Bài Học Rút Ra Trong Việc Thực Hiện Chính Sách An Sinh Xã Hội Đối Với Hộ Nghèo Tại Nghĩa Hưng, Tỉnh Nam Định


giá trị kinh tế cao; duy trì và phát triển nghề chế biến hải sản với các sản phầm chủ lực là nước mắm, mắm tôm, tôm, cá khô, sứa mặn, sứa ăn liền… có giá trị, cũng cấp cho thì trường trong và ngoài nước.

Huyện huy động hàng nghìn tỷ đồng từ nguồn vốn Nhà nước, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi – điện – đường giao thông phục vụ sản xuất theo hướng bền vững. Xây dựng cơ chế ưu đãi khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào phát triển kinh tế biển ở địa phương.

Huyện có đội ngũ cán bộ tín dụng trẻ tuổi không quản ngại khó khăn, thử thách, luôn tận tâm thực hiện phương châm “3 cùng”: Cùng bám cơ sở, cùng bàn bạc với chính quyền, đoàn thể và cùng hướng dẫn người nghèo vay vốn, sử dụng vốn vay thuận lợi, đúng mục đích, đạt hiệu quả. Trong 4 tháng đầu năm 2014, nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH huyện Giao Thủy tiếp tục đến với hơn 3.500 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Hộ nghèo có điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo nguồn thu nhập ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần xóa nghèo bền vững, đảm bảo ASXH trên địa bàn miền biển. Riêng chương trình cho vay giải quyết việc làm đã thu hút và tạo việc làm mới cho hơn 300 lao động. Trong đó đáng kể đến các dự án đầu tư hiệu quả, thu hút khá nhiều lao động mới vào làm việc ở các cơ sở nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản ở 9 xã ven biển như Giao Long, Giao An, Giao Hải, Lạc Xuân,…

Huyện Giao Thủy tiến hành điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của LĐNT, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất…; từ đó triển khai xây dựng các mô hình dạy nghề phù hợp với nguyện vọng của người dân, đáp ứng nhu cầu thực tế của từng địa phương. Đối với các xã đông dân, diện tích đất nông nghiệp ít thì đào tạo nghề may, móc sợi, thêu ren. Các xã ven biển thì tổ chức các lớp chăn nuôi gia súc, gia cầm, hải sản. ở thì trấn Quất Lâm, nơi có bãi tắm thu hút lượng lớn khách du lịch thì đào tạo nấu ăn, quản lý dịch vụ nhà hàng…


Các cấp Hội chữ thập đỏ trong huyện đã thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân đạo, huy động nhiều nguồn lực, chăm lo tốt hơn cho các đối tượng khó khăn trong cộng đồng. Nhờ đó, nhiều người có hoàn cảnh khó khăn đã được trợ giúp. Ngoài việc phát động các phong trào, cuộc vận động như: “Ngày vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam”, “Tết vì người nghèo”, phong trào xây dựng Quỹ “Vì người nghèo”, Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, Quỹ “Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam”, các cấp Hội chữ thập đỏ trong huyện thường xuyên phối hợp với Phòng giáo dục và đào tạo, Huyện Đoàn tổ chức phong trào thanh, thiếu niên chữ thập đỏ ở các nhà trường tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo, nhất là giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình chính sách, những người gặp rủi ro, bất hạnh trong cuộc sống… Nhờ đa dạng các hình thức vận động, công tác nhân đạo, từ thiện trên địa bàn huyện ngày càng phát triển, đi vào chiều sâu, thu hút được đông đảo các tổ chức, nhà hảo tâm tham gia.

Hội chữ thập đỏ huyện đã phối hợp với các tổ chức liên quan rà soát các đối tượng cần trợ giúp thường xuyên, giúp họ ổn định cuộc sống. Từ năm 2008 đến nay, các cấp Hội chữ thập đỏ trong huyện đã nhận trợ cấp thường xuyên 177 đối tượng với tổng số tiền gần 509 triệu đồng, xây mới và sửa chữa 19 ngôi nhà; cấp xe lăn cho 69 đối tượng… Trong công tác chăm sóc sức khỏe cho hội viên, từ năm 2012 đến nay, Hội chữ thập đỏ đã phối hợp với Bệnh viện Mắt Việt Nhật (Hà Nội) tổ chức khám, phân loại cho gần 300 đối tượng mắc các bệnh về mắt, trong đó có 120 người được mổ thay thủy tinh thể nhân tạo với tổng trị giá 1 tỷ 200 triệu đồng; phối hợp với Viện Chỉnh hình phục hồi chức năng (Bộ LĐ-TB và XH) khám phân loại và phẫu thuật chỉnh hình miễn phí cho 14 đối tượng khuyết tật trị giá 42 triệu đồng; lắp chân, tay giả thông minh cho 2 trường hợp khuyết chi trị giá 10 triệu đồng… Bên cạnh đó, các cấp Hội tích cực vận động nhân dân tham gia phòng, chống


dịch bệnh, nhất là dịch sốt xuất huyết trong mùa hè, vệ sinh an toàn thực phẩm, cách phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe trong các đợt có dịch lợn tai xanh, dịch cúm gia cầm; vận động nhân dân tham gia bảo vệ môi trường, trồng cây xanh, xây dựng các công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Những kết quả đạt được trong công tác ASXH của huyện Giao Thuỷ đã góp phần khơi dậy truyền thống tương thân, tương ái trong nhân dân, giúp những người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

1.3.3. Bài học rút ra trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo tại Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định

Chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định - 7

Qua phân tích một số kinh nghiệm thực tiễn về thực hiện chính sách ASXH đối với hộ nghèo ở địa bàn huyện Hải Hậu và huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định có thể rút ra những bài học sau:

Phải xây dựng đội ngũ cán bộ công chức trong hệ thống ASXH, cán bộ tín dụng xã hội nhiệt tình, tâm huyết, có trình độ, trách nhiệm cao với công việc được giao.

Triển khai điều tra khảo sát và đánh giá toàn diện, chính xác về tình hình hộ nghèo trên địa bàn huyện, đảm bảo công bằng, khách quan, dân chủ để tạo niềm tin cho nhân dân. Điều tra rõ nguyên nhân gây ra đói nghèo của từng vùng để làm căn cứ xây dựng các chính sách, biện pháp xóa đói giảm nghèo cụ thể cho từng vùng.

Coi công tác việc làm, đảm bảo thu nhập là nhiệm vụ then chốt hàng đầu để gỡ nút thắt đói nghèo trên toàn địa bàn huyện. Nhờ chính sách tạo việc làm, khuyến khích sản xuất, chỉ đạo kịp thời, sát sao của bộ máy lãnh đạo về sản xuất trồng cây gì, nuôi con gì, làm nghề gì, chính sách dồn điền đổi thửa, cùng các phong trào sản xuất của địa phương nhằm giảm bền vững tỉ lệ đói nghèo hạn chế tái nghèo.


Thực hiện tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về chính sách ASXH cho hộ nghèo, huy động được toàn xã hội tham gia công tác xóa đói giảm nghèo, trong đó ý chí và quyết tâm của các hộ nghèo là nhân tố quyết định. Do vậy phải tạo điều kiện cho họ được hưởng lợi từ chính sách ASXH, được vay vốn ưu đãi, được đào tạo nghề, tạo việc làm,…và tham gia vào mọi hoạt động của chương tình xóa đói giảm nghèo từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến lập kế hoạch, triển khai thực hiện ở thôn, xã; quản lý nguồn lực, giám sát , đánh giá…

Toàn bộ nhân dân và chính quyền đồng tâm hiệp lực, tự lực cánh sinh, cùng đóng góp sức người sức của để xây dựng các công trình trọng điểm như nhà văn hóa, công trình giáo dục, y tế, nước sạch, giao thông, xử lý rác thải… làm cho bộ mặt nông thôn được cải thiện, người dân được hưởng lợi từ các dịch vụ an sinh công cộng.

Chính sách ASXH đối với hộ nghèo là những chính sách quan trọng phải luôn được coi là mục tiêu xuyên suốt trong chiến lược phát triển, là bộ phận trong kế hoạch KT- XH hàng năm của huyện. Phải có chính sách, giải pháp rõ ràng, cụ thể và có tính khả thi đối với từng vùng, phù hợp với từng nhóm đối tượng.


CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin

Thông tin có tầm quan trong đặc biệt trong nghiên cứu khoa học vì:

- Giúp cho nhà nghiên cứu biết được vấn đề nào đã được nghiên cứu.

- Nghiên cứu là một đóng góp mới từ những khía cạnh nghiên cứu đã có hay là bổ sung thêm vào lý thuyết đã có.

- Bằng cách tham khảo những kết quả nghiên cứu trước, nhà nghiên cứu có thể dẫn giải cho đề tài của mình đồng thời tiết kiệm được thời gian, tiền bạc vì không phải đi nghiên cứu lại.

Sử dụng phương pháp thu thập thông tin trong luận văn, giúp cho việc sử dụng và phân tích số liệu, tiếp cận được số liệu thực tế để có những định hướng giải quyết đề tài.

Để có cơ sở phân tích, đánh giá hiệu quả của chính sách ASXH đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, luận văn đã tiến hành thu thập những thông tin liên quan tới nhiệm vụ của đề tài. Những số liệu luận văn thu thập được chủ yếu là số liệu thứ cấp như niêm giám thống kê, các báo cáo, các công trình nghiên cứu và phân tích thực trạng chính sách ASXH đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện. Đề tài xử lý logic đối với các thông tin định tính. Các thông tin này được dùng để nghiên cứu chủ yếu về các vấn đề xã hội như cải thiện và nâng cao đời sống người dân, giải quyết các vấn đề ASXH. Bên cạnh đó số liệu thu thập sẽ được tổng hợp, phân tích và trình bày dưới các bảng biểu để thể hiện các số liệu, qua đó giúp đưa ra các phán đoán về bản chất, sự việc. Phương pháp này được sử dụng trong chương 1, chương 3 của luận văn


2.2. Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

Phương pháp biện chứng duy vật là phương pháp cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin được sử dụng với nhiều môn khoa học khác nhau. Phương pháp này đòi hỏi khi xem xét các hiện tượng, các quá trình nghiên cứu phải đặt trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, thường xuyên vận động, phát triển không ngừng, chứ không phải là bất biến. Quá trình phát triển là quá trình tích lũy về lượng dẫn đến thay đổi về chất. Phép biện chứng duy vật coi nguồn gốc của sự phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Phép biện chứng duy vật cũng đòi hỏi khi xem xét các hiện tượng và quá trình kinh tế gắn liền với những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.

Từ nội dung và yêu cầu của phương pháp biện chứng duy vật, đề tài nghiên cứu các hiện tượng, nội dung chính sách ASXH phải đặt trong mối quan hệ tác động qua lại, thường xuyên vận động, phát triển không ngừng và trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của giai đoạn từ năm 2011-2014.

Có hai mối quan hệ lớn giữa các nội dung, hiện tượng nghiên cứu về chính sách ASXH đối với hộ nghèo gồm: Chính sách an sinh và giảm nghèo bền vững. Hai mối quan hệ được gắn liền với nhau trong quá trình nghiên cứu và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó chính sách ASXH quyết định giảm nghèo bền vững, ngược lại giảm nghèo bền vững chứng tỏ chính sách ASXH được thực hiện tốt, có hiệu quả. Phương pháp này được sử dụng trong chương 3 của luận văn.

2.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp

Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân


tích là thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến. Tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung, cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.

Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu, và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng.Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngược nhau) từ sự phân tích, khả năng trừu tượng, khái quát nắm bắt được mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lượng khác nhau.

Phân tích quy mô, xu hướng, hiệu quả của chính sách ASXH giai đoạn 2011 –2014 để trả lời được các câu hỏi liên quan: Chính sách ASXH đối với hộ nghèo ở huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định đã được thực hiện như thế nào và Nghĩa Hưng cần làm gì để đảm bảo giữa tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện?

Trong quá trình sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, đề tài có sử dụng các số liệu thống kê đã qua xử lý và các biểu đồ để thấy rõ hơn đặc trưng, xu hướng, quy mô, tỷ trọng… của hiện tượng, nội dung, vấn đề nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng trong chương 3 của luận văn.

2.4. Phương pháp thống kê so sánh

Từ việc thu thập những số liệu, dữ liệu về chính sách ASXH trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, cũng như những thông tin về chính sách – chiến lược của huyện Nghĩa Hưng, luận văn tiến hành phân tích nhằm đưa ra những kiến giải.


Đối tượng nghiên cứu là hộ nghèo trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng phải đặt trong sự liên hoàn của chiến lược kinh tế của tỉnh qua các giai đoạn phát triển kinh tế xã hội. Từ việc thu thập những số liệu, dữ liệu về chính sách ASXH trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, và một số địa phương khác cũng như những thông tin về chính sách – chiến lược của huyện Nghĩa Hưng, luận văn tiến hành phân tích so sánh để rút ra được những kiến giải và hướng đi đúng trong việc xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong chương 4 của luận văn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/06/2024