Tiếng cười trong thơ Tú Mỡ - 10

Tên Bảy Viễn là thằng tướng cướp, Nay về hàng giặc Pháp nương thân; Thay thầy đổi chủ ba lần

Thò lò sáu mặt là Trần Trọng Kim.

(Đại hội … phản quốc gia)

Pháp bại. Mỹ nhảy vào thay chân Pháp, dựng chính phủ bù nhìn. Nhà thơ trào phúng chửi cái “trò đời bay… chó thật” vì các đời chính phủ bù nhìn thân Mĩ đều một bản chất Quan chó cả:

Văn minh Mĩ mẽo nhất trần gian, Chó cũng làm nên thượng sĩ quan. Lủng lẳng cổ dề đeo thẻ bạc, Long lanh vai áo gắn lon vàng.

Đầu tiên, Mĩ dựng lên Ngô Đình Diệm làm Tổng thống đứng đầu chính phủ bù nhìn miền Nam Việt Nam. Nhà thơ Tú Mỡ khi đánh địch “đã tìm thấy sự thống nhất giữa chất trào phúng và mục đích đả kích, cái cười đã thật sự thành vũ khí đánh địch.” [28,262]. Nếu trong Giòng nước ngược, chân dung các ông nghị khiến Tú Mỡ chảy nhiều mực nhất, thì trong giai đoạn sau này, Ngô Đình Diệm là tấm chân dung khiến Tú Mỡ tốn nhiều câu chữ nhất. Tú Mỡ gọi ngay ông ta là Ngô Đình Diệm bù nhìn thứ 8:

Kể từ đầu kháng chiến đến nay Những đồ tã ấy đã thay vừa bảy lượt. Thằng Bửu Lộc nhớp nhơ nay bị tướt,

Chúng đã lôi Ngô Đình Diệm lên thay, Và rêu rao quảng cáo tên này

Là một cái tã trắng tinh, sạch bốp!

Và hắn – Ngô Đình Diệm- chó săn của Mĩ - hô hào lừa bịp “thống nhất, tự do, độc lập, không nô, dân sinh, cách mạng”; nhưng bản chất hắn là nô dịch, vong quốc:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Cách gì cái đứa bất nhân Nửa đời làm đến ba lần chó săn,

Bao giờ con chó chê phân,

Tiếng cười trong thơ Tú Mỡ - 10

Thì thằng Diệm mới vì dân quên mình.

Tú Mỡ biếm họa Diệm từ chân dung cho đến việc làm, bản chất. Ông đánh giá Diệm là Tổng thống bài Tây lên ngôi, Choảng khỉ độc, Ngu xuẩn và vô sỉ, Bố mìn Ngô Đình Diệm, Con trăn Ngô Đinh Diệm, Mồm mép cáo già cứ nước ba mà nói, Đả đảo Ngô Đình Diệm... Diệm là kẻ Thừa Thiên Lôi, hành đạo… tặc. Tú Mỡ vẽ chân tướng Ba bộ mặt của Ngô Đình Diệm: Diệm bố mìn lừa dân là Chúa vào Nam để dân theo, Diệm đồ tể lập ban ám sát chuyên môn giết người, Diệm ăn cắp cho bọn tiểu yêu trước khi xéo về miền Nam xoáy hết nào bóng đèn, máy chữ, điện cơ… Cùng một giuộc với Diệm là bọn Nhu, Xuân, Thục. Nhà thơ Tú MỡTức cảnh gia đình Ngô Đình Diệm bù nhìn tay sai ấy trong cảnh Thống Diệm cầu kinh, vơ vét, cảnh thím Nhu buôn bán đảm và cảnh Ngô Đình Thục lái gỗ, tất cả đều bẩn thỉu. Trần Lệ Xuân tổ chức “Nữ quân đội cuốc ra” để làm trò giải trí cho lính Mĩ, thật xứng đáng là “đệ nhất ma cô”. Ả được “giương danh giá… của bà to” trong Tứ đại của bà lớn có bốn cái nhất: bọng to để ních bẫm, mặt to để trơ hơn thớt, miệng to để xui phụ nữ đăng lính, “nhân vị” to để ngoại giao “ngày đêm khăng khít bợ cơ đồ”!

Nhà thơ trào phúng - người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hoá - bám sát đối tượng Việt gian để bêu gương và đả kích chúng. Sau đảo chính lật đổ gia đình trị Ngô Đình Diệm là một loạt các tổng thống ngụy khác lên thay. Tú Mỡ khoái chí khi khám phá ra Tài kinh bang tế thế của Tổng Thiệu là gì, đó là: chứa thổ, đổ hồ, buôn nước:

Chứa thổ, đổ hồ là tế thế,

Lần lưng, móc túi, ấy kinh bang.

Tú Mỡ đặt tên cho cặp bài trùng bán nước Thiệu và Kì, vốn bằng mặt nhưng không bằng lòng nhau, luôn tìm cơ hội cắn vào cẳng nhau, là Song bợm kì duyên:

Miền Nam có đôi tổng tài,

Thứ nhất Chánh Thiệu, thứ hai phó Kì.

Chánh Thiệu lợm lợm lì lì,

Chọi với phó Kì ngổ ngổ ngang ngang.

Khuyển ưng cùng một họ hàng, Cùng làm thủ hạ ngoại bang Huê Kì.

Tưởng rằng tương đắc tương tri Mặt thì hòa hợp, dạ thì ghét ghen.

Tú Mỡ bẻ gãy nhiều luận điệu xuyên tạc tráo trâng của ngụy bù nhìn: chửi Tướng Nguyễn Cao Kì (thơ Tú Mỡ gọi là Cao Cầy) tự nhận mình là “bạn của dân nghèo” trong khi hắn ăn chơi sa đọa, giết chóc đồng bào, hắn là “thằng chó đẻ, văn hóa cóc khô, óc đểu giả, xuẩn quá chó cộc” (“Cao Cầy” với văn hóa); vì thế mới có chuyện Nhân dân Nhật cấm cửa Nguyễn Cao Cầy. Các tướng ngụy cũng được tạc bia để đời bằng thơ Tú Mỡ: Tướng Hoàng Xuân Lãm “con người hùng” thua trận “chạy rống bái công” khỏi Trị Thiên đến nỗi “Không ngờ Thiệu cách cổ/ Làm hết nghề nói ngông.”; Tướng Vũ

Văn Giai – tướng không có quân vì “Trị Thiên thua chạy vãi… ra quần”!

Để đấu tranh cho hòa bình và thống nhất đất nước, Tú Mỡ dùng tiếng cười trào phúng bẻ gãy nhiều luận điệu xuyên tạc, lừa mị nhân dân của ngụy. Chúng phá nhà dân, uống rượu say đập cả vò của bà cụ già, bắt gà, rình mò hãm hiếp con nhà lành, lúc làm “công tác dân vận” thì đòi kiểm thảo nhau, mỗi đứa đều tố đứa kia có tội, thế là Lớp tuồng dân vận khôi hài đã lột mặt nạ chúng ra. Khu trù mật mà tổng Ngô quảng cáo phải bắt cóc, dồn dân đến, thực ra là khu cá chậu chim lồng, để bóc lột và hiếp đáp dân dễ dàng hơn:

“Trù mật” trá hình trại tập trung Dân như cá chậu với chim lồng,

Khi cần, Mĩ- Diệm quờ tay tóm, Đi lính, đi phu để… “cộng đồng”

Chúng mười một, mười hai lượt đảo chính đảo tà ở miền Nam, chứng tỏ chính phủ bù nhìn đã vô cùng thối nát (Tà lại đảo tà).

Tú Mỡ đánh giặc bền bỉ trên mặt trận văn chương bằng tiếng cười sắc sảo như thế. Ông cũng hướng tiếng cười đến nội bộ nhân dân và cán bộ chiến sĩ trong kháng chiến, và đó thường là tiếng cười bè bạn, hả hê, tiếng cười đồng minh, nếu có phê phán thì cũng là để cùng tiến bộ.

2.2.2.3. Tiếng cười trong nội bộ

Những bài thơ mang tiếng cười nội bộ không nhiều và mục đích của chúng cũng khác với những bài thơ đánh giặc. Đối với những câu chuyện khôi hài trong nội bộ, tiếng cười Tú Mỡ là tiếng cười góp vui, tiếng cười bè bạn. Đối với những vấn đề cần đấu tranh trong nội bộ, tiếng cười Tú Mỡ nhằm chữa bệnh cứu người, có mục đích xây dựng với thái độ thẳng thắn và chân thành.

Khôi hài là phẩm chất thể hiện hàng ngày trong đời sống Tú Mỡ, đúng như lời vận động trong Cười đi thôi! của ông. Đã có lúc, thơ Tú Mỡ hài hước tuyên truyền kế hoạch hoá gia đình. Việc sinh con đẻ cái trong thời kì trước được Tú Mỡ nhìn thật tếu mà chân thực:

Trai mười sáu, gái mười ba, Cụ Tơ đã kết nên bà, nên ông.

Rồi, nhờ bà Mụ ra công,

Đẻ vung đẻ vãi, con bồng con mang.

Bây giờ chật đất nước Nam,

Các ngài hãy tạm màn màn, dừng tay!...

ng Tơ, bà Nguyệt và mười hai bà mụ… sang Tây) Sau khi miền Bắc hòa bình, Tú Mỡ lưu tâm đến những vấn đề cần đấu tranh trong cuộc sống để xã hội tốt đẹp lên. Hiện tượng “Mỗi người làm việc bằng hai/ Để cho cán bộ mua đài mua xe/ Mỗi người làm việc bằng ba/ Để

cho cán bộ xây nhà xây sân”, hiện tượng nông thôn ấu trĩ, làm nhiều hưởng ít… trong một thời gian dài không được nói đến, nay đã có nhiều tác phẩm văn học công khai (Thời của thánh thần của Hoàng Minh Tường, Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường…). Có điều, ở miền Bắc khi hoà bình lập lại, người phê phán và người bị phê phán không ở hai chiến tuyến đối lập rõ rệt như ta và địch thời kì kháng chiến nữa. Cho nên, tiếng cười trào phúng của Tú Mỡ không đích danh hướng đến một đối tượng nào cả. Nói cách khác, cái đáng cười thì rất cụ thể nhưng kẻ bị cười thì khá chung chung. Tại sao lại không tìm thấy một ông A, ông B hay bà C có tên tuổi đàng hoàng bị phê phán, đả kích “đến nơi đến chốn”? Phải chăng, Tú Mỡ cho rằng những cái xấu ở thời điểm đó mới đáng châm biếm và chưa đến mức phải đả kích? Hoặc giả nhà thơ đã có tuổi và đã nhụt ý chí xông pha thuở xưa? Chúng tôi cho rằng, mỗi thời kì lịch sử có một yêu cầu sáng tác riêng và mỗi nhà thơ trào phúng buộc phải chọn cho mình một cách “đánh giặc” an toàn và phù hợp. Điều đáng quý là “đòn bút” Tú Mỡ vẫn mạnh, đã đánh là trúng. Đương thời, năm 1957, Tú Mỡ đã đả kích kiểu Lao động lỗ miệng của những kẻ quan liêu, chỉ thúc đẩy anh chị em “làm cho hăng, cho dẻo, cho dai”, mà chính bản thân thì ươn lười “mó lao động, sợ nhoài hơi, nhọc xác”. Nói cách khác thì họ lợi dụng chức vị của mình để đoạt lợi khi hô hào người khác lao động sản xuất theo phương thức lao động xã hội chủ nghĩa:

Lao động ta có hai chính thống:

Lao động trí óc và lao động chân tay. Nhưng trong kì học tập mới đây

Lại khám phá thêm hạng này không được đẹp Là loại lao động chỉ “dạy” bằng cặp mép Phát sinh ra từ tàn tích quan liêu

Hạng lao động này con số kể không nhiều Nhưng lại vào bậc kiêu mới chết!...

… Họ được thể ngồi cao ngất ngưởng

Dưới nể nang chẳng dám phê bình,

Nên cứ nằm dài trên võng danh lợi rung rinh, Rất thoải mái tự mình không biết ngượng.

Điều đó có nghĩa là, nhà thơ trào phúng không thiên vị Tây hay ta, cứ ở đâu có thói hư tật xấu, ở đó có tiếng cười Tú Mỡ. Ngay cả các ông quan, tự cho mình là công thần kháng chiến, lại tự cho mình quyền tọa hưởng, Tú Mỡ bảo rằng họ rất “chướng”, và tất nhiên họ phải… chừa! Cũng phê phán thói hưởng lạc “Đội mũ ni che tai/ Việc đời thây kệ cả”, Tú Mỡ không tán thành người được “ngoáp” chiếc lương to rồi thì chỉ còn biết ăn, chơi, ngủ và làm bạn với non bộ:

Người ta khi phú quý Càng phải phấn tâm trí Anh mới nếm phong lưu Cớ sao vội chết gí!

(Ông cụ non)

Lối sống như thế, ngày nay không phải hiếm. Chẳng những vậy, không ít người mong được sống lối sống thảnh thơi ấy. Quan niệm riêng của Tú Mỡ về lẽ sống lại một lần nữa được hé lộ với bạn thơ qua cách đánh giá của ông đối với hiện thực trên: sống là cống hiến và có ích đến tận hơi thở cuối cùng. Có lúc, Tú Mỡ cũng giao đãi với anh em văn sĩ cầm bút bằng kinh nghiệm bản thân: phải bám sát thực tế để sáng tác:

Nguồn văn cạn, ý thơ cằn

Nặn thơ tưởng tượng, ngoáy văn mơ hồ.

Đẻ ra tác phẩm trái mùa Sách in chẳng mấy ai mua

Chán đời!

(Chuẩn bị lao vào thực tế)

Cũng có khi tiếng cười Tú Mỡ nhẹ nhàng bình phẩm những cái hợp và chưa hợp với thời đại mới. Bài Thầy bói phản tỉnh là tiếng cười rộng lượng và

phấn khởi tán thành việc thầy bói Lượng bỏ nghề “bắt nọn, bịp lừa vô tội vạ” sang “lao động để lợi dân, ích quốc”; bài Cải tiến vài câu chúc Tết là tiếng cười vui hóm hỉnh sửa những lời chúc “tiến chức thăng quan, nhất bản vạn lợi, đẻ toàn con giai…” thành “tiến trong công tác, buôn may bán đắt, sinh hai nuôi tốt…” cho đúng với tinh thần mới… Tú Mỡ có những bài hoạ với bạn thơ của mình, cười về nhau, về nỗi lo cơm áo của khách thơ (Hoạ bài thơ “Món nợ văn chương”), về chuyện gia đình của nhau (Mừng Xuân Diệu lấy vợ)… vừa là những câu chuyện cá nhân, vừa là những vấn đề xã hội, nên chúng tôi cũng xếp vào loại tiếng cười trong nội bộ.

2.2.3. Tự trào

Thơ tự trào có đối tượng là chính bản thân nhà thơ Tú Mỡ. Đây là bộ phận tác phẩm có giá trị trong sự nghiệp của nhà thơ trào phúng này. Thơ tự trào của Tú Mỡ thể hiện cái vui hóm trời sinh. Hầu như các nhà thơ trào phúng đều có thơ tự trào, dường như họ đều có nhu cầu trau dồi bản thân, dường như họ thẳng thắn thẳng thừng với tất cả, dường như tiếng cười của họ có ở mọi nơi mọi chỗ. Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tản Đà, Nguyễn Vỹ… đều có thơ tự cười vẻ ngoài của mình, cười sự nghèo của mình, Tú Mỡ nhiều phen tự họa:

Ở sở Phi năng có một thầy

Người cao dong dỏng, lại gầy gầy Mặc thường xoàng xĩnh, ưa lành sạch, Ăn chỉ thều thào, thích tịnh chay… Bởi tính ngang phè như chánh bứa, Già đời chẳng được cái mề đay.

(Tự thuật)

Cái bút danh của nhà thơ thoạt nghe “tưởng béo xù” nhưng lại trái ngược hẳn với dáng người gầy gò, mỡ mà chẳng mỡ! Chân dung Tú Mỡ là chân dung một bộ phận trí thức, công chức mới của nhà nước nửa đầu thế kỉ XX nghèo kiết, cả đời vật lộn mưu sinh, không ham hố công danh giả hiệu trong

cảnh nô lệ. Tự trào như thế cũng đủ để châm chích những kẻ ham hố danh vọng ảo tưởng, dở tây dở ta của chính phủ bảo hộ thực dân. Anh công chức sở tài chính làm công ăn lương cho Pháp ấy, hóa ra lại là người khẳng khái, không ham hư danh, không cố mà xin lấy cái mề đay để “chộ” thiên hạ:

Tôi tự xét tôi đứa bất tài,

Công danh, sự nghiệp chẳng bằng ai, Chỉ biết đi, về ngày bốn buổi,

Cuối tháng lĩnh lương mang về nhai.

(Mề đay)

Những bài thơ như Tú Mỡ ra ứng cử Chương trình của Tú Mỡ là những bài Tú Mỡ lấy mình ra để bông đùa nhằm đả kích giới nghị gật, nghị hề, đủ thấy nhà thơ là người hóm hỉnh trong đời thường, không kiểu cách làm cao. Bài thơ Tú Mỡ đi xe “bình bịch” thú vị từ nhan đề đến nội dung tự trào, tự trào mình cũng có lúc “bóp còi toe như quát tháo dương vây”, và thấy thói đời cứ hay khủng khỉnh với người hiền:

Tú rửng mỡ cưỡi xe “bình bịch”, Máy nổ vang trời, xình xịch như bay.

Bóp còi “toe!” như quát tháo dương vây, Bên đường cái, khách giãn ngay tăm tắp, Tú nghĩ lại khi còn đi xe đạp,

Một thứ xe chậm chạp , hiền lành

Trên đường đông, dù chuông bấm thất thanh, Người đủng đỉnh vẫn làm thinh không chịu tránh.


Thế mới biết rằng người xưa xấu tính,

Thấy ai hiền thường khủng khỉnh ngạo chơi; Kẻ có quyền tác họa ra oai,

Mới có thể khiến người đời khiếp phục. Ồ ngán nhỉ! Ở trên thế tục,

Con người ta bất độc, bất anh hùng!

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 20/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí