xin lỗi, nhưng tố cáo trở lại rằng do chính thổ quan châu An Bình và châu Tư Lăng bên Trung Quốc đánh lấn châu Tư Lang của Đại Việt trước. Minh Anh Tông yêu cầu Tổng binh Quảng Tây điều tra việc tranh chấp và đề nghị Đại Việt hội khám vào năm 1442. Phía Đại Việt cử Đào Công Soạn dẫn đầu đoàn tham gia hội khám, nhưng không có kết quả. Thổ quan hai bên tiếp tục có những hành động lấn chiếm: Cha Nông Kính là Nông Nguyên Hồng bên Đại Việt vào cướp châu An Bình, thổ quan Long châu bên Trung Quốc là Triệu Nhân Chính tiếp tục sai Lã Thông mang hơn 1000 quân đánh phá hai thôn Hạ Tư, Quế Cảnh, động Yên Hoa, bắt người và trâu. Trong công văn gửi nhà Minh năm 1444, nhà Lê tiếp tục tố cáo việc này. Do việc hai bên tố cáo lẫn nhau, nhà Minh lại hẹn hội khám ở vùng tranh chấp để xác minh phải trái và phân định lại vùng biên giới vốn trong tình trạng thường không rò ràng. Do phía Trung Quốc hẹn nhưng nhiều lần không đến đúng thời gian, tới năm 1447 hội khám mới diễn ra, sau đó thống nhất mười một thôn thuộc về Long Châu của nhà Minh, sáu thôn thuộc về Hạ Tư Lang của Đại Việt [119, tr. 279]. Tuy nhiên sau đó, quan quân nhà Minh vẫn thường xuyên lấn áp, cướp phá vùng biên giới.
Khi triều Nguyễn thành lập, lãnh thổ đã được thống nhất từ Bắc vào Nam. Vùng đất phía Nam là vùng đất mới nên chính quyền trung ương cần giữ gìn và củng cố. Tuy nhiên, các vua từ Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức đều dành sự quan tâm đặc biệt đối với vùng biên giới phía Bắc. Vua Tự Đức coi vùng biên giới phía Bắc là “tay chân” che chắn cho “thân thể” nên phải hết sức giữ gìn và bảo vệ.
Vùng biên giới với địa hình hiểm trở, giáp với Trung Quốc, lại xa triều đình trung ương nên trong lịch sử, các thế lực địa phương cũng thường xuyên nổi dậy, thiết lập cát cứ, chống lại triều đình trung ương. Thời Lý, năm 1013, người thiểu số ở châu Vị Long (tức Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang) nổi lên
chống lại triều đình ba lần, nhưng cuối cùng đều bị đánh bại. Các dân tộc ở châu Kim Đô (Tuyên Quang), Phong Châu (Sơn Tây), Thất Nguyên (Lạng Sơn), Văn Uyên (Lạng Sơn)… cũng liên tiếp nổi lên chống lại triều đình. Trong số này, đáng lưu ý nhất là thế lực họ Nùng ở châu Quảng Nguyên (Cao Bằng). Năm 1038, thủ lĩnh họ Nùng là Nùng Tồn Phúc làm phản, tự xưng là Chiêu Thánh Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Trường Sinh quốc rồi đem quân đi đánh phá các nơi. Vua Lý Thái Tông thân chinh đi đánh, bắt được Nùng Tồn Phúc, mang về kinh xử tội. Năm 1041, vợ Nùng Tồn Phúc là A Nùng cùng con là Nùng Trí Cao tiếp tục làm phản, lập ra nước Đại Lịch. Vua Thái Tông sai tướng bắt được Nùng Trí Cao, nhưng sau đó vua không giết mà còn phong tước Thái bảo, cai quản vùng đất Quảng Nguyên. Năm 1048, Nùng Trí Cao lại phản, tự xưng là Nhân Huệ Vương, lập quốc hiệu là Đại Nam, chiếm Ung Châu và tám châu thuộc Quảng Đông và Quảng Tây (Trung Quốc). Cả nhà Lý và nhà Tống đều nhiều lần sai quân đi đánh, nhưng không bắt được Nùng Trí Cao. Chỉ đến năm 1055, Trí Cao bị người Đại Lý (thuộc Vân Nam Trung Quốc ngày nay) bắt, chém đầu, đem nộp cho nhà Tống. Cuộc nổi dậy khi đó mới chấm dứt.
Nhân việc Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập nên nhà Mạc năm 1527, thế lực họ Vũ ở vùng Tuyên Quang nổi lên thiết lập cát cứ, chống lại triều đình. Nhà Mạc vài lần mang quân đánh nhưng không diệt được họ Vũ, đành phải để họ chiếm vùng đất Tuyên Quang. Trong thời kỳ Nam Bắc triều (1533-1592), họ Vũ không theo nhà Mạc mà theo nhà Lê trung hưng ở Thanh Hoá. Tuy nhiên, khi nhà Lê trung hưng chiếm được Thăng Long (1592), họ Vũ cũng không thần phục hoàn toàn. Năm 1672, khi chúa Trịnh mang đại quân đi đánh chúa Nguyễn ở phía Nam, hậu duệ của nhà Vũ là Vũ Công Tuấn câu kết với dòng dòi họ Mạc và quân Thanh quấy phá vùng biên giới, chống
lại triều đình trung ương. Cho đến tận năm 1699, sau gần 200 năm trấn trị vùng đất Tuyên Quang, thế lực họ Vũ mới bị triều đình Lê - Trịnh tiêu diệt.
Sau khi quân Lê - Trịnh từ Thanh Hoá tiến ra Thăng Long, tàn quân của Nhà Mạc rút lui về chiếm giữ một số tỉnh ở Bắc Bộ như Hải Dương, Thái Nguyên, Lạng Sơn và Cao Bằng. Chúa Trịnh nhiều lần cử quân đi vây bắt tàn quân của họ Mạc, nhưng không sao tiêu diệt hết được. Họ Mạc thường tránh, tản vào trong núi hoặc chạy sang Trung Quốc. Khi quân Lê - Trịnh rút về, quân Mạc lại tụ tập. Đại Việt Thông Sử viết về chiến thuật này: “Quan quân tới đâu, quân giặc (tức quân Mạc) lập tức tản ra, quan quân đi thì chúng lại tụ lại, các huyện ở Thái Nguyên, Lạng Sơn khổ vì chúng” [26, tr. 460].
Trước sự vây bắt ráo riết của quân Lê - Trịnh, năm 1626, một tướng nhà Mạc là Mạc Kính Khoan dâng biểu về triều xin quy thuận. Thấy không thể diệt ngay hết được nhà Mạc, chúa Trịnh đã phong Mạc Kính Khoan chức Thống quốc công và giao trấn giữ vùng biên giới. Nhà Minh vì muốn duy trì thế Nam Bắc triều ở Việt Nam để có lợi cho Trung Quốc, nên đã can thiệp để họ Mạc được cát cứ ở Cao bằng. Từ Mạc Kính Khoan, họ Mạc nối nhau trấn giữ đất Cao Bằng và thường xuyên đánh phá ra Thái Nguyên, Bắc Cạn. Chúa Trịnh nhiều lần điều quân lên Cao Bằng, nhưng quân nhà Mạc khi thua lại chạy sang Trung Quốc cầu viện nhà Minh và sau năm 1662 là nhà Thanh. Chỉ đến khi hậu duệ nhà Mạc là Mạc Kính Vũ giúp Ngô Tam Quế chống lại nhà Thanh, người Trung Quốc mới không ủng hộ nhà Mạc nữa. Năm 1677, chúa Trịnh sai Đinh Văn Tả đi đánh thắng được quân Mạc. Việc chiếm giữ Cao Bằng của họ Mạc mới chấm dứt.
Việc các thế lực cát cứ liên tục cầu viện triều đình Trung Hoa đã tạo điều kiện cho quân Trung Quốc xâm phạm, lấn chiếm biên giới quốc gia. Theo tờ tấu của sứ thần Đại Việt năm 1691, trong các năm 1688 và 1690, thổ ty nhà Thanh đã chiếm của Đại Việt các châu động sau: Thổ ty Khai Hoá
(Vân Nam) chiếm các xã thôn: Bách Đích, Mỹ Phong, Túc Lẫm, Hữu Sào, Ngọc Tỷ ở châu Bảo Lạc (Tuyên Quang), các động Đông Mông, Vô Cửu, Ngưu Dương, Hồ Điệp, Phổ Viên ở châu Vị Xuyên (Tuyên Quang) và 28 thôn ở các động ở châu Thủy Vĩ (nay thuộc Lào Cai). Thổ ty Mông Tự (Vân Nam) xâm chiếm 25 thôn của động Trình Hàm ở châu Thủy Vĩ (thuộc Hưng Hoá). Thổ tù họ Nùng ở xâm lấn 4 động ở châu Quỳnh Nhai, ba động châu Chiêu Tấn và các châu Quang Lang, Hoàng Nham, Hợp Phi (Hưng Hoá) [120, tr. 107]. Các vùng bị lấn chiếm chủ yếu là những nơi có khoáng sản quý như vàng, bạc, thiếc, đồng và sắt.
Có thể bạn quan tâm!
- Chính sách an ninh quốc phòng của Triều Nguyễn đối với vùng biên giới phía Bắc 1802 - 1858 - 2
- Vị Trí Chiến Lược Của Vùng Biên Giới Phía Bắc
- Chính sách an ninh quốc phòng của Triều Nguyễn đối với vùng biên giới phía Bắc 1802 - 1858 - 4
- Bộ Máy Hành Chính Trước Cải Cách Minh Mệnh
- Sự Tác Động Của Cuộc Cải Cách Hành Chính Của Minh Mệnh
- Đối Phó Với Các Cuộc Nổi Dậy Trong Nước
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
Bản tấu trình này của nhà Lê không được vua Khang Hy nhà Thanh trả lời. Không những thế, quân Thanh còn nhiều lần tràn sang quấy rối, phá hoại mùa màng. Trước tình hình đó, các chúa Trịnh vẫn kiên trì chính sách ngoại giao để đòi lại đất. Năm 1725, thời vua Ung Chính, sứ giả Đại Việt lại được Trịnh Cương cử sang thương thuyết về vấn đề biên giới, hai bên giằng co nhưng không có kết quả. Sang năm 1726, vua Ung Chính chấp nhận trả lại 80 dặm trong số 120 dặm chiếm ở hai châu Vị Xuyên và Thuỷ Vĩ, còn 40 dặm chỗ có xưởng đồng thì nhà Thanh không trả. Tới năm 1728, Ung Chính mới đồng ý trả nốt 40 dặm có mỏ đồng Tụ Long. Trịnh Cương cho Nguyễn Huy Nhuận và Nguyễn Công Thái làm sứ lên nhận đất. Ban đầu thổ ti phủ Khai Hóa nhà Thanh muốn giữ lại các sách ở Bảo Sơn nên chỉ sai chỗ khác, bảo đó là sông Đổ Chú. Tuy nhiên Nguyễn Công Thái biết là gian trá, bèn tự mình xông pha lặn lội vào chỗ hiểm trở, đi qua các xưởng bạc, xưởng đồng, nhận ra đúng chỗ sông Đổ Chú. Thổ ty phủ Khai Hóa phải thừa nhận và Nguyễn Công Thái dựng bia làm nơi giáp ranh, lấy sông Đổ Chú làm ranh giới hai nước [88, tr. 421].
Khi các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài nổ ra (1739), chúa Trịnh phải lo đối phó và không kiểm soát nổi toàn bộ biên giới phía Bắc, đất
đai phía tây bắc phủ An Tây (Hưng Hoá) giáp Vân Nam bị quân Thanh lấn chiếm. Khi Hoàng Công Chất nổi dậy đã chiếm lại toàn bộ vùng Hưng Hoá. Nhưng khi Công Chất chết năm 1869, con là Hoàng Công Toản chạy sang Vân Nam. Nhà Thanh nhân lúc đó chiếm sáu châu: Quảng Lăng, Hoàng Nham, Hợp Phi, Lễ Truyền, Khiêm Châu và Tuy Phụ. Khi đó, một dải đất dọc biên giới thuộc hai trnas Tuyên Quang và Hưng Hóa đã mất vào tay nhà Thanh. Năm 1788, nhà Thanh viện cớ vua Lê Chiêu Thống cầu viện đã đem quân vào xâm lược nước ta nhưng đã thất bại hoàn toàn dưới tay nhà Tây Sơn. Thế lực còn lại của nhà Lê là Lê Duy Chỉ chạy lên vùng Cao Bằng, Tuyên Quang xây dựng lực lượng chống lại nhà Tây Sơn. Vua Quang Trung đã thân chinh mang quân đi đánh và bắt được Lê Duy Chỉ mang về kinh đô xử tử. Tuy nhiên, một số lực lượng còn lại vẫn lẩn lút nơi núi rừng chờ thời cơ phù Lê mà nổi dậy chống lại triều đình.
Sang thời Nguyễn, phần lớn các cuộc nổi dậy dưới danh nghĩa “phục Lê” đều lấy vùng núi non hiểm trở này làm căn cứ, gây dựng lực lượng chống lại triều Nguyễn. Điển hình cho các cuộc khởi nghĩa này là khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833 - 1835) với các căn cứ Vân Trung, Ngọc Mạo và một số căn cứ thuộc các tỉnh Tuyên Quang, Cao Bằng. Thêm vào đó, các nhóm phỉ từ Nam Trung Hoa cũng lén lút hoạt động gây cho nhân dân địa phương nhiều bất ổn khiến triều đình trung ương phải có những biện pháp tích cực để tiễu trừ.
Tiểu kết Chương 1
Vương triều Nguyễn được thành lập trên cơ sở quốc gia thống nhất, kế thừa những thành tựu của giai đoạn trước là điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, khi vừa thành lập nhà Nguyễn đã đối mặt với nguy cơ ngoại xâm từ các thế lực thực dân phương Tây cùng với những bất ổn ở trong nước do sự tranh giành của các bè phái chính trị và các phong trào nổi dậy của nông dân và giáo dân. Để củng cố quyền lực của triều đại, nhà Nguyễn đã lựa chọn chính sách “đóng cửa” không giao thiệp với bên ngoài, ưu tiên giải quyết những bất ổn trong nước. Bên cạnh việc tăng cường mở rộng sức ảnh hưởng ở phía Nam, thông qua các chính sách “giáo hóa” và
ổn định phát triển kinh tế,9 nhà Nguyễn cũng không quên đề cao vị thế kinh tế,
chính trị, quốc phòng của vùng biên giới phía Bắc. Lịch sử ngàn năm của dân tộc đã chỉ rò, đây là vùng “phên dậu”, là “bình phong” của cả nước trong thế đối diện với Trung Hoa. Sáu tỉnh Quảng Yên, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hưng Hoá, Thái Nguyên và Cao Bằng còn là nơi tụ cư của nhiều nhóm dân tộc thiểu số, trong đó không ít là những người Hoa di cư vào nước ta do những lý do chính trị từ phía Trung Quốc. Chính vì lẽ đó, để giữ được vùng biên cương này, vấn đề không phải chỉ là phát triển quốc phòng, tăng cường quân đội ở các đồn, ải, mà quan trọng hơn là phải có được những chính sách phù hợp để củng cố bộ máy chính quyền địa phương, ổn định và phát triển kinh tế. Sự kết hợp giữa kinh tế, chính trị và quốc phòng do đó là điểm nổi bật trong chính sách của nhà Nguyễn đối với sáu tỉnh biên giới phía Bắc này.
Về các chính sách của nhà Nguyễn đối với vùng biên giới phía Nam xem: Choi Byung Wook “Southern Vietnam under the reign of Minh Mang (1820-1841); central policies and local response”. Ithaca: Cornell University Press, 2004
Chương 2
CỦNG CỐ BỘ MÁY HÀNH CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG, DẸP PHẢN LOẠN
2.1. Quan điểm của các vua Nguyễn về trị nước
Ngay từ khi thành lập vương triều, vua Gia Long đã sớm có khát vọng xây dựng nên một thể chế chính trị, kinh tế, quân sự… vững mạnh cho triều đại mới, xóa đi những yếu kém và tình trạng chia cắt của đất nước sau một thời gian dài nội chiến. Là vị vua đầu tiên của một quốc gia vừa mới thống nhất, nên vua Gia Long ý thức rất rò hơn ai hết về tầm quan trọng của việc duy trì ổn định trật tự an ninh trong nước, ngăn chặn sự nổi dậy của các thế lực chống đối, tránh tình trạng chia cắt lãnh thổ có thể xảy ra. Để giữ nghiêm kỉ cương phép nước, ngăn chặn sự “phong hóa suy đồi” làm khuôn vàng thước ngọc cho những chuẩn mực của triều đình, năm Gia Long thứ 11 (1812), nhà vua chính thức cho khắc in bộ luật Hoàng Việt luật lệ và năm 1813 được ban hành trong cả nước. Tuy chưa phải là bộ luật đầy đủ và hoàn chỉnh nhưng Hoàng Việt luật lệ vẫn là “giường mối cho việc trị nước.” [121, tr. 10].
Tuy nhiên, để có thể áp dụng pháp trị thì trước tiên phải thực hiện “giáo hóa” dân, tuyên truyền pháp luật của triều đình tới người dân. Khi bàn đến việc trị dân, nhà vua chỉ dụ rằng: “Đạo trị dân giáo hóa vẫn nên làm trước. Nhưng nay dân mới trải qua thời loạn, nhiễm thói xấu đã lâu, chưa tin giáo hóa mới, trong phép trị mối loạn, hình phạt không thể dùng được. Cần phải lấy lòng kính thương mà làm cẩn thận thế nào đó thôi.” [76, tr. 518]. Hoặc như: “Hiện nay nước mới được yên, dân đương ngửa trông đức mới. Bọn ngươi đều nên tuyên dương đức hóa, vỗ yên nhân dân điêu hao, khiến dân ta đều được yên nghiệp, để cho xứng sự ủy thác” [76, tr. 505]. Như vậy, có thể
nói rằng, dù đã có một bộ luật tương đối hoàn chỉnh, nhưng trong thời gian đầu, việc trị dân vẫn dựa trên tinh thần khoan hòa, thiên về giáo dục là chính. Điều đó cũng giải thích vì sao giáo dục thi cử được đặc biệt coi trọng dưới thời Gia Long.
Dù lựa chọn Huế - Phú Xuân là kinh đô, nhưng vua Gia Long vẫn coi vùng Bắc Hà là “trọng trấn” và vì thế an ninh phải được đặc biệt coi trọng. Nhà vua đã ra chỉ dụ cho quan lại Bắc Thành rằng “Còi Bắc là nơi trọng trấn, hết thảy ủy cho các ngươi. Các ngươi nên gia tâm vỗ về, dẹp yên trộm cướp để yên dân, cho vừa lòng trẫm. Về việc quân lữ thì từ phó tướng trở xuống, có ai trái luật thì đều được tiện nghi làm việc, rồi sau tâu lên” [76, tr. 780]. Trong giới nghiên cứu đã đưa ra nhiều giả thiết về lý do nhà Nguyễn chọn Phú Xuân làm kinh đô, bỏ vùng Bắc Hà vốn là cội rễ của dân tộc và là nơi sản sinh nhiều nhân sĩ hào kiệt. Quan điểm cho rằng Gia Long về Phú Xuân là để tránh thế lực còn sót lại của hai họ Lê Trịnh ở Bắc Hà, nhưng lại có thể trực tiếp diệt tận gốc nhà Tây Sơn có lẽ hợp với nhãn quan chính trị của Gia Long hơn cả [89, tr. 471]. Mong muốn của vua Gia Long là nhanh chóng ổn định lại tình hình trật tự an ninh trong nước sau thời gian dài loạn lạc chia cắt. Dù vẫn luôn tìm cách nhằm làm giảm sự ảnh hưởng của nhà Lê ở Bắc Hà, nhưng Gia Long bề ngoài vẫn tỏ ra tôn kính nhà Lê khi cho gìn giữ lăng tẩm, đền miếu các vua Lê, và hàng năm cũng “phong bách thần trong nước cho triều Lê” [40, tr. 173].
Việc mở rộng giáo hóa dưới thời Gia Long có lẽ là tiền đề để Minh Mệnh thực thi triệt để hơn tinh thần pháp trị trong thời gian trị vì của mình. Đối với Minh Mệnh, mục đích của pháp trị là để phục vụ cho sự thống nhất quốc gia và an dân. Với Minh Mệnh vấn đề thống nhất quốc gia phải gắn liền với chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và sự tập trung quyền lực vào chính quyền trung ương, không chấp nhận sự phân quyền, tản quyền [110, tr. 52]. Nhà vua