Tình Hình Cho Hộ Nghèo Vay Vốn Huyện Nghĩa Hưng Giai Đoạn 2011- 2014


+ Chính sách tín dụng đối với hộ nghèo

Chính sách hỗ trợ tín dụng có mục đích khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh và được ưu tiên vay với lãi suất ưu đãi qua hệ thống ngân hàng chính sách. Đối tượng được ưu tiên là người nghèo, người khuyết tật, các đối tượng chính sách đi xuất khẩu lao động, sinh viên thuộc hộ nghèo.

Hệ thống tín dụng ưu đãi với mạng lưới dịch vụ bao phủ 100% xã, các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu vay vốn của Nhà nước sẽ được chính quyền các xã xác nhận và được vay qua kênh vốn của ngân hàng chính sách để thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững theo quy định hiện hành của Nhà nước. Trong giai đoạn từ 2011 đến 2014, doanh số cho vay hộ nghèo của huyện Nghĩa Hưng là 115.071 triệu đồng với 11.863 hộ, bình quân mỗi hộ vay 9,7 triệu đồng.

Doanh số cho vay giải quyết việc làm: 10.022 triệu đồng với 576 hộ, bình quân mỗi hộ vay 17,4 triệu đồng.

Doanh số cho vay lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài 3.105 triệu đồng với 135 lao động, bình quân mỗi lao động vay 23 triệu đồng.

Doanh số cho hộ nghèo vay về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ: 1.288 triệu đồng với 186 lượt hộ vay, bình quân mỗi hộ vay 8 triệu đồng.

Bảng 3.5 :Tình hình cho hộ nghèo vay vốn huyện Nghĩa Hưng giai đoạn 2011- 2014

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm

Tổng cộng

2011

2012

2013

2014

1

Doanh số

cho vay

Triệu

đồng/ hộ

33.989

35.273

28.063

31.826

129.686

2

Số lượt hộ

vay vốn

Lượt hộ

3.227

3.245

3.099

3.189

12.760

3

Mức cho vay

bình quân

Triệu

đồng/ hộ

10,53

10,87

9,23

9,98

10,26

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định - 9

Nguồn: Ngân hàng chính sách huyện Nghĩa Hưng


Các chính sách về tín dụng đã được triển khai đảm bảo theo đúng chế độ, đúng định mức đối với các quy định hiện hành của Nhà nước.

Tuy vậy, chính sách tín dụng cho hộ nghèo vẫn còn hạn chế nhất định đó là việc giải ngân nguồn vốn nhiều khi còn chậm. Nhu cầu của người dân, đặc biệt là hộ nghèo rất lớn nhưng nguồn vốn cho vay còn hạn chế. Theo quy định của Chính phủ thì hằng năm theo ngân sách địa phương có thể bố trí thêm trong dự toán chuyển cho ngân hàng chính sách và hội nông dân huyện để bổ sung nguồn vốn cho vay nhưng do huyện còn nghèo nên nguồn vốn bố trí rất hạn chế.

+ Chính sách hỗ trợ giáo dục, dạy nghề cho hộ nghèo

Mục tiêu của chính sách là hỗ trợ đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng lao động tăng cường cơ hội cho các nhóm lao động yếu thế có việc làm, nhất là học sinh sinh viên thuộc hộ nghèo, khó khăn, gia đình chính sách, lao động nông thôn.

Huyện đã đầu tư kiên cố hóa trường học, đặc biệt là vùng khó khăn ven biển, vùng bãi ngang, thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp về giáo dục, xóa tình trạng mù chữ và bỏ học của con em các hộ nghèo. Tiến hành chi trả tiền miễn giảm học phí cho sinh viên theo nghị định 49/CP cho học sinh xã khó khăn theo quy định hiện hành của Nhà nước. Đã thực hiện miễn, giảm học phí, miễn đóng tiền cơ sở vật chất cho con em thuộc diện hộ nghèo, chi trả tiền miễn giảm học phí cho học sinh, sinh viên thuộc các xã khó khăn, đảm bảo đúng đối tượng, đúng chế độ quy định.

Số lao động thuộc hộ nghèo được giải quyết việc làm ở Nghĩa Hưng giai đoạn 2011- 2014 là 15.170 lao động, trong đó tạo việc làm mới cho lao động thiếu việc làm là 11.130 lao động, tạo thêm việc làm cho lao động là

4.040 lao động. Bình quân mỗi năm tạo mới và tạo thêm việc làm cho gần 3.800 lao động.


Trong giai đoạn 2011- 2014 đã thực hiện được 50 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn với 2.500 học viên tham gia. Thực hiện dạy nghề theo nhu cầu thị trường: dạy nghề cho nông dân, dạy nghề cung cấp nguồn lao động phục vụ cho phát triển các làng nghề, tiểu thủ công nghiệp.

Tăng cường cơ sở vật chất cho các trung tâm học tập cộng đồng tại các xã, thị trấn, các trung tâm học tập cộng đồng đều có trụ sở làm việc, có đủ cơ sở vật chất tối thiểu để đảm bảo hoạt động thường xuyên và hiệu quả. Tích cực liên kết với các cơ quan liên quan tổ chức các lớp chuyên đề phổ biến kiến thức kỹ năng cho nhân dân áp dụng khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập. Có 60% lao động nông nghiệp, nông thôn được học nghề và bồi dưỡng nghề.

Tuy đã nỗ lực trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ về giáo dục và đào tạo nghề nhưng huyện Nghĩa Hưng vẫn còn những hạn chế nhất định. Việc học nghề chưa được nhân dân quan tâm đúng mức, chưa nhận được sự hưởng ứng của xã hội và chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực của nền kinh tế. Hệ thống các cơ sở dạy nghề chưa phát triển đầy đủ ở những vùng khó khăn, đối tượng hỗ trợ còn hạn hẹp, các chương trình đào tạo nghề, đặc biệt cho lao động nông thôn có nơi còn chưa hiệu quả.

+ Chính sách đưa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng đã hỗ trợ cho 400 lao động, trong đó 230 lao động thuộc 13 xã nghèo (giai đoạn 2010-2014). Đa số lao động đi xuất khẩu lao động đều có việc làm, thu nhập ổn định gửi tiền về cho gia đình nhờ đó nhiều hộ đã thoát nghèo, đầu tư xây dựng nhà, mua sắm tài sản, đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả.

+ Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đã giúp cho nông dân toàn huyện từng bước chuyển sang tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững; đồng thời nâng cao


năng lực làm chủ đầu tư cho các xã, trình độ và kiến thức về xây dựng và quản lý dự án cho cán bộ cơ sở nhất là cán bộ xã.

+ Đầu tư vào cơ sở hạ tầng như các công trình đường giao thông gồm 1 tuyến Quốc lộ 37B, 3 tuyến tỉnh lộ, 10 tuyến huyên lộ cùng gần 1000km đường liên thôn, xã đã được kiên cố hóa, bê tông hóa, tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi, thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội; hệ thống thuỷ lợi kênh tưới cấp I với tổng chiều dài là 116.715m hiện đã cứng hóa được 3.500m, đã nâng cao năng lực tưới tiêu góp phần mở rộng diện tích đất sản xuất, giúp người dân ổn định lương thực; các công trình nước sinh hoạt, điện, trạm y tế xã, trường lớp học được đầu tư xây dựng kiên cố, đồng bộ ở các xã giúp cho người dân nông thôn vùng ven biển, bãi ngang cải thiện đời sống sinh hoạt hằng ngày.

+ Chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư có tác động lớn đến cải thiện sinh kế cho người dân thông qua khuyến khích họ tự phát triển sản xuất để vươn lên thoát nghèo, tránh tư tưởng ỷ lại, góp phần thay đổi nhận thức, cách nghĩ cách làm, xóa bỏ tập quán canh tác lạc hậu qua đó góp phần nâng cao thu nhập.

3.2.2. Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội

Chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế có mục tiêu cổ vũ, động viên người lao động hăng say lao động sản xuất, góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế tạo điều kiện để người lao động yên tâm làm việc và góp phần giảm thiểu rủi ro khi bị tai nạn, bệnh tật.

Điểm h Khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014 quy định: “Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo” thuộc nhóm đối tượng tham gia BHYT do ngân sách nhà nước đóng.


Khoản 1 Điều 3 Nghị định 105/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014 quy định hỗ trợ đóng BHYT đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo như sau:

“a) Hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo mới thoát nghèo, thời gian hỗ trợ 05 năm sau khi thoát nghèo. Trường hợp người thuộc hộ cận nghèo đã thoát nghèo trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 nhưng thời gian thoát nghèo tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2015 chưa đủ 05 năm thì thời gian còn lại được hỗ trợ thấp nhất là 01 năm;

b) Hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo và các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ;

c) Hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo còn lại.”

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là từ khi Luật BHYT có hiệu lực, số người tham gia BHYT ngày càng tăng. Tính cuối năm 2014, toàn huyện Nghĩa Hưng đã có 11.725 người nghèo tham gia BHYT.


Bảng 3.6: Tổng hợp số liệu tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng


Đơn vị

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014


Số người tham gia

Số kinh phí thực hiện

( 1000)

Số tiền bình

quân một người (1000)

Tỷ lệ người nghèo tham gia


Số người tham gia

Số kinh phí thực hiện (1000)

Số tiền bình

quân một người (1000)

Tỷ lệ người nghèo tham gia


Số người tham gia

Số kinh phí thực hiện (1000)

Số tiền bình

quân một người (1000)

Tỷ lệ người nghèo tham gia


Số người tham gia

Số kinh phí thực hiện (1000)

Số tiền bình

quân một người (1000)

Tỷ lệ người nghèo tham gia

Nghĩa Thắng

1204

702.497

585

100

1.994

573.156

430,2

100

1332

702.496

527,4

100

1.042

618.948

594

100

Nghĩa Lợi

725

498.859

688

100

955

410.841

430,2

100

949

498.859

525,7

100

779

426.726

594

100

Nam Điền

2044

1.177.684

576

100

2.429

1.044.955

430200

100

2.233

1.177.684

527.400

100

1.885

1.118.524

593.382

100

Nghĩa Phúc

659

451.811

685,6

100

1.336

573.156

429

100

1.237

651.811

526,9

100

1.209

711.283

588,3

100

Hoàng Nam

468

207.795

444

100

511

219.823

430,2

100

394

207.795

527,4

100

425

251.883

592,7

100

Nghĩa Thịnh

565

256.396

453

100

483

207.786

430,2

100

493

256.396

520

100

539

320.166

594

100

Nghĩa Minh

454

264.056

581

100

710

305.137

429,7

100

508

264.056

519,7

100

307

108.234

587

100

Nghĩa Châu

324

217.517

671

100

498

214.239

430

100

413

217.517

526,6

100

255

152.793

599

100

Nghĩa Thái

208

102.422

492

100

266

114.433

430,2

100

195

102.422

525,2

100

120

70.506

587,5

100

Nghĩa Trung

282

187.754

665

100

570

245.115

430

100

356

187.754

527,4

100

269

159.786

594

100

Nghĩa Sơn

383

212.748

555,5

100

952

409.550

430,2

100

593

312.748

527,4

100

425

252.450

594

100

Nghĩa Lạc

565

308.619

546

100

1.259

541.621

430,2

100

160

84.384

527,4

100

371

220.374

594

100

Nghĩa Hồng

439

184.384

420

100

371

220.374

594

100

230

98.946

430,2

100

160

84.384

527,4

100

Nghĩa Phong

111

74.214

668,5

100

377

162.158

430,2

100

380

200.412

527,4

100

331

196.614

594

100


Nghĩa Phú

284

117.610

414

100

229

98.515

430,2

100

223

117.610

527,4

100

220

132.381

601,7

100

Nghĩa Tân

219

108.768

496,6

100

236

103.607

439

100

320

168.768

527,4

100

226

134.244

594

100

Nghĩa Bình

481

308.146

640,6

100

861

370.402

430,2

100

717

378.145

527,4

100

532

316.008

594

100

Nghĩa Thành

370

209.056

565

100

592

254.678

430,2

100

586

309.056

527,4

100

578

343.332

594

100

Nghĩa Lâm

457

297.695

651,4

100

953

409.980

430,2

100

754

397.695

527,4

100

624

370.656

594

100

Nghĩa Hùng

479

247.857

517

100

936

401.206

428,6

100

476

247.857

520,7

100

413

237.762

575,6

100

Nghĩa Hải

244

108.761

445,7

100

476

204.775

430,2

100

272

142.750

524,6

100

192

113.764

592,5

100

Nghĩa Đồng

240

110.411

460

100

173

74.424

430,2

100

149

78.196

524,5

100

192

113.764

592,5

100

Liễu Đề

69

52.705

763,8

100

156

64.537

413,7

100

88

46.411

527,4

100

72

42.768

594

100

Rạng Đông

151

84.062

556,7

100

222

95.504

430,2

100

349

184.062

527,4

100

270

159.081

589

100

Quỹ Nhất

360

178.197

495

100

606

260.701

430,2

100

369

194.610

527,4

100

289

171.524

593,5

100

Tổng cộng

11.785

6.564.175

557

100

18.151

7.580.673

417,6

100

13776

7.053.291

512

100

11725

6.827.955

582,3

100

Nguồn: Phòng Lao động thương binh xã hội huyên Nghĩa Hưng


Qua bảng trên cho thấy Chính sách BHYT đã bao phủ toàn bộ các xã trong địa bàn huyện. Đối tượng tham gia BHYT gồm người nghèo, đối tượng chính sách, người có công, trẻ em dưới 6 tuổi và học sinh sinh viên thuộc hộ nghèo. Có được kết quả đó một phần là do nhà nước hỗ trợ kinh phí, một phần là do các hộ nghèo đã nhận thức được tầm quan trọng của BHYT trong phòng chống các rủi ro, giảm thiểu chi phí y tế khi bị ốm đau, tai nạn.

Chế độ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo và hộ cận nghèo được đánh giá là một chính sách ưu việt, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước.

3.2.3. Trợ giúp xã hội cho các nhóm đối tượng đặc thù

Trợ cấp xã hội

Hoạt động trợ giúp xã hội bao gồm trợ giúp thường xuyên và trợ giúp đột xuất, cả hai hình thức trợ giúp này đều được thực hiện từ ngân sách nhà nước, quản lý và chi trả qua Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội, ngoài ra trợ giúp đột xuất còn được các tổ chức đoàn thể như Mặt trận tổ quốc, Hội chữ thập đỏ; doanh nghiệp, tập thể đơn vị, cá nhân tham gia trên tinh thần “lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều” của truyền thống dân tộc Việt Nam khi gặp rủi ro thiên tai…

Đối với hoạt động trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội hiện nay được áp dụng và thực hiện theo Nghị định số 67/2007/NĐ-CP, ngày 13 tháng 4 năm 2007 về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.

Đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện trợ cấp hàng tháng hiện do các xã, thị trấn trong huyện quản lý gồm:

+ Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng; trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 29/06/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí