Đặc Điểm Tự Nhiên Và Tình Hình Kinh Tế Xã Hội Ở Huyện Nghĩa Hưng, Tỉnh Nam Định Tác Động Đến Việc Thực Hiện Chính Sách An Sinh Xã Hội


CHƯƠNG 3

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHĨA HƯNG, TỈNH NAM ĐỊNH


3.1. Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội ở huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định tác động đến việc thực hiện chính sách an sinh xã hội

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên- xã hội của huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định

Nghĩa Hưng là huyện đồng bằng ven biển nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Nam Định thuộc châu thổ sông Hồng.

- Phía Bắc giáp huyện Nam Trực và huyện Ý Yên.

- Phía Đông giáp huyện Hải Hậu và huyện Trực Ninh.

- Phía Nam giáp vịnh Bắc Bộ.

- Phía Tây giáp huyện Ý Yên và huyện Kim Sơn, Yên Khánh tỉnh Ninh Bình.

Nghĩa Hưng có diện tích tự nhiên 254,6 km2; 16 km bờ biển; được bao bọc bởi 3 con sông lớn: Ninh Cơ, sông Đáy và sông Đào (chảy ra biển Đông). Chiều dài từ Bắc tới Nam huyện là 47 km, chiều ngang, đoạn hẹp nhất (Đò Mười) rộng trên 500m.

Toàn huyện có 22 xã và 3 thị trấn và phần bãi bồi ven biển. Thị trấn Liễu Đề là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của huyện, cách thành phố Nam Định 22 km.

Có quốc lộ 37B và tỉnh lộ 490C, tỉnh lộ 487 và tỉnh lộ 481B chạy qua địa bàn huyện.

Với lợi thế về vị trí địa lý cùng với hệ thống giao thông phát triển khá hoàn chỉnh gồm cả đường bộ, đường sông, đường biển; Nghĩa Hưng có điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội với các huyện trong tỉnh, tỉnh bạn và các trung tâm kinh tế lớn trong khu vực.


Đất Nghĩa Hưng chủ yếu là đất phù sa bồi lắng có độ phì khá, có khả năng giữ nước và giữ chất dinh dưỡng tốt nên phù hợp với các cây trồng như lúa các loại, đặc biệt là đặc sản lúa tám, lúa nếp, các loại lúa chất lượng cao có khả năng xuất khẩu; các loại cây hoa màu như rau xanh, đậu, đỗ, ngô, khoai, lạc, vừng, các loại cây vụ đông như cà chua, dưa chuột, dưa hấu; các loại cây ăn quả có giá trị như nhãn, vải, chuối…

Điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước đã tạo cho huyện có thảm thực vật tự nhiên phong phú, nhất là thảm thực vật ven biển, tài nguyên động vật mang tính chất đặc trưng và độc đáo của vùng cửa sông ven biển. Nguồn thủy hải sản phong phú đa dạng, thuận lợi cho sản xuất các mặt hàng xuất khẩu như tôm, cua, cá bớp, ngao vạng… Đó là những thuận lợi cơ bản cho phát triển kinh tế xã hội. Ngoài ra vùng biển có tiềm năng phát triển du lịch và đang bước đầu đưa vào khai thác khu vực sinh thái Rạng Đông.

Tuy nhiên, do sức ép của sự gia tăng dân số và kinh tế thị trường cùng với tác động tiêu cực của con người như ý thức bảo vệ rừng phòng hộ, khai thác kiệt quệ độ phì của đất, sử dụng phương tiện đánh bắt thủy hải sản tự nhiên bị Nhà nước nghiêm cấm, sử dụng các loại thức ăn trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, chăn nuôi thủy hải sản và thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định, là những tác nhân ảnh hưởng xấu đến môi trường đất, nguồn nước, không khí.

Nhìn chung, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của huyện Nghĩa Hưng rất thuận lợi cho môi trường sống của con người, sự phát triển của hệ sinh thái động, thực vật và du lịch, đặc thù đất đai thuận lợi cho phát triển sản xuất cây nông nghiệp, việc gieo trồng có thể tiến hành quanh năm, cây cối bốn mùa ra hoa kết trái, đồng ruộng mỗi năm có thể sử dụng được 2-3 vụ, có nơi 3-4 vụ


3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định

3.1.2.1. Đặc điểm kinh tế và cơ cấu ngành

Tổng giá trị sản xuất của huyện (giá so sánh 2010) năm 2014 đạt 6.195 tỷ đồng, năm 2015 ước đạt 6.828 tỷ đồng. Nhịp độ tăng trưởng bình quân giai 2011- 2015 (giá 2010) là 9%/năm.

Bảng 3.1: Tăng trưởng kinh tế đến năm 2014


Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Nhịp tăng % 2011 – 2014

Tổng GTSX (giá 2010, tỷ đồng)

4.671

5.069

5.593

6.195

8,7

- Nông, thủy sản, lâm nghiệp

2.377

2.434

2.516

2.611

2,0

- Công nghiệp, xây dựng

1.102

1.269

1.518

1.796

16,1

- Dịch vụ

1.192

1.366

1.559

1.788

14,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định - 8

(Nguồn: Phòng tài chính huyện Nghĩa Hưng)

Cơ cấu kinh tế theo ngành:

*Nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp

Nông nghiệp là ngành sản xuất quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nền kinh tế và giữ được sự tăng trưởng khá ổn định. Năm 2014 giá trị sản xuất (giá hiện hành) nông nghiệp chiếm khoảng 63,35% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp – lâm – ngư nghiệp, thủy sản chiếm 36,31% và lâm nghiệp 0,34%.

* Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản

Khi bắt đầu chuyển sang cơ chế thị trường, ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp gặp nhiều khó khăn, còn túng trong chuyển đổi cơ chế, do công nghệ thiết bị lạc hậu, thiếu năng động nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, nhiều sản phẩm truyền thống bị mai một, mất chỗ đứng trên thị trường … Sau một thời gian tích cực áp dụng nhiều biện pháp sắp xếp củng cố tổ chức lực lượng, đổi mới công nghệ, thiết bị, tiếp cận các phương pháp quản lý tiên tiến, nắm bắt được nhu cầu thị trường trong những năm gần đây ngành công


nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của huyện đã đi vào thế ổn định và phát triển. Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của huyện năm 2014 đạt 1.242,43 tỷ đồng (theo giá hiện hành).

Bảng 3.2: GTSX và cơ cấu công nghiệp phân theo thành phần kinh tế

Đơn vị: Tỷ đồng, giá HH


Chỉ tiêu

Năm 2014


Cơ cấu (%)

Giá trị sản xuất công nghiệp

1.242,430

100

1. Kinh tế Nhà nước



2. Kinh tế dân doanh và tư nhân

1.201,681

96,7

- Tập thể



- Doanh nghiệp tư nhân

174,090


- Cá thể

1.027,591


3. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

40,749

3,3

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nghĩa Hưng năm 2014

Năm 2014 toàn huyện có 5.687cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Các làng nghề truyền thống như dệt chiếu, đan lát hàng tre nứa, khâu nón, sản xuất túi cói, làm miến… đã được khôi phục và phát triển, một số sản phẩm đã và đang được xuất khẩu ra nước ngoài.

Công tác quy hoạch là bước quan trọng nhất trong việc triển khai xây dựng của huyện. Những năm qua huyện đã hoàn thành các đồ án quy hoạch xây dựng chung các xã, thị trấn, quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch nông nghiệp và quy hoạch sử dụng đất các xã, thị trấn. Các đồ án quy hoạch là cơ sở định hướng cho phát triển và thu hút đầu tư vào các dự án trên địa bàn. Cho đến nay công việc xây dựng đạt được những thành tựu tích cực, có thể nói huyện Nghĩa Hưng là một trong những huyện tiên phong trong lĩnh vực xây dựng nông thôn mới.


*Các ngành dịch vụ, du lịch.

Ngành dịch vụ của huyện Nghĩa Hưng phát triển với tốc độ nhanh, (giá so sánh 2010) năm 2011 giá trị sản xuất đạt 1.132 tỷ đồng và tăng lên 1.353 tỷ đồng năm 2014.

Nghĩa Hưng có nhiều tiềm năng phát triển du lịch như bãi biển có cát mịn, thoải dài hàng cây số, dòng nước tương đối sạch chưa bị ô nhiễm. Khu du lịch sinh thái Rạng Đông đã được quy hoạch và đang từng bước thực hiện.

Trên địa bàn huyện có nhiều di tích lịch sử văn hóa và các lễ hội có thể khai thác phục vụ khách du lịch như Bảo tháp Đại Bi chùa Phúc Lộc xã Nghĩa Thịnh vừa được đón nhận 3 kỷ lục quốc gia và hệ thống đền chùa, nhà thờ trên địa bàn huyện.

3.1.2.2. Đặc điểm xã hội

* Dân số, lao động

Nghĩa Hưng là huyện đông dân, dân số của huyện năm 2014 có

179.226 người, bằng 9,7% dân số toàn tỉnh Nam Định. Trong đó, dân số nông thôn 158,371, chiếm 88,36% dân số toàn huyện, dân số thành thị 20,855 người, chiếm 11,64% dân số toàn huyện. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2014 là 1,05%.

Một trong những đặc điểm riêng của huyện Nghĩa Hưng là có tỷ lệ dân số theo đạo Thiên Chúa khá cao, trên 49% năm 2014, do vậy, huyện luôn chú trọng chính sách để đồng bào sống “Tốt đời, đẹp đạo”, đoàn kết, phát triển kinh tế - xã hội của huyện.


Bảng 3.3: Dân số phân theo giới tính và khu vực


Năm

Tổng số

(người)

Chia theo giới tính

Chia theo khu vực

Nam

Nữ

Thành thị

Nông thôn

2011

178.600

88.385

90.215

20.330

158.270

2012

178.868

88.485

90.383

20.564

158.304

2013

179.005

88.555

90.450

20.681

158.324

2014

179.226

88.758

90.468

20.855

158.371

Nguồn: chi cục thống kê huyện Nghĩa Hưng

* Nguồn nhân lực.

Trong cân đối lao động xã hội, toàn huyện có 110761 người đang làm việc trong các ngành kinh tế, chiếm 61,8% tổng dân số toàn huyện.

Trong cơ cấu lao động của huyện năm 2014 lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ trọng cao: 72,21%, lao động trong các ngành công nghiệp – xây dựng: 14,33%, trong lĩnh vực dịch vụ chiếm: 13,46%.

Về chất lượng lao động, tỷ lệ lao động được đào tạo đạt mức xấp xỉ của tỉnh, năm 2014 khoảng 39,8%.

Chỉ số

Năm 2014

A. Tổng số (người)

110.761

Nông – lâm – thuỷ sản

79.985

Công nghiệp – xây dựng

15.870

Dịch vụ

14.906

% lao động đã qua đào tạo

39,8

B. Cơ cấu (%)

100

Nông – lâm – thuỷ sản

72,21

Công nghiệp – xây dựng

14,33

Dịch vụ

13,46

Bảng 3.4: Lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân và cơ cấu lao động


Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nghĩa Hưng năm 2014


Nhìn chung, nguồn nhân lực của huyện là một thế mạnh nổi bật, dân số đông góp phần tạo ra thị trường có nhu cầu to lớn về mọi mặt, nhân dân cần cù lao động, hiếu học và có nhiều lao động lành nghề với tay nghề truyền thống cao, nếu thường xuyên được đào tạo, đào tạo lại và tổ chức bố trí hợp lý sẽ là một trong những yếu tố phát triển quan trọng của huyện.

* Giáo dục, y tế

- Giáo dục

Từ năm 2006 đến 2014, quy mô các trường Mầm non, Tiểu học và THCS ổn định, toàn huyện có 26 trường Mầm non, 33 trường Tiểu học, 26 trường THCS; có 6 trường THPT, 2 Trung tâm GDTX, 25 Trung tâm học tập cộng đồng và 1 Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề.

Y tế - chăm sóc sức khỏe cộng đồng:

Ngành y tế của huyện đã được tăng cường cả về mạng lưới, thiết bị, y cụ thuốc phòng chống chữa bệnh và đội ngũ y, bác sỹ. Năm 2014 trên địa bàn huyện có 5 cơ quan y tế cấp huyện gồm: Phòng y tế, Trung tâm y tế, Bệnh viện đa khoa Nghĩa Hưng, Bệnh viện đa khoa Nghĩa Bình, Trung tâm Dân số- KHHGĐ và 25 Trạm y tế xã, thị trấn. Ngoài ra còn một số phòng khám chữa bệnh, Y học cổ truyền và Dược tư nhân.

* Văn hóa

Nghĩa Hưng mang đặc trưng nền văn hóa sông Hồng, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được đẩy mạnh; tổ chức tốt việc bình xét, công nhận và biểu dương danh hiệu “Làng, xóm văn hóa”, “Gia đình văn hoá” vào Ngày hội đại đoàn kết ở khu dân cư hàng năm . Đến năm 2014 đã có 214/293 làng, xóm văn hóa đạt 73,03%; 57/62 cơ quan văn hóa đạt tỷ lệ 91,9%, 25/25 trạm y tế văn hóa đạt tỷ lệ 100; 83/85 trường học văn hóa đạt tỷ lệ 97,6%. Công tác tuyên truyền giáo dục đạo đức lối sống gia đình Việt Nam truyền thống, xây dựng gia đình đạt 4 tiêu chuẩn “no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”, phòng chống bạo lực gia đình được tăng cường


3.1.2.3. Đặc điểm hộ nghèo ở huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định

Thứ nhất, Hộ nghèo chủ yếu là các hộ nông dân với trình độ học vấn thấp và khả năng tiếp cận đến các thông tin và kỹ năng chuyên môn bị hạn chế, có rất ít cơ hội có thể tạo ra thu nhập ổn định từ các hoạt động phi nông nghiệp.

Thứ hai, Hộ nghèo là những hộ có thu nhập bấp bênh, do phần lớn thu nhập của họ từ nông nghiệp. Với điều kiện nguồn lực rất hạn chế (đất đai, lao động, vốn), thu nhập của họ rất bấp bênh và dễ bị tổn thương trước những đột biến của mỗi gia đình và cộng đồng. Nhiều gia đình tuy mức thu nhập ở trên ngưỡng nghèo nhưng vẫn giáp danh với ngưỡng nghèo đói vì vậy khi có dao động về thu nhập cũng có thể khiến họ trượt xuống ngưỡng nghèo. Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp cũng tạo nên khó khăn cho người nghèo.

Thứ ba, Hộ nghèo ở Nghĩa Hưng chiếm 90% ở nông thôn và một số vùng ven biển. Đây là những vùng có điều kiện sống khó khăn, khả năng tiếp cận với với các điều kiện sản xuất và dịch vụ còn nhiều hạn chế, hạ tầng cơ sở kém phát triển, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt và thiên tai xảy ra thường xuyên, đã tác động sâu sắc đến sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình nghèo.

Thứ tư, Các hộ nghèo thường có ít lao động hơn so với số miệng ăn trong gia đình, phải trả các chi phí giáo dục lớn hơn cũng như hay phải chịu thêm các chi phí khám chữa bệnh gây mất ổn định cho kinh tế gia đình. Điển hình là các hộ có nhiều trẻ em và phụ nữ sống độc thân.

3.2. Tình hình thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo ở huyện Nghĩa Hưng

3.2.1. Chính sách việc làm, đảm bảo thu nhập tối thiểu và giảm nghèo

Huyện Nghĩa Hưng đã hỗ trợ người dân nâng cao cơ hội tạo việc làm, tham gia thị trường lao động, chuyển đổi cơ cấu việc làm theo hướng đa dạng hóa sinh kế, giảm tỷ lệ thất nghiệp, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện cuộc sống, góp phần ổn định xã hội. Cu thể:

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 29/06/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí