Đối Phó Với Các Cuộc Nổi Dậy Trong Nước

kinh tế - xã hội. Với những chủ trương và biện pháp cụ thể, những chính sách nhà nước thực thi trong giai đoạn này cũng có những tác dụng nhất định. Đặc biệt, công cuộc cải cách hành chính được tiến hành dưới triều Minh Mệnh đã tạo ra một bước chuyển biến quan trọng đối với nền hành chính Việt Nam. Các đơn vị hành chính được nhất thể hóa trên cả nước tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý dân cư và lãnh thổ của nhà nước phong kiến Nguyễn và đuợc bảo tồn trong cả giai đoạn sau.‌

Tuy nhiên, trong bối cảnh chính trị - xã hội Việt Nam khi đó, có nhiều chính sách khi đi vào thực hiện đã không đạt được hiệu quả như mong đợi của nhà nước. Mục đích của triều Nguyễn khi tiến hành cải cách hành chính trên cả nước nhằm tạo sự thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ nhưng trên thực tế, chính sách đó chỉ có hiệu lực ở một số vùng đồng bằng. Ở các vùng trung du và miền núi thì hầu như chính sách đó không hiệu quả. Việc thực hiện các chính sách cải cách hành chính đã đánh mạnh vào chế độ thổ ty thế tập tồn tại lâu đời, và là nguyên nhân làm dấy lên nhiều cuộc nổi dậy ở các địa phương này chống lại triều đình, gây ra nhiều xáo trộn trong xã hội. Khi giải quyết tình trạng này, chính quyền trung ương đã tìm ra nguyên nhân và trên cơ sở đó tìm ra những giải pháp thích hợp. Chính sách ưu tiên vẫn là thực hiện chế độ hành chính thống nhất, tuy nhiên được tiến hành dần dần, từng bước, kết hợp các biện pháp mạnh với các biện pháp mềm dẻo, thực hiện giáo hóa dần dần để tăng cường nhận thức của người dân miền núi, từng bước đưa các chính sách của triều đình vào thực thi ở vùng dân tộc ít người. Những cố gắng này của triều đình đã mang lại những kết quả nhất định, tuy nhiên cũng không phải có kết quả ngay tức khắc. Sự tồn tại song song của chế độ thổ quan và lưu quan vẫn tiếp tục kéo dài đến tận giai đoạn sau.

2.3. Đối phó với các cuộc nổi dậy trong nước

2.3.1. Một số cuộc nổi dậy tiêu biểu

Trong thời gian tồn tại của triều Nguyễn, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, các cuộc nổi dậy xảy ra liên tục, trên khắp các vùng Bắc, Trung, Nam. Các cuộc nổi dậy đã nổ ra từ thời Gia Long, nhưng đặc biệt tăng nhanh dưới thời Minh Mệnh sau khi nhà vua tiến hành cuộc cải cách hành chính trên quy mô cả nước. Theo thống kê của Chu Thiên thì có hơn 70 cuộc nổi dậy thời Gia Long, hơn 230 cuộc nổi dậy thời Minh Mệnh, hơn 50 cuộc nổi dậy trong thời Thiệu Trị và khoảng 40 cuộc khởi nghĩa thời Tự Đức tính đến năm 1862.11

Ngay từ những ngày đầu thành lập, nhiều nơi trên lãnh thổ nước ta đã xuất hiện những cuộc nổi dậy của nông dân. Tác giả Quốc sử di biên cũng chép: “Bấy giờ hào mục bốn phương họp quân, mua ngựa, tạo cớ bằng những điềm sao chổi và động đất, người xưng phò vua Lê, kẻ xưng tôn chúa Trịnh, ai cũng cho mình là đắc sách. Bắc Thành ra lệnh giới nghiêm. Chợ phố bất thần kinh hoàng tan vỡ. Bởi thế, những bọn giặc nhỏ nhân cơ hội bắt cóc người để lấy của, hoặc đào mộ lấy hài cốt để đòi chuộc, ngày tán, đêm tụ, phủ huyện không thể chế ngự được” [107, tr. 110-111]. Ở Bắc Thành, các cuộc khởi nổi dậy diễn ra với danh nghĩa phù Lê diễn ra trên quy mô rộng lớn. Riêng năm 1808, triều đình đã phải tiến hành hơn 30 cuộc tiễu phạt. Các cuộc nổi dậy tạm yên trong một thời gian ngắn nhưng không vì thế mà bị dập tắt. Trong thực tế, các cuộc nổi dậy đó vẫn là nỗi lo của vua quan triều đình


11 Chu Thiên, Mấy nhận xét nhỏ về những cuộc nông dân khởi nghĩa chống triều Nguyễn, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 19 năm 1960. Trong một báo cáo khoa học do khoa Sử Đại học Sư phạm tổ chức năm 1977, GS. Phan Đại Doãn cũng có số liệu tương tự: Từ thời Gia Long năm đầu (1802) đến thời Tự Đức năm cuối (1883) đã có hơn 350 cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ, trong đó thời Tự Đức là nhiều nhất: Trong 17 năm đời Gia Long có 90 cuộc đấu tranh khắp nơi trên đất nước, thời Minh Mệnh có trên 230 cuộc khởi nghĩa, trong 7 năm thời Thiệu Trị có 58 cuộc đấu tranh.

Huế. Trong các bài sớ của quan tổng trấn Bắc Thành thì điều trước tiên thường là đề cập đến các biện pháp dẹp yên giặc cướp cho dân.12

Vùng núi và trung du bắc bộ là nơi các cuộc nổi dậy diễn ra sớm nhất. Ngay khi lên ngôi, vua Gia Long đã nhận định được thái độ của các thổ tù miền núi “Các thổ tù ở Tuyên Quang, Hưng Hóa, Thái Nguyên phần nhiều còn mang lòng chờ xem” [76, tr. 516]. Tháng 3 năm 1803, Ma Danh Cúc là phiên thần trấn Thái Nguyên vào cướp bóc vùng biên giới nước ta. Lợi dụng vùng núi rừng hiểm trở, Cúc chiêu tập thổ binh vùng đó, lập căn cứ ở động Bắc Cấn tự xưng là quận công tập hợp quân cướp các huyện Hữu Lũng (thuộc Lạng Sơn) và Bảo Lộc (thuộc Bắc Ninh). Quan quân Bắc Thành đã phối hợp với quan quân trấn Kinh Bắc vây bắt được mẹ và vợ tên Cúc, và sai sứ thần dụ tên Cúc ra hàng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Năm Gia Long thứ 3 (1804), Quốc sử di biên có chép đến cuộc nổi dậy ở xã Hoa Lâu, huyện Vò Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Nguyễn Thị Hân sinh con trai là Tuần Diệu, lên 4 tuổi đã phong làm thánh con và tụ họp bè đảng nổi dậy chống lại triều đình. Quân Thái Nguyên đã tuy đuổi ráo riết, bắt được mẹ con Thị Hân đem chém đầu để trừ hậu họa về sau [107, tr. 70-71]. Cùng với cuộc nổi dậy ở Thái Nguyên, ở các nơi như Tuyên Quang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hưng Hóa, các cuộc nổi dậy cũng nổ ra với quy mô và tần suất tương đối lớn. Năm 1806, thổ tù địa phương là Ngân Vũ ở tỉnh Tuyên Quang đã nổi dậy chống lại triều đình. Quan quân Bắc Thành cho rằng giặc Man nổi dậy, không cần động binh mà nên chiêu tập vỗ về để quy phục.

Thời Minh Mệnh, hàng loạt các cuộc nổi dậy của các thổ tù miền núi và nhân dân nhiều địa phương đã được ghi chép lại trong Đại Nam thực lục.

Chính sách an ninh quốc phòng của Triều Nguyễn đối với vùng biên giới phía Bắc 1802 - 1858 - 8


12 Chẳng hạn điều sớ tháng 4 năm 1808 của Nguyễn Văn Thành, Trường Tấn Bửu, Phạm Như Đăng, Đặng Trần Thường: 1. Dẹp giặc cướp cho yên dân; 2. Truy sùng điển thờ; 3. Tăng lương cho quan lại để dưỡng liêm; 4. Định niên khóa để xét công quan lại; 5. Thông hành tiền Gia Hưng cho dân tiêu dùng được dồi dào. Đại Nam thực lục, tập 1, tr. 730

Năm 1822, giặc ở Hưng Hóa là Lý Khai Ba nổi dậy, mạo xưng là vua Lý, cùng với bè đảng người Thanh và người Man tụ tập cướp bóc động Vũ Lao. Khi nhận được tin đó từ biên giới, nhà vua đã ra lệnh cho thổ binh ở địa phương đi đánh dẹp, đồng thời huy động thêm quân lính của Đào Văn Thành ở trấn Tuyên Quang cùng hỗ trợ để dẹp yên [50, tr. 33]. Quốc sử quán triều Nguyễn ghi cụ thể sự

,

liề những






Ngu






: “











c, ”. Sang năm 1823, người nước Thanh là Vi Trung Tú ở phố Bảo Thắng đến tâu báo với Nguyễn Khắc Tuấn và đem gia thuộc tìm bắt sống được Lý Khai Ba và bè đảng đem nộp. Vua phong Vi Trung Tú chức hàm Ngũ phẩm [77, tr. 233].

Cuối năm 1822, ở Hưng Hóa có bọn thổ phỉ nổi dậy bao vây Bảo Thắng. Chiêu thảo đồng tri là Điêu Quốc Thể cố giữ thành chống cự, bắn súng giết được hơn 40 tên, giặc tháo vây đi. Trấn thủ Tuyên Quang là Đào Văn Thành đến động Cáo Niên, giặc đem trăm đồ đảng cự lại. Khi Tổng trấn Bắc Thành là Lê Chất dâng biểu trình bày về việc dẹp giặc ở Hưng Hóa, nhà vua đã xuống Dụ khuyên đình thần nên chiêu tập quân ở Sơn Tây và Tuyên Quang để dẹp giặc, khen thưởng người có công và trị tội những viên thổ quan không quan tâm đến đời sống nhân dân, gây nên nạn giặc giã [77, tr. 247].

Năm 1827, ở Quảng Yên có Ba Công Dụng họp hơn 50 chiếc thuyền ăn cướp châu Tiên Yên. Trấn thủ Nguyễn Đăng Khánh và Tham hiệp Lê Đạo Quảng thân đem binh thuyền đến đánh bắt. Thiêm sự Hình bộ là Ngô Đức Chính (người Hoa Phong) nhân nghỉ về thăm nhà, cũng đem thổ dân theo đi. Quảng và Chính làm tiền đạo, Khánh làm hậu ứng, theo cửa Mô vào đánh tan bọn giặc, chém được Công Dụng cùng đồ đảng 14 đầu, bắt sống được 16 người, thu được thuyền ghe khí giới rất nhiều. Nhà vua đã xuống chỉ khen ngợi các quan lại đã có công dẹp yên giặc biển. Minh Mệnh thưởng cho Quảng và Chính mỗi người 1 thứ kỷ lục quân công, thưởng Khánh một khẩu súng tay hai máy hoa vàng, thưởng Quảng một khẩu súng tay hoa vàng [77, tr. 587].

Cũng năm đó, thổ phỉ ở Hưng hóa là Xa Văn Nhị đã nổi dậy ở châu Đà Bắc. Hiệp trấn Hưng Hóa bị cách chức là Trần Văn Thông cùng với quan vò của thành phái đi đem quân đi dò bắt, bắt được cha con tên Nhị cùng đồ đảng bọn nguỵ thượng đạo thống lĩnh Mai Đình Khuê vài mươi người, đóng gông đưa về Bắc Thành giết đi. Rồi Thông chết. Đến lúc thành thần tâu dâng công trạng, vua nghĩ Thông sau khi bị lỗi còn hay cố sức ở nơi chiến trường, công cũng nên ghi, đặc cách cho khai phục nguyên hàm Hiệp trấn [77, tr. 589].

.

Năm 1833, quân của Ba Nhàn và Tiền Bột phối hợp với lực lượng của Đinh Công Tiến vây đánh tỉnh thành Hưng Hóa, tiến đánh châu Đà Bắc và đồn Quỳnh Lâm ở huyện Thanh Thủy tỉnh Hưng Hóa. Theo bản tâu của Hồ Bảo Định thì ngày 13 tháng 3 năm Quý Tỵ (1833) có tin huyện Bất Bạt báo cáo rằng trên đất châu Đà Bắc tỉnh Hưng Hóa có bọn phỉ ước hơn ba trăm tên đủ khí giới cờ trống, tụ họp ở đó để họp với Ba Ký mưu đồ phá đồn châu ấy; các viên ti ấy cũng báo là phỉ Bột giấu quân ở trong rừng rậm, âm mưu gây việc [15, tr. 179-180]. Đồng thời xin phái thêm biền binh đến để tiện sai phái. Thời gian sau đó, quân của Ba Nhàn, Tiền Bột tiếp tục xây dựng căn cứ, phối hợp với quân của Nông Văn Vân gây chiến ở Tuyên Quang Tuy nhiên, kế hoạch này không được thực hiện thành công. Sau khi khởi nghĩa Nông Văn Vân bị dập tắt, nghĩa quân Ba Nhàn và Tiền Bột vẫn tiếp tục tồn tại kéo dài đến năm 1843, Đại Nam thực lục có chép Tháng 7 năm 1843, sau khi đồng đảng là giặc Thạch bị giết, Nhàn chạy về Sơn Tây trốn ở nhà người quen là Nguyễn Văn Bài, Văn Bài lén đi báo quan quân. Ba Nhàn bị Nguyễn Đăng Giai cho quân đến giết chết [81, tr. 518].

Trong số các cuộc nổi dậy ở thượng du Bắc Kỳ thời Minh Mệnh phải kể đến cuộc nổi dậy của Nông Văn Vân liên kết với một số thổ ty địa phương

chống lại triều đình. Tháng 8 năm 1833, quân của Nông Văn Vân xuất phát từ châu Bảo Lạc, thu hút các tù trưởng thiểu số, đánh chiếm tỉnh thành Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạc Sơn, Thái Nguyên, nhanh chóng lan khắp vùng Việt Bắc, và uy hiếp nhiều vùng khác như: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình, Quảng Ninh, Bắc Ninh ngày nay. Khi xuất phát từ Bảo Lạc, Nông Văn Vân tự xưng là Tiết chế thượng tướng quân, thu hút đông đảo nhân dân trong châu huyện tham gia.

- Hưng -




. Cho đến tháng Chạp năm 1834, Tạ Quang Cự

mới giải vây được tỉnh thành






.

Tháng 7 năm 1834, Nông Văn Vân lại đánh phá tỉnh thành Cao Bằng, vua xuống chiếu cho Tổng đốc An Tĩnh là Tạ Quang Cự đem quân 5 tỉnh Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Sơn Tây, Thái Nguyên đi đánh. Cùng lúc đó, Lê Văn Đức từ Hưng Hóa tiến đánh cửa Tây Bắc. Quan quân chém được nhiều giặc và thu được nhiều khí giới. Quân Trịnh Đình Vũ từ Thái Nguyên , truy kích giặc đến châu Bảo Lạc, phá được 18 trại giặc, đốt kho tàng và thành phủ của giặc. 10 năm 1834, quân

,




c






Cuộc khởi nghĩa Nông Văn Vân



ối liên hệ

.13





. Vua tôi nhà Nguyễn đã phải vất vả đối phó với cuộc nổi dậy này trong một thời gian khá dài. Cuối cùng, cuộc nổi dậy bị đàn áp, đầu sỏ bị trừng trị nhưng quan quân nhà Nguyễn cũng chịu những tổn thất nặng nề.

Thời Thiệu Trị và Tự Đức, các cuộc nổi dậy vẫn diễn ra nhiều trong cả nước, nhưng chủ yếu ở các tỉnh Nam Kỳ [70, tr.61]. Ở vùng thượng du Bắc Kỳ, các nhóm nổi dậy vẫn tiếp tục hoạt động như Nguyễn Văn Thạch, Ba Nhàn vẫn tiếp tục hoạt động, đánh phá các tỉnh thành. Năm 1841, Thiệu Trị tiếp tục dụ cho hai tỉnh Sơn Tây và Tuyên Quang về việc phải nghiêm ngặt lùng bắt những tên tù phạm lẩn trốn. Đó là các tên giặc Thạch và giặc Nhàn ở


13 Xung quanh cái chết của Nông Văn Vân còn nhiều tranh cãi. Các tài liệu Đại Nam thực lục chính biên Bắc Kỳ tiễu phỉ đều chép Nông Văn Vân bị đốt cháy. Bắc Kỳ tiễu phỉ còn chép thêm: Khi thấy thi hài của Nông văn Vân bị thiêu cháy trong núi Thẩm Bát, quan quân nhà Nguyễn đã chặt đầu, ướp muối, bỏ vào hòm gỗ mang về kinh, rồi đem xác lên núi Vân Trung treo cao đảo ngược xuống, cốt cho dân ở đấy trông thấy và kinh sợ. Còn tư liệu địa phương cho biết, trong trận này Nông Văn Vân đã trốn thoát và chạy sang nhà Thanh. Tỉnh thần nhà Thanh bắt giải về, quan quân giết đi. Xem thêm Quốc sử di biên, tr. 308

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022