Chính sách cho thuê môi trường rừng tại các vườn quốc gia ở khu vực phía bắc Việt Nam – nghiên cứu tại Vườn Quốc gia Ba Vì, Tam Đảo, Bến En - 25


Phụ lục 05


TÌNH HÌNH THU HÚT KHÁCH DU LỊCH VÀ KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH TẠI CÁC VQG NGHIÊN CỨU


TÌNH HÌNH THU HÚT KHÁCH DU LỊCH ĐẾN VQG NGHIÊN CỨU

Đơn vị tính: Lượt khách


TT

Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

I

Tổng số khách VQG Ba Vì

59.623

63.465

80.714

1

Khách quốc tế

757

821

1.267

2

Khách nội địa

58.866

62.644

79.447

II

Tổng số khách VQG Bến En

1.036

2.062

2.606

1

Khách quốc tế

11

25

53

2

Khách nội địa

1.025

2.037

2.553

III

Tổng số khách VQG tam Đảo

1.279

1.795

2.449

1

Khách quốc tế

534

750

971

2

Khách nội địa

745

1.045

1.478

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Chính sách cho thuê môi trường rừng tại các vườn quốc gia ở khu vực phía bắc Việt Nam – nghiên cứu tại Vườn Quốc gia Ba Vì, Tam Đảo, Bến En - 25


DOANH THU TỪ BÁN VÉ CỦA CÁC VQG NGHIÊN CỨU

Đơn vị tính: Triệu đồng


TT

Doanh thu từ bán vé

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

1

VQG Ba Vì

879

991

1.214

2

VQG Tam Đảo

26

36

49

3

VQG Bến En

65,1

135,25

203,8


DOANH THU TỪ DỊCH VỤ DLST CỦA CÁC VQG BA VÌ

Đơn vị tính: Triệu đồng


TT

Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

1

Doanh thu từ bán vé

878,73

990,54

1214,42

2

Thu vé phương tiện

144,17

157,63

261,97

3

Thu từ thuê MTR

150

384

554


Tổng

1172,90

1532,17

2030,39


DOANH THU BÁN VÉ CỦA CÁC THÁNG TẠI VQG BA VÌ

Đơn vị tính: Triệu đồng

Tháng

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

1

31,785

108,69

43,365

2

170,28

240,27

243,69

3

165,24

115,77

205,56

4

86,43

90,705

106,965

5

82,68

91,905

142,905

6

53,22

49,92

66,78

7

49,44

43,635

62,355

8

58,29

60,06

66,315

9

59,73

53,475

96,39

10

55,62

52,74

75,39

11

36,105

44,805

58,995

12

29,91

38,565

45,705


TÌNH HÌNH KHÁCH DU LỊCH ĐẾN VQG TAM ĐẢO TRONG CÁC THÁNG

Đơn vị tính: Lượt khách

Tháng

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

1

15

19

43

2

20

45

65

3

85

132

154

4

189

230

298

5

184

245

335

6

181

290

385

7

156

256

346

8

152

189

276

9

135

172

225

10

101

121

156

11

45

71

90

12

16

25

76

Tổng

1.279

1.795

2.449


DOANH THU DỊCH VỤ DLST TẠI VQG TAM ĐẢO

Đơn vị tính: Triệu đồng


TT

Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

1

DT từ bán vé

25.568

35.892

48.933

2

DT dịch vụ

10.543

15.247

16.452

3

DT khác

3.487

5.478

6.124


Tổng

39.598

56.617

71.509


NGUỒN THU CỦA VQG TAM ĐẢO

Đơn vị tính: Triệu đồng


Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Ngân sách NN cấp

10.173,455

9.183,822

8.368,412

Phí tham quan

25,568

35,892

48,933

Các hoạt động khác

19,379

25,892

22,576


TÌNH HÌNH THU HÚT KHÁCH DU LỊCH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH DLST TẠI VQG BẾN EN

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

1

Số lượng đoàn

Đoàn

115

235

258

2

Số lượng khách

Lượt khách

1.036

2.062

2.606

a

Khách quốc tế

Lượt khách

11

25

53

b

Khách nội địa

1.025

2.037

2.553

3

Doanh thu

triệu đồng

65,1

135,25

203,8


Phụ lục 06

NHỮNG QUY ĐỊNH LIÊN QUAN TRONG CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT

- Luật Đất đai ngày 26/11/2003 (Điều 77)

Để thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng gắn liền với vấn đề cho thuê đất, đặc biệt đất tại khu rừng đặc dụng, Luật đất đai có quy định về giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất. Điều 17 của Luật đất đai 2003 đã quy định rất chi tiết chế độ sử dụng đất rừng đặc dụng như sau:

+ Nhà nước giao đất rừng đặc dụng cho tổ chức quản lý rừng đặc dụng (ban quản lý rừng) để quản lý, bảo vệ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.

+ Tổ chức quản lý rừng đặc dụng giao khoán cho các hộ gia đình và cá nhân bảo vệ rừng, đối với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt được giao khoán ngắn hạn khi các hộ gia đình, cá nhân chưa có điều kiện chuyển ra khỏi khu vực đó. Phân khu phục hồi sinh thái được giao khoán cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống ổn định tại khu vực đó để bảo vệ và phát triển rừng.

+ Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất quyết định giao đất, cho thuê đất vùng đệm của rừng đặc dụng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân


để sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về lâm nghiệp hoặc kết hợp quốc phòng, an ninh theo quy hoạch phát triển rừng của vùng đệm.

+ Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng đặc dụng thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái - môi trường dưới tán rừng.

Chính phủ quy định cụ thể việc giao khoán đất rừng đặc dụng; quyền, nghĩa vụ và lợi ích của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao khoán đất rừng đặc dụng; giao đất, cho thuê đất vùng đệm của rừng đặc dụng; cho thuê đất rừng đặc dụng kết hợp với kinh doanh cảnh quan, DLST - môi trường dưới tán rừng.

Với quy định như trên cho thấy, Ban quản lý VQG là đơn vị được Nhà nước giao quyền quản lý rừng đặc dụng và được quyền giao khoán cho các tổ chức, cá nhân để bảo vệ và phát triển rừng; còn cho thuê đất rừng do UBND tỉnh quyết định và chỉ được thuê đất vùng đệm. Trong Luật đất đai đã đề cập đến việc giao, giao khoán, thuê đất tại các khu rừng đặc dụng và cấp có thẩm quyền thực hiện những vấn đề này. Nhà nước thực hiện giao đất rừng đặc dụng cho tổ chức quản lý, còn thuê đất lại do UBND tỉnh thực hiện. Với quy định này sẽ làm cho việc thuê đất và thuê môi trường rừng sẽ rất khó thực hiện đồng nhất, nếu không có sự đồng thuận của hai bên là BQL VQG và chính quyền địa phương mặc dù đất đai được coi là một yếu tố môi trường trong hợp phần môi trường rừng.

- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 3/2/2004

Trong Luật Bảo vệ và phát triển rừng quy định VQG là một loại rừng đặc dụng với chức năng chủ yếu là bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ hệ sinh thái quốc gia, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, góp phần bảo vệ môi trường. Để quản lý VQG và đảm bảo các chức năng của Vườn, Nhà nước giao rừng, giao đất cho các Ban quản lý VQG. Nhà nước đầu tư cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng (Điều 10, Luật BV & PTR). Bên cạnh đó, Ban quản lý VQG được phép cho các tổ chức kinh tế thuê cảnh quan để kinh doanh DLST (điều 61, Luật BV & PTR). Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng (Điều 23); Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức, quản lý hệ thống rừng đặc dụng (Điều 23); Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng và các


quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý hoạt động du lịch sinh thái tại các khu rừng đặc dụng (Điều 22) đều quy định rõ chủ trương chính sách của Nhà nước là: “Nhà nước cho tổ chức kinh tế thuê rừng phòng hộ, thuê rừng đặc dụng để kết hợp kinh doanh cảnh quan nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường với thời hạn không quá 50 (năm mươi) năm(trích Điều 23, Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng).

* Các văn bản pháp luật do Chính phủ ban hành

- Nghị định số 163/CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ thay thế cho nghị định số 02/CP về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp nêu rõ rừng đặc dụng sẽ không được giao cho các hộ gia đình mà sẽ được quản lý bởi các Ban quản lý được thành lập theo quyết định đặc biệt của Thủ tướng Chính Phủ. Tuy nhiên, Ban quản lý này có thể ký hợp đồng với nông dân sống trong vùng để họ tiến hành các hoạt động bảo vệ và trồng rừng (Điều 8).

- Quyết định 08/2001/QĐ-TTg của Thủ trướng Chính Phủ ngày 11/1/2001 nêu rõ Ban quản lý khu rừng đặc dụng được tự tổ chức hoặc cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân thuê, khoán để kinh doanh dịch vụ, DLST.

- Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất quy định: đối với đất rừng đặc dụng, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào giá đất rừng sản xuất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định và căn cứ phương pháp định giá đất rừng sản xuất quy định tại Điều 13 Nghị định này để định mức giá phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

- Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; Thông tư số 120/2005/TT-BTC ngày 30/12/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; Nghị định 121/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.

- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế quản lý rừng, trong đó có quy định: chủ rừng được tổ chức hoạt động kinh doanh DLST, cho thuê môi trường rừng hoặc sử dụng quyền sử dụng đất


và giá trị kinh tế của tài nguyên đa dạng sinh học và cảnh quan rừng để liên doanh, liên kết với các chủ đầu tư khác, các tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh DLST tại khu rừng đặc dụng. Việc tổ chức phát triển DLST tại các khu rừng đặc dụng phải được lập thành dự án đầu tư trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt tại các khu rừng đặc dụng.

- Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 3/3/2006 của Chính Phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng tại điều 51 mục 2 có quy định: Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư xây dựng rừng đặc dụng. Điều 52 về khai thác lâm sản quy định: các hoạt động khai thác trong rừng đặc dụng phải đảm bảo chức năng bảo tồn, duy trì, phát triển đa dạng sinh học của rừng, bảo tồn cảnh quan để khai thác các giá trị thẩm mỹ,...Các hoạt động DLST có thể do chủ rừng tự tổ chức hoặc cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê, nhận khoán rừng và môi trường rừng để kinh doanh nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc nhất định.

Với quy định này cho thấy, cho thuê môi trường rừng tại VQG là hoạt động cho thuê có điều kiện (không gây ảnh hưởng đến mục tiêu bảo tồn; không xây dựng công trình phục vụ du lịch ở phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái; phải đảm bảo an toàn và theo sự kiểm tra, hướng dẫn của BQL khu rừng; tạo điều kiện cho các hộ gia đình, cá nhân sống trong khu rừng tham gia các hoạt động dịch vụ).

- Quyết định số 18/2007/QĐ-TTG ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2010. Trong chiến lược phát triển rừng giai đoạn 2006-2020 đưa đưa ra quan điểm là “phát triển lâm nghiệp đồng bộ từ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng hợp lý tài nguyên, từ trồng rừng, cải tạo rừng và làm giàu rừng đến khai thác chế biến lâm sản, dịch vụ môi trường, du lịch sinh thái..”. Trên cơ sở đó đưa ra giải pháp là “Thử nghiệm và xây dựng cơ sở pháp lý để cho các thành phần kinh tế được giao, được thuê rừng đặc dụng sử dụng trong các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng”.

- Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28/3/2007 về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng; Thông tư số 65/2008/TTLT-BNN-BTC ngày 26/5/2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28/3/2007 về


nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng; Đối với rừng đặc dụng có thể áp dụng các phương pháp sau:

* Phương pháp thu nhập: là phương pháp xác định mức giá của một diện tích rừng cụ thể căn cứ vào thu nhập thuần tuý thu được từ rừng quy về thời điểm định giá. Điều kiện áp dụng khi có đủ thông tin để xác định các khoản thu nhập thuần tuý mang lại cho chủ rừng.

Phương pháp này chỉ được áp dụng khi VQG đã thực hiện hoạt động kinh doanh DLST thì căn cứ vào doanh thu và chi phí bình quân 01 năm cho tối đa 03 năm liền kề trước thời điểm định giá, lãi suất được tính bằng cách lấy trung bình của lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn một năm tại Ngân hàng thương mại có mức lãi suất cao nhất và Ngân hàng thương mại có mức lãi suất thấp nhất trên địa bàn ở thời điểm định giá.

* Phương pháp so sánh: là phương pháp xác định mức giá của một diện tích rừng cụ thể thông qua việc phân tích các mức giá rừng thực tế của diện tích rừng cùng loại, tương tự về trạng thái rừng, trữ lượng rừng; chất lượng lâm sản để so sánh với diện tích rừng cần định giá. Điều kiện áp dụng khi có đủ thông tin về diện tích rừng cùng loại đã thực hiện giao dịch và có thể so sánh được. Nếu các yếu tố không đồng nhất có thể dùng các hệ số điều chỉnh.

- Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng đã quy định rõ yêu cầu đối với các dự án du lịch sinh thái là:

+ Không gây ảnh hưởng tiêu cực đến bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, cảnh quan, môi trường và các chức năng khác của khu rừng; phù hợp với quy hoạch của khu rừng đặc dụng được duyệt.

+ Trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt chỉ được xây dựng các tuyến đường mòn, đường cáp trên không, đường ngầm dưới mặt đất, trạm quan sát cảnh quan, biển chỉ dẫn phục vụ du lịch sinh thái.

+ Trong phân khu phục hồi sinh thái chỉ được xây dựng các tuyến đường bộ phù hợp nhưng tối đa không vượt qúa quy mô đường cấp IV miền núi, trạm quan sát cảnh quan, biển chỉ dẫn, đường cáp trên không, đường ngầm dưới mặt đất, các công trình khác phù hợp với quy hoạch khu rừng đặc dụng.


+ Trong phân khu hành chính, dịch vụ; khu bảo vệ cảnh quan; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học được xây dựng các công trình phục vụ cho quản lý, nghiên cứu khoa học và tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái phù hợp với quy hoạch khu rừng đặc dụng.

- Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường, trong đó xác định loại rừng và loại dịch vụ môi trường rừng; nguyên tắc chi trả; hình thức chi trả; đối tượng phải chi trả và đối tượng được chi trả. Bên cạnh đó còn có các quy định liên quan đến quản lý và sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng.

- Quyết định số 57/ QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020: Nhà nước yêu cầu “Ban quản lý rừng đặc dụng triển khai cơ chế đồng quản lý với cộng đồng dân cư địa phương trên cơ sở cùng chia sẻ trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và cùng hưởng lợi ích từ rừng trên cơ sở đóng góp của các bên” và triển khai cơ chế đồng quản lý rừng từ năm 2012 đến năm 2014 tiến hành “thí điểm cơ chế chia sẻ lợi ích tai một số khu rừng đặc dụng theo hướng chuyển căn bản từ hình thức Nhà nước kiểm soát hoàn toàn công tác bảo vệ rừng sang nhiều hình thức cùng quản lý, trong đó các cộng đồng địa phương chia sẻ trách nhiệm quản lý và lợi ích thu được với cơ quan Nhà nước”. Với chính sách này mang tính đột phá, góp phần tăng cường hiệu quả bảo vệ rừng, đẩy nhanh xã hội hoá, thu hút các thành phần kinh tế tham gia công tác bảo vệ rừng thông qua nhiều hình thức như thuê, khoán…. Trong giải pháp thực hiện chiến lược cũng đề cập đến giải pháp là thử nghiệm và xây dựng cơ sở pháp lý để cho các thành phần kinh tế được giao, cho thuê rừng đặc dụng để sử dụng trong các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

- Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020, nhà nước khuyến khích phát triển các hoạt động dịch vụ sinh thái rừng, kinh doanh du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng, cho thuê môi trường rừng phù hợp với quy định của pháp luật, nhằm tạo nguồn thu để bù đắp các chi phí, nâng cao thu nhập của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và thay thế dần đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, Quyết định này còn có những quy định liên quan đến triển khai các hoạt động cho thuê môi trường rừng và sử dụng kinh phí từ hoạt động cho thuê môi trường rừng tại các VQG.

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 03/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí