Nhà nước đã có nhiều chính sách thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào lâm nghiệp, đặc biệt là khuyến khích khu vực ngoài quốc doanh, khu vực tư nhân. Tuy nhiên, đối với rừng đặc dụng đang được quản lý và tổ chức thực hiện bởi các tổ chức Nhà nước. Đây là yếu tố cản trở đến việc huy động các nguồn lực và khai thác các tiềm năng của rừng và không tạo ra các động lực cho sự phát triển. Một trong những yếu tố hạn chế thu hút các thành phần ngoài quốc doanh là do cách suy nghĩ của nhiều cán bộ quản lý chưa thông thoáng, sợ rừng bị phá hoại, không quản lý được rừng khi giao cho những người không phải chủ sở hữu rừng. Kinh nghiệm thành công trong quản lý VQG trên thế giới chính là thu hút được nhiều thành phần đầu tư vào VQG, là sự kết hợp hợp hợp lý giữa bảo tồn và phát triển. Chính sách cho thuê môi trường rừng thực chất là chính sách nhằm huy động các thành phần tham gia khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường rừng vì vậy để thực hiện chính sách tại các VQG cần đảm bảo các biện pháp để huy động các thành phần tham gia hoạt động khai thác môi trường rừng, tạo điều kiện để thu hút các nguồn lực đầu tư vào khai thác môi trường rừng, cụ thể:
+ Cần có những quy định đảm bảo có sự cùng tham gia giữa các bên liên quan trong chính sách cho thuê môi trường rừng trên cơ sở gắn quyền hạn với trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên.
+ Giải quyết các mối quan hệ kinh tế giữa các bên liên quan: Nguồn lợi tài chính thu từ lệ phí vào cổng và các lệ phí khác liên quan đến DLST có thể bổ sung cho nguồn kinh phí của nhà nước và có thể là động lực khuyến khích các thành phần tư nhân tham gia vào bảo tồn. Tuy nhiên, để đạt lợi ích kinh tế đó thì các đơn vị cho thuê phải bỏ kinh phí đầu tư để cải thiện môi trường rừng, xây dựng cơ sở vật chất và kinh phí này tương đối lớn nên trong chính sách cho thuê môi trường rừng cũng phải đảm bảo cho họ có thể thu hồi vốn và được bồi thường khi Nhà nước thu hồi.
4.2.3.6. Phối hợp, chia sẻ lợi ích giữa ban quản lý VQG với chính quyền địa phương trong quản lý rừng và khai thác lợi ích từ rừng
Một giải pháp nhằm tăng cường quản lý VQG và triển khai chính sách cho thuê môi trường rừng là phải có một cơ chế phù hợp khuyến khích sự tham gia của
các bên có liên quan tại địa phương vào công tác quản lý trong VQG. Cần xem xét để chính quyền địa phương, đặc biệt là chính quyền tại vùng đệm và các cơ quan có liên quan khác tại địa phương có cơ hội tham gia vào quá trình này. Sự phối hợp cần thể hiện trong các cuộc tuyên truyền giáo dục nhân dân sống tại vùng đệm tham gia BV&PTR, hạn chế các tác động tiêu cực đến rừng. Bên cạnh đó, để ngăn chặn, xử lý các vụ vi phạm cũng cần có sự can thiệp của chính quyền, nhưng quan trọng nhất vẫn là phải giáo dục để nâng cao nhận thức của người dân, tạo công ăn việc làm, thu hút người dân tham gia các hoạt động DLST như hướng dẫn du khách, kinh doanh dịch vụ, làm việc trong các khu du lịch.
Sự phối hợp giữa Ban quản lý VQG với chính quyền địa phương trên cơ sở đảm bảo lợi ích của cả 2 bên. Hiện nay, quan hệ giữa các VQG với chính quyền địa phương trong quản lý rừng chưa rõ ràng, cơ chế chia sẻ lợi ích chưa đủ hấp dẫn để thu hút sự tham gia của chính quyền và cả cộng đồng dân cư trong khu vực.
4.2.3.7. Tổ chức tốt công tác kiểm tra, giám sát các đơn vị thuê môi trường rừng
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn Toàn Không Đồng Ý; 2. Không Đồng Ý; 3. Tạm Chấp Nhận Được; 4. Đồng Ý; 5. Hoàn Toàn Đồng Ý.
- Bổ Sung, Hoàn Thiện Hệ Thống Văn Bản Pháp Luật
- Giải Pháp Thực Hiện Chính Sách Cho Thuê Môi Trường Rừng Tại Vqg
- Vườn Quốc Gia Ba Vì (2009), Báo Cáo Tổng Kết Đề Án Thí Điểm Sử Dụng Môi Trường Rừng Đặc Dụng Để Phát Triển Dlst Và Giáo Dục Hướng Nghiệp Tại
- Ông/bà Vui Lòng Cho Ý Kiến Về Các Nội Dung Sau Đây Theo 5 Mức Độ
- Chính sách cho thuê môi trường rừng tại các vườn quốc gia ở khu vực phía bắc Việt Nam – nghiên cứu tại Vườn Quốc gia Ba Vì, Tam Đảo, Bến En - 25
Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.
Sự tác động của con người với bất kỳ mục đích gì đến rừng đặc dụng cũng là vấn đề nhạy cảm bởi các quy định chặt chẽ của Luật Bv&PTR, quy định về bảo tồn đa dạng sinh học… do vậy lãnh đạo vườn, Hạt kiểm lâm phải thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, tư vấn cho các đơn vị thuê môi trường thực hiện đúng phương án được duyệt. Khi thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng tại các VQG cũng cần phải yêu cầu có những đánh giá tác động của hoạt động DLST của các đơn vị nhận thuê môi trường rừng đến công tác bảo tồn, đến phát triển kinh tế xã hội trong khu vực. Công tác đánh giá này phải được tiến hành thường xuyên và ngay từ khi ký hợp đồng cho thuê, trong xây dựng các phương án thuê môi trường rừng. Cần đảm bảo hạn chế những nguy cơ cho bảo tồn tài nguyên thiên nhiên khi cho thuê kinh doanh DLST. Ở tất cả các khâu của quá trình triển khai thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng đều cần có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ để đảm bảo không gây ra những tác hại xấu tới môi trường rừng và tính đa dạng sinh học tại các VQG. Bên cạnh đó, thông qua công tác kiểm tra sẽ đảm bảo có những điều chỉnh kịp thời nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra.
KẾT LUẬN
Đề tài Luận án “Chính sách cho thuê môi trường rừng tại các VQG ở khu vực phía Bắc Việt Nam – nghiên cứu tại VQG Ba Vì, Tam Đảo, Bến En” được hoàn thành nhằm hoàn thiện lý luận về cho thuê môi trường rừng VQG và chính sách cho thuê môi trường rừng tại VQG, trên cơ sở đó đưa ra các cơ sở hoàn thiện chính sách, giải pháp hoàn thiện chính sách cho thuê môi trường rừng ở khu vực phía Bắc Việt Nam. Trên cở sở các nội dung nghiên cứu, NCS đã hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu và có những kết luận sau:
1. Kinh doanh DLST tại VQG là biện pháp khai thác giá trị môi trường rừng được nhiều quốc gia trên thế giới đang áp dụng và khẳng định DLST là loại du lịch có trách nhiệm, là du lịch bảo tồn môi trường và cải thiện sinh kế cho cộng đồng dân cư địa phương.
2. Cho thuê môi trường rừng để kinh doanh DLST mới được triển khai thí điểm ở một số VQG của Việt Nam và bước đầu đã có kết quả nhất định, góp phần vào việc giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, tạo nguồn tài chính mang tính chất bền vững cho VQG và thu hút nguồn lực của khu vực tư nhân đầu tư vào BV&PTR.
3. Ở Việt Nam hiện nay chưa có văn bản pháp luật riêng về thuê môi trường rừng kinh doanh DLST tại các VQG, mới tạo khuôn khổ pháp lý bước đầu cho việc thực hiện thí điểm chính sách này, tuy nhiên đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra.
4. Chính sách cho thuê môi trường rừng kinh doanh DLST tại các VQG cần tập trung vào các nội dung sau: xác định mục tiêu chính sách, đảm bảo các nội dung chính của chính sách (đối tượng cho thuê, thời hạn thuê, giá thuê, hạn mức thuê, quản lý và sử dụng kinh phí thuê, quyền và nghĩa vụ của từng bên, trình tự, thủ tục thuê, chuyển nhượng hợp đồng thuê, tổ chức thực hiện hoạt động cho thuê, công tác kiểm tra, giám sát hoạt động thuê.
5. Các giải pháp xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng kinh doanh DLST đi vào cuộc sống cần phải tập trung vào giải quyết
các vấn đề sau: Cơ chế phân cấp quản lý VQG trên cơ sở gắn trách nhiệm với nhiệm vụ và quyền hạn nhất định, gắn với cơ chế đầu tư phù hợp cho VQG; Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các VQG; Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý tại các VQG trên cơ sở phù hợp với xu hướng kết hợp bảo vệ với khai thác giá trị của rừng; Tăng cường tuyên truyền phổ biến chính sách đến các đối tượng có liên quan; Huy động các thành phần tham gia khai thác môi trường rừng, đặc biệt là khu vực tư nhân; Giáo dục ý thức bảo vệ rừng và phối hợp thực hiện chính sách thuê môi trường rừng của cộng đồng dân cư địa phương; Đào tạo nguồn nhân lực phát triển DLST; xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu vực VQG để hấp dẫn nhà đầu tư, tăng cường kiểm tra, giám sát tổ chức thuê môi trường rừng; đảm bảo tính pháp lý và chặt chẽ của các hợp đồng thuê môi trường rừng; Phối hợp, chia sẻ lợi ích với chính quyền địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
1. Lê Huy Bá (2006), Du lịch sinh thái, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 2.Ngô Duy Bách (2005), Sự tham gia của cộng đồng vùng đệm trong phát triển
du lịch bền vững tại Vườn Quốc gia Ba Vì, Báo cáo Luận văn thạc sỹ, Đại học quốc gia, Hà Nội.
3.Trần Quang Bảo (2012), Hoàn thiện chính sách giao đất khoán rừng, Báo cáo Đề tài nghiên cứu do Tổng cục lâm nghiệp phối hợp với tổ chức JICA - Nhật bản tài trợ, Hà Nội.
4.Nguyễn Nghĩa Biên (2005), Phương pháp định giá rừng tự nhiên ở Việt Nam,
Báo cáo Đề tài cấp cơ sở, Trường đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.
5.Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2012), Báo cáo tóm tắt kết quả rà soát cơ chế, chính sách liên quan đến triển khai kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2012-2020, Hà Nội.
6.Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2008), Báo cáo hoạt động thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái tại các khu rừng đặc dụng, Hà Nội.
7.Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2006), Thông tư số 99/2006/TT – BNN của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngày 06 tháng 11 năm 2006 về Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế quản lý rừng ban hàng kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ – TTg, ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội.
8.Bộ nông nghiệp & phát triển nông thôn (2007), Quyết định số 104/2007/QĐ- BNN, ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, Hà Nội.
9.Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Bộ tài chính (2008), Thông tư số 65/2008/TTLT – BNN- BTC, ngày 26 tháng 5 năm 2008 về Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2007/NĐ – CP ngày 28 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng, Hà Nội.
10. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2009), Thông tư số 34/2009/TT- BNNPTNT của Bộ NN&PTNT, ngày 10 tháng 6 năm 2009 về tiêu chí xác định và phân loại rừng, Hà Nội.
11. Chính Phủ (2004), Nghị định 181/2004/NĐ-CP về thi hành Luật đất đai, Hà Nội.
12. Chính phủ (2007), Nghị định 123/2007/NĐ-CP, ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 188/2004/NĐ – CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá đất, Hà Nội.
13. Chính phủ (2007), Nghị định 48/2007/NĐ – CP, ngày 28 tháng 3 năm 2007 về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng, Hà Nội.
14. Chính phủ (2010), Nghị định số 99/2010/NĐ-CP, ngày 24 tháng 9 năm 2010 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, Hà Nội.
15. Chính phủ (2010), Nghị định số 117/2010/NĐ – CP, ngày 24 tháng 12 năm 2010 về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng, Hà Nội.
16. Trần văn Con (2008), Hướng tới một nền lâm nghiệp bền vững, đa chức năng nhìn về tương lai từ quan điểm lâm học, NXB lao động - xã hội, Hà Nội.
17. Công ty cổ phần tư vấn và thương mại Thành Long, Đề án quy hoạch phát triển du lịch sinh thái VQG Bến En giai đoạn 2008- 2020, Thanh Hoá.
18. Công ty Cổ phần Xây dựng và Du lịch Bình Minh (2003), Phương án thuê môi trường rừng đặc dụng để phát triển du lịch sinh thái kết hợp bảo vệ và phát triển rừng tại khu du lịch Thiên Sơn – Suối Ngà, Vườn quốc gia Ba Vì – Hà Nội, Hà Nội.
19. Công ty Công nghệ Việt Mỹ (2003), Phương án thuê môi trường rừng đặc dụng để phát triển du lịch sinh thái kết hợp bảo vệ và phát triển rừng tại khu du lịch Thác Đa, Vườn quốc gia Ba Vì – Hà Nội, Hà Nội.
20. Cục Kiểm lâm, Quy hoạch phát triển Vườn quốc gia Ba Vì giai đoạn 2010 – 2020, Hà Nội.
21. Cục Kiểm lâm (2011), Diễn biến rừng của Việt Nam, Hà Nội
22. Cục kiểm lâm (2008), Quyết định số 1192/ QĐ-KL-KHTC ngày 19 tháng 11 năm 2008 về việc Phê duyệt đơn giá thuê môi trường rừng tại Vườn quốc gia Ba Vì, Hà Nội.
23. Cục Kiểm lâm (2008), Báo cáo tổng kết đề án thí điểm sử dụng môi trường rừng đặc dụng để phát triển du lịch sinh thái và giáo dục hướng nghiệp tại VQG Ba Vì, Hà Nội.
24. Diễn đàn doanh nghiệp (2009), “Mô hình du lịch sinh thái trong Vườn Quốc gia Ba Vì”, ngày 24/4/2009.
25. Nguyễn Quang Hà (2009), “Tác động của chính sách đối với phát triển lâm nghiệp bền vững - vấn đề và giải pháp”, Kỷ yếu hội thảo quản lý rừng bền vững trong bảo vệ môi trường và phát triển nông thôn, Hà Nội.
26. Lê Trọng Hùng (2008), Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng chính sách cho thuê rừng, xây dựng và phát triển thị trường quyền sử dụng đất rừng sản xuất ở Việt Nam, Báo cáo Đề tài cấp Bộ NN&PTNT, Hà Nội.
27. Jill Grant (1999), “Xây dựng và thực hiện chiến lược quốc gia về DLST của Australia”, Kỷ yếu Hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về DLST ở Việt nam, Hà Nội.
28. Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái: Những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
29. Phạm Trung Lương (1999), “Tiềm năng hiện trạng và định hướng phát triển DLST ở Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển DLST ở Việt Nam, Hà Nội.
30. Tô Đình Mai (2007), “Nghiên cứu cơ sở khoa học về giá rừng và ứng dụng trong điều kiện Việt Nam”, Báo cáo Đề tài định giá rừng ở Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng, Hà Nội.
31. Vũ Tấn Phương, Ngô Đình Quế, Nguyễn Quang Hồng (2008), Tài liệu tập huấn Định giá rừng, Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng, Hà Nội.
32. Vũ Tấn Phương (2008), Giá trị môi trường và dịch vụ môi trường rừng, Báo cáo đề tài cấp Bộ NN&PTNT, Hà Nội.
33. Vũ Tấn Phương (2009), Nghiên cứu định giá rừng ở Việt Nam, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
34. Đỗ Văn Quang và Đỗ Khắc Thành (2003), Đề án sử dụng môi trường rừng đặc dụng để phát triển du lịch sinh thái và giáo dục hướng nghiệp tại Vườn quốc gia Ba Vì, Hà Nội.
35. Quốc hội (2004), Luật số 29/2004/QH 11, Luật bảo vệ và phát triển rừng
36. Vương Văn Quỳnh (2001), Nghiên cứu ảnh hưởng của du lịch đến bảo vệ môi trường ở vườn quốc gia, Báo cáo Đề tài cấp Bộ NN&PTNT, Hà Nội.
37. Thủ tướng Chính Phủ (2003), Quyết định 192/QĐ – TTg, ngày 17 tháng 9 năm 2003 về Phê duyệt Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010, Hà Nội.
38. Thủ tướng Chính Phủ (2007), Quyết định 18/2007/QĐ –TTg, ngày 05 tháng 02 năm 2007 về Phê duyệt chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020, Hà Nội.
39. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định 186/2006/QĐ – TTG, ngày 14 tháng 8 năm 2006 về việc ban hành Quy chế quản lý rừng, Hà Nội.
40. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 24/2012/QĐ – TTg, ngày 01 tháng 06 năm 2012 về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 – 2020, Hà Nội.
41. Tổng cục Lâm nghiệp (2011), Quyết định số 37/QĐ-VBV-KL ngày 30/3/2011 về việc Ban hành quy định tạm thời về thuê môi trường rừng đặc dụng để phát triển du lịch sinh thái kết hợp bảo vệ và phát triển rừng tại Vườn quốc gia Ba Vì, Hà Nội.
42. Trung tâm nghiên cứu con người và thiên nhiên (2012), “Chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng: Tương lai mới cho hệ thống VQG, khu bảo tồn Việt Nam ?”, Bản tin chính sách số 6-quý II- 2012.
43. Trường Đại học kinh tế quốc dân (2010), Giáo trình chính sách kinh tế, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.