước. Có thế mạnh về nguồn ngoại tệ, hoạt động thanh toán và tài trợ xuất nhập khẩu. Cung cấp đầy đủ các dịch vụ của một ngân hàng tầm cỡ quốc tế: Huy động vốn; Cho vay; Mua bán các loại ngoại tệ; Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, chiết khấu chứng từ hàng hóa và thực hiện chuyển tiền qua hệ thống SWIFT…; Thẻ; Dịch vụ ngân quỹ; các nghiệp vụ bảo lảnh trong và ngoài nước; Dịch vụ tài chính; Dịch vụ đa dạng về địa ốc và các dịch vụ khác…

Ngân hàng Thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank - HBB) tiền thân là Ngân hàng phát triển nhà Thành phố Hà Nội, thành lập năm 1988, được xem ngân hàng TMCP đầu tiên ở Việt Nam, có bề dày hoạt động hơn 20 năm có kinh nghiệm vượt qua những giai đoạn khó khăn của đất nước và của ngành. Mạng lưới các kênh phân phối của Habubank tại các khu vực kinh tế trọng điểm trên toàn quốc như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Nha Trang. Lĩnh vực kinh doanh: Huy động vốn, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức, cá nhân, của các tổ chức tín dụng khác; Cho vay; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá; hùn vốn và liên doanh theo luật định; Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; Thực hiện kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế; Hoạt động bao thanh toán.

Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Việt (Navibank - NVB) thành lập năm 1995, có gần 90 Sở giao dịch, chi nhánh tại các tỉnh thành lớn trong cả nước, mục tiêu chiếm lĩnh thị phần tại 3 địa bàn trọng điểm như TP.Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và TP.Đà Nẵng. Các sản phẩm dịch vụ: Sản phẩm tiền gởi, sản phẩm tín dụng; Sản phẩm thanh toán; Sản phẩm đầu tư; Mua bán ngoại tệ; Sản phẩm tiền gởi, cho vay liên ngân hàng …

Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB) thành lập năm 1993 với hơn 100 chi nhánh, phòng giao dịch trên các tỉnh thành trong cả nước. Lĩnh vực kinh doanh: kinh doanh tiền tệ; kinh doanh ngoại tệ, ngoại hối; kinh doanh vàng; thanh toán quốc tế. Sản phẩm dịch vụ: Cho vay ưu


đãi phục vụ sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ; tài khoản lợn đất; thanh toán trực tuyến SHB-OnePay; Kỳ phiếu ghi danh USD; Chiết khấu siêu tốc; Bé vui hè cùng SHB…

Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - STB) là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) đầu tiên được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ việc hợp nhất 04 tổ chức tín dụng vào năm 1991, đến nay ngân hàng đã có 392 chi nhánh, phòng giao dịch. Sacombank đã vươn ra hoạt động ở Campuchia, Lào. Các sản phẩm dịch vụ chủ yếu: InternetBanking; Dịch vụ tài chính; Tiền gởi; Tín dụng; Thẻ; Giải pháp bảo hiểm và đầu tư , Tài trợ xuất nhập khẩu… Hoạt động với mô hình ngân hàng bán lẻ hiện đại- đa năng, STB linh hoạt trong các lĩnh vực kinh doanh như tín dụng, giao dịch ngoại hối và hoạt động dịch vụ tùy thuộc vào diễn biến của thị trường.

Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương (Vietcombank - VCB) là ngân hàng lâu đời nhất trong các ngân hàng đang niêm yết hiện nay, được thành lập năm 1963. Mạng lưới đứng thứ 3 toàn hệ thống với gần 400 Chi nhánh, Phòng Giao dịch, Văn phòng đại diện, Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 74 chi nhánh và gần 300 phòng giao dịch trên toàn quốc. Cơ cấu thu nhập đa dạng, không phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động tín dụng, doanh thu thẻ đứng đầu thị trường, có nguồn ngoại tệ dồi dào, thế mạnh về kinh doanh ngoại hối, kinh doanh thẻ, tài trợ xuất nhập khẩu. VCB có đầy đủ các dịch vụ cho cá nhân (một loạt các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng kèm theo dịch vụ thuận tiện và đáng tin cậy), dịch vụ cho doanh nghiệp (các sản phẩm dịch vụ truyền thống dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại đáp ứng nhu cầu tài chính của doanh nghiệp) và dịch vụ cho định chế tài chính .

Trong số 8 NHTM cổ phần đang niêm yết thì Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín là ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán sớm nhất vào ngày 12/07/2006.


Trong thời gian tới sẽ có thêm Ngân hàng Quân Đội niêm yết 730 triệu cổ phiếu vào ngày 01/11/2011.

Các ngân hàng đã niêm yết hiện nay hầu hết đều là các ngân hàng lớn, có uy tín, thương hiệu và chiếm thị phần lớn về huy động và cho vay trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Trong 8 ngân hàng niêm yết thì có 5 ngân hàng (ACB, CTG, EIB, STB, VCB) nằm trong nhóm 10 Ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam về quy mô vốn điều lệ và tổng tài sản. Tổng số lượng cổ phiếu niêm yết của 8 ngân hàng là hơn 7,9 tỷ cổ phiếu với giá trị vốn hóa thị trường là 157.514 tỷ đồng (tính theo thị giá ngày 01/10/2011) (Xem bảng 2.1).

Bảng 2.1: Bảng thống kê các ngân hàng đang niêm yết



Stt


Tên Ngân hàng


Mã CK


Nơi niêm yết


Ngày niêm yết

Số lượng CK niêm yết (nghìn CP)

Thị giá ngày 01/10/11

(đồng/CP)

Giá trị vốn hóa thị trường (tỷ đồng)

1

ACB

ACB

HNX

21/11/06

937.669

21.500

20.160

2

VIETINBANK

CTG

HSX

16/07/09

1.685.810

25.200

42.482

3

EXIMBANK

EIB

HSX

27/10/09

1.056.007

16.000

16.896

4

HABUBANK

HBB

HNX

23/11/10

405.000

6.900

2.795

5

NAVIBANK

NVB

HNX

13/09/10

327.021

8.400

2.747

6

SHB

SHB

HNX

20/04/09

481.580

7.400

3.564

7

SACOMBANK

STB

HSX

12/07/06

1.055.611

14.300

15.095

8

VIETCOMBANK

VCB

HSX

30/06/09

1.969.805

27.300

53.776


Tổng cộng:




7.918.503


157.514

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Chính sách cổ tức cho các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp - 6

Nguồn: Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM


Với quy mô vốn chủ sở hữu cũng như quy mô tổng tài sản lớn, năng lực tài chính mạnh, có thể nói các ngân hàng niêm yết hiện nay là các doanh nghiệp tiêu biểu của hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng như là các doanh nghiệp tiêu biểu trên SGDCK Việt Nam. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của các ngân hàng đang niêm yết đến năm 2011 cụ thể như sau ( Xem bảng 2.2)


Bảng 2.2: Tổng hợp một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của các ngân hàng niêm yết ( Giai đoạn 2008 – 6 tháng đầu năm 2011)

Đvt: tỷ đồng

Các chỉ tiêu

Năm

ACB

CTG

EIB

HBB

NVB

SHB

STB

VCB

Tổng TS

2008

105,306

193,590

48,248

23,607

10,905

14,381

68,439

221,950


2009

167,881

243,785

65,448

29,240

18,690

27,470

104,019

255,496


2010

205,103

367,712

131,094

37,988

20,017

51,033

152,387

307,615


2Q2011

233,266

395,852

142,853

48,961

23,318

61,039

141,138

344,207

Cho vay

2008

34,604

118,602

20,856

10,275

5,453

6,227

34,757

108,529


2009

61,856

161,619

38,003

13,139

9,864

12,702

59,141

136,996


2010

86,478

231,435

61,718

18,300

10,639

24,103

81,664

171,125


2Q2011

101,556

258,578

68,228

17,690

12,650

26,597

79,624

185,069

Huy động

2008

90,875

133,918

33,896

19,405

9,574

11,743

58,276

183,890


2009

123,952

172,128

49,517

22,790

16,746

24,615

85,633

208,293


2010

173,301

245,683

112,375

30,389

16,719

44,650

122,322

267,856


2Q2011

214,052

266,312

119,070

42,883

19,471

53,625

121,386

247,882

Vốn CSH

2008

7,766

12,336

12,844

2,993

1,076

2,267

7,759

13,790


2009

10,106

12,572

13,353

3,252

1,167

2,417

10,547

16,710


2010

11,377

17,461

13,511

3,533

2,022

4,183

14,018

20,669


2Q2011

12,091

22,736

14,544

3,578

3,175

5,440

13,501

27,555

Vốn

điều lệ

2Q2011

9,377

16,858

10,560

3,000

3,010

4,816

9,179

17,588

LNST

2008

2,211

1,804

711

352

57

195

955

2,520


2009

2,201

1,274

1,132

408

141

318

1,675

3,921


2010

2,334

3,405

1,815

476

157

490

1,872

4,204


2Q2011

1,200

2,914

1,262

86

96

310

1,088

2,434

% kế

hoạch


41.12%

76.35%

56.08%

12.29%

46.38%

39.14%

54.44%

56.71%

ROA

2008

2.32%

1.00%

1.74%

1.49%

0.55%

1.46%

1.44%

1.20%


2009

1.61%

1.18%

2.00%

1.40%

0.75%

1.16%

1.94%

1.70%


2010

1.25%

1.13%

1.90%

1.25%

0.78%

0.96%

1.49%

1.50%


2Q2011

1.23%

1.36%

2.19%

0.71%

0.84%

0.91%

1.40%

1.52%

ROE

2008

31.53%

15.70%

7.43%

11.41%

6.89%

8.77%

12.64%

18.43%


2009

24.63%

20.74%

8.70%

13.07%

12.57%

13.58%

18.30%

25.90%


2010

21.74%

22.92%

13.50%

14.03%

9.85%

14.85%

15.55%

22.70%


2Q2011

22.95%

26.13%

16.79%

9.75%

9.03%

13.70%

15.50%

20.14%

Cho vay/

Tổng TS

2Q2011

43.54%

65.32%

47.76%

36.13%

54.25%

43.57%

56.42%

53.77%

Cho vay/ Huy động

2Q2011

47.44%

97.10%

57.30%

41.25%

64.97%

49.60%

65.60%

74.66%



EPS

(đồng/CP)

2Q2011

2,938

3,344

2,329

1,163

978

1,637

2,555

3,024

BVPS

(đồng/CP)

2Q2011

12,894

13,487

13,773

11,927

10,548

11,296

14,709

15,667

Thị giá (đồng/CP)

30/06/11

20,800

27,200

14,600

8,400

8,700

8,300

12,000

27,700

P/E

30/06/11

7.08

8.13

6.27

7.22

8.9

5.07

4.7

9.16

P/B

30/06/11

1.61

2.02

1.06

0.7

0.82

0.73

0.82

1.77


Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính các ngân hàng


Qua bảng thống kê 2.2 có thể thấy:

Các NHTM Nhà nước vừa cổ phần hóa trong thời gian gần đây (CTG, VCB) có quy mô cả về tổng tài sản, dư nợ cho vay, số dư huy động, vốn chủ sở hữu lớn hơn hẳn so với các ngân hàng còn lại.

Tất cả các ngân hàng đều có mức tăng trưởng mạnh trong hơn một năm qua. Nếu như cuối năm 2009, tổng tài sản của 8 ngân hàng niêm yết nêu trên là 912.032 tỷ VNĐ thì đến cuối quý II/2011, tổng tài sản của các ngân hàng này là 1.390.634 tỷ VNĐ đạt mức tăng trưởng tới 52,48%. Tương tự, mức tăng trưởng của các chỉ tiêu: dư nợ cho vay, số dư huy động, vốn chủ sở hữu lần lượt là 52,03%, 54,14% và 36,64%. Đây là mức tăng trưởng rất cao so với các ngành kinh tế khác.

Tuy các ngân hàng có mức tăng trưởng rất cao nhưng hiệu quả kinh doanh lại không đồng đều, có những ngân hàng có tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) rất cao, trên 20%/năm như: ACB, CTG và VCB; bên cạnh đó cũng có những ngân hàng có tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) thấp như: NVB, HBB và SHB. Điều này có thể giải thích là do các nguyên ngân sau:

VCB và CTG vốn xuất phát là các NHTM nhà nước, các ngân hàng này có nhiều cơ hội tiếp cận các nguồn vốn của nhà nước với chi phí rẻ; tỷ lệ cho vay/huy động hoặc cho vay/tổng tài sản đều cao hơn so với các ngân hàng còn lại do chiếm thị phần cho vay và huy động lớn;

ACB là ngân hàng bán bẻ hàng đầu Việt Nam, bên cạnh đó, ACB có thế mạnh về hoạt động kinh doanh Vàng;


NVB, HBB và SHB đều là các ngân hàng nông thôn chuyển đổi thành ngân hàng đô thị theo chủ trương của NHNN, quy mô của các ngân hàng này còn khá nhỏ bé, năng lực tài chính kém nên chưa thể cạnh tranh với các NHTM nhà nước cổ phần hóa và các NHTM cổ phần lâu đời về năng lực cho vay cũng như khả năng huy động vốn nên hiệu quả kinh doanh còn thấp.

Mặc dù các ngân hàng niêm yết Việt Nam có tốc độ tăng trưởng rất nhanh trong những năm gần đây nhưng khi so sánh với các ngân hàng niêm yết trong khu vực thì các ngân hàng Việt Nam vẫn còn khoảng cách khá lớn (Xem bảng 2.3).

Do đó, tập trung nâng cao năng lực tài chính, nâng cao hiệu quả kinh doanh và nâng cao khả năng cạnh tranh vẫn tiếp tục là những định hướng phát triển chiến lược của các ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới.

Bảng 2.3: Bảng so sánh một số chỉ số của các ngân hàng Việt Nam với các nước trong khu vực


Quốc gia

Tổng Tài sản (tỷ đồng)

Vốn CSH (tỷ đồng)

ROA LF (%)

ROE LF (%)


P/E (x)


P/B (x)

Trung Quốc (17 CP)

11,385,215

671,635

1.10%

20.27%

8.48

1.59

Malaysia (12 CP)

866,311

71,190

1.24%

18.04%

11.24

2.03

Ấn Độ (37 CP)

823,663

51,031

1.00%

15.94%

11.07

1.38

Thái Lan (11 CP)

624,918

58,951

1.24%

13.50%

18.82

1.92

Indonesia (26 CP)

211,068

24,290

1.58%

14.78%

31.43

2.28

Việt Nam (8 CP)

166,844

12,574

1.40%

16.60%

8.58

1.27

Philippines (12 CP)

158,153

17,695

1.67%

18.54%

56.40

5.89

Pakistan (13 CP)

99,614

10,232

1.27%

13.11%

11.66

0.90

Sri Lanka (10 CP)

22,107

2,477

1.99%

14.65%

24.22

2.23

Nguồn: Bloomberg ngày 03.08.2011


2.2 Thực trạng chính sách cổ tức của các Ngân hàng Thương mại đang niêm yết:‌

2.2.1 Khung pháp lý và chính sách thuế ảnh hưởng đến thu nhập từ cổ tức

2.2.1.1 Khung pháp lý

Việt Nam hiện nay có một số quy định về việc chi trả cổ tức, việc phát hành thêm cổ phiếu và hướng dẫn chi trả cổ tức hàng năm thông qua Luật doanh nghiệp, Thông tư của Bộ tài chính hay Công văn của Ủy ban chứng khoán; cụ thể như sau:

Về việc chi trả cổ tức, Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005, Điều 93 có quy định:

Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức cho cổ đông khi công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; trích lập các quỹ công ty và bù đắp đủ lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; ngay sau khi trả hết số cổ tức đã định, công ty vẫn phải bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.

Cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty. Nếu chi trả bằng tiền mặt thì phải được thực hiện bằng đồng Việt Nam.

Hội đồng quản trị phải lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức được trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất ba mươi ngày trước mỗi lần trả cổ tức.

Về việc phát hành thêm cổ phiếu của công ty niêm yết, Thông tư 18/2007/TT-BTC ngày 13/03/2007 có quy định một số trường hợp sau:

Phát hành cổ phiếu để trả cổ tức: Công ty muốn phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua và có đủ nguồn thực hiện từ lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính gần nhất có xác nhận của kiểm toán

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 12/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí