Hải Cương Dưới Triều Nguyễn Và Vai Trò Của An Ninh - Phòng Thủ Vùng Biển Đảo Đối Với An Ninh Và Nền Độc Lập Quốc Gia

kiêng kỵ và tránh né trong lúc đi thuyền), 3. tạo thuyền tỵ kỵ (những điều tránh kỵ trong lúc chế tạo thuyền), 4. vãng sự tập nghiệm (góp nhặt và chiêm nghiệm những việc trong khi đi đường). Nội dung biên soạn tập trung chủ yếu vào vấn đề kiểm xét chiều gió giúp cho việc đi biển nên tiến, nên dừng một cách hiệu quả. Điều quan trọng là Hải trình tập nghiệm đã lấy những ghi chép cụ thể, chi tiết đến ngày tháng năm của sự kiện thuyền công hỏng việc trong khoảng thời gian từ năm 1820 đến năm 1838 để làm chứng nghiệm cho những lý thuyết đó [69, tr.429-430].

Bản đồ phận biển, cửa biển các tỉnh và sách tập nghiệm đường biển, sau khi biên soạn được “sao lục” thành nhiều bản, giao cho Thuỷ sư ở Kinh thành và các tỉnh, mỗi nơi một bản làm tài liệu huấn luyện thủy quân: “Từ nay phàm ở Kinh, Đề đốc Hiệp lý thuỷ sư, ở ngoài Phó lãnh binh thuỷ sư, đốc sức bọn Quản suất, đều hướng dẫn biền binh trong sổ quân, bảo ban kỹ lưỡng, đem đồ bản phận biển, cửa biển, các hạt, chỉ bảo tình hình hiểm dễ, dạy cho cách xem núi, đo nước, đem sách tập nghiệm đường biển, giảng rò ngày, giờ, tiết, hậu, dạy cho việc xem sắc gió đi, tránh, lấy can, chi ở địa bàn phân phối độ số địa cầu, dạy cho biết xem kim định hướng, để ngày càng quen biết, đến cuối năm bọn Quản suất đều làm dấu bầu cử” [65, tr.430]. Những cuộc sát hạch quân thủy trong đó có cuộc sát hạch quy mô vào tháng 12 năm 1838 cũng lấy kiến thức chủ yếu trong sách đi biển này.

Tuy nhiên, đối tượng được phổ biến kiến thức từ những tập bản đồ, sách hướng dẫn đường biển chỉ giới hạn trong phạm vi lực lượng đảm trách an ninh - phòng thủ biển và lực lượng thực hiện công cán đường biển của Nhà nước, trong đó có thủy quân, Tấn thủ, lái thuyền, chân sào,... tham gia các hoạt động vận tải đường biển của Nhà nước. Đối với dân gian, những trải nghiệm thực tế của bản thân qua sóng gió đường biển là những kinh nghiệm hiệu quả nhất và nhiều khi là duy nhất.

Bên cạnh sách hướng dẫn đường biển do Nhà nước tổ chức biên soạn, ghi chép của cá nhân quan lại trong chuyến công cán đường biển cũng là những hướng dẫn bổ ích. Qua kinh nghiệm đường biển của họ, nhiều chướng ngại tiềm ẩn nguy hiểm lại trở thành những “tín hiệu tự nhiên” đường biển chỉ dẫn thuyền lữ hành (xin xem phụ lục Bảng 3.4: Những tín hiệu tự nhiênđường biển được ghi chép bởi cá nhân quan lại nhà Nguyễn). Ví như những tín hiệu đường biển đó đã được Phan Huy Chú miêu tả khá tỉ mỉ trong Hải trình chí lược, một cuốn hải trình ghi chép về cuộc hành trình từ cửa biển Đà Nẵng đến Batavia của đoàn sứ thần.

3.6.2. Khơi thông cửa biển

Trong cả nước, đặc điểm cấu tạo địa lý, địa chất ba miền Bắc, Trung, Nam mang những nét riêng biệt tạo nên những khác biệt nhất định trong đặc điểm các cửa biển ở ba miền. Bên cạnh đó, đặc điểm dòng chảy các con sông giữa ba miền cũng có sự khác nhau, ảnh hưởng nhất định đến đặc điểm cấu tạo cửa biển. Miền Bắc có nhiều dòng sông lớn, dài, bắt nguồn từ các dãy núi Tây Bắc của đất nước và chảy qua vùng đồng bằng trước khi đổ ra biển, tốc độ dòng chảy phần nào bị cản trở bởi những con đê bảo vệ mùa vụ hai bên sông. Sông miền Trung thì ngắn và dốc, núi đá nhiều nơi chạy ra tận biển. Miền Nam kênh rạch chằng chịt, chia lượng nước thành những chi lưu, đổ ra biển qua nhiều cửa, trong khi đó dòng chảy lại không chịu lực cản của các con đê.

Không những vậy, ngay trong từng vùng, miền cũng có những sự sai khác giữa các “nhóm cửa biển”. Ví như ở miền Bắc, cửa biển Nam Định, Thái Bình, Hải Dương mang nhiều nét tương đồng hơn cửa biển Quảng Yên. Nam Định, Thái Bình, Hải Dương1 là cửa biển của những con sông lớn chảy qua vùng đồng bằng châu thổ rộng, hình thành lâu đời. Hàng năm, các dòng chảy mang theo trong mình lượng phù sa lớn để đưa ra biển. Trên đất Đại Nam, những con sông lớn này hầu hết đều bắt nguồn từ những dãy núi tây bắc nhưng

trải qua một cuộc hành trình dài, vượt vùng đồng bằng châu thổ mới về với biển cả nên mang theo một lượng phù sa không nhỏ. Bên cạnh đó, tốc độ dòng chảy không nhanh và mạnh như các con sông ngắn dốc miền Đông Bắc nên không đủ lực để đưa tất cả lượng phù sa ra biển. Phù sa ứ đọng nơi đáy cửa biển và sự bồi đắp phù sa hai bên bờ khiến cho cửa biển ngày càng nông, hẹp là điều dễ hiểu. Trong khi đó, phần lớn các con sông ở Quảng Yên bắt nguồn từ vùng núi Đông Bắc, chảy ra biển với độ ngắn và dốc tương đối lớn, lại qua địa bàn chủ yếu là núi đồi ngay trước khi ra biển. Vì vậy, đặc điểm cửa biển vùng Quảng Yên lại là cửa biển có “núi đất chân đá” ở hai bên và sự phù sa thì càng hiếm.

Khả năng lưu thông của thuyền bè ra vào cửa biển một phần được quyết định bởi tính chất nông - sâu, rộng - hẹp của cửa biển. Độ nông - sâu, rộng - hẹp lại phụ thuộc nhiều vào mức độ phù sa, bồi lấp của các con sông. Điều này đã được nhà Nguyễn nhận thức qua việc đánh giá các cửa biển ở Nam Định: “nhiều nơi có cồn cát, ngoài lạch lại có cát ngầm liền nhau, là vì hạ lưu của sông đều chảy về đấy, cho nên hằng năm đất cát bồi thêm là lẽ tất nhiên” (tháng 4 năm 1829) [66, tr.849]. Bên cạnh đó, sự sụt lở, bồi


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.


1 Dưới thời Nguyễn, tỉnh Hải Dương bao gồm cả Hải Dương và Hải Phòng ngày nay.

Chính sách an ninh ­phòng thủ biển của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX 1802 - 1858 - 18

lấp, sự đổi dòng của các con sông đã làm cho nhiều cửa biển mất hẳn vai trò lưu thông quan trọng của mình. Với lệ cấm ra biển thì việc cửa biển bị nông cạn, thuyền bè lưu thông không thuận lợi sẽ là một điểm có lợi góp phần làm nên hiệu quả của lệnh cấm. Thế nhưng, nhà Nguyễn đã nhận thức được điều quan trọng hơn, đối với các sông miền Bắc, sự ứ đọng dòng chảy nơi cửa biển sẽ làm tăng hiểm họa lũ lụt, khi đó, thiệt hại là không thể so sánh. Hơn thế nữa, triều đình cũng nhận thức rằng: nước ta phần nhiều ven biển, lại nhiều sông ngòi, sự lưu thông cửa biển không thể không quan trọng. Vì vậy Nhà nước rất quan tâm và đã có nhiều biện pháp nhằm khơi thông dòng chảy nơi cửa biển.

Mục đích đặt ra của việc khơi thông cửa biển là giúp lưu thông dòng chảy, nạo vét để đảm bảo độ sâu, rộng của cửa biển trong khả năng thuyền bè có thể qua lại, tránh những sự cố về vận chuyển, đảm bảo an toàn cho thuyền bè. Bên cạnh đó còn phần nào giảm thiểu những thiệt hại về lũ lụt do sự ứ đọng dòng chảy nơi cửa biển gây ra.

Việc khơi vét, lưu thông dòng chảy không chỉ được tập trung vào những cửa biển quan trọng về giá trị giao thông mà những cửa biển có ý nghĩa về mặt lịch sử như cửa biển Tư Dung cũng được nhà Nguyễn đặt nhiều quan tâm. Đó là vì đối với những cửa biển này dù có “phí tổn tạm thời” nhưng lại “được yên mãi” và “để lợi vô cùng cho nghìn muôn đời” [66, tr.203].

Bên cạnh những kết quả nhất định, công việc khơi thông cửa biển dưới triều Nguyễn không phải lúc nào cũng mang lại kết quả như mong muốn. Con người chỉ có thể cố gắng khắc phục, cải tạo tự nhiên trong những chừng mực. Vì vậy, có những cửa biển quan trọng bị bồi lấp mà không có khả năng khơi thông lại được. Ví như cửa biển Tư Dung, nhà Nguyễn dù đã nhiều lần nỗ lực nhưng cuối cùng hiện trạng cũng chỉ là: “cửa biển rộng 8 trượng, thuỷ triều lên sâu 3 thước, thuỷ triều xuống sâu 3 thước, nước nông, thuyền lớn không thể đi qua” [72, tr.206].

Trước sự bế tắc đó, triều Nguyễn lý giải bằng thuyết “thiên ý” (ý trời) thay vì tự nhận thức sự hạn chế trong năng lực của chính mình: “Sự lấp mở cửa sông biển là tự tay trời, không phải dựa vào sức người. Huống chi nguyên uỷ cửa biển này [cửa Tư Dung], có quan hệ đến vận mệnh quốc gia, không ví với các biển khác được. Xét ngược lại, bản triều năm Giáp Ngọ, vận nước gian nan, quân Trịnh lấn vào, vua Duệ Tông ta do cửa này vào Nam; Hoàng khảo Thế tổ Cao hoàng đế ta mới 13 tuổi cũng cùng theo hầu; đến năm Tân Dậu, đại binh lấy lại thần kinh cũng

do cửa này tiến gào, lúc ấy trẫm mới 11 tuổi, cũng đi theo hầu. Thế là cái mệnh định sẵn. Nay vô cớ nông cạn, có lẽ ý trời giúp vững, không để cho người ngoài dòm ngó cho nên chuyển biến như thế chăng?” [72, tr.207-208].

3.6.3. Khai hoang vùng duyên hải

Vì duyên hải là vùng đệm chuyển tiếp giữa đất liền và biển nên vấn nạn cướp biển cũng thường xảy ra, nhất là ở địa điểm hoang vắng: “Phàm ở dải bờ biển thường khổ về trộm cướp, có của cải thì bị lấy, có súc sản thì bị cướp, ngày tháng hao mòn dần, thành ra cùng túng, vì thế mà có nhiều người xiêu tán” [65, tr.528]. Vì vậy, bên cạnh tuần tra, giám sát, một biện pháp mới được Nhà nước tìm ra nhằm triệt phá nơi ẩn nấp của giặc biển quanh vùng duyên hải là khai hoang, lập ra những thôn xóm mới.

Nhờ có chính sách khai hoang lập ấp mà một loạt thôn làng được thành lập dọc theo bờ biển duyên hải của Đại Nam như “một dải Tiền Châu liên tiếp bãi biển. Trước kia cây cỏ rậm rạp, bọn cướp hay tụ họp ở đấy, không ai dám đến gần. Đã có câu nói "ai dám đến đùa quấy ổ giặc mà chơi". Lĩnh Dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ đến nơi, chiêu tập phủ dụ lòng người mới yên. Bèn đem đất Tiền Châu cùng đất đối ngạn bên tả bên hữu đo đạc đất hoang chia cấp cho dân nghèo, thành 14 lý, 27 ấp, 20 trại, 10 giáp, số đinh được hơn 2.350 người, số ruộng được hơn 18.960 mẫu (lý 600 mẫu, ấp 400 mẫu, trại 200 mẫu, giáp 120 mẫu. Cứ 100 mẫu trừ đình chùa thổ trạch đất mạ, đất già 30 mẫu, còn thành điền 70 mẫu. Trong số 15 mẫu thì định làm nhất đẳng một mẫu, nhị đẳng 2 mẫu, tam đẳng 12 mẫu)” [66, tr.778].

Theo kết quả khảo cứu của Nguyễn Phan Quang trong Việt Nam thế kỷ XIX (1802-1884) thì “trong vòng 2 năm (1828-1829), với biện pháp trên, Nguyễn Công Trứ chiêu mộ được nhiều dân lưu vong khai phá miền ven biển hoang rậm thuộc các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và lập thành huyện Tiền Hải (Thái Bình) gồm 40 làng, 27 ấp, 20 trại, 10 giáp, với 2.350 dân đinh và 18.970 mẫu ruộng. Tiếp đó, ông lại lập thêm huyện Kim Sơn (Ninh Bình) gồm 30 làng, 22 ấp, 24 trại, 4 giáp, với 1.260 dân đinh và 14.620 mẫu ruộng. Ngoài ra Nguyễn Công Trức còn lập được 1 tổng, 2 xã thuộc huyện Nam Trực và 1 tổng thuộc huyện Giao Thủy (đều thuộc Nam Định). Công cuộc khai hoang được tiến hành đồng thời với việc xây dựng các hệ thống thủy lợi. Năm 1832, ông lại cho khai khẩn thêm 3.500 mẫu ruộng tại 3 xã thuộc Quảng Yên” [60, tr.55].

Biện pháp này được tiến hành chủ yếu bằng cách tập hợp dân siêu tán tiến hành khai hoang, lập ấp dưới sự chỉ đạo của quan lại triều đình, có sự hỗ trợ của Nhà nước. Do đó đã tập hợp và ổn định được một lực lượng nhất định dân siêu tán yên ổn làm ăn, trong khi đây là một lực lượng chính gây ra những bất ổn xã hội dưới thời Nguyễn. Vì vậy, có thể nói khai hoang vùng duyên hải không chỉ là biện pháp an ninh - phòng thủ biển mà còn là một chính sách kinh tế, một giải pháp xã hội khá hiệu quả của nhà Nguyễn.

3.7. Tiểu kết

Từ sự nhận thức rất rò vị trí địa lý giáp biển trọng yếu của đất nước: “Địa lý nước ta, lấy biển làm dải áo, lấy núi làm vạt áo, địa thế trọng yếu và hiểm trở () nếu kể vào hạng “xung yếu” thì phải là: “ven biển, ven núi”” [67, tr.204], các triều vua Nguyễn đã ban hành một hệ thống chính sách khá toàn diện nhằm đảm bảo an ninh, phòng thủ và kiểm soát vùng duyên hải.

Đó là việc tăng cường xây dựng và tu sửa các công trình bố phòng cửa biển tấn, bảo, sở, pháo đài cùng các lực lượng quan chế đảm trách an ninh - phòng thủ với nhiệm vụ kiểm soát tàu thuyền ra vào cửa biển, thu thuế thuyền buôn, thuyền đánh cá, cứu tuất thuyền biển gặp nạn,... Bên cạnh đó, biện pháp về mặt tâm linh (tế lễ ở các cửa biển) và những biện pháp mang tính thực tế như khơi thông cửa biển, đo đạc, vẽ bản đồ vùng cửa biển, khai hoang vùng duyên hải, biên soạn sách hướng dẫn đường biển cũng được Nhà nước quan tâm. Các biện pháp này góp phần tăng cường hiệu lực và sự yên ổn đường biển. Đặc biệt, nguy cơ xâm lược từ phía người Tây dương vào cuối triều Thiệu Trị, đầu triều Tự Đức đã góp phần làm nên những thay đổi nhất định trong chính an ninh - phòng thủ biển của nhà Nguyễn, các biện pháp quân sự, quốc phòng được Nhà nước đẩy mạnh.

Cùng với các biện pháp an ninh - phòng thủ biển đảo, chính sách an ninh - phòng thủ vùng duyên hải của nhà Nguyễn đã góp phần tăng khả năng phòng thủ đất nước từ phía biển nhằm mục đích củng cố và bảo vệ vững chắc “vạt áo” quốc gia.

Chương 4: CÁC BIỆN PHÁP AN NINH - PHÒNG THỦ VÙNG BIỂN -‌

ĐẢO


4.1. Hải cương dưới triều Nguyễn và vai trò của an ninh - phòng thủ vùng biển đảo đối với an ninh và nền độc lập quốc gia

Trong lịch sử dân tộc, biển luôn là tấm bình phong che chắn cho đất liền, mất chủ quyền biển không chỉ mất đi nguồn tài nguyên quý giá mà còn mất đi tấm bình phong vững chắc. Do đó, vấn đề quan trọng đầu tiên và cũng là thách thức lớn cho chính sách an ninh - phòng thủ vùng biển đảo của nhà Nguyễn là khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Nếu phòng thủ cửa biển được ví như tuyến phòng thủ vòng trong thì phòng thủ trên biển và hải đảo là tuyến phòng thủ vòng ngoài cho đất liền từ phía biển. Vì vậy, để bảo đảm sự yên bình của đất liền, Nhà nước phải bảo đảm được sự vững mạnh của cả hai tuyến phòng thủ.

Trên phạm vi thế giới, lãnh hải là vấn đề mang tính chất quốc tế và rất khó xác định ranh giới. Khi luật pháp quốc tế về phân chia hải giới chưa được đặt ra thì chính hoạt động “kiếm củi, đánh cá” của dân gian sẽ hoạch định ranh giới, còn Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ, thực thi chủ quyền trong phạm vi đó. Dưới chế độ phong kiến Việt Nam, trong quan niệm của Nhà nước cũng như dân gian, Việt Nam bao giờ cũng có một vùng biển mà ranh giới của nó tuỳ thuộc vào khả năng vươn tới của nhân dân trong quá trình kiếm sống trên biển. Ngay từ thời Tiền Lê - Lý, cái tên “Nam Giới” đã được đặt ra để đánh mốc đất phía Nam và cả vạch chia đường biển. Còn về phía Bắc, dưới triều Tiền Lê, “hải giới Giao Chỉ” được mở rộng tới tận cửa Thái Bình (Liêm Châu, Trung Quốc ngày nay). Tông Cảo, sứ giả nhà Tống, trong chuyến đi sứ của mình đã phải dừng chân tại mốc ranh giới quốc gia này để chờ thuyền đón sứ của Lê Hoàn [93, tr.274].

Tuy nhiên, quan niệm về vùng biển và chủ quyền vùng biển thời phong kiến ở các nước phương Đông chưa rộng rãi và chặt chẽ như quan niệm hiện nay. Chủ quyền vùng biển thời đó chỉ mới đặt ra đối với những hòn đảo, quần đảo và dải bờ biển nơi nhân dân đang sinh sống hoặc khai thác; với vùng nước bao quanh nơi đó và đường giao thông nối các nơi này với nhau, hoặc nối với các quốc gia khác như một môi trường hoạt động trực tiếp và thường xuyên của cư dân nước đó.

Trước triều Nguyễn, ngay cả đường biên giới trên đất liền cũng thật khó để được xác định chính xác, nhất là khi càng lùi xa vào lịch sử, có chăng chỉ có thể xác định vùng biên giới mà thôi. Dưới triều Nguyễn, đường biên giới trên đất liền phía Bắc đã trở nên khá cụ thể, rò nét [50, tr.155-156]. Tuy nhiên, không giống với đất liền, vấn đề biên giới biển là vấn đề phức tạp hơn nhiều.Việc nhận thức về vùng hải giới cũng nhiều khi mơ hồ bởi tính chất “mênh mông không định” của sóng nước và nhất là khi chưa có luật biển quốc tế phân chia. Cũng do tính chất phức tạp và thật khó để rò ràng, chính xác nên ngay cả khi đã có luật biển quốc tế thì đường biên giới biển vùng biên giới biển vẫn là vấn đề nhạy cảm và nhiều tranh cãi bởi những quan niệm của các bên liên quan trong việc dựa vào luật biển. Vì vậy, việc tìm hiểu vùng hải cương dưới triều Nguyễn trong luận văn cũng chỉ là sự tìm kiếm những ghi chép liên quan đến vấn đề hải giới thời kỳ này. Tuy nhiên, do chưa có điều kiện khảo cứu nhiều nguồn tư liệu nên đây cũng chỉ là tìm hiểu một vài ghi chép qua sử sách dưới triều Nguyễn.

Đất nước Việt Nam dài rộng như ngày nay là kết quả của quá trình mở rộng lãnh thổ qua nhiều thời kỳ lịch sử. Khi ý thức về chủ quyền biển được hình thành thì sự mở rộng lãnh thổ đất liền theo chiều dọc đến đâu sẽ kéo theo sự mở rộng chủ quyền biển đến đó. Dưới triều Nguyễn, tiếp nối ý thức về chủ quyền biển của các triều đại trước, cộng với những hiểu biết sâu sắc về biển, vấn đề lãnh hải đã được các vua đầu triều đặt ra và giải quyết một cách nghiêm túc, thấu đáo.

Sau khi tiêu diệt triều Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, kế thừa, phát triển thành quả to lớn của phong trào Tây Sơn trong sự nghiệp thống nhất đất nước và nắm trong tay một lãnh thổ rộng lớn với Đàng Ngoài và Đàng Trong đã được mở rộng đến mũi Cà Mau. Điều này cũng đồng nghĩa với việc triều Nguyễn được thừa hưởng và xác lập chủ quyền biển trên một dải biển Đông dài rộng.

Không dừng lại ở đó, nhà Nguyễn còn có những bước tiến xa hơn khi mở rộng phạm vi chủ quyền biển đảo của mình về phía Tây Nam đất nước. Dưới triều Minh Mạng, những cuộc xâm lấn đất Cao Miên và Ai Lao được đẩy mạnh. Tiểu quốc Chân Lạp trở thành “phiên thuộc” của “thiên triều” Nguyễn. Năm 1835, Minh Mạng đặt Trấn Tây Thành giám sát hoạt động của tiểu quốc, vùng biển Tây Nam Chân Lạp

(tức vùng biển rộng lớn nằm trong vịnh Thái Lan1) chịu sự kiểm soát của “thiên triều”2. Sự kiện năm 1837 đã khẳng định rất rò ranh giới biển phía Tây Nam đất nước: “Lính tuần phủ Hải Tây bắt được gia thuộc Nặc Ong Giun là bọn tên Ấn 3 người, ở phận biển Sâm Tấn (giáp giới với phận biển Bắc Tầm Bôn)”3. Khi đó, quyền định đoạt trên biển của nhà Nguyễn thời kỳ này đã đến giáp ranh với biên giới nước Xiêm. Gia Định thành thông chí cũng có những ghi chép cụ thể: “Hà Tiên ở về phía Tây Gia Định. Thỏi đất Long Xuyên của đất ấy (đất Hà Tiên) phòi ra biển, tụ lại dần rồi chuyển qua hướng Nam, lại có hòn Tiểu Thự (hòn Khoai Nhỏ) đứng ngoài để chặn ngăn sóng to và bồi lấp cồn bãi; cùng những đảo lớn nhỏ khác dăng la liệt, thẳng lên phía Tây tiếp liền với cửa biển Bắc Nôm của nước Xiêm La” [25, tr.101].

Đối với biển Nam, Phan Huy Chú trong chuyến hải trình của mình tới Batavia những năm 1832-1833 chép về đảo Địa Bàn như là ranh giới nước (giáp thủy) phía Nam của Đại Nam với Đồ Bà (Jawa)4 (xem sơ đồ Lộ trình của phái bộ Phan Huy Chú [13]): “Cửa vịnh Thái Lan, đảo Địa Bàn: Giáp thủy là vùng phân chia biển giữa nước ta và Đồ Bà tục gọi là giáp nước. Từ đây mặt nước yên tĩnh, không có sóng lớn. Màu nước cũng hơi đen, không giống chỗ khác. Đường biển cũng có giới hạn,

thiên nhiên khác nhau, không phải chỉ có núi non đường bộ mới như thế. Nơi này nước sâu tới 50 thác, so với nơi khác là sâu nhất”5 [13, tr.148].


1 Dưới thời các chúa Nguyễn, vùng biÓn n»m trong vÞnh Thái Lan ®· ®ưîc các chúa Nguyễn khai phá vµ thùc thi chđ quyÒn. §Òn thÒ kû XIX, triÒu Nguyễn kÒ thòa vµ tiÒp tôc cai qu¶n vùng biÓn nµy. Nhưng khi Minh M¹ng ®Æt trÊn T©y Thµnh, quyÒn ®Þnh ®o¹t trªn biÓn cđa triÒu Nguyễn cßn ®ưîc më réng h¬n vÒ phÝa T©y so với thời chúa Nguyễn.

2 XEM B¶N ®å VIÖT NAM, LµO Vµ CAMPUCHIA THêI MINH M¹NG [37].

3 BiÓn B¾c TÇm B«n lµ h¶i phËn cđa phđ B¾c TÇm B«n ë n­íc Xiªm La (Th¸i Lan ngµy nay) (?) [69, tr.196]

4 Jawa (JAWAKA)/§å Bµ/Chµ Vµ/Tr¶o Oa: THùC TÒ CHØ MéT VïNG RéNG

BAO GåM SUMATRA, QUÇN ®¶O M· LAI Vµ JAVA [13, TR.130].

5 Hay nh­ ®¶O §ÞA BµN (TIUMAN/TAM NHA/TRö BµN S¬N (ZHUPAN SHAN)) “CAO NGẤT, VßNG QUANH ­íC H¬N 10 DÆM, CHãT VãT TRªN MÆT BIÓN, TR«NG THẤY S¾C XANH NG¾T. QUA VïNG GIÁP N­íC 2 NGµY TH× TR«NG THẤY NóI ẤY HIÖN RA. L¹I ®I THUYÒN 1 NGµY, MíI ®ÒN C¹NH NóI. TRêI BIÓN MªNH M«NG, Mµ TR«NG THẤY NóI CH¼NG KHÁC NµO ë TRONG BÒN Mª Mµ GÆP

®­îC BÌ QUÝ (B¶O PHIÖT) VËY. NóI NµY Lµ TIªU CHÝ ®ÞNH H­íNG CHO THUYÒN BIÓN CHO NªN GäI Lµ NóI §ÞA BµN. §¶O Cã 3 ®ØNH NóI ®Á CAO CH¹M M©Y, TR«NG XA NH­ H×NH NGµ VOI, NªN TôC GäI Lµ ®¶O TAM NHA

Xem tất cả 265 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí