Chính sách an ninh quốc phòng của Triều Nguyễn đối với vùng biên giới phía Bắc 1802 - 1858 - 4

, Hạ ,

). Trong lịch sử, Cao Bằng được coi là phên dậu phía Bắc che chở cho vùng châu thổ Bắc bộ. Thời Nguyễn, Cao Bằng giáp với nước Thanh ở các mặt Đông, Bắc và Tây, địa hình chủ yếu là rừng núi rậm rạp, sông ngòi quanh co, suối khe xen lẫn các thung lũng hẹp tạo thế hiểm trở. Do quá trình biến đổi địa chất đã hình thành nên ở Cao Bằng các mỏ kim loại với trữ lượng lớn như quặng sắt, manggan, kẽm, thiếc, vàng, bạc...tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành công nghiệp khai mỏ.

5 ,


(một nước nhỏ thuộ

Khai H . Tỉnh Hưng Hóa bao gồm bố


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.


Chính sách an ninh quốc phòng của Triều Nguyễn đối với vùng biên giới phía Bắc 1802 - 1858 - 4


(gồm c


Bắc , phía Tây củ

ắc của phủ Điện Biên giáp vớ


). Phía

[99, tr. 703-745]. Lê Quý Đôn trong Kiến văn tiểu lục có ghi lại vị trí quan trọng của vùng Hưng Hóa như sau: “Thác nước trắng xóa như sương tuyết, đê Rồng cao ngất giữa không trung; non Tản chọc trời trấn giữ còi Bắc, sông Đà chảy xiết, đổ xuống biển Đông”, “Quan ải Ai Lao, liên lạc tiện đường, biên giới Vân Nam, khống chế mọi mặt; đấy là nơi xung yếu của Bách Man, cửa


5 Nay là các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, 1 phần của Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu

ngò của Lục Chiếu,6 che giữ cho các trấn, như giậu như phên, án giữ miền thượng du, làm then chốt…” [25, tr. 343].

: g





Thông). Đồ

(gồm , , (gồ

[99, tr. 787-821].

7:



(gồ

). Trong đó, phía Bắc phủ An Bình và phía Bắc của phủ Tương An giáp với phủ Khai Hóa, châu Trấn An nước Thanh [99, tr. 853].

Sách Độc sử phương dư có chép: “Từ Trung Quốc sang Giao Châu có 3 đường: một đường từ Quảng Tây, một đường từ Quảng Đông và một đường từ Vân Nam. Đường từ Quảng Tây lại chia thành ba đường:

1. Từ châu Bằng Tường (Quảng Tây, Trung Quốc) qua ải Nam Quan, đi một ngày đường đến trạm Pha Luỹ thuộc địa phận châu Văn Uyên hay đi qua phần phía Bắc của châu Thoát Lãng để đến phủ Lạng Sơn. Từ đó đi một ngày nữa sẽ đến Đông Kinh (Hà Nội). Ngoài ra, phía Bắc của Ôn Châu (Trung Quốc) qua Quỷ Môn Quan, đi một ngày đường đến Tân Lệ (Việt Nam) và băng qua sông Nhị Thập, đi qua một ngày đến huyện Bảo Lộc, rồi thêm một ngày rưỡi nữa sẽ đến bên sông Xương, phải đi qua sông này, đi thêm một


6 Theo Lê Quý Đôn thì Lục Chiếu là sáu nước Chiếu: Mông Xá, Mông Tủy, Ma Ta, Lãng Khung, Đăng Thiểm và Thi Lãng. Đời cổ 6 nước này đều ở phía Tây Nam Trung Quốc, vì tục 6 nước đều gọi vua là Chiếu, nên gọi chung là Lục chiếu, nay là địa phận tỉnh Vân Nam.

7 Nay là tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang

ngày sẽ đến Nam Thị Cầu của huyện An Việt, rồi về Đông Kinh theo đường bộ hoặc đường thuỷ.

2. Từ phủ Tứ Minh (Trung Quốc), vượt qua núi Ma Thiên Lĩnh đến châu Tư Lăng (Trung Quốc), đi thêm một ngày qua ải Biện Cường đến châu Lộc Bình (Việt Nam). Ở phía Tây của lỵ này có đường đến phủ Lạng Sơn. Nếu đi đường phía Đông thì phải vượt qua sông Thiên Lý, đi thêm một ngày là đến châu An Bác. Từ đó đi bộ một ngày đến động Hao Quân, thêm một ngày đi bộ sẽ đến huyện Phong Nhãn. Từ đây có hai con đường: đường thứ nhất đi đến huyện Bảo Lộc, rồi vượt sông Xương đi đến Nam Thị Cầu thuộc huyện An Việt, đường thứ hai đi vào phủ Lạng Sơn và sau một ngày đi bộ cũng vào đến Thị Cầu, rồi đi về Đông Kinh theo đường bộ hoặc đường thuỷ.

3. Từ Long Châu (Trung Quốc) đi một ngày đến ải Bình Nhi. Vượt ải này đi thêm một ngày nữa thì đến châu Thất Uyên. Từ đó đi hai ngày cho đến huyện An Việt rồi đi bộ một ngày đến phủ Từ Sơn, sau đó qua huyện Đông Ngạn, Gia Lâm và các huyện khác rồi sau đó qua sông Phú Lương để vào Đông Kinh.

Nếu đi từ Vân Nam đến Đông Kinh thì có thể đi theo hai con đường: Con đường thứ nhất: qua thác Liên Hoa sau đó đến Trình Lạn, vượt qua hữu ngạn sông. Tiếp tục đi bốn ngày đường sẽ đến châu Thuỷ Vĩ, rồi đi thêm tám ngày cho đến châu Văn Bàn. Từ đây đi năm ngày đến huyện Trấn An, rồi thêm năm ngày đến huyện Hạ Hoa, từ Hạ Hoa đi ba ngày đến huyện Thanh Ba và đi thêm ba ngày đến phủ Lâm Thao, nằm trong lưu vực, nơi có sông Phú Lương, nơi có con sông Thao ở phía Bắc và sông Đà ở phía Nam. Từ Lâm Thao đi tiếp đến huyện Sơn Vi, đi thêm hai ngày là đến phủ Hưng Hoá, gặp thành cổ Đa Bang, rồi ngã ba Bạch Hạc tiếp nối với con sông Phú Lương và xuôi theo dòng sông này về đến Đông Kinh. Con đuờng thứ hai: Từ ải Hà Dương (Trung Quốc) ở phía lưu vực hữu ngạn sông đi mười ngày đường đến

châu Bình Nguyên, đi thêm năm ngày nữa đến huyện Phú An, tiếp tục đi một ngày đến phủ Tuyên Giang hay châu Tuyên Hoá rồi đi thêm hai ngày đến phủ Đoan Hùng. Từ Đoan Hùng đi thêm năm ngày sẽ gặp ngã ba Tam Kỳ Giang, rồi theo dòng Phú Lương về tới Bạch Hạc và xuôi về Đông Kinh [8, tr. 280- 281].

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta tuy mỗi tỉnh có những đặc điểm khác biệt về tự nhiên, nhưng điểm chung nổi bật của các tỉnh này là đều có đường biên giới giáp với Trung Quốc, địa hình, khí hậu và cấu tạo địa chất cũng có nhiều nét tương đồng. Loại địa hình chủ yếu vẫn là đồi núi, đồng bằng chiếm một diện tích nhỏ hẹp. Cấu tạo địa hình có sự chia cắt phức tạp, có sự đen xen giữa núi cao và khe vực sâu tạo nên thế hiểm trở của vùng này. Khí hậu có sự phân biệt giữa các vùng và diễn biến tương đối đa dạng, có sự phân biệt giữa các vùng khác nhau. Chính những đặc điểm riêng biệt về địa hình, khí hậu đã tạo nên những nét đặc trưng của đời sống cư dân vùng biên giới này.

1.2.2. Đặc điểm cư dân - xã hội

Với vị trí là cửa ngò phía Bắc của tổ quốc, núi rừng biên giới nước ta trở thành nơi tụ cư của nhiều dân tộc anh em như Tày, Nùng, Dao, Kinh, … Các dân tộc cư trú xen kẽ nhau, tuy vậy vẫn hình thành nên những khu vực cư trú riêng của từng dân tộc. Người Tày tập trung đông đảo ở các tỉnh Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang. Người Nùng chủ yếu ở các tỉnh Quảng Yên, Cao Bằng, Lạng Sơn. Người Dao di cư từ Nam Trung Hoa và tụ cư chủ yếu ở các vùng Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn. Một bộ phận người Hoa di cư sang Việt Nam sinh sống ở vùng này. Họ chủ yếu là những người làm nghề buôn bán. Do sống thành cộng đồng khá riêng biệt nên mọi phong tục vẫn theo như tập tục của nhà Thanh.

Người Kinh: Sống xen kẽ với các dân tộc khác như Tày, Thái, Nùng,

Mán…ở khắp các tỉnh, nhiều nhất là ở Thái Nguyên và những vùng đồng bằng thấp, thuận lợi cho canh tác lúa nước và phát triển nông nghiệp.

Như vậy, các dân tộc cư trú ở các tỉnh biên giới phía Bắc gồm nhiều dân tộc, thuộc nhiều nguồn gốc khác nhau, chủ yếu là người Mường, Tày, Thái, Mèo, Nùng và Dao. Đặc điểm nổi bật của sự phân bố cư dân các dân tộc là các dân tộc không có lãnh thổ tộc người riêng biệt. Họ sống xen kẽ với nhau ở các địa phương. Tuy nhiên cũng có sự phân bố đậm nhạt khác nhau của các dân tộc ở các địa phương, như người Tày người Nùng ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, người Mèo ở các vùng núi cao thuộc các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, người Dao cư trú rải rác ở các vùng trung du thuộc Cao Bằng, Lạng Sơn và Tuyên Quang, người Hoa ở Quảng Yên… Do đặc điểm phân bố dân cư theo độ cao nên đời sống kinh tế - xã hội cũng có những nét đặc thù, được chia thành vùng cao và vùng thấp.

Hầu hết các dân tộc ít người ở vùng núi phía Bắc đều có nguồn gốc từ khu vực Nam Trung Hoa ngày nay. Người Thái và người Tày vốn có cùng một nguồn gốc từ lưu vực sông Dương Tử (Trung Quốc). Sau khi di cư vào Việt Nam, người Thái chịu ảnh hưởng nhiều của dân tộc Việt. Nguời Thái dần thích nghi với nghề làm đồ gốm, dệt vải, còn người Tày lại chủ yếu sống bằng nghề làm ruộng. Dân tộc Nùng cũng từ các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu và Vân Nam di cư vào Việt Nam. Theo tài liệu lịch sử Trung Quốc thì đến đời Đường ở miền Nam Trung Quốc có bốn bộ lạc là Nùng, Chu, Vi, Hoàng. Theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, dòng dòi Nùng Trí Cao thời Lý có liên hệ mật thiết với họ Nùng nói trên. Các bộ tộc này chủ yếu sống ở vùng Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang. Người Nùng cũng chủ yếu làm ruộng như người Tày. Dân tộc Mán có nguồn gốc từ miền Tây Bắc Trung Quốc, di cư vào Việt Nam vào các thế kỷ XI-XIII, còn người Mán ở Đông Bắc di cư

vào Việt Nam khoảng thế kỷ XV. Người Mán sống rải rác ở các vùng Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La [117, tr. 179].

Các dân tộc có nguồn gốc Trung Hoa khi nhập cư vào Việt Nam đều bị ảnh hưởng nhiều và trực tiếp của người Việt. Tuy nhiên, do điều kiện sống khá độc lập nên các yếu tố Hán vẫn được bảo lưu nhiều. Từ sản xuất, tập tục sinh hoạt, đến tín ngưỡng tôn giáo… đều mang đậm dấu ấn Trung Hoa. Vì vậy, việc quản lý những người này là hết sức cần thiết để tránh gây ra những xung đột về văn hoá, tộc người và nguy cơ bị đồng hoá.

Ở các tỉnh miền núi phía Bắc còn có một bộ phận lớn người Hoa đã di cư và lập nghiệp ở Việt Nam từ lâu đời. Người Hoa di cư sang Việt Nam nhiều nhất vào thời kỳ nhà Nguyên diệt nhà Tống, nhà Thanh diệt nhà Minh, và nhất là thời kỳ phong trào Thái Bình Thiên Quốc nổ ra do Hồng Tú Toàn lãnh đạo bị đánh bại. Bộ phận người Hoa này chủ yếu sống ở tỉnh Quảng Yên. Các nguồn tài liệu cũ cho biết, từ thời Lý - Trần, ngoài bộ phận người Hoa nhập cư vào Việt Nam còn có các thương nhân người Trung Quốc sang làm ăn tại các trung tâm buôn bán ở Liêm Châu, sau đó mở rộng ra vùng Quảng Yên, Tuyên Quang, Lạng Sơn. Hình thức di cư này của người Hoa sang Đại Việt làm cho thành phần cư dân vùng biên giới ngày càng phức tạp, gây nên nhiều sự xáo trộn của đời sống cư dân ở vùng biên ải.

1.2.3. Vị trí chiến lược về quân sự

Ở vào vị trí quan trọng như vậy, nên trong lịch sử, triều đình trung ương luôn coi các tỉnh biên giới phía Bắc là “phên giậu”, “trọng trấn”, là “bình phong” che chở cho “trung đô”. Muốn chống lại những cuộc xâm lược từ phương Bắc, gìn giữ lãnh thổ quốc gia thì điều quan trọng bậc nhất được đặt ra là Nhà nước phải có những chính sách hợp lí nhằm tạo nên sự ổn định của vùng đất này thông qua những chính sách cụ thể.

Không chỉ có Việt Nam, các vương triều Trung Quốc cũng rất quan tâm

đến vùng đất dọc biên giới này. Khi nhận định về hoạt động của quân Cờ Đen, các quan lại triều Thanh cũng đưa ra những cảnh báo về nguy cơ xâm lấn biên cương: “Đường bộ từ Lạng Sơn vào tới ngay trấn Nam Quan (nay là Mục Nam Quan), từ Thao Giang thẳng vào huyện Mông Tự, đường biển từ Hải Đông phủ (tức là vùng Quảng Ninh ngày nay) sang ngay Khâm Châu thuộc Quảng Đông. Do cả hai đường thủy bộ, chúng chỉ sáng đi chiều đến, nhỡ xảy ra việc gì sẽ chấn động cả Vân Nam và Lưỡng Quảng, lúc đó, các miền Sở, Hoài (Hồ Nam, Hồ Bắc và từ Hà Nam lên Bắc) có thể ngồi yên được không?” [28, tr. 58].

Trong các tài liệu chính sử cũng như các tác phẩm chuyên khảo về lịch sử - địa lý, vùng biên giới phía Bắc luôn được nhắc đến như là một trong những khu vực địa - chính trị quan trọng nhất của Tổ quốc. Với vị thế là “cửa ngò” của hai nước Việt - Trung, vùng biên giới phía Bắc là nơi qua lại thường xuyên của cư dân, thương nhân và phái đoàn ngoại giao hai nước. Mỗi khi hai nước xảy ra chiến sự thì khu vực này là nơi đầu tiên bị tàn phá bởi quân Trung Quốc. Các triều đại phong kiến cả Việt Nam và Trung Hoa đều ý thức được tầm quan trọng đặc biệt của vùng đất biên cương này.

Thời Lý, quốc gia Đại Việt phải đối mặt với sự xâm lược của nhà Tống. Khi biết được âm mưu xâm lược của quân Tống, để giành thế chủ động, năm 1075, Lý Thường Kiệt đem quân đánh phá thành Ung Châu, Liêm Châu và Khâm Châu sau đó rút quân về xây dựng phòng tuyến đánh giặc. Con đường “thiên lí” từ ải Nam Quan (Lạng Sơn) về Thăng Long được quan quân nhà Lý phòng thủ kĩ lưỡng, sẵn sàng chặn đánh khi quân giặc tới. Các vùng đất như Quang Lang, Châu Môn, Tô Mậu, Tư Lang, Quảng Nguyên (thuộc Cao Bằng) thời Lý từng là địa bàn chiến lược, là nơi diễn ra cuộc giằng co quyết liệt giữa quân Đại Việt và quân Tống. Sau hai năm (1076 - 1078), vùng đất Quảng Nguyên mới thu lại được.

Thời Trần, việc phòng giữ khu vực biên giới cũng được quan tâm. Để chống cự lại cuộc phản công của quân Mông - Nguyên lần thứ hai, cuối năm 1284, nhà Trần đã điều động quân trấn giữ ở những nơi xung yếu. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Điện tiền chỉ huy sứ Phạm Ngũ Lão và một số tướng khác đóng ở các cửa ải quan trọng dọc đường biên giới cho đến Chi Lăng. Quản quân Nguyễn Lộc đóng ở châu Thất Nguyên (Nay là huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn). Bản doanh của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn ở ải Nội Bàng. Để ngăn giặc theo đường Tây Bắc từ Vân Nam xuống. Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật được lệnh trấn giữ Tuyên Quang và Hoài Thượng hầu Trần Văn Lộng giữ vùng Tam Đái.

Kế thừa kinh nghiệm thời Lý - Trần, nhà Lê cũng coi trọng việc bảo vệ vùng biên viễn, đặc biệt là vùng biên giới phía Bắc. Vua Lê Lợi đã khẳng định:

“Biên phòng phải chăm lo phương lược Giữ nước cần toan tính kế lâu

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Minh, vùng biên giới phía Bắc tương đối ổn định. Tuy nhiên, nhà Minh vẫn không từ bỏ việc gây áp lực đối với triều Lê, tiếp tục có những hành động lấn đất, cướp phá, tranh chấp, làm rối loạn an ninh ở biên cương. Vụ tranh lấn biên giới đầu tiên xảy ra năm 1438 tại châu An Bình, Thượng Tư Lang và Hạ Tư Lang.8 Cả hai bên đều có những hành động vượt biên giới xâm chiếm lẫn nhau. Theo Minh sử Minh thực lục thì vùng châu An Bình, huyện Long Châu, phủ Thái Bình (Quảng Tây) và châu Tư Lăng bị thổ quan châu Tư Lang của Đại Việt là Nông Nguyên Hồng xâm lấn, chiếm 2 động và 21 thôn, bắt người và đoạt gia súc. Nhà Minh cử Cao Dần và Thang Đỉnh sang Đại Việt. Lê Thái Tông sang


8 Thượng Tư Lang và Hạ Tư Lang thuộc trấn Cao Bằng, nay là huyện Thượng Lang và Hạ Lang tỉnh Cao Bằng.

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí