Thực Trạng Chính Sách An Sinh Xã Hội Đối Với Hộ Nghèo Trên Địa Bàn Huyện Lệ Thuỷ, Tỉnh Quảng Bình


cứu chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo đó là: nội dung, ý nghĩa của xóa đói giảm nghèo bền vững, các nhân tố ảnh hưởng và các giải pháp để thực hiện .


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỆ THUỶ, TỈNH QUẢNG BÌNH


3.1. Đặc điểm tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế xã hội ở huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình

3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên


3.1.1.1. Vị trí địa lý địa hình

Huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình có vị trí địa lý từ: 16055’ đến 17022’ vĩ độ bắc và kinh độ 106025’ và 106059’; có ranh giới: Phía bắc giáp huyện Quảng Ninh, phía Nam giáp huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị), phía Đông giáp biển Đông có đường biển dài hơn 30km và phía Tây giáp tỉnh Savanakhẹt của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào với đường biên giới dài 42,8 km.

Diện tích tự nhiên của huyện là 141.611 ha, với 26 xã, 2 thị trấn. Về địa hình, huyện Lệ Thủy nằm ở sườn Đông của dãy Trường Sơn, có địa hình phía Tây là núi cao và thấp dần từ Tây sang Đông; có 04 dạng địa hình chính, gồm: vùng núi cao, vùng đồi trung du, vùng đồng bằng và vùng cồn cát ven biển. Theo cấu tạo địa hình huyện được chia làm 4 vùng sinh thái với các đặc điểm sau:

- Vùng núi cao (gồm các xã Kim Thủy, Ngân Thủy, Lâm Thủy): Tổng diện tích toàn vùng trên 74.000ha, chiếm trên 50% diện tích tự nhiên toàn huyện. Độ cao trung bình toàn vùng từ 600m - 800 m, độ dốc từ 200 - 250. Đây là vùng có tiềm năng lớn về rừng tự nhiên với các loài gỗ quý và sự đa dạng sinh học; có nhiều thung lũng đất đai khá màu mỡ có điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp.

- Vùng gò đồi (trung du): Là vùng chuyển tiếp khu vực núi cao phía Tây với vùng đồng bằng phái Đông gồm các dãy đồi có độ cao trung bình từ 30-


100m nằm dọc 2 bên đường Hồ Chí Minh nhánh Đông kéo dài từ Bắc xuống Nam huyện, thuộc thị trấn Lệ Ninh và các xã Hoa Thuỷ, Sơn Thuỷ, Phú Thuỷ, Mai Thuỷ, Trường Thuỷ, Văn Thuỷ, Thái Thuỷ, Dương Thuỷ, Tân Thuỷ, Sen Thuỷ, Hưng Thuỷ. Diện tích đất đồi chiếm khoảng 21,5% diện tích tự nhiên.

- Vùng đồng bằng: Nằm kẹp giữa vùng đồi và dãy cồn cát ven biển. Đây là vùng địa hình thấp, bằng phẳng với diện tích khoảng 20.500 ha. Vùng đồng bằng có sông Kiến Giang và các phụ lưu gồm Rào Sen, Rào An Mã, Rào Ngò, Mỹ Đức, Phú Kỳ, Thạch Bàn (Phú Thủy)... hàng năm mang lại nguồn lợi phù sa màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhất là cây lúa, khoai lang, lạc, rau màu, thủy sản, chăn nuôi gia cầm.... Tuy nhiên có nhiều nơi thấp hơn mực nước biển từ 2m- 3m nên bị nhiểm mặn, chưa phèn ảnh hưởng đến sản xuất.

- Vùng cát ven biển: Diện tích vùng cát chiếm khoảng 11,46% diện tích tự nhiên với các cồn cát, đụn cát, đồi cát cao 10-30m. Do độ liên kết kém nên dễ bị di động do gió tạo ra hiện tượng cát bay, cát chảy. Vùng cát ven biển có tiềm năng phát triển nghề biển, chăn nuôi gia súc và phát triển nuôi trồng thủy sản theo phương thức công nghiệp và du lịch biển.

Như vậy, theo điều kiện tự nhiên thì huyện Lệ Thuỷ chia làm 4 vùng rõ rệt, đó là vùng núi cao, vùng gò đồi (trung du), vùng đồng bằng và vùng cát ven biển. Hai vùng nói trên có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất toàn huyện là vùng núi cao và vùng cát ven biển. Nguyên nhân khách quan là ở đây trình độ dân trí thấp, điều kiện đi lại còn khó khăn. Tuy nhiên, các vùng này có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế cũng rất lớn đó là vùng núi cao đất đai rộng rãi nên thuận lợi cho phát triển trồng cây công nghiệp, cây lương thực, chăn nuôi; vùng biển có thể trồng cây công nghiệp, nuôi thuỷ hải sản trên cát và phát huy thế mạnh đó là đánh bắt xa bờ. Đây là những điều kiện để cho huyện Lệ Thuỷ có định hướng thực hiện các chính sách an sinh xã hội phù hợp với tiềm năng thế mạnh từng vùng.


Đối với vùng đồng bằng và vùng trung du có tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn nhưng lại không có lợi thế về điều kiện tự nhiên để phát triển sản xuất. Vì vậy, huyện cũng phải có những chính sách an sinh xã hội phù hợp như đào tạo nghề để phát triển các ngành dịch vụ, xuất khẩu lao động để thực hiện tốt công tác xoá đói giảm nghèo.

3.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên

* Tài nguyên đất:


Bảng 3.1 Số liệu về tài nguyên đất đai huyện Lệ Thuỷ năm 2013.


Chỉ tiêu

Diện tích

(km2)

Cơ cấu

(%)

Tổng diện tích đất tự nhiên

141.611,41

100,00

I. Đất nông nghiệp

127.652,49

90,14

1.Đất SX nông nghiệp

22.701,21

16,03

1.1 Đất trồng cây hàng năm

15.155,19

10,70

1.2 Đất trồng cây lâu năm

7.546,02

5,33

2. Đất lâm nghiệp

104.599,16

73,86

3. Đất nuôi trồng thủy sản

311,97

0,22

4. Đất nông nghiệp khác

40,15

0,03

II. Đất phi nông nghiệp

9.695,09

6,85

III. Đất chưa sử dụng

4.263,83

3,01

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình - 6

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Lệ Thuỷ.

Toàn huyện có 8 nhóm đất với 33 đơn vị đất, trong đó nhiều nhóm thuận lợi cho đến sản xuất nông nghiệp như: Nhóm đất phù sa phân bố chủ yếu vùng đồng bằng với diện tích 6.035 ha, chiếm 4,28% diện tích tự nhiên, phù hợp với trồng cây ngắn ngày và trồng lúa cho năng suất cao. Nhóm đất xám phân bố ở vùng đồi núi phía Tây và phía Nam huyện với diện tích

101.100 ha, chiếm 71,72% diện tích tự nhiên, phù hợp với trồng các loại keo,


tràm, phát triển các mô hình nông lâm kết hợp. Nhóm đất đỏ phân bố chủ yếu ở Kim thủy, Ngân Thủy với diện tích 1.300 ha, chiếm 0,16% diện tích tự nhiên, phù hợp phát triển cây công nghiệp dài ngày. Nhóm đất cát phân bố chủ yếu tại các xã biển, quốc lộ 1A với diện tích 16.100 ha, chiếm 11,46% diện tích tự nhiên, phù hợp với phát triển nuôi trồng thủy sản, trồng màu, chăn nuôi gia súc. Nhóm đất nhiểm mặn, phèn chỉ chiếm 2,34% diện tích tự nhiên của huyện.

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 141.611,41 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 90,14% diện tích đất tự nhiên (127.652,49 ha), với tỷ trọng đất sản xuất nông nghiệp 16,03%, đất lâm nghiệp 73,86%, đất nuôi trồng thủy sản 0,22% và đất nông nghiệp khác 0,03%. Đất phi nông nghiệp chiếm 6,85% tổng diện tích đất tự nhiên (9.695,09 ha), trong khi đất chưa sử dụng không nhiều, chiếm 3,01% (4.263,83 ha) và có xu hướng chuyển từ đất chưa sử dụng sang sử dụng.

Tài nguyên nước: Nhờ có hệ thống sông ngòi, ao hồ, đầm phá nên huyện Lệ Thủy có lượng nước mặt và nước ngầm khá phong phú, đảm bảo tưới tiêu cho hơn 13.000 ha vùng đồng bằng của huyện. Toàn huyện có 28 hồ đập chứa nước nhân tạo với dung tích trên 235 triệu m3 nước, đầm phá tự nhiên diện tích gần 7,8 km2. Ngoài ra còn có nguồn nước từ cát chảy ra vùng quốc lộ 1 A có thể phục vụ tưới từ 550 ha-600 ha.

Tài nguyên biển và đầm phá: Huyện Lệ Thuỷ có đường bờ biển với chiều dài hơn 30 km; vùng biển rộng có trữ lượng hải sản tương đối lớn và phong phú về loài (hầu hết các loại có ở Việt Nam) có giá trị kinh tế. Diện tích đầm phá khoảng 1.300 ha, trong đó có Bàu Dum, Bàu Sen xã Sen Thuỷ, phá Hạc Hải. Tại các đầm phá còn có nhiều loài tôm cá có trữ lượng lớn và điều kiện phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản.

Tài nguyên rừng: Tổng diện tích đất có rừng toàn huyện năm 2013 là


101.036,2 ha, trong đó: rừng sản xuất có 32.836,2 ha, chiếm 32,5% tổng diện tích rừng; rừng tự nhiên có 68.200 ha, chiếm 67,5% tổng diện tích rừng. Độ che phủ đạt trên 68%. Rừng tự nhiên có nhiều loại gỗ quý như: lim, táu, sến, gụ, huỳnh, trầm hương,... Đặc sản dưới tán rừng khá đa dạng, phong phú và có giá trị kinh tế cao như: song mây, lá nón... và các loại dược liệu quý, chim thú ở trong rừng khá phong phú như công, trĩ, gà lôi, nai, sơn dương, khỉ, vượn, báo, sóc....

Tài nguyên thiên nhiên của huyện khá phong phú, đây là điều kiện thuận lợi để huyện Lệ Thuỷ có các chính sách an sinh phù hợp đối với hộ nghèo để giúp các hộ nghèo thoát nghèo nhanh và bền vững.

3.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu huyện Lệ Thủy mang đặc trưng của chế độ khí hậu Nhiệt đới gió mùa, lắm nắng nhiều mưa; một năm được chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa bắt đầu vào giữa tháng 9 và kết thúc vào tháng 2 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là: 24,oC. Lượng mưa hàng năm dao động trong khoảng 1.448mm - 3.000mm nhưng phân bổ không đều, mưa lớn tập trung vào các tháng 9, 10, 11. Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 có nền nhiệt độ cao. Trong mùa khô thường có gió mùa Tây Nam sau khi đi qua lục địa Thái- Lào và dãy Trường Sơn bị mất độ ẩm nên gây ra khô nóng gay gắt.

Về thiên tai: Nhiều năm về mùa mưa thường có lũ lụt trên diện rộng và bão lốc; mùa khô nắng gắt có gió Tây Nam khô nóng với lượng nước bốc hơi lớn (200mm/tháng), độ ẩm không khí thấp, gây hạn hán nghiêm trọng.

Nói chung huyện Lệ Thuỷ nằm trên dãi đất miền trung có thời tiết khắc nghiệp, ảnh hưởng rất lớn đến việc xoá đói giảm nghèo của huyện. Khi có một đợt thiên tai nghiêm trọng xảy ra thì các công trình phúc lợi xã hội bị hư hổng, thậm chí là bị phá huỷ, khiến nhân dân mất nhà cửa và các tài sản, đẩy một số hộ dân có cuộc sống bình thường trở nên nghèo khó.


3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Đặc điểm kinh tế

* Tăng trưởng kinh tế và cơ cấu các ngành


Bảng 3.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện qua các năm.



Chỉ tiêu


Năm 2010


Năm 2011


Năm 2012


Năm 2013

Tốc độ bình

quân

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%)

8,29

7,54

8,11

8,24

8,05

1. Ngành nông - lâm nghiệp -

thủy sản

5,70

4,10

5,96

4,00

4,86

2. Ngành công nghiệp - xây dựng

9,80

8,74

9,66

9,92

9,52

3. Các ngành dịch vụ

11,50

11,02

9,60

11,93

10,98

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Lệ Thủy .

Trong giai đoạn 2010-2013, do ảnh hưởng tình hình suy thoái kinh tế thế giới và trong nước nên tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện có chậm lại so với các giai đoạn trước đây. Tuy nhiên nhìn chung trong giai đoạn 2010-2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức khá cao (tốc độ tăng trưởng của nước ta năm 2010 là 6,78%, năm 2011 là 5,89%, năm 2012 là 5,03% và năm 2013 là 5,42%).

Bảng 3.3 Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Lệ Thuỷ giai đoạn 2010-2013


Các ngành kinh tế

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Năm

2013

1. Ngành nông-lâm nghiệp-thủy sản

40,00

39,15

38,70

37,01

2. Ngành công nghiệp-xây dựng

24,56

25,05

25,30

26,02

3. Các ngành dịch vụ

35,44

35,80

36,00

36,97

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Lệ Thủy



40

35

30

Nông nghip Công nghip

Dch v

25

20

15

10

5

0

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013


Biểu đồ 3.1: Đồ thị thể hiện cơ cấu kinh tế giai đoạn 2010 -2013

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Lệ Thủy Cơ cấu kinh tế có chuyển dịch đúng hướng với việc giảm dần tỷ trọng ngành Nông-lâm nghiệp-thủy sản, tăng ngành Công nghiệp-xây dựng và các ngành Dịch vụ. Cụ thể: năm 2010 ngành Nông-lâm nghiệp-thủy sản chiếm 40% thì đến năm 2013 còn 37,01%, giảm 2,99%; ngành Công nghiệp-xây dựng năm 2010 chiếm 24,56% thì đến năm 2013 đạt 26,02%, tăng 1.46%; các ngành dịch

vụ năm 2010 đạt 35,44% thì đến năm 2013 đạt 36,97 %, tăng 1,53%. Tuy nhiên xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ còn chậm.

Về thu ngân sách: Giai đoạn 2010-2013, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn của huyện liên tục tăng, đạt tốc độ gia tăng bình quân 29,7%/năm. Năm 2013 tổng thu ngân sách nhà nước đạt 786.281 triệu đồng đồng, trong đó thu ngân sách trên địa bàn 88.101 triệu đồng.

Cơ sở hạ tầng nông nghiệp -nông thôn

Trong giai đoạn 2010-2013, cơ sở hạ tầng nông nghiệp-nông thôn được tích cực đầu tư xây dựng gắn với thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

Về thủy lợi: Đã đầu tư hệ thống kênh mương, đê bao và các công trình thủy lợi nội đồng. Đến năm 2013, toàn huyện kiên cố hóa đạt 256/597 km, đạt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/01/2023