Kinh Nghiệm Thực Hiện Chính Sách An Sinh Xã Hội Đối Với Hộ Nghèo Ở Huyện Bố Trạch, Tỉnh Quảng Bình


1.5.2 Kinh nghiệm thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Huyện Bố Trạch có diện tích tự nhiên 2.124,1km2 với dân số 178.603 người. Toàn huyện có 30 xã, thị trấn, trong đó có 9 xã miền núi và 2 xã miến núi rẻo cao,có 24 km bờ biển và trên 40 km đường biên giới Việt Lào.

Huyện còn có Quốc lộ 1A, 2 nhánh Đông và Tây đường Hồ Chí Minh, đường sắt đi suốt dọc từ đầu đến cuối huyện theo hường Bắc Nam; các tuyến đường quốc lộ 15A, tỉnh lộ 2, 2B, 3, tỉnh lộ 20 nối liền các tuyến đường dọc huyện, có cửa khẩu Kà Roòng - Noọng Ma (Lào).

Năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn ở mức cao, trên 24%. Do tỷ lệ hộ nghèo còn cao nên các cấp chính quyền của địa phương đã xác định giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2010-2020.

Nguyên nhân khách quan về tỷ lệ hộ nghèo còn cao của huyện Bố Trạch cũng do địa phương nằm ở vùng điều kiện khó khăn, hằng năm thiên tai, dịch bệnh thường xuyên xảy ra ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân đặc biệt là các hộ nghèo.

Nguyên nhân chủ quan do trước đây huyện chưa quan tâm thực hiện tốt các chính sách về ASXH, người dân chưa có ý thức vươn lên thoát nghèo mà vẫn ỷ lại vào một số chính sách của nhà nước đối với hộ nghèo.

Để khắc phục các nguyên nhân và hạn chế trên, đảm bảo việc thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo được tốt, huyện đã có nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó huyện đã chú trọng thực hiện một số chính sách chủ yếu đó là:

Chính sách về đầu tư cơ sở hạ tầng: Tập trung huy động mọi nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tạo điều kiện để khai thác lợi thế tiềm năng của địa phương, trong đó ưu tiên đầu tư cho vùng nghèo, các xã nghèo; lồng ghép các chương trình dự án như Chương trình 134, 135/CP, dự án Phân cấp giảm


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

nghèo. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn trong giai đoạn 2010- 2013 đạt trên 1700 tỷ đồng. Ngoài ra đã huy động nhiều nguồn lực xã hội hoá, lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn để đầu tư phát triển vì vậy cơ sở hạ tầng nông thôn cải thiện rõ rệt.

Chính sách tín dụng: cho vay vốn giải quyết việc làm trên toàn huyện với tổng số vốn là: 7.550 triệu đồng; quan tâm cho hộ nghèo các xã miền núi , dân tộc vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển chăn nuôi và trồng cây lâm nghiệp.

Chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình - 5

Chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục: đã cấp 101.309 thẻ khám chữa bệnh cho người nghèo với số tiền là 32.163.562.572 đồng, thực hiện hỗ trợ chi phí học tập, miễn giảm giảm học phí và các khoản đóng góp cho con em học sinh nghèo. Tranh thủ sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, các tổ chức nhân đạo từ thiện để hỗ trợ giúp đỡ các em góp phần giải quyết những khó khăn của gia đình.

Chính sách về xoá nhà tạm, giải quyết việc làm: đã thực hiện chính sách xóa mái nhà tạm theo Đề án 167 của Chính phủ cho 2005 hộ nghèo, giải quyết việc làm bình quân 3.800 lao động/năm, Bố Trạch cũng là địa phương đi đầu trong việc triển khai Đề án xuất khẩu lao động của tỉnh Quảng Bình. Kết quả xuất khẩu lao động đạt 587 người/năm, đưa lại nguồn thu nhập đáng kể.

Các mục tiêu về giảm nghèo đề ra hàng năm cơ bản đã đạt được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, HĐND huyện đề ra đó là giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 3 %/năm, đưa tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2015 chiếm 15.53%; Đời sống của các hộ nghèo từng bước được cải thiện, mỗi năm có trên 500-1000 hộ thoát khỏi diện hộ nghèo, số hộ tái nghèo trên địa bàn huyện có tỷ lệ thấp.

1.5.3. Bài học kinh nghiệm

Qua phân tích một số kinh nghiệm về thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, và huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị có thể rút ra những bài học sau:


Bài học về công tác cán bộ.

Phải xây dựng đội ngũ cán bộ công chức trong hệ thống an sinh xã hội nhiệt tình, tâm huyết, có trình độ, trách nhiệm cao với công việc được giao.

Bài học về việc triển khai thực hiện các chính sách của nhà nước.

Triển khai thực hiện nhanh chóng, kịp thời và chính xác các chính sách về an sinh xã hội mà Chính phủ đã ban hành. Đảm bảo cho hộ nghèo được hưởng thụ đầy đủ các chính sách của Nhà nước.

Bài học về việc rà soát hộ nghèo và công tác tuyên truyền.

Phải tiến hành điều tra, rà soát và có đánh giá toàn diện, chính xác về tình hình các hộ nghèo trên địa bàn huyện, đảm bảo công bằng để tạo niềm tin cho nhân dân. Cần xác định được được nguyên nhân nghèo đói của từng vùng khác nhau. Đây là cơ sở để thực hiện tốt các chính sách của chính phủ và để đề xuất với tỉnh và huyện, xã có những chính sách, biện pháp giải quyết cụ thể.

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về các chính sách an sinh xã hội cho hộ nghèo, huy động được tất cả các cấp, các ngành và toàn xã hội tham gia công tác xóa đói giảm nghèo, trong đó ý chí và quyết tâm của chính các hộ nghèo là nhân tố quyết định. Do vậy phải tạo điều kiện cho họ được hưởng lợi từ các chính sách an sinh xã hội và tham gia vào mọi hoạt động của chương trình xoá đói giảm nghèo từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến lập kế hoạch, triển khai thực hiện ở thôn, bản, xã, quản lý nguồn lực, giám sát, đánh giá ..

Chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo là những chính sách quan trọng phải luôn được coi là mục tiêu xuyên suốt trong chiến lược phát triển, là một bộ phận quan trọng trong kế hoạch KT-XH hàng năm, 5 năm của huyện. Phải có chính sách, giải pháp rõ ràng, cụ thể và có tính khả thi đối với từng vùng, phù hợp với các nhóm đối tượng.


CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu


2.1.1 Phương pháp thu thập số liệu

Đề tài có sử dụng nguồn số liệu thứ cấp. Số liệu thứ cấp được thu thập từ các thông tin công bố chính thứ c của các cơ quan nhà nước . Các nghiên

́ u của cá nhân , tổ chứ c về phát triển kinh tế , hệ thống an sinh xã hộ i , xóa đói giảm nghèo ....Những thông tin về tình hình cơ bản của huyệ n , hoạt động của hệ thống an sinh xã hội do các cơ quan chức năng của huyện , tỉnh cung cấp và các nguồn tài liệ u khác như : Sách báo, tạp chí....vv. Các nguồn số liệu chủ yếu sau:

- Văn phòng UBND tỉnh, Cục thống kê tỉnh, các sở, ban ngành tỉnh Quảng Bình: Các Nghị quyết, quyết định, kế hoạch, văn bản quản lý chỉ đạo, niên giám thống kê, các báo cáo có liên quan.

- Chi cục thống kê huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình: Niên giám thống kê các năm 2010-2013, các báo cáo thống kê có liên quan.

- Chi cục thống kê huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị: Niên giám thống kê các năm 2010-2013, các báo cáo thống kê có liên quan.

- Chi cục thống kê huyện Lệ Thủy: Niên giám thống kê các năm 2010-2013, các báo cáo thống kê có liên quan.

- Văn phòng Huyện ủy Lệ Thủy: Nghị quyết đại hội Đảng các cấp, các văn bản, báo cáo, số liệu có liên quan.

- Văn phòng UBND huyện Lệ Thủy: Các kế hoạch, báo cáo và các văn bản có liên quan.

- Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Lệ Thủy: Các báo cáo, số liệu tổng hợp có liên quan.

- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Lệ Thủy: Các báo cáo, số


liệu tổng hợp có liên quan.

- Phòng Tài nguyên môi trường huyện Lệ Thủy: Các báo cáo, số liệu tổng hợp có liên quan.

- Phòng Kinh tế hạ tầng, Văn hóa thông tin, Tài chính - Kế hoạch, Hạt kiểm lâm huyện, các nông lâm trường đóng trên địa bàn: Các báo cáo, số liệu tổng hợp có liên quan.

- Văn phòng UBND một số xã, thị trấn: Các báo cáo, số liệu tổng hợp có liên quan.


2.1.2 Phương pháp xử lý số liệu

Đề tài xử lý logic đối với thông tin định tính. Đây là việc đưa ra những phán đoán về bản chất của sự kiện; được sử dụng khi tiến hành thu thập các thông tin tại các đơn vị cung cấp thông tin.

Xử lý thông tin định tính được dùng để nghiên cứu chủ yếu về các vấn đề xã hội như cải thiện và nâng cao đời sống người dân, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội. Bên cạnh đó số liệu thu thập sẽ được tổng hợp, phân tích và trình bày dưới các bảng biểu để thể hiện các số liệu, qua đó giúp đưa ra các phán đoán về bản chất, sự việc.

2.2 Các phương pháp cụ thể được sử dụng để thực hiện đề tài.


2.2.1 Phương pháp biện chứng duy vật

Phương pháp biện chứng duy vật là phương pháp cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin được sử dụng đối với nhiều môn khoa học khác nhau. Phương pháp này đòi hỏi khi xem xét các hiện tượng, các quá trình nghiên cứu phải đặt trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, thường xuyên vận động, phát triển không ngừng, chứ không phải là bất biến. Quá trình phát triển là quá trình tích lũy về lượng dẫn đến thay đổi về chất. Phép biện chứng duy vật coi nguồn gốc của sự phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Phép biện chứng duy vật cũng đòi hỏi khi xem xét các hiện tượng và quá


trình kinh tế gắn liền với những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.

Từ nội dung và yêu cầu của phương pháp biện chứng duy vật, đề tài nghiên cứu các hiện tượng, nội dung chính sách an sinh xã hội phải đặt trong mối quan hệ tác động qua lại, thường xuyên vận động, phát triển không ngừng và trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của giai đoạn từ năm 2010-2013.

Có hai mối quan hệ lớn giữa các nội dung, hiện tượng nghiên cứu về chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo gồm: Chính sách an sinh và giảm nghèo bền vững. Hai mối quan hệ được gắn liền với nhau trong quá trình nghiên cứu và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó chính sách an sinh xã hội quyết định đến giảm nghèo bền vững, ngược lại giảm nghèo bền vững chứng tỏ chính sách an sinh xã hội được thực hiện tốt, có hiệu quả.

2.2.2 Phương pháp phân tích và tổng hợp

Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến. Tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.

Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu, và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng


nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể ( có lúc ngược nhau) từ sự phân tích, khả năng trừu tượng, khái quát nắm bắt được mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lượng khác nhau.

Phân tích quy mô, xu hướng, hiệu quả của chính sách an sinh xã hội giai đoạn 2010-2013 để trả lời được các câu hỏi liên quan: Chính sách an sinh xã hội có thực hiện tốt và đạt hiệu quả hay không; đã đảm bảo bền vững hay chưa. Từ đó tổng hợp được thực trạng chính sách an sinh xã hội đối với giảm nghèo bền vững của huyện Lệ Thủy trong giai đoạn nghiên cứu.

Trong quá trình sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, đề tài có sử dụng các số liệu thống kê đã qua xử lý và các biểu đồ để thấy rõ hơn đặc trưng, xu hướng, quy mô, tỷ trọng... của hiện tượng, nội dung, vấn đề nghiên cứu.

2.2.3 Phương pháp gắn liền logic với lịch sử

Quan hệ logic là quan hệ tất nhiên, có nhất định xảy ra khi có những tiền đề cho quan hệ đó. Lịch sử đó là những hiện thực của logic ở một đối tượng cụ thể, trong một không gian và thời gian xác định. Sự thống nhất giữa logic và lịch sử là xuất phát từ quan niệm cho rằng xã hội ở bất cứ nấc thang phát triển nào cũng đều là một cơ thể hoàn chỉnh, trong đó mỗi yếu tố đều nằm trong mối liên hệ qua lại nhất định. Lịch sử là một quá trình phức tạp và nhiều vẻ, trong đó chứa đựng những ngẫu nhiên, những sự phát triển quanh co. Tuy nhiên sự vận động của lịch sử là một quá trình phát triển có tính quy luật. Phương pháp lịch sử đòi hỏi phải nghiên cứu các hiện tượng và quá trình kinh tế qua các giai đoạn phát sinh, phát triển và tiêu vong của chúng trong một không gian và thời gian xác định. Phương pháp logic là quan hệ có tính tất nhiên, nhất định xảy ra khi có tiền đề. Việc nghiên cứu lịch sử sẽ giúp cho việc tìm ra logic nội tại của đối tượng và sự nhận thức về cơ cấu nội tại của xã hội lại làm cho nhận thức về lịch sử trở nên khoa học.


Từ những nội dung, yêu cầu và kết quả của việc sử dụng phương pháp logic và lịch sử, đề tài sử dụng phương pháp này nhằm đạt được các mục đích nghiên cứu sau:

- Xác định được một giai đoạn nghiên cứu hợp lý (giai đoạn từ năm 2010-2013). Đây là giai đoạn vừa đảm bảo độ dài của một công trình nghiên cứu vừa là giai đoạn có nhiều biến đổi đối với tình hình kinh tế - xã hội nói chung và công tác xóa đói giảm nghèo huyện Lệ Thủy nói riêng.

Tìm ra được tính logic của thực trạng thực hiện chính sách an sinh xã hội cũng như các nội lực của huyện Lệ Thuỷ để thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững.

Xác định những nhân tố ảnh hưởng hay những tiền đề cho chính sách an sinh xã hội tại huyện Lệ Thủy giai đoạn nghiên cứu và của thời gian tới.

2.2.4 Phương pháp trừu tượng hóa khoa học

Trừu tượng hóa khoa học là phương pháp gạt bỏ những cái đơn giản, ngẫu nhiên, tạm thời hoặc tạm gác lại một số nhân tố tác động nào đó nhằm tách ra những cái điển hình, ổn định, vững chắc để từ đó tìm ra bản chất các hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội, hình thành các phạm trù và phát hiện ra quy luật phản ánh những bản chất đó. Đây là phương pháp quan trọng được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học. Phương pháp này dùng để nghiên cứu các hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội mà ở đó không sử dụng được các kỹ thuật như kính hiển vi, các thiết bị máy móc như các môn khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Mặt khác, bản thân các hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội cũng phức tạp, có nhiều nhân tố tác động đến chúng, cho nên sử dụng phương pháp trựu tượng hóa khoa học làm cho việc nghiên cứu trở nên đơn giản hơn, nhanh chóng đi đến kết quả hơn.

Đề tài sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học để gạt bỏ những nội dung chưa phải là cơ bản nhằm tập trung vào các vấn đề lớn trong nghiên

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 25/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí