định kỳ đánh giá và xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá, cần có những quy định về chấm dứt hợp đồng thuê trước thời hạn để hạn chế việc giữ đất, chiếm đất.
- Quy định về hạn mức thuê
Đây là một quy định rất quan trọng khi thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng tại các VQG. Hạn mức thuê phải phù hợp với quy hoạch của từng Vườn, bên cạnh đó phải đánh giá được năng lực của từng đơn vị để có một hạn mức phù hợp. Không nên quy định hạn mức cho thuê môi trường rừng như nhau mà theo đối tượng thuê và vị trí thuê. Đây là yếu tố rất quan trọng trong chính sách cho thuê để đảm bảo phù hợp với năng lực của đơn vị cho thuê, vừa đảm bảo giúp VQG thu được lợi ích kinh tế là cao nhất, tránh lãng phí các tiềm năng của rừng.
- Quy định về phương pháp lượng giá giá trị dịch vụ môi trường rừng và định giá cho thuê
Hiện nay, một khó khăn rất lớn để triển khai chính sách cho thuê môi trường rừng là xác định giá thuê môi trường rừng. Xác định giá thuê môi trường rừng đang được áp dụng theo Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28/3/2007 của Chính phủ về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng. Rừng đặc dụng có thể áp dụng phương pháp thu nhập hay phương pháp so sánh để xác định giá thuê. Đối với phương pháp thu nhập đòi hỏi tại VQG đã thực hiện các hoạt động kinh doanh DLST. Tuy nhiên, việc xác định thu nhập, chi phí trong kinh doanh dịch vụ môi trường rừng không phải đơn giản. Phương pháp so sánh là phương pháp xác định mức giá thuê môi trường rừng theo mức giá của VQG có điều kiện tương đồng. Điều kiện áp dụng khi có đủ thông tin về diện tích rừng cùng loại đã thực hiện giao dịch và có thể so sánh được. Nếu các yếu tố không đồng nhất có thể dùng các hệ số điều chỉnh. Trong thực tế rất ít VQG mà có điều kiện tương đồng nên để sử dụng phương pháp này rất khó khăn. Hiện nay, phương pháp xác định giá thuê rừng và thuê môi trường rừng không có sự tách biệt rõ ràng nên khi triển khai trên thực tế và áp dụng cho đối tượng là dịch vụ môi trường rừng chưa thật sự phù hợp. Đòi hỏi cần nghiên cứu phương pháp lượng giá giá trị dịch vụ môi trường rừng và thử nghiệm các phương pháp để áp dụng trong thực tiễn gắn với từng VQG cụ thể là hết sức cần thiết.
Mặt khác, khi vận dụng các phương pháp này vào từng trường hợp cụ thể không đơn giản, đặc biệt đối với một số giao dịch như cho thuê từng dịch vụ môi trường rừng, tính tiền đền bù thiệt hại về rừng, bồi hoàn giá trị đa dạng sinh học, chuyển mục đích sử dụng rừng, xử lý vi phạm hành chính liên quan đến rừng ... Như vậy, điểm có tính quyết định ở đây là phải xác định được giá cho thuê phù hợp với đối tượng là dịch vụ môi trường rừng, phù hợp với từng vị trí cho thuê, từng điều kiện cụ thể của mỗi VQG. Tuy nhiên, với cơ chế xác lập giá cho thuê như trên thì mức giá thực tế sẽ rất đa dạng, khó có thể kiểm soát và điều tiết được.Một trong những cơ sở khoa học quan trọng để xác định được mức giá cho thuê môi trường rừng là phải lượng giá được giá trị dịch vụ môi trường rừng đối với từng loại rừng và từng loại hình dịch vụ môi trường khác nhau. Đặc biệt, hoàn toàn chưa có những quy định về khung xác định giá cho thuê từng dịch vụ môi trường rừng. Vì vậy, Nhà nước cần ban hành khung giá thuê cho từng loại dịch vụ, hướng dẫn xác định các hệ số điều chỉnh cho từng điều kiện cụ thể để các Vườn có thể áp dụng. Giá cho thuê cần gắn với những lợi thế của từng địa điểm, từng vị trí cụ thể. Khi áp dụng giá thuê, các Vườn cần kiểm tra lại giá thuê bằng phương pháp WTP để đánh giá mức sẵn lòng chi trả của các đơn vị nhận thuê môi trường rừng để đảm bảo tính khả thi của phương án giá.
Do thời gian thuê môi trường thường dài nên giá thuê cần phải rõ ràng và đảm bảo tính ổn định nhất định để các đơn vị thuê môi trường rừng yên tâm đầu tư. Giá cho thuê cần được xác định trước, công khai trước khi ký hợp đồng thuê môi trường rừng, các quy định điều chỉnh giá trong từng điều kiện, thời gian điều chỉnh cũng phải được đưa vào hợp đồng thuê. Giá thuê môi trường phải hợp lý để vừa phản ánh đúng giá trị dịch vụ môi trường rừng, vừa đảm bảo hài hoà lợi ích cho các bên liên quan.
- Quản lý và sử dụng tiền thu từ cho thuê môi trường rừng
Hiện nay, các VQG đã triển khai thí điểm cho thuê môi trường rừng nhưng lại gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lý và sử dụng các nguồn thu từ thuê môi trường rừng. Đây là một trong những yếu tố quan trọng và tạo động lực cho việc triển khai
chính sách cho thuê môi trường rừng. Vì vậy, cần có quy định rõ ràng trách nhiệm trong sử dụng nguồn thu từ cho thuê môi trường rừng và cơ chế đầu tư tại các VQG.
Việc sử dụng kinh phí thuê đã được quy định trong Quyết định 24/2012/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 01/06/2012 về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 -2020. Tuy nhiên, cần bổ sung các nội dung chủ yếu sau đây:
- Phạm vi điều chỉnh: quy định thu tiền thuê môi trường rừng khi Nhà nước cho thuê môi trường rừng; chuyển từ hình thức giao khoán rừng sang cho thuê môi trường rừng.
- Thời gian ổn định đơn giá thuê môi trường rừng, quy định các trường hợp điều chỉnh đơn giá thuê môi trường rừng, các trường hợp được miễn, giảm tiền thuê môi trường rừng.
- Nộp tiền thuê môi trường rừng như: cơ sở xác định tiền thuê môi trường rừng phải nộp hàng năm; tổ chức thu, nộp tiền thuê môi trường rừng (ai thu, nộp vào đâu
?....); trách nhiệm của cơ quan thuế, Bộ NN&PTNT, kho bạc và của người nộp tiền thuê môi trường rừng.
Tuy nhiên, các quy định này cần có ràng buộc đối với các VQG để hạn chế khai thác quá mức tài nguyên rừng để tăng nguồn thu, hay sử dụng nguồn thu không đúng mục đích, dành quá ít kinh phí đầu tư lại cho công tác bảo tồn. Các quy định về quản lý sử dụng tiền thu cần quy định rõ ràng trên cơ sở đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, VQG và người thuê môi trường rừng. Tuy nhiên, cần có những quy định rõ ràng và tạo cơ hội cho người cung cấp dịch vụ được thu và sử dụng nguồn thu này.
- Quyền và nghĩa vụ của bên thuê và cho thuê môi trường rừng
Do hoạt động cho thuê môi trường rừng là hoạt động cho thuê có điều kiện vì vậy trong chính sách cần xác định rõ quyền và nghĩa vụ của bên thuê và bên cho thuê. Đối với bên cho thuê cần giới hạn quyền trong phạm vi được Nhà nước giao để tránh tình trạng một số Ban quản lý VQG đã thực hiện các quyền ngoài phạm vi của mình. Đối với bên đi thuê cần giới hạn một số quyền nhất định, đặc biệt quyền tác động vào rừng phải rất hạn chế, khai thác môi trường rừng phải trong giới hạn cho phép để tránh tác động quá nhiều đến tài nguyên rừng, ảnh hưởng đến chức năng bảo tồn của
VQG. Về nghĩa vụ của các bên cũng cần được quy định rõ ràng, đặc biệt hiện nay việc đảm bảo mức đầu tư nhất định cho công tác bảo tồn chưa được đề cập đến, đối với bên cho thuê chưa quy định nghĩa vụ phải ký hợp đồng, phải thanh toán các hợp đồng nên việc thu các khoản phí thuê môi trường rừng đang rất chậm.
Bên cạnh đó, cần có quy định hưởng lợi của bên cho thuê và bên thuê môi trường rừng. Hiện nay, đã có Quyết định số 126/QĐ-TTg ngày 2/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm chia sẻ lợi ích trong quản lý bảo vệ và phát triển bền vững rừng đặc dụng. Quyết định này là cơ sở cho việc xây dựng khung pháp lý về chính sách chia sẻ lợi ích tại VQG nhưng đây mới là đề án thí điểm tại một số VQG và mới đề cập đến các lợi ích chia sẻ mà chưa rõ ràng cơ chế chia sẻ các lợi ích.
- Trình tự, thủ tục cho thuê môi trường rừng
Để triển khai chính sách cho thuê môi trường rừng cần có văn bản hướng dẫn trình tự, thủ tục thuê môi trường rừng đối với tổ chức, cá nhân: Văn bản phải vừa đảm bảo tính chất pháp lý, nhưng theo hướng đơn giản các thủ tục hành chính. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các bước công việc trên, khi hồ sơ đến cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm xem xét và bổ sung vào hồ sơ cho thuê môi trường rừng những nội dung công việc của mỗi bước cho tới khi hoàn thành công việc cho thuê. Lý do phải bổ sung vì hiện nay mỗi VQG có đặc điểm riêng, đối tượng thuê môi trường rừng khác nhau và năng lực của từng đơn vị khác nhau nên những hướng dẫn chỉ mang tính chất gợi ý, còn quá trình triển khai đòi hỏi phải có sự vận dụng và hướng dẫn cụ thể.
- Ban hành một số biểu mẫu về thuê môi trường rừng: đơn xin thuê môi trường rừng, hợp đồng thuê môi trường rừng, quyết định cho thuê môi trường rừng.
- Quy định hồ sơ cho thuê môi trường rừng, bao gồm: Đơn xin thuê môi trường rừng; Hợp đồng thuê môi trường rừng; Biên bản xác nhận về hiện trạng tài nguyên rừng được thuê; Quyết định cho thuê môi trường rừng; Phương án thuê môi trường rừng kinh doanh DLST được phê duyệt.
Thực hiện cho thuê môi trường rừng phải xác định cụ thể về đặc điểm khu vực cho thuê và phải được ghi trong hợp đồng thuê môi trường rừng về vị trí và địa
điểm thuê, diện tích thuê, trạng thái rừng, trữ lượng rừng và chất lượng rừng tại thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền bàn giao cho thuê tại thực địa.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, phương án cho thuê là một trong những căn cứ tiến hành cho thuê môi trường rừng. Tuy nhiên, chưa có văn bản nào hướng dẫn nội dung phương án cho thuê rừng. Hiện tại, ở VQG Ba Vì mỗi đơn vị thuê xây dựng phương án thuê môi trường rừng khác nhau nên rất khó đánh giá được các phương án của các đơn vị. Một số điểm cần chú ý trong khi xây dựng phương án cho thuê môi trường rừng, gồm:
Bảng 4.3. Nội dung cơ bản của phương án cho thuê rừng
- Cơ sở pháp lý - Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực - Tiềm năng du lịch tại khu vực - Hiện trạng phát triển du lịch tại khu vực | ||
(2) Nội dung phương án | (1)Thông tin chung | |
Tên phương án Đơn vị quản lý Cơ quan phối hợp Đặc điểm của khu vực cho thuê Thời gian thực hiện phương án | ||
(2) Nội dung cơ bản của phương án | ||
Tính cấp thiết của phương án | ||
Mục tiêu của phương án | Đối với nguồn tài nguyên rừng Khai thác tiềm năng dịch vụ môi trường rừng Đối với việc bảo tồn văn hóa và truyền thống địa phương Kinh tế địa phương,… | |
Đối tượng tác động | ||
Tổ chức quản lý bảo vệ và xây dựng rừng | Thực trạng tài nguyên rừng của khu du lịch Các biện pháp tác động như: trồng rừng mới, làm giàu mới,… Các biện pháp quản lý bảo vệ rừng và PCCCR Mức đầu tư (lâm sinh, xây dựng cơ sở hạ tầng và các hạng mục khác) Điều quan trọng ở đây là phải xác định diện tích, thời gian thực hiện các biện pháp trên. | |
(3) Định hướng tổ chức hoạt động DLST | Nguyên tắc tổ chức hoạt động DLST | |
Nội dung của hoạt động DLST | ||
Yêu cầu đối với hoạt động kinh doanh DLST | ||
Mức độ tác động vào môi trường rừng đặc dụng | Diện tích được tác động các hoạt động DLST Diện tích được sử dụng xây dựng cơ sở hạ |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Hoàn Thiện Chính Sách Cho Thuê Môi Trường Rừng Tại Các Vqg Khu Vực Phía Bắc Việt Nam
- Bối Cảnh Trong Nước Và Thế Giới Ảnh Hưởng Đến Tới Việc Hoàn Thiện Chính Sách Cho Thuê Môi Trường Rừng Tại Các Vqg
- Hoàn Toàn Không Đồng Ý; 2. Không Đồng Ý; 3. Tạm Chấp Nhận Được; 4. Đồng Ý; 5. Hoàn Toàn Đồng Ý.
- Giải Pháp Thực Hiện Chính Sách Cho Thuê Môi Trường Rừng Tại Vqg
- Phối Hợp, Chia Sẻ Lợi Ích Giữa Ban Quản Lý Vqg Với Chính Quyền Địa Phương Trong Quản Lý Rừng Và Khai Thác Lợi Ích Từ Rừng
- Vườn Quốc Gia Ba Vì (2009), Báo Cáo Tổng Kết Đề Án Thí Điểm Sử Dụng Môi Trường Rừng Đặc Dụng Để Phát Triển Dlst Và Giáo Dục Hướng Nghiệp Tại
Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.
tầng phục vụ DLST | ||
(4) Đánh giá tác động tới môi trường từ các hoạt động DLST | Tác động tài nguyên thiên nhiên Tác động tài nguyên nhân văn | |
(5) Phương án giá cho thuê | ||
(6) Hiệu quả của phương án | - Kinh tế, xã hội, môi trường | |
(7) Giải pháp về tổ chức thực hiện | ||
(8) Kết luận và kiến nghị |
Nguồn: Tác giả
- Cơ chế chuyển nhượng hợp đồng cho thuê môi trường rừng
Do thời hạn hợp đồng thuê dài, trong quá trình đó phát sinh rất nhiều vấn đề nên đòi hỏi chính sách cho thuê môi trường rừng phải có những quy định về cơ chế chuyển nhượng hợp đồng cho thuê như: điều kiện chuyển nhượng, những ràng buộc khi chuyển nhượng, thủ tục cần thực hiện khi chuyển nhượng. Tuy nhiên, để tránh tình trạng nhiều doanh nghiệp ký hợp đồng thuê môi trường rừng nhưng không vì mục đích kinh doanh mà để chuyển nhượng kiếm lời thì trong chính sách cần quy định những điều kiện được phép chuyển nhượng và thời hạn được phép chuyển nhượng rất rõ ràng cho các đơn vị thuê.
- Tổ chức thực hiện cho thuê môi trường rừng
Chính sách cho thuê môi trường rừng cần có những quy định về tổ chức thực hiện cho thuê như trình tự thực hiện, bộ máy thực hiện, quyền hạn, trách nhiệm của các bên trong tổ chức thực hiện, sự phối hợp trong thực hiện... Đặc biệt, công tác tổ chức thực hiện gắn liền với đặc thù của từng VQG cụ thể. Vì vậy, ngoài quy định chung, các VQG cần xây dựng quy chế tổ chức thực hiện hoạt động thuê và cho thuê nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai chính sách.
Để thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng cần có sự tham gia và phối hợp của nhiều bên liên quan, vì vậy chính sách cho thuê môi trường rừng tại VQG cần có những quy định về sự phối hợp giữa các bên liên quan trong thực hiện chính sách như: các bên liên quan bao gồm bên nào, chức năng, nhiệm vụ của từng bên, cơ chế phối hợp, trách nhiệm trong phối hợp, quyền lợi, quyền hạn của từng bên trong quá trình thực hiện.
- Kiểm tra giám sát
Quy định về công tác kiểm tra, giám sát hoạt động thuê môi trường rừng: Sự tác động của con người với bất kỳ mục đích gì đến rừng đặc dụng cũng là vấn đề nhạy cảm bởi các quy định chặt chẽ của Luật BV&PTR, quy định về bảo tồn đa dạng sinh học… do vậy cần có những quy định cụ thể về nội dung kiểm tra, hình thức kiểm tra, phương pháp kiểm tra, sử dụng kết quả kiểm tra và xử lý các vi phạm của các bên khi thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng. Các quy định này cần thể hiện cụ thể trong chính sách.
4.3.1.5. Bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật
+ Bổ sung 1 số văn bản pháp quy để hoàn thiện hành lang pháp lý cho thuê môi trường rừng
Để làm rõ khía cạnh pháp lý về thuê môi trường rừng, cần phân biệt rõ 2 mối quan hệ sau đây: Thứ nhất, Nhà nước với tư cách chủ sở hữu về rừng giao cho các Ban quản lý VQG điều hành và quản lý. Nhà nước phải phát huy được vai trò của chủ sở hữu của mình. Thứ hai, Ban quản lý VQG là chủ rừng được Nhà nước giao quản lý VQG theo quy định của pháp luật về BV&PTR. Ban quản lý VQG được trực tiếp lập kế hoạch, xây dựng phương án thuê trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Tổ chức thực hiện, điều hành và kiểm tra các hoạt động cho thuê môi trường rừng, lựa chọn đối tượng thuê môi trường rừng và chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc triển khai thực hiện công tác cho thuê môi trường rừng. Vì vậy, ban quản lý VQG chỉ đóng vai trò là người trực tiếp quản lý và tổ chức thực hiện, còn người quyết định phải là Nhà nước – với vai trò là chủ sở hữu VQG.
Luật BV&PTR (2004) và một số văn bản dưới luật đã quy định khung pháp lý về thuê môi trường rừng, tuy nhiên còn tản mạn, thiếu các quy định cụ thể, đặc biệt là thiếu cơ chế, chính sách cho thuê môi trường rừng nên cần thiết phải sửa đổi và bổ sung vào văn bản cao nhất của ngành Lâm nghiệp. Liên quan đến thuê môi trường rừng, trong thời gian tới cần ban hành một số văn bản pháp luật sau: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các thông tư hướng dẫn của Bộ NN&PTNT và Thông tư liên bộ.
Thủ tướng Chính phủ có Quyết định về phê duyệt Đề án thí điểm thực hiện cho thuê môi trường rừng đặc dụng tại VQG Ba Vì và sau 5 năm thực hiện (2008) đã có tổng kết, đánh giá. Tuy nhiên, để thực hiện trên diện rộng thì cần có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và đây là cơ sở pháp lý quan trọng để đảm bảo cho việc thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng ở Việt Nam. Bộ NN&PTNT cần có các văn bản hướng dẫn liên quan đến từng vấn đề cụ thể khi triển khai cho thuê. Một số vấn đề liên quan đến nhiều đối tượng quản lý cần sự phối hợp giữa các Bộ với nhau, đặc biệt với Bộ tài chính, Bộ tài nguyên môi trường, Bộ Kế hoạch đầu tư.
Bộ NN&PTNT cần bổ sung các văn bản liên quan đến các vấn đề như: Hướng dẫn lượng giá giá trị dịch vụ môi trường rừng, hướng dẫn xây dựng phương án thuê môi trường rừng, tổ chức thực hiện cho thuê môi trường rừng, ...
+ Bổ sung một số nội dung chính sách
Thuê môi trường rừng tại các VQG đã được đề cập đến trong một số văn bản pháp luật nhưng những quy định cụ thể chưa có. Vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho các VQG triển khai chính sách cho thuê môi trường rừng cần bổ sung, hoàn thiện một số nội dung chính sách liên quan đến cho thuê môi trường rừng bao gồm:
- Chính sách huy động các nguồn lực đầu tư vào rừng đặc dụng: Đây là chính sách cần quan tâm trên cơ sở phát huy các nguồn lực sẵn có, tạo điều kiện thu hút các nguồn lực đầu tư vào khai thác và bảo vệ rừng đặc dụng. Các nguồn lực cần phát huy là: Nguồn lực đất đai và tài nguyên rừng, nguồn lực con người (đặc biệt cộng đồng dân cư địa phương), môi trường rừng, nguồn lực vật thể (phong cảnh, đền chùa,...), nguồn lực phi vật thể (truyền thống văn hoá, yếu tố tâm linh, ...)
- Chính sách quản lý vùng đệm cần được thống nhất giữa địa phương và ban quản lý rừng, cần phải có sự phối hợp tốt trong quản lý. Đầu tư phát triển vùng lõi cần phải gắn liền với đầu tư phát triển vùng đệm, tổ chức khai thác các dịch vụ phải hài hòa giữa cả vùng lõi và vùng đệm.
- Phải có quy định về sức chứa của VQG khi thực hiện cho thuê môi trường rừng: Vì chức năng số 1 của VQG là bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên nên kinh doanh DLST phải đảm bảo không gây ra những tác động tiêu cực đến công tác bảo