Sự Tác Động Của Cuộc Cải Cách Hành Chính Của Minh Mệnh

Minh Mệnh thứ 2, nhà vua bắt đầu cho phép các thổ tù

. Cho

, Điê




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.


Chính sách an ninh quốc phòng của Triều Nguyễn đối với vùng biên giới phía Bắc 1802 - 1858 - 7





[77,

tr. 164].

Năm 1827, Minh Mệnh lại ra nghị định quy định phẩm trật cho các quan văn vò trong triều. Khi đó phẩm cấp của các thổ quan được quy định như sau: Thổ tri phủ được bậc tòng lục phẩm, Thổ tri huyện tòng thất phẩm, Thổ Huyện thừa tòng bát phẩm, Thổ lại mục tòng cửu phẩm [77, tr. 164]. Cùng năm đó Minh Mệnh tiếp tục xuống Chỉ: Thổ tri phủ chánh bát phẩm cho đổi làm Thổ tri châu; Thổ cai châu chánh cửu phẩm cho đổi làm Thổ tri châu; Thổ cai huyện cho đổi làm Thổ tri huyện châu, chưa vào ngạch cho đều đổi làm Thổ tri châu; phó châu cho đều đổi làm Thổ lại mục.” [62, tr.141].

Năm 1828, theo nghị chuẩn cho các tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hưng Hóa, Quảng Yên: chức Tri phủ nguyên trước bậc chánh Bát phẩm, nay đổi làm Thổ tri châu bậc tòng Thất phẩm; Thổ cai châu nguyên trước Chánh Cửu phẩm, nay đổi làm Thổ tri châu tòng Thất phẩm; thổ cai huyện nguyên

trước chánh Cửu phẩm, nay đổi làm Thổ tri huyện bậc tòng Thất phẩm; thứ bậc cũ ở chức cai châu chưa vào ngạch, nay đỏi làm thổ tri châu bậc tòng Thất phẩm; thứ bậc cũ ở chức phó châu chưa vào ngạch, nay đổi làm thổ lại mục bậc tòng Cửu phẩm [62, tr. 143].

Trong thời gian tiếp theo, Nhà nước lại tiếp tục ban hành chính sách mới, trực tiếp can thiệp vào nội bộ tầng lớp thổ tù địa phương. Đến năm 1829 thì lệnh bãi bỏ chế độ thế tập của các thổ tù được thực hiện. Minh Mệnh ban chỉ dụ: “Nay cứ các châu huyện thuộc trấn Tuyên Quang, Thái Nguyên, Quảng Yên, Cao Bằng, Lạng Sơn trong thành hạt, theo công việc ít nhiều, dân số đông thưa, nên đặt mỗi châu 1 thổ tri châu, 1 huyện 1 thổ tri huyện, hoặc nên đặt thêm 1 thổ huyện thừa và thổ lại mục ở các châu huyện; nhưng ở trong các hạt nào hiện phải đặt, thì không cứ thổ ty hay hào mục, chọn lấy người liêm khiết làm được việc mà chăm chỉ trong hạt, thực được dân tin phục thì chọn cử tâu lên không được theo trước xưng là tập quản” [62, tr.227; 77, tr.862]. Đây có thể coi là một biện pháp rất mạnh của vua Minh Mệnh nhằm khống chế vai trò quản lý vốn được coi là những “vua trời” của tầng lớp thổ hào, thổ ty ở các vùng xa xôi hẻo lánh.

Nguyên nhân khiến nhà Nguyễn thi hành chính sách này xuất phát từ mối lo của nhà nước trước sự lớn mạnh của tầng lớp thổ tù địa phương. Việc bãi bỏ chế độ thổ ty thế tập này cũng được vua Minh Mệnh giải thích trong chỉ dụ năm 1831 là việc cho thực hiện chế độ thổ ty thế tập là để ban ơn cho conng thần nhưng khi con cháu đời sau thì cũng cần phải xem xét, tùy tài mà bổ chức, chú không phải cứ thực hiện thế tập mới là đền công [73, tr. 122]. Và nhà vua cũng coi đây “là một phen quy hoạch lớn lao khiến cho nước nhà có phên giậu giữ gìn, yên như thái sơn bàn thạch.” [13, tr. 194].

Khi tiến hành cải cách hành chính tại các địa phương năm 1831, nhà nước đã đưa ra quy chế số lượng thổ quan ở miền núi theo tiêu chuẩn số dân

và ruộng đất cai quản rất cụ thể. Theo đó châu huyện nào có số đinh từ 5.000 người, ruộng từ 500 mẫu trở lên thì châu đặt 1 thổ tri châu, huyện đặt một thổ tri huyện cùng thổ lại mục đều 1 người; đinh từ 100 người, ruộng từ 100 mẫu trở lên thì châu đặt 1 thổ tri châu, huyện đặt 1 thổ huyện thừa; đinh điền không đủ 100, thì chỉ đặt một thổ lại mục [77, tr. 803]. Các tỉnh Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang đều đặt Tổng đốc, lĩnh công việc Tuần phủ, lấy các chức Tham tri, Thị lang sung bổ… Quảng Yên, Hưng Hóa, Lạng Sơn đều đặt Tuần phủ, lĩnh công việc Bố chính, lấy các chức Tham tri, Thị lang sung bổ. Thái Nguyên, Tuyên Quang thì dùng Bố chính sự thự lý tuần phủ. Các chức quan ở các tỉnh ngoại trấn bao gồm: Bát phẩm thư lại ty Bố chính 2 người, Cửu phẩm thư lại 3 viên, Vị nhập lưu thư lại 30 viên, Thư lại ty án sát: 1 Bát phẩm, 2 Cửu phẩm, 20 Vị nhập lưu. Đối với chức Lãnh binh quan ở Quảng Yên, Hưng Hóa, Tuyên Quang, Lạng Sơn đều dùng quan tam, tứ phẩm, riêng Cao Bằng dùng quan tứ phẩm. Nhà Nguyễn cho đặt chức Thủy sư lãnh binh ở Quảng Yên, Hưng Hóa, Tuyên Quang, Lạng Sơn chuyên cai quản bộ binh. Quảng Yên thuộc về kiêm hạt của Tổng đốc Định - Yên thuộc về kiêm hạt của Tổng đốc Hải Yên, Thủy sư do các Tổng đốc phái đi tuần phòng đóng giữ. Sơn - Hưng - Tuyên, Ninh - Thái, Lạng - Bình đều là đất thượng du, không đặt thủy sư [78, tr. 232-233].

Một chính sách mạnh mẽ hơn nữa được nhà Nguyễn ban hành vào năm 1835 là việc áp dụng chế độ lưu quan đến tận cấp châu, huyện đối với vùng dân tộc thiểu số. Vua dụ Nội các rằng: Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, nhiều lần không yên, đều do các thổ huyện, thổ châu, địa thế xa vắng, gián hoặc có thổ ty không tốt, dễ hay nổi loạn. Vậy không thể không có một phen xếp đặt, để tính chuyện yên ổn lâu dài. Vậy ra lệnh cho đình thần hết lòng bàn tính. Hoặc nên tùy chỗ chia đặt thổ quan, hoặc nên liệu định điều bổ và đổi đặt lưu quan, xen với thổ quan để ràng buộc gìn giữ lẫn nhau. Làm

như thế nào có thể lâu dài mà không sinh tệ, thì bàn cho thỏa đáng rồi tâu lên [79, tr. 582].

Các đình thần bàn định rồi tâu rằng: Các tỉnh ven biên giới ở Bắc Kỳ, núi khe hiểm trở, địa thế xa khơi, thổ ty sở tại, từ đời Lê trở về trước, noi theo cái thói thế tập, giữ dân, chiếm đất, nhận làm của riêng. Tiếng gọi là phiên thần, nhưng thực ra chưa nhuần thấm được oai thanh, giáo hóa. Nay chốn biên thùy dần được yên lặng, thì việc sửa sang xếp đặt cần nên làm trước. Tựu trung những chỗ đất rộng, dân nhiều, như huyện Thạch Lâm ở Cao Bằng nên chia làm ba; châu Vị Xuyên ở Tuyên Quang, huyện Quảng Uyên và huyện Thượng Lang ở Cao Bằng, châu Bạch Thông và huyện Tư Nông ở Thái Nguyên, huyện Văn Quang ở Lạng Sơn, đều nên chia làm hai. Ngoài ra vẫn để như cũ.

Cách đặt chức lưu quan được bàn định như sau: Phủ đặt 1 tri phủ, 1 quản phủ và 1 giáo thụ; huyện: đặt 1 tri huyện; châu: đặt 1 tri châu, huyện Văn Lãng số đinh không đầy 100, xin cho huyện Đại Từ kiêm lý, không nên riêng đặt quan lại. Huyện, châu nào hơi biết văn học, thì đặt 1 huấn đạo. Còn thổ ty, điều bổ đi nơi khác, để trừ bỏ mối tệ chuyên chiếm đất, chuyên chiếm của. Rồi cứ theo những chỗ trước có thổ ty đó, phủ đặt 1 thổ tri phủ, châu đặt 1 thổ tri châu, huyện đặt 1 thổ tri huyện để giúp làm các việc. Nhà Vua sau đó theo nghị chuẩn cho các phủ huyện, châu thượng du tất cả 6 tỉnh Tuyên Quang, Hưng Hóa, Cao Bằng, Thái Nguyên, Quảng Yên, ở ven biên giới và các tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình, Nghệ An, trừ phủ, huyện, châu nào nguyên trước đặt thổ quan, đều được làm việc như trước, còn các phủ, huyện, châu nên đặt lưu quan.

Lỵ sở của lưu quan do quan tỉnh lựa chọn địa thế, đặt ở chỗ lam chướng hơi nhẹ, để được ở yên. Còn giáo chức ở châu, huyện hãy chuẩn cho tri huyện, tri châu mới đặt kiêm làm việc ấy, đợi sau này văn học tấn tới, sẽ

đặt thêm, cũng chưa muộn”. Bèn sai đình thần và khoa đạo công cử những người có thể làm được tri huyện, tri châu để sung bổ [78, tr. 583].

Theo quy định thì nơi nào địa thế hơi gần mà lam chướng thuộc hạng nhẹ, thì cho lấy cử nhân, giám sinh, tú tài phân phái chờ bổ, chiểu khoản để bổ. Cụ thể gồm các phủ, châu, huyện sau: phủ Tương Dương và hai huyện Vĩnh Hòa, Nghĩa Đường ở Nghệ An; châu Thường Xuân và 3 huyện Cẩm Thủy, Thạch Thành, Quảng Địa ở Thanh Hóa; phủ Thiên Quan và hai huyện Lạc An và An Hóa ở Ninh Bình; 6 huyện Tam Nông, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Thủy Vĩ, Văn Chấn, Yên Lập, Trấn Yên, và 5 châu Thủy Vĩ, văn Bàn, Đà Bắc, Phù Yên, Mai Châu ở Hưng Hóa, hai phủ Yên Bình, Tương Yên và huyện Hàm Yên, châu Lục Yên ở Tuyên Quang; 3 phủ Thông Hóa, Phú Bình, Tòng Hóa và 3 huyện Bình Xuyên, Động Hỷ, Phủ Lương ở Thái Nguyên; 2 phủ Trường Khánh, Trường Định và châu Ôn, huyện Thất Khê ở Lạng Sơn; 2 phủ Trùng Khánh, Hòa Yên và huyện Thạch Yên ở Cao Bằng; 2 phủ Hải Ninh, Sơn Định, 2 châu Vạn Minh, Tuyên Yên và huyện Yên Hưng ở huyện Quảng Yên.

Đối với các hạt mà địa thế xa xôi, hoặc tuy hơi gần nhưng điều kiện tự nhiên (lam chướng) khó khăn thì phải dò địa phương để chọn bổ. Cụ thể gồm các phủ, châu, huyện sau: 2 phủ Quỳ Châu, trấn Ninh và 3 huyện Quế Phong, Kỳ Sơn, Hội Nguyên ở Nghệ An; 2 châu Lương Chính, Quan Hóa ở Thanh Hóa, phủ Điện Biên và 7 châu Tuần Giáo, Mai Sơn, Chiêu Tấn, Quỳnh Nhai, Luân Châu, Lai Châu, Mộc Châu ở Hưng Hóa; châu Chiêm Hóa và 3 huyện Vĩnh Tuy, Vị Xuyên, Để Định ở Tuyên Quang; châu Bạch Thông và 4 huyện Vũ Nhai, Phổ Yên, Văn Uyên, Đại Từ ở Thái Nguyên; 2 huyện An Bác, Văn Quan ở châu Thoát Lãng ở Lạng Sơn; 2 huyện Thượng Lãng, Quảng Uyên, ở Cao Bằng. Theo quy định, từ đó về sau, nếu có khuyết chức quan nào thì tâu lên để tiếp tục được phân bổ. Các quan ở địa phương nếu xét thấy có người

địa phương thanh liêm cẩn thận, làm việc chăm chỉ thì tâu lên nhà vua, đề nghị xin thăng bổ cho người đó.

Người được bổ nhiệm phải thực hiện thay đổi cư trú, người châu này đem bổ châu khác, không được bổ người trong châu. Năm Minh Mệnh thứ 21 (1840), triều đình lại bàn định việc duyệt tuyển ở 6 tỉnh là Lạng Sơn, Cao Bằng, Hưng Hóa, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Quảng Yên. Theo đề nghị của các quan thì đối với quan khâm sai nên lấy ở tỉnh láng giềng. Tràng Hưng Hóa thì lấy quan tỉnh Sơn Tây, Tràng Tuyên Quang thì lấy quan tỉnh Nam Định. Tràng Lạng Sơn thì lấy quan tỉnh Hải Dương. Tràng Thái Nguyên thì lấy quan tỉnh Bắc Ninh, tràng Cao Bằng thì lấy quan tỉnh Hưng Yên, Bố chính hay Án sát 1 viên đều đi đến tỉnh gần theo lệ duyệt tuyển. Ngoài ra các khoản khác theo lệ các tỉnh mà làm. Chức cai án ở truyền tràng thì bộ phận quan lục phẩm ở các nha mỗi tràng đều 1 viên theo làm việc. Còn lại dịch đều thuộc hạt mình mà liêm khiết chăm chỉ làm được việc đem đi cho làm tùy biện, vẫn đem tên và chức các người ấy tư lên Bộ để lưu chiểu. Nếu như tỉnh nào số người từ 6.000 trở lên thì phái 3 người, tỉnh nào số người từ 6.000 trở xuống thì phái 2 người làm việc. Tất cả công việc ở tuyển tràng đều do cai án đốc suất dựa theo lệ thường mà làm việc [62, tr. 341].

Cùng với việc bổ lưu quan người Kinh, Minh Mệnh cũng cho đổi toàn bộ các động, sách cũ thành xã để thống nhất đơn vị hành chính cấp cơ sở trên cả nước. Thậm chí có nơi Minh Mệnh còn chia nhỏ các mường động thành năm, sáu xã nhằm chuyển đổi các tổ chức truyền thống ở các vùng dân tộc thiểu số. Đây là lần đầu tiên chính sách lưu quan được thực thi ở Việt Nam. Mục đích của Minh Mệnh khi thực hiện chính sách này là dần dần thay thế thổ quan bằng lưu quan, tiến tới thủ tiêu chế độ Thổ quan ở vùng dân tộc thiểu số. Trong thời gian đầu, Minh Mệnh vẫn cho tồn tại cả thổ quan và lưu quan “để cho thổ quan và lưu quan xen kẽ, ràng buộc giữ gìn lẫn nhau và

được hun đúc, thấm thía để càng ngày càng thấm nhuần văn phong; chức Thổ quan ấy sau này có khuyết, không phải bổ nữa” [79. tr. 538].

“Lưu quan” thực chất bắt nguồn từ thành ngữ “cải thổ quy lưu”, có nghĩa là thay thế thổ quan bằng lưu quan (tức quan lại do triều đình bổ nhiệm). Chính sách lưu quan của nhà Nguyễn thời Minh Mệnh là sự mô phỏng chính sách lưu quan thời Ung Chính của nhà Thanh Trung Quốc thực hiện ở phía Nam lãnh thổ. Mục đích của triều Nguyễn khi thi hành chính sách này ở vùng biên giới phía Bắc là nhằm xoá bỏ xu hướng ly tâm, củng cố nền thống nhất quốc gia, đồng thời tăng cường khả năng giữ gìn bảo vệ vùng biên giới Việt - Trung, Việt - Ai Lao. Tuy nhiên, chính sách này của Minh Mệnh không được thực hiện ngay khi ban hành. Tình trạng lam chướng không hợp với lưu quan, ngôn ngữ không thông giữa lưu quan và đồng bào dân tộc ít người đã gây không ít khó khăn cho những người được cử đến trị nhậm. Trên thực tế, nhà nước không thể vươn tới cấp chính quyền cơ sở. Đó là những nơi mà các thổ tù có thế lực, lớn mạnh và từ lâu đời.

Những hạn chế của chế độ lưu quan thể hiện rò trong lời tâu của Tổng đốc Sơn - Hưng - Tuyên Nguyễn Đăng Giai năm 1843 về các quan được lưu ở phủ huyện châu thuộc hai tỉnh Hưng Hóa và Tuyên Quang. Theo lời tâu này thì từ trước đến nay, các quan ở các địa phương đó thường lấy người ngoài biên bổ vào theo chính sách lưu quan của triều đình. Tuy nhiên, do điều kiện thủy thổ không quen nên hay rời bỏ lỵ sở, bỏ bê công việc nơi cửa quan, hoặc do coi thường nhận thức của các thổ dân nên coi thường pháp luật. Bên cạnh đó, các quan tỉnh được phái đến cũng không thể quen với tập tục của thổ dân, việc thực thi pháp luật của triều đình cũng còn nhiều hạn chế và vẫn phải thông qua đội ngũ thổ lại dịch dẫn đến tốn kém tiền của triều đình, phiền lụy cho nhân dân rất nhiều. Xét đến cùng nguyên nhân có thể là do người gây ra tệ, có khi là do địa phương gây ra tệ, tình hình không giống nhau được [81, tr.

637-638]. Chính vì thế, năm 1844, Thiệu Trị cho các phủ, huyện, châu thuộc biên giới phía Bắc, đặt thổ quan song song với lưu quan. Nhà vua nghị chuẩn cho các phủ, huyện, châu thuộc tỉnh hạt ven biên giới như sau: Huyện Liên, Huyện Khâm, huyện Khang, huyện Cát, huyện Quảng, huyện Xuy, huyện Mộc, huyện Liêm, huyện Xa Hổ, huyện Sầm Tộ, huyện Man Soạn, huyện Mang Lan, phủ Trấn Man, huyện Trình Cố, huyện Sầm Nưa, huyện Man Duy, châu Sơn La, châu Thuận, châu An, vẫn theo như cũ đặt chức thổ quan.

Năm 1851, Tổng đốc Sơn - Hưng - Tuyên là Ngụy Khắc Thuần tâu xin được đặt lại thổ quan như trước: “Các huyện châu đổi đặt lưu quan chỉ đến trú ngụ ở ngoài thành, các việc kiện tụng, giấy tờ, thuế khóa, thường do tổng lý làm thay chỉ có tiếng mà không có sự thực. Nay xin vẫn đặt thổ quan như trước, để bớt việc, tiện cho dân” [82, tr. 203]. Tuy nhiên đề nghị trên của Ngụy Khắc Thuần không được phê chuẩn cho nên chế độ thổ quan, lưu quan vẫn tồn tại đan xen đến tận cuối thế kỷ XIX.

2.2.3. Sự tác động của cuộc cải cách hành chính của Minh Mệnh

Cải cách hành chính của Minh Mệnh năm 1831 và việc thực hiện chế độ lưu quan đã đánh mạnh vào chế độ thổ quan đã tồn tại lâu đời ở vùng dân tộc thiểu số đã gây ra những phản ứng mạnh mẽ của các tù trưởng miền núi, dẫn đến hàng loạt các cuộc nổi dậy mạnh mẽ trong cả nước. Tuy nhiên, chính quyền trung ương đã từng bước giải quyết sự khủng hoảng này bằng việc kết hợp chính sách dân tộc với việc giải quyết thỏa đáng các vấn đề kinh tế - xã hội. Biện pháp hữu hiệu được nhà nước sử dụng là bằng những biện pháp trấn áp, kiên quyết dập tắt xu hướng ly khai, vì sự thống nhất của cộng đồng quốc gia. Đây có thể coi là một biện pháp cần thiết nhằm tăng cường sức mạnh của quốc gia, chống lại thù địch, bảo vệ và phát triển quốc gia thống nhất.

Mục đích cao nhất của các vua triều Nguyễn là tạo được sự thống nhất về mặt chính trị, hành chính, tạo cơ sở quan trọng để ổn định và phát triển

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022