Các Tiêu Chí Đánh Giá Hiệu Quả Việc Thực Hiện Chính Sách An Sinh Xã Hội Đối Với Hộ Nghèo


sinh” đòi hỏi mỗi cá nhân, gia đình phải biết phát huy trí tuệ, sức khỏe, tinh thần đoàn kết và nỗ lực không ngừng, học hỏi, tiếp thu những biện pháp cách thức mới áp dụng vào trong sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, việc đảm bảo ASXH cho người dân trên địa bàn huyện có thành công hay không thông qua khả năng “tự an sinh” của người dân là công cụ đánh giá quan trọng nhất. nếu không phát huy được yếu tố này thì nguy cơ tái nghèo, nguy cơ thất nghiệp,… sẽ nhanh chóng quay trở lại trong thời gian ngắn. Vì thế, việc phát huy khả năng “tự an sinh” cho mỗi người dân là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị- xã hội và mỗi người dân trên địa bàn huyện

1.2.8. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả việc thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo

1.2.8.1. Đảm bảo thu nhập ở mức tối thiểu

Hệ thống ASXH là một trong những cấu phần quan trọng trong các chương trình xã hội của một quốc gia và là công cụ quản lý của nhà nước thông qua hệ thống luật pháp, chính sách và các chương trình ASXH. Mục đích của nó là giữ gìn sự ổn định về xã hội - kinh tế - chính trị của đất nước, đặc biệt là ổn định xã hội, giảm bất bình đẳng, phân hoá giàu nghèo, phân tầng xã hội; tạo nên sự đồng thuận giữa các giai tầng, các nhóm xã hội trong quá trình phát triển.

Bản chất của ASXH là tạo ra lưới an toàn gồm nhiều tầng, nhiều lớp cho tất cả các thành viên trong trường hợp bị giảm, bị mất thu nhập hay khi gặp những rủi ro xã hội khác. Chính sách ASXH là một chính sách xã hội cơ bản của Nhà nước nhằm thực hiện chức năng phòng ngừa, hạn chế và khắc phục rủi ro, bảo đảm an toàn thu nhập và cuộc sống cho các thành viên trong xã hội do đó nó vừa có tính kinh tế, vừa có tính xã hội và nhân đạo sâu sắc.

Chính sách ASXH cần cung cấp (có điều kiện hoặc không điều kiện) mức thu nhập (mức sàn) bảo đảm quyền sống tối thiểu của con người, bao


gồm các quyền về ăn, sức khỏe, giáo dục, nhà ở và một số dịch vụ xã hội cơ bản nhằm bảo vệ con người khỏi bị đói nghèo do không có thu nhập tạm thời hoặc vĩnh viễn.

1.2.8.2. Nâng cao năng lực quản lý rủi ro

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Nền tảng đảm bảo chính sách ASXH là quản lý rủi ro, bao gồm: Phòng ngừa rủi ro: hỗ trợ người dân chủ động ngăn ngừa rủi ro trong đời sống, sức khỏe, sản xuất kinh doanh và biến động của môi trường tự nhiên;Giảm thiểu rủi ro: giúp cho người dân có đủ nguồn lực để bù đắp những thiếu hụt về thu nhập do các biến cố trong đời sống, sức khỏe, sản xuất, kinh doanh và môi trường tự nhiên; Khắc phục rủi ro: hỗ trợ kịp thời cho người dân để hạn chế tối đa các tác động không lường trước hoặc vượt quá khả năng kiểm soát do các biến cố trong đời sống, sức khỏe, sản xuất kinh doanh, và môi trường tự nhiên và bảo đảm điều kiện sống tối thiểu của người dân.

Chính sách ASXH được thiết kế và phát triển nhằm hỗ trợ người nghèo và người yếu thế trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và các biến động có phạm vi người dân bị ảnh hưởng mạnh.

Chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định - 6

Hệ thống ASXH tốt còn góp phần hỗ trợ cho các gia đình quản lý được rủi ro. Thông qua các chương trình ASXH, ít nhất nó cũng giúp cho các gia đình đương đầu được với những giai đoạn khó khăn trong cuộc sống.

ASXH còn là một yếu tố bảo hiểm, cho phép các gia đình được lựa chọn sinh kế để phát triển. Như vậy, hệ thống ASXH vừa bảo vệ cho các thành viên trong xã hội vừa nâng cao khả năng tồn tại độc lập của họ trong cuộc sống

1.2.8.3. Phân phối thu nhập

Một trong những chức năng quan trọng của chính sách ASXHlà đảm bảo thu nhập cho những nhóm người/ nhóm đối tượng khi không có khả năng tạo ra thu nhập. Các chính sách giảm nghèo, các hình thức trợ giúp xã hội


thường xuyên và đột xuất cho các nhóm đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương và phương châm “người trẻ đóng- người già hưởng” trong BHYT thể hiện rõ chức năng chia sẻ rủi ro, phân phối lại thu nhập của ASXH, ngay cả khi phân phối không dựa trên sự đóng góp, mà dựa vào nhu cầu của cá nhân cũng như khả năng bảo đảm của ngân sách nhà nước.

Nhà nước thông qua chính sách ASXH để cân đối, điều chỉnh nguồn lực cho các vùng nghèo, vùng chậm phát triển, tạo nên sự phát triển hài hoà, giảm bớt sự chênh lệch giữa các vùng; mở rộng chính sách trợ giúp các đối tượng BTXH, hạn chế bất bình đẳng giữa các nhóm dân cư.

Thông qua việc hoạch định và thực hiện chính sách ASXH, cho phép Chính phủ tiến hành lựa chọn mục tiêu tăng trưởng hiệu quả và bền vững. Một hệ thống ASXH lâu dài, đầy đủ có thể thực hiện mọi mục tiêu tái phân phối của xã hội, giải phóng các nguồn lực trong dân cư.

Thông qua việc áp dụng các cơ chế điều tiết, phân phối lại thu nhập giữa các khu vực kinh tế, các vùng kinh tế và các nhóm dân cư, ASXH có thể được coi như là một giá đỡ đảm bảo thu nhập cho người dân.

Hệ thống chính sách ASXH được thiết kế trên cơ sở các nguyên tắc công bằng, đoàn kết ở các mức độ khác nhau còn thể hiện giá trị và định hướng phát triển của một quốc gia. Cách thức thiết kế hệ thống ASXH chính là sự thể hiện mô hình phát triển xã hội, quan điểm lựa chọn đầu tư cho con người.

1.2.8.4 . Thúc đẩy việc làm bền vững và thúc đẩy thị trường lao động

ASXH là một trong những trụ cột cơ bản trong hệ thống chính sách xã hội. Nó hướng đến bảo đảm mức sống tối thiểu cho người dân, bảo vệ giá trị cơ bản và là thước đo trình độ phát triển của một nước trong quá trình phát triển và hội nhập.

Chính sách ASXH tốt phải đảm bảo thúc đẩy việc làm bền vững, tăng cường kỹ năng và các cơ hội tham gia thị trường lao động cho người lao động thông qua việc hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động (đặc biệt người nghèo


và người nông thôn..), phát triển thông tin thị trường lao động và dịch vụ việc làm để kết nối cung cầu lao động; hỗ trợ tạo việc làm trực tiếp cho một bộ phận người lao động thông qua các chương trình cho vay vốn tín dụng ưu đãi, chương trình việc làm và các chương trình thị trường lao động khác; hỗ trợ chuyển đổi việc làm cho lao động mất đất, lao động di cư, lao động bị tác động bởi khủng hoảng kinh tế…

Hệ thống ASXH tốt phải góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững thông qua việc "điều hoà”các "mâu thuẫn xã hội", đảm bảo xã hội không có sự loại trừ, điều tiết tốt hơn và hạn chế các nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn và bất ổn định xã hội.

1.2.8.5. Nâng cao hiệu quả quản lý xã hội, thúc đấy gắn kết xã hội và phát triển xã hội

Chính sách ASXH là công cụ quản lý của nhà nước trong lĩnh vực phân phối và điều tiết phân phối. Thông qua chính sách thuế và các chính sách chuyển nhượng xã hội, nhà nước thực hiện vai trò điều tiết, phân phối lại thu nhập giữa các khu vực kinh tế, các vùng kinh tế, các nhóm dân cư và các thế hệ.

Xóa đói giảm nghèo, giảm bất bình đẳng, thu hẹp chênh lệch về điều kiện sống theo vùng, các nhóm dân cư. Nhà nước thông qua các chính sách hỗ trợ người nghèo, các đối tượng yếu thế, điều chỉnh nguồn nhân lực cho các vùng nghèo, vùng chậm phát triển, tạo nên sự phát triển hài hòa, giảm bớt sự chênh lệch giữa các vùng, hạn chế bất bình đẳng giữa các nhóm dân cư, tạo nên sự đồng thuận giữa các giai tầng, các nhóm xã hội trong quá trình phát triển và duy trì sự ổn định xã hội.

Thông qua hỗ trợ người nghèo, người yếu thế, ASXH nâng cao nguồn vốn con người, tăng cường cơ hội và phát triển con người, tăng cường sự hòa nhập..., là tiền đề cho tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và tăng cường gắn kết xã hội; tạo điều kiện cho mỗi cá nhân được phát triển độc lập, chủ động và nhiều cơ hội đầu tư tốt cho tương lai. ASXH được coi là công cụ để đầu tư cho tương lai, giảm rủi ro trong tương lai.


1.3. Kinh nghiệm về thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo tại một số địa phương.

1.3.1. Kinh nghiệm về thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định

Hải Hậu là một trong ba huyện giáp biển của tỉnh Nam Định. Phía đông bắc giáp huyện Giao Thủy, phía bắc giáp huyện Xuân Trường, phía tây bắc giáp huyện Trực Ninh, phía tây nam giáp huyện Nghĩa Hưng, phía đông và đông nam giáp Biển Đông. Cực nam của huyện là cửa Lạch Giang của sông Ninh Cơ, nằm ở thị trấn Thịnh Long, ranh giới với huyện Nghĩa Hưng. Trong kháng chiến chống Mỹ, biển Hải Thịnh (nay là thị trấn Thịnh Long, nằm sát cửa sông Ninh Cơ) là nơi vãi bom của Mỹ, được mệnh danh là “Cồn Cỏ của miền Bắc”. Huyện có diện tích 230,22 km², gồm 3 thị trấn và 32 xã; dân số 256.864 người, trong đó đồng bào theo đạo Công giáo trên 40%, được phân bố ở 32 xã và 3 thị trấn. Mật độ trung bình 1.301 người/km2.

Toàn bộ diện tích huyện Hải Hậu là đồng bằng với khoảng 32 km bờ biển, hàng năm đều chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai bão lụt. Bên cạnh đó, vùng đất ven biển phía Đông còn bị biển xâm thực nặng đã hàng trăm năm nay. Có nhiều nơi nước mặn lấn vào đất liền đến hàng cây số. Biển “đuổi” đến đâu, dân chạy đến đó. Người dân ở đây có nghề chính là làm muối, trồng trọt, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, các nghề trên đều là những nghề bấp bênh do phụ thuộc rất nhiều yếu tố tự nhiên như: Đất, nước, thời tiết-những yếu tố bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Chính vì vậy, đời sống của nhân dân vùng ven biển không ổn định, nền kinh tế của huyện còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cân nghèo còn tương đối cao (năm 2010 là 11.17%).

Là huyện thuần nông với gần 80% lao động nông nghiệp, ngành nghề phát triển chậm, cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn chưa đáp ứng yêu cầu của sự


nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; thu nhập bình quân đầu người còn thấp (năm 2010 bình quân 11,5 triệu đồng/người). Các hộ nghèo và cận nghèo ven biển thì con số này tương đối thấp. Nguyên nhân của hiện tượng này một phần lớn do điều kiện tự nhiên, thiên tai bão lụt, phần khác là do các cấp chính quyền chưa thực hiện kịp thời các chủ trương chính sách của Nhà nước về ASXH, trình độ của cán bộ còn hạn chế, nguồn lực của địa phương huy động để thực hiên chính sách ASXH chưa nhiều. Một số hộ nghèo không còn lười lao đông, không có tư tưởng thoát nghèo để được hưởng các ưu đãi của nhà nước.

Đảng ủy và nhân dân Hải Hậu đã kịp thời xác định nguyên nhân, đề ra giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo, thực hiện chính sách ASXH đối với hộ nghèo và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Bên cạnh đó, Năm 2010, Hải Hậu được chọn là 1 trong 5 huyện trên cả nước thí điểm xây dựng nông thôn mới, nhận thức rõ đây là cơ hội để thay da đổi thịt cho mảnh đất nghèo nên cán bộ và nhân dân huyện Hải Hậu đã tích cực triển khai toàn diện chương trình. Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện đến hết năm 2014 huyện Hải Hậu đã chính thức “cán đích” nông thôn mới, cơ sở hạ tầng được cải thiện rõ rệt, đời sống người dân được nâng cao.

Cho tới nay, cùng với việc hoàn thành chương trình thí điểm xây dựng nông thôn mới, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện giảm ấn tượng từ 11.17% năm 2010 xuống chỉ còn 2.83% năm 2014, giảm 8.34%.

Tất cả, có 536/546 xóm đã có nhà văn hóa, khu vui chơi; 535/546 xóm đạt tiêu chí Xóm, gia đình nông thôn mới, đường giao thông được mở rộng rãi, các lĩnh vực văn hóa – xã hội, giáo dục – y tế có nhiều tiến bộ; quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội trong địa bàn huyện được đảm bảo.

Có được kết quả như trên là nhờ phương châm: “Làm từ nhà ra xóm, từ thôn xóm lên xã”, “Làm từ đồng về làng, từ làng lên xã”, “Mỗi gia đình có thêm một nghề”. Nhờ đó mà người dân được tạo việc làm, giúp ổn định thu


nhập tối thiểu và giảm nghèo. Đây là một trong những thành công quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của nhân dân huyện Hải Hậu.

Chính quyền huyện, xã luôn lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để kịp thời điều chỉnh, bổ sung chính sách và phương án thực hiện cho phù hợp, do vậy mọi chủ trương, kế hoạch đề ra đều được nhân dân đồng thuận và triển khai khá thuận lợi. Năm 2011, toàn huyện đã thực hiện xong việc dồn điền đổi thửa. Kết quả dồn điền đổi thửa đã khắc phục được tình trạng ruộng đất manh mún, giúp nông dân trong chuyển đổi sản xuất, ứng dụng cơ giới hóa, giải phóng bớt sức lao động, nâng cao thu nhập. Cùng với hiệu quả phát triển kinh tế biển, thủy sản; sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, đến nay Hải Hậu đã nâng thu nhập bình quân đầu người lên 30,1 triệu đồng/người/năm; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống chỉ còn 2,83%.

Trong quá trình thực hiện chương trình nông thôn mới, toàn huyện đã huy động trên 1.500 tỷ đồng (nhân dân đóng góp 586 tỷ đồng; vốn cấp trên và ngân sách địa phương 663 tỷ đồng; nguồn vốn khác hơn 259 tỷ đồng). Ngoài ra, nhân dân đã tự nguyện hiến trên 345ha đất nông nghiệp, 25ha đất ở và trên 150.000 ngày công lao động; tháo dỡ hàng ngàn công trình để xây dựng các công trình đường giao thông, nước sạch, xử lý rác thải, công trình y tế, giáo dục...

Dự án "Hỗ trợ sinh kế cho người nghèo ven biển Nam Định" đã tài trợ cho hai xã Hải Lý, Hải Chính 56 máy may, đồng thời triển khai các hoạt động chia sẻ thông tin, tập huấn, mở các lớp dạy nghề may và lập các xưởng may để đào tạo nghề may, thành lập các tổ, nhóm sản xuất cho phụ nữ có hoàn cảnh nghèo, cận nghèo. Bên cạnh đó, ngoài một số xưởng may do dự án thành lập, chủ các cơ sở may trên địa bàn xã, huyện cũng cam kết sẽ nhận phụ nữ đã được đào tạo nghề vào làm và bảo đảm mức thu nhập từ 2-2.5 triệu đồng/người/tháng. Đặc biệt, dự án đã giúp phụ nữ nghèo ổn định cuộc sống, không phải rời quê đi làm ăn xa.


Phát huy truyền thống, đạo lý dân tộc, mỗi dịp Tết đến xuân về, huyện và các xã thị trấn đều thực hiện nghiêm túc chính sách ASXH của Đảng và Chính phủ; tổ chức các đoàn đại biểu thăm chúc tết, tặng quà các gia đình chính sách, các đối tượng chính sách xã hội ở địa phương, đơn vị, đảm bảo mọi người, mọi nhà đều có tết vui vẻ, an khang và hạnh phúc.

1.3.2. Kinh nghiệm về thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định.

Huyện Giao Thủy nằm ở cực Đông của tỉnh Nam Định, phía Đông và Đông Nam giáp với biển Đông, với chiều dài 32km bờ biển. Phía Tây Bắc giáp với huyện Xuân Trường, phía Tây Nam giáp với huyện Hải Hậu, ranh giới giữa hai huyện là con sông Sò phân lưu của sông Hồng với chiều dài 18,7 km. Phía Bắc và Đông Bắc tiếp giáp với tỉnh Thái Bình mà ranh giới là sông Hồng chảy qua địa phận huyện Giao Thủy là 11,4km (chính Bắc là huyện Kiến Xương, Đông Bắc là huyện Tiền Hải). Cực Đông là cửa Ba Lạt của sông Hồng, cực Nam là thị trấn Quất Lâm. Diện tích tự nhiên 232,1 km2. Dân số toàn huyện năm 2010 là 189.660 người. Nằm ở phía hạ lưu sông Hồng, hàng năm nhận được một lượng phù sa rất lớn tạo nên khoảng 81 nghìn ha bãi bồi ven biển và gần 4 nghìn ha đất ngập triều với nhiều hệ sinh thái phong phú, đa dạng. Những năm gần đây, thế mạnh này đang được khai thác, phát huy và đã tạo ra bước đột phá mới đáng ghi nhận.

Xác định kinh tế biển là ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện, BCH, Ban Thường vụ huyện ủy đã ban hành nghị quyết chuyên đề “Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển giai đoạn 2011-2015”. Phát huy lợi thế kinh tế biển của huyện là nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thuỷ sản, Giao Thủy đã tập trung vốn, nhân lực, tiếp thu công nghệ mới để mở rộng và sử dụng có hiệu quả diện tích nuôi trồng thủy sản; hỗ trợ ngư dân đầu tư các tàu có công suất lớn đánh bắt xa bờ giúp tăng lượng đánh bắt các loại hải sản có

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 29/06/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí