Vai Trò Của Chính Sách An Sinh Xã Hội Đối Với Hộ Nghèo


sung túc hơn mặc dù thu nhập từ những nguồn này thường không cao song ý nghĩa chủ yếu của chúng là sự ổn định và đảm bảo.

Thứ ba, hộ nghèo là những hộ có trình độ học vấn thấp. Do vậy, bản thân các hộ nghèo đều hiểu được rằng trình độ học vấn là chìa khóa quan trọng để thoát nghèo. Ở thành thị, các thành viên trong hộ cần phải có trình độ cao hơn mức phổ thông cơ sở thì mới có cơ hội kiếm được một công việc ổn định; ở nông thôn, các hộ thường gắn tầm quan trọng của học hành với khả năng nhận biết những cơ hội mới và nắm bắt được các kỹ thuật mới, khả năng biết đọc, biết viết, khả năng về tính toán, ngôn ngữ, kỹ thuật là chỉ tiêu được đánh giá cao. Việc tiếp xúc với cán bộ khuyến nông, quan hệ với những người ở ngoài cộng đồng, tiếp cận với thông tin và các phương tiện thông tin đại chúng đã trở thành những lĩnh vực ưu tiên quan trọng đối với các hộ nghèo.

Thứ tư, các hộ có nhiều trẻ em và phụ nữ sống độc thân thường được các hộ khác coi là nghèo. Các hộ này không chỉ có ít lao động hơn so với số miệng ăn trong gia đình mà còn phải trả các chi phí giáo dục lơn hơn cũng như hay phải chịu thêm các chi phí khám chữa bệnh gây mất ổn định cho kinh tế gia đình. Do vậy, khi chi phí cho y tế và giáo dục tăng lên thì các hộ này thường cho con thôi học là điều hiển nhiên. Ngoài ra, những hộ bị mất đi lao động trưởng thành do bị chết, bỏ gia đình đi hoặc tách ra khỏi hộ thường được cộng đồng xếp vào nhóm hộ nghèo nhất, đây thường là hộ do phụ nữ làm chủ hộ. Theo thống kê, phụ nữ sống độc thân phần lớn là nghèo hơn so với nam giới sống độc thân.

Thứ năm, các hộ nghèo thường là nạn nhân của tình trạng nợ nần. Rất nhiều hộ nghèo rơi vào tình trạng nợ nần do phải đi vay để trang trải các khoản chi tiêu khẩn cấp như chi phí cho y tế hoặc đi vay để đầu tư vào một vụ kinh doanh bị thất bại. Nợ nần gây ra áp lực kinh tế vào tâm lý nặng nề cho các thành viên trong gia đình.


Cuối cùng, hộ nghèo là các hộ rất dễ bị tổn thương. Nguy cơ dễ bị tổn thương bởi những khó khăn theo thời vụ, bởi những đột biến xảy ra với hộ gia đình và những cuộc khủng hoảng xảy ra với cộng đồng là một khía cạnh quan trọng của nghèo đói. Những hộ nghèo ít vốn hoặc ít đất đai (hoặc cả hai) và những hộ chỉ có khả năng trang trải được các chi tiêu lương thực và phi lương thực thiết yếu khác đều rất dễ bị tổn thương trước mọi biến cố khiến họ hoặc phải bỏ thêm chi phí, hoặc phải giảm thu nhập. Tuy vậy, tình trạng không an toàn không chỉ đơn thuần là vấn đề kinh tế. Do thiếu thông tin về các quy hoạch phát triển đô thị và giải phóng mặt bằng nên nhiều hộ không thể biết được thời gian họ còn được phép sống ở khu vực cư trú hiện tại, các tệ nạn như nghiện hút, trộm cắp làm cho các thành viên trong hộ cảm thấy không an toàn…

1.2.3.2. Vai trò của chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo

An sinh xã hội là sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên trong cộng đồng không may lâm vào hoàn cảnh yếu thế thông qua các biện pháp phân phối lại tiền bạc và dịch vụ xã hội. Nội dung của ASXH thường được thể hiện ở các chính sách kinh tế - xã hội như bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội, ưu đãi xã hội, xoá đói giảm nghèo, các quỹ phòng xa… Cho tới nay, tất cả các quốc gia trên thế giới cũng như Liên hiệp quốc đều thừa nhận được hưởng dịch vụ ASXH là một trong những quyền của con người trong mọi thời đại và mọi chế độ xã hội. Với mục tiêu tạo ra một lưới an toàn cho mọi thành viên trong cộng đồng xã hội khi bất kỳ một cá nhân nào không may gặp rủi ro hoặc lâm vào tình cảnh yếu thế, góp phần xây dựng một xã hội đồng thuận, công bằng và phát triển bền vững, ASXH ngày càng chứng minh được vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia trên thế giới.

Thứ nhất, ASXH vừa là nhân tố ổn định, vừa là nhân tố động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống an sinh xã hội sẽ góp phần thay thế


hoặc bù đắp một phần thu nhập khi người lao động bị ốm đau, mất khả năng lao động, mất việc làm, hoặc chết. Nhờ có sự thay thế hoặc bù đắp thu nhập kịp thời mà người lao động khắc phục nhanh chóng được những tổn thất về vật chất, nhanh phục hồi sức khỏe, ổn định cuộc sống để tiếp tục quá trình hoạt động bình thường.

Với vai trò đó, ASXH góp phần che chắn, bảo vệ cho mỗi thành viên cộng đồng, là niềm an ủi không thể thiếu đối với các nạn nhân chiến tranh, khủng bố… Đồng thời, ASXH có ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt khi quy mô và diện mạo của ASXH ngày càng được mở rộng như giúp người lao động có sức khỏe tốt để làm việc, giúp họ yên tâm công tác và học tập, từ đó tác động lớn tới việc nâng cao năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội; góp phần thực hành tiết kiệm, tạo lập quỹ đầu tư cho các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước…

Thứ hai, ASXH góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Trong xu thế quốc tế hoá toàn cầu, hố sâu ngăn cách giàu nghèo đã và đang có xu hướng gia tăng giữa các vùng miền, các quốc gia và các châu lục. Ở Việt Nam, sự phát triển nhanh chóng về kinh tế giúp cải thiện tiêu chuẩn sống của hàng triệu người và góp phần vào những thành tựu ổn định, dần đạt tới các mục tiêu thiên niên kỷ, nhưng sự bất bình đẳng, khoảng cách giàu nghèo trong xã hội cũng ngày càng rộng hơn. Hệ thống ASXH được đông đảo người dân trên thế giới, trong đó có Việt Nam rất quan tâm bởi ASXH là một trong những chính sách quan trọng làm giảm sự tách biệt xã hội về kinh tế đối với người dân. ASXH là công cụ để cải thiện điều kiện sống và làm việc của các tầng lớp dân cư, đồng thời ít nhiều góp phần đảm bảo công bằng xã hội thông qua việc phân phối lại thu nhập và các dịch vụ có lợi cho những người yếu thế trong xã hội. phân phối trong an sinh xã hội là sự phân phối lại theo hướng có lợi cho những người có thu nhập thấp; là sự chuyển dịch thu nhập của những


người khỏe mạnh, may mắn có việc làm ổn định cho những người ốm, yếu, gặp phải những biến cố rủi ro trong lao động sản xuất và trong cuộc sống. Vì vậy, an sinh xã hội góp phần làm giảm bớt khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, góp phần bảo đảm sự công bằng xã hội.

Thứ ba, ASXH khơi dậy được tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau của các thành viên trong xã hội. ASXH tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa các thành viên thông qua sự san sẻ rủi ro, giảm bớt gánh nặng và nỗi đau cho những người không may lâm vào hoàn cảnh yếu thế trong xã hội, phát huy sức mạnh của cả cộng đồng, giúp con người vượt qua khó khăn và giúp xã hội phát triển lành mạnh, bền vững. Hệ thống an sinh xã hội, trong đó có bảo hiểm xã hội (BHXH) làm tăng thêm mối quan hệ gắn bó giữa người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước. Người lao động, người sử dụng lao động, Nhà nước đều tham gia đóng góp vào quỹ BHXH, điều đó làm cho người lao động có trách nhiệm hơn trong công việc, trong lao động sản xuất. Người sử dụng lao động tham gia đóng góp quỹ BHXH cho người lao động được hưởng các chế độ BHXH cũng thấy rõ trách nhiệm của mình đối với người lao động. Nhà nước vừa tham gia đóng góp, vừa điều hành hoạt động của quỹ BHXH, đảm bảo sự công bằng, bình đẳng cho mọi đối tượng thụ hưởng… Điều đó làm tăng thêm mối quan hệ gắn bó giữa Nhà nước – người sử dụng lao động – người lao động, góp phần ổn định nền kinh tế - xã hội.

Thứ tư, ASXH là cầu nối giúp các quốc gia, các dân tộc hiểu biết và xích lại gần nhau. Thật vậy, hàng loạt các chương trình hành động thể hiện việc đảm bảo ASXH toàn cầu đã được các tổ chức quốc tế thực hiện trong thời gian vừa qua như: chương trình Xoá đói giảm nghèo và An ninh lương thực thế giới, chương trình Phòng chống lây nhiễm HIV, chương trình Cứu trợ nhân đạo, chương trình Phòng chống tội phạm xuyên quốc gia.


1.2.4. Nội dung của chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo tại Việt Nam

HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI VIỆT NAM

Ở Việt Nam hiện nay, hệ thống ASXH được xây dựng trên nguyên lý quản lý rủi ro, đồng thời nhấn mạnh đến vai trò cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân. Các chính sách được phân thành gồm bốn nhóm chính là: Bảo đảm thu nhập tối thiểu và giảm nghèo; Bảo hiểm xã hội (BHXH); Bảo trợ xã hội (BTXH); và Dịch vụ xã hội cơ bản.



VIỆC LÀM, ĐẢM BẢO THU NHẬP TỐI THIỂU VÀ

GIẢM NGHÈO


BẢO HIỂM XÃ HỘI


TRỢ GIÚP XÃ HỘI CHO CÁC

NHÓM ĐẶC THÙ


DỊCH VỤ XÃ HỘI CƠ BẢN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định - 4


Tạo việc làm

BHXH bắt buộc

TGXH thường xuyên


+ Tạo việc làm

+ Tín dụng ưu đãi

+ Hỗ trợ học nghề

+ Hỗ trợ tìm việc làm (trong nước và ngoài nước)

+ Chương trình việc

làm công

+ Ốm đau

+ Thai sản

+ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

+ Hưu trí

+ Tử tuất

+ Chăm sóc tại cơ sở bảo trợ xã hội và cộng đồng

+ Hỗ trợ tiền mặt

+ Ưu đãi xã hội

+ Giáo dục

+ Y tế

(gồm BHYT)

+ Nhà ở

+ Nước sạch

+ Thông tin

Giảm nghèo

BHXH tự nguyện

TGXH đột xuất



*Hưu trí

* Tử tuất




BH thất nghiệp




BH hưu trí bổ sung




Hình 1.1: Sơ đồ hệ thống ASXH ở Việt Nam


1.2.4.1. Chính sách việc làm, đảm bảo thu nhập tối thiểu và giảm nghèo

Hệ thống chính sách về thị trường lao động trong khuôn khổ ASXH khá hoàn chỉnh gồm: chính sách tín dụng ưu đãi hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm; chính sách hỗ trợ đào tạo nghề; chính sách đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng; chính sách hỗ trợ sản xuất.

+ Chính sách tín dụng đối với hộ nghèo: Mục tiêu của chính sách là khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh và được ưu tiên vay với lãi suất ưu đãi qua hệ thống ngân hàng chính sách.

Đối tượng được ưu tiên là người nghèo, người khuyết tật, các đối tượng chính sách đi xuất khẩu lao động, sinh viên thuộc hộ nghèo.

+ Chính sách hỗ trợ giáo dục, dạy nghề cho hộ nghèo: Mục tiêu của chính sách là hỗ trợ đào tạo nghề nhằm tăng cường cơ hội cho các nhóm lao động yếu thế nhất là học sinh sinh viên thuộc hộ nghèo, khó khăn, gia đình chính sách, lao động nông thôn nâng cao cơ hội tìm việc làm, tham gia thị trường lao động để có thu nhập, từng bước bảo đảm thu nhập tối thiểu.

Các nhóm người nghèo được hưởng lợi từ chính sách này gồm: thanh niên mới bước vào thị trường lao động, thất nghiệp, thiếu việc làm và cả những người đang có nhu cầu tìm việc làm tốt hơn.

+ Chính sách đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng: XKLĐ được ví như “chìa khóa vàng” thực hiện các mục tiêu quốc gia về việc làm, xóa đói giảm nghèo, góp phần quan trọng vào việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài góp phần giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, dư thừa lao động, giảm nghèo. Đồng thời đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ tay nghề và tác phong làm việc công nghiệp, bổ sung nguồn lao động vào các doanh nghiệp.


+ Chính sách hỗ trợ sản xuất: Mục đích của chính sách này nhằm tạo mọi đều kiện lợi về vốn, thủ tục hành chính cho người dân phát triển sản xuất. Nhà nước đã ban hành các nghị định như: Quy định một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ lãi suất cho các đối tượng vay vốn tại các tổ chức tín dụng; hỗ trợ, ưu đãi đối với dự án nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị và nhà ở cho công nhân lao động tại các khu kinh tế, khu công nghiệp.

1.2.4.2.Chính sách bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội là bộ phận lớn nhất trong hệ thống chính sách ASXH. Có thể nói, không có bảo hiểm xã hội thì không thể có một nền ASXH vững mạnh. BHXH ra đời và phát triển từ khi cuộc cách mạng công nghiệp xuất hiện ở châu Âu. BHXH nhằm bảo đảm cuộc sống cho những người công nhân công nghiệp và gia đình họ trước những rủi ro xã hội như ốm đau, tai nạn, mất việc làm…, làm giảm hoặc mất thu nhập. Theo nghĩa hẹp, BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ mất hoặc giảm khoản thu nhập từ nghề nghiệp do bị mất hoặc giảm khả năng lao động hoặc mất việc làm, thông qua việc hình thành và sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội, nhằm góp phần bảo đảm an toàn đời sống của người lao động và gia đình họ; đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội. BHXH là một bộ phận quan trọng nhất, có ý nghĩa rất lớn đối với người lao động trong hệ thống ASXH ở Việt Nam.

Hiện nay, BHXH không còn bó hẹp về phạm vi đối tượng, tài chính phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước, các chế độ bảo hiểm xã hội đan xen với nhiều các chính sách chế độ khác như ưu đãi xã hội, kế hoạch hóa dân số. BHXH đã được cải cách và ngày càng phát huy vai trò của mình đối với đời sống người lao động. Đối tượng BHXH đã được mở rộng tới mọi người lao động với hai hình thức tham gia bắt buộc và tự nguyện. Chế độ BHXH bao gồm các khoản trợ cấp dài hạn, trợ cấp ngắn hạn và bảo hiểm y tế. Quản lý và


thực hiện BHXH được tập trung thống nhất, quỹ BHXH được hạch toán độc lập và được Nhà nước bảo trợ.

1.2.4.3. Chính sách trợ giúp cho các nhóm đối tượng đặc thù

Trợ giúp xã hội là một hình thức hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước và xã hội đối với các thành viên của cộng đồng khi gặp rủi ro bất hạnh thông qua các nguồn tài chính công cộng nhằm tạo điều kiện cho các đối tượng thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu trước mắt và vươn lên hòa nhập với cuộc sống cộng đồng.

Trợ giúp xã hội ở Việt Nam được thực hiện chủ yếu theo hai chế độ: trợ giúp thường xuyên và trợ giúp đột xuất. Trợ giúp thường xuyên áp dụng với các đối tượng người trên 85 tuổi, người cao tuổi cô đơn hoặc người cao tuổi thuộc các hộ gia đình nghèo, trẻ em mồ côi, người tàn tật nặng, người bị bệnh tâm thần, người nhiễm HIV/ AIDS không còn khả năng lao động,… với các hình thức bằng tiền, hiện vật để giúp đỡ các đối tượng này ổn định cuộc sống. Trợ giúp xã hội đột xuất áp dụng với các đối tượng gặp rủi ro bất ngờ như thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn, mất mùa…khiến cuộc sống của họ tạm thời bị đe dọa, Chế độ trợ giúp này có tính chất tức thời giúp họ nhanh chóng vượt qua sự hẫng hụt, ổn định cuộc sống và sớm hòa nhập với cộng đồng.

Ưu đãi xã hội là sự đãi ngộ đặc biệt cả về vật chất lẫn tinh thần của Nhà nước và xã hội nhằm ghi nhận và đền đáp công lao đối với cá nhân hay tập thể có những cống hiến đặc biệt cho cộng đồng và xã hội.

Đối tượng hưởng ưu đãi xã hội gồm hai nhóm chính là những đã có công sức đóng góp cho công cuộc giải phóng, xây dựng đất nước (những thương binh, bệnh binh, thân nhân của liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng…) và nhóm người đã và sẽ cung cấp sức lao động cho xã hội (người về hưu, phụ nữ trong thời gian thai sản). Thực hiện ưu đãi xã hội không chỉ là sự bảo vệ, giúp đỡ mà còn thể hiện nghĩa vụ trách nhiệm của nhà nước, của xã hội đối

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 29/06/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí