Thủy Quân: Lực Lượng Chuyên Trách An Ninh - Phòng Thủ Biển Của Nhà Nguyễn

Thậm chí quân đội của Nguyễn Ánh còn có sự tham gia của “396 sĩ quan, thủy thủ, binh lính và thợ đã rời bỏ các tàu Pháp bấy giờ đang qua lại trên biển Đông vào những năm 1788-89, phần lớn trong số này đã tham gia thủy quân hoặc có mặt trong các binh chủng khác của Nguyễn Ánh (dẫn theo [60, tr.42]). Tuy số lượng ít nhưng “họ đóng vai trò hạt nhân, vai trò bộ tham mưu, vai trò những người truyền dạy khoa học kỹ thuật phương Tây; do vậy mỗi người đều có vai trò quyết định trong các cuộc hành quân” [60, tr.42].

Những điều này đã ảnh hưởng đến việc tổ chức và trang bị quân sự của quân đội nhà Nguyễn sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi mà vẫn theo đánh giá của Nguyễn Phan Quang “nhà Nguyễn đã biết tiếp thu kiến thức quân sự phương Tây trong tổ chức quân sự của mình” [60, tr.51]. Minh Mạng trong thời gian trị vì đã cử phái đoàn sang các nước mua vũ khí, kết hợp thăm dò tin tức, đồng thời chi rất nhiều tiền mua thuyền máy của phương Tây, loại thuyền được đánh giá là “thuyền máy xuất hiện ở thời Nguyễn (ngoài thuyền bọc đồng và thuyền gỗ) là loại thuyền tiến bộ nhất, có thể nói là chưa từng có mặt trong trang bị thủy quân Việt Nam từ xưa đến đầu thế kỷ XIX” [60, tr.90].

Những điều đó phần nào đã phản ánh được rò sự nhận thức của các vua đầu triều Nguyễn về sức mạnh và tầm quan trọng của khoa học kỹ thuật quân sự hiện đại phương Tây trong việc tổ chức và hiện đại quân đội, nhất là thủy quân, để tăng hiệu lực sức mạnh của lực lượng này. Điều quan trọng là nhà Nguyễn đã không dừng lại ở nhận thức mà bước đầu đã đưa những nhận thức đó vào trong thực tiễn thủy quân và phục vụ cho mục đích an ninh, quốc phòng biển.

1.5. Tiểu kết

Như vậy, với những thách thức từ đặc điểm tự nhiên vùng biển Việt Nam cùng vai trò quan trọng và sự giàu có của nguồn tài nguyên biển, bên cạnh chính sách khai thác nguồn lợi, an ninh - quốc phòng biển, luôn là một nội dung quan trọng xuyên suốt chính sách an ninh - phòng thủ của các Nhà nước phong kiến Việt Nam trước Nguyễn (thế kỷ X - thế kỷ XVIII). Những bài học kinh nghiệm về quản lý và phòng thủ biển đảo có từ trước nhà Nguyễn sẽ là cơ sở thuận lợi cho việc định hình chính sách của triều Nguyễn - triều đại cuối cùng trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam.

Triều Nguyễn thành lập và duy trì nền thống trị trong bối cảnh đầy biến động và thách thức của thế kỷ XIX. Ở đó, khó khăn và nguy cơ luôn rình rập nhưng cũng không ít thuận lợi và cơ hội được mở ra. Ngay bản thân những thách thức chủ quyền cũng có thể trở thành động lực, thành “cú huých” để Đại Nam cũng như các quốc gia phương Đông có những bước đột khởi, mạnh dạn rũ bỏ sự trì trệ, lạc hậu của hệ tư tưởng phong kiến lỗi thời mà giữ vững độc lập như nước Nhật hùng cường, nước Xiêm khôn khéo. Đối với Đại Nam, từ phía biển, nhà Nguyễn đã nhận thức được những thuận lợi và thách thức đặt ra cho nền an ninh - quốc phòng. Tuy nhiên, đó chỉ là điểm xuất phát để có thể làm nên thắng lợi. Điều quan trọng và mấu chốt lại là từ những nhận thức đó, liệu nhà Nguyễn có đề ra và thực hiện tốt những giải pháp an ninh - phòng thủ biển một cách hiệu quả hay không.



Chương 2: THỦY QUÂN: LỰC LƯỢNG CHUYÊN TRÁCH AN NINH - PHÒNG THỦ BIỂN CỦA NHÀ NGUYỄN


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.

Lực lượng trực tiếp thực hiện các hoạt động đảm bảo an ninh - phòng thủ biển dưới triều Nguyễn rất đa dạng, gồm cả lực lượng chính quy trong biên chế Nhà nước và lực lượng dân gian. Trong số đó, lực lượng chính quy là lực lượng chính yếu, chuyên trách, được Nhà nước tổ chức, huấn luyện một cách chuyên nghiệp. Lực lượng này bao gồm thủy quân trong quân chế và Tấn thủ, Thủ ngữ, Thủ úy, Thành thủ úy trong quan chế, trong đó thủy quân vẫn là lực lượng đông đảo nhất. Trong chương 2, luận văn tập trung đi sâu tìm hiểu các biện pháp xây dựng lực lượng thủy quân mạnh, chuyên trách an ninh - phòng thủ biển. Trên cơ sở đó giúp đưa ra cái nhìn tổng quan về chính sách xây dựng lực lượng thủy quân dưới triều Nguyễn với vai trò là lực lượng đông đảo và đắc lực trong hoạt động bảo đảm an ninh, quốc phòng biển. Nhiệm vụ và hoạt động thực tiễn để hoàn thành nhiệm vụ của lực lượng này sẽ được luận văn quan tâm sâu hơn ở chương 3 chương 4 khi tìm hiểu cụ thể các hình thức triển khai biện pháp an ninh - phòng thủ biển ở vùng duyên hải và biển đảo. Các lực lượng Tấn thủ, Thủ ngữ, Thủ úy, Thành thủ úy cũng xin được tìm hiểu ở chương 3 chương 4.

Thủy quân trực tiếp thực thi nhiệm vụ đảm bảo an ninh - phòng thủ biển dưới sự quản lý, giám sát của các cơ quan chuyên trách. Vì vậy, việc tìm hiểu khái lược các cơ quan quản lý an ninh - phòng thủ biển trước khi tìm hiểu cụ thể về thủy quân là việc làm cần thiết để giúp luận văn có cái nhìn bao quát và toàn diện hơn khi đánh giá chính sách an ninh - phòng thủ biển của nhà Nguyễn.

Chính sách an ninh ­phòng thủ biển của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX 1802 - 1858 - 6

* Các cơ quan quản lý an ninh - phòng thủ biển

Mang đặc trưng chung của cơ cấu tổ chức bộ máy quyền lực tập quyền phong kiến Việt Nam và phong kiến phương Đông, người kiểm soát tối cao và ban hành

các chính sách an ninh, phòng thủ biển dưới triều Nguyễn là các vị vua đương triều. Bên cạnh đó, Lục Bộ (nhất là bộ Binh, Hình, Hộ) và Viện cơ mật là lực lượng đắc lực giúp vua hội bàn để định ra chính sách. Ty Tào chính, ty Hành nhân, nha Thương bạc là những cơ quan được thành lập nhằm thực thi chính sách ở cấp trung ương. Các tấn, bảo, sở, pháo đài được đặt tại các cửa biển, trên các đảo làm nhiệm vụ trực tiếp quản lý và thực thi an ninh, phòng thủ biển ở cấp địa phương.

- Ty Tào chính

Ty Tào chính dưới triều Gia Long gọi là Trưởng đà (hay Trường đà)1, được lập năm 1802, đến triều Minh Mạng mới đổi thành ty Tào chính (hay ty Thanh Cần Tào chính) (năm 1822) [68, tr.477] và tồn tại qua các triều vua Thiệu Trị, Tự Đức. So với thời Gia Long thì ty Tào chính dưới triều Minh Mạng được bổ sung một số cơ quan quan trọng và nhiều viên chánh phó sứ trông coi việc buôn bán với nước ngoài.

Đứng đầu ty Tào chính là một chức quan từ Chánh Nhị phẩm trở lên, do vua chọn bổ, thay đổi hàng năm, thường do một đại thần trong triều kiêm quản. Dưới đó là 1 Tào chính sứ, hàm Tứ phẩm, do quan bộ khác kiêm nhiệm; 1 Tào phó sứ, hàm Chánh Ngũ phẩm, trông coi việc chở thóc thuế của từng đoàn thuyền vận tải của tào. Ngoài ra là các chức Chủ sự (Chánh Lục phẩm), Tư vụ (Chánh Thất phẩm), 2 viên Thư lại (Chánh Bát Cửu phẩm), 15 viên Thư lại vị nhập lưu được chia làm 2 ban. Ty Tào chính được đặt tại Kinh thành Huế.

Trong cả nước, Ty Tào chính được chia thành 2 tào, Nam tào và Bắc tào, các tào đặt tại các tỉnh. Nam tào gồm các tỉnh từ Thừa Thiên trở vào Nam, Bắc tào gồm các tỉnh từ Quảng Trị trở ra Bắc. Mỗi tào có 1 viên Thư lại (Tòng Cửu phẩm) làm nhiệm vụ ghi chép và lưu giữ sổ sách của tào [55, tr.472].

Tuy nhiên, lệ định về các chức quan của tào được thay đổi nhiều lần qua các triều vua Nguyễn, thậm chí là ngay trong một triều vua. Theo ghi chép của Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ, Nhà nước quy định: “Mỗi tào đặt Quản lĩnh, Phó quản lĩnh đều 1 người, Đốc vận, Lãnh vận thiên tổng đều 9 người. Những năm đầu Gia Long, đặt Quản viên đại thuyền các hiệu, mỗi thuyền đặt Chánh tào, Phó tào,


1 Các tên gọi “Trường đà” hay “Trưởng đà” là hai cách phiên âm Hán Việt của cùng một từ, song do cách dịch khác nhau giữa Đại Nam thực lục (dịch là Trường đà) và Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (dịch là Trưởng đà), để tôn trọng bản quyền, tác giả giữ nguyên phiên âm Hán Việt của các sách khi trích dẫn nguyên văn.

Cai tào đều 1 người” [53, tr.54]. Đến năm 1817, “đổi Chánh tào làm Chánh đội trưởng, Phó tào làm Phó đội trưởng, Cai tào làm Thứ đội trưởng”; năm 1826 đặt lại thành “Nam Bắc tào, mỗi tào đặt Chánh, Phó quản lĩnh đều 1 người. Tào chia làm 9 đoàn, mỗi đoàn đặt Đốc vận Lãnh vận thiên tổng đều 1 người, còn các hàm trước bổ là Cai đội, Phó đội đều chiếu theo phẩm trật bổ đi nơi khác” [53, tr.54].

Ty Tào chính chuyên trách công việc về giao thông vận tải đường thuỷ của Nhà nước (nhất là công tác hải vận) và thương nghiệp đường thủy (đảm trách ngạch thuế thuyền bè). Khi thuyền buôn nước ngoài đến Kinh đô Thừa Thiên và Quảng Nam để buôn bán, các quan chức coi về tàu vụ phải đến khám xét và thu thuế. Còn ở các thành và dinh trấn khác, quan địa phương theo lệ thu thuế, cử người tuần sát tàu thuyền ra vào các tấn phận, đồn ven biển và các cửa quan. Những giấy tờ sổ sách ghi chép về công tác hải vận và thương nghiệp đường biển, cùng với tiền thuế cửa biển (thuế cảng/thuế cửa biển của các tàu thuyền ra vào, tiền các lễ dâng vua của tàu thuyền ngoại quốc) hàng năm đều được đưa về ty Tào chính để dâng lên vua phê chuẩn, đóng dấu.

- Ty Hành nhân

Ty Hành nhân do một viên quan đứng đầu, quản lãnh mọi việc, dưới đó là các Hành nhân hàm Bát Cửu phẩm chịu sự sai phái của viên Quản lãnh, trong số đó có nhiều viên Thông ngôn phiên dịch ngôn ngữ nước ngoài. Các Thông ngôn đều được học ngoại ngữ tại Công quán phủ Thừa Thiên. Năm 1835, Minh Mạng cho đổi Công quán thành bốn Dịch quán và cử người sang Hạ Châu để học tiếng nước này. Hàng năm một số người được triều đình phái ra nước ngoài mua bán hàng hoá và ngoại giao. Dưới triều Minh Mạng, những người học ngoại ngữ của từng nước sẽ được kiêm trách nhiệm vụ về nước đó [16, tr.31].

Đây là cơ quan làm nhiệm vụ ngoại giao và quản lý ngoại thương (xem xét giá cả, kiểm tra trọng lượng các hàng hoá xuất nhập cảng để tìm ra những tệ nạn, gian trá của thuyền buôn), được thành lập dưới triều Gia Long. Tuy nhiên, trong thời gian đầu mới lập, ty Hành nhân có nhiệm vụ là trông coi việc phiên dịch ngôn ngữ nước ngoài.

- Nha Thương bạc

Nha Thương bạc kiểm soát hoạt động ngoại thương ở cửa biển Đà Nẵng. Dưới triều Nguyễn, cửa biển Đà Nẵng sâu và rộng, lại có vụng Trà Sơn là nơi lý tưởng để đỗ tàu thuyền nên rất phù hợp cho tàu thuyền lớn phương Tây đến buôn bán. Mặt

khác, dưới triều Minh Mạng, thuyền phương Tây chỉ được thông thương ở cửa biển này nên việc phòng bị càng phải nghiêm ngặt. Nha Thương bạc được đặt ra chủ yếu nhằm mục đích đó.

Khi thuyền buôn phương Tây đến xin thông thương, nếu triều đình chấp nhận giao dịch, nha Thương bạc sẽ đảm trách thu thuế. Trường hợp không chấp nhận, nha Thương bạc thay vua làm văn bản trả lời. Chẳng hạn, năm 1832, phái viên của Quốc trưởng nước Nhã Di Lý (Hoa Kỳ) đem quốc thư xin thông thương, Minh Mạng không chấp nhận đã sai “quan Quyền lĩnh chức Thương bạc làm tờ trả lời” [67, tr.413].

Trong thời gian đầu, nha Thương bạc còn có nhiệm vụ cuối năm phái nhân viên đi các hạt Gia Định, Bắc Thành, Quảng Nam để cùng với quan địa phương bàn việc thu thuế buôn bán. Đến năm 1830, nhiệm vụ này được bãi miễn cho nha Thương bạc còn các quan địa phương sẽ theo lệ đã định đánh thuế thuyền buôn, sau đó làm thành sách nộp về nha Thương bạc để tâu lên vua [67, tr.117].

Năm 1832, nha Thương bạc được giao nhiệm vụ cấp “văn bằng” thông hành đường biển cho thuyền công cán nước ngoài của Nhà nước [63, tr.405]. Tuy nhiên, nha Thương bạc đã không duy trì được trọng trách này một cách lâu dài. Nhận thấy ở Kinh thành, thuyền buôn đến buôn bán hàng năm không nhiều, nha Thương bạc thường uỷ quyền tạm thời cho các quan đại thần nên làm việc còn nhiều tuỳ tiện, trong khi công việc ở các địa phương đã có các viên hữu ty đảm trách nên ngay trong năm 1832, Minh Mạng cho bãi bỏ nha Thương bạc. Từ đó trở đi, khi có thuyền nước ngoài tới Kinh đô buôn bán, việc tuần soát tàu thuyền ra vào và thu thuế cửa biển đều do phủ Thừa Thiên đảm nhận; còn ở các địa phương, trách nhiệm đó do quan địa phương theo lệ thi hành. Về mặt hình thức, việc bãi bỏ nhiệm vụ này của nha Thương bạc giúp giảm nhẹ bộ máy kiểm soát thuyền ngoại quốc nhưng trên thực tế, quyền hành lại được giao cho phủ Thừa Thiên và các quan địa phương với những quy định tăng cường kiểm soát chặt chẽ [17, tr.33].

- Tấn, bảo, sở, pháo đài tại các cửa biển và hải đảo

Bên cạnh cơ quan quản lý ở tầm vĩ mô, Nhà nước cũng đặt ra các chức quan như Tấn thủ, Thủ ngự, Thủ úy, Thành thủ úy làm việc tại các tấn, bảo, sở, pháo đài nơi cửa biển và hải đảo để trực tiếp giám sát các hoạt động của thuyền bè ra vào cửa biển hay trong “hải phận” các tỉnh. Nhiệm vụ đó gồm hoạt động thu thuế, quản lý số

người trên thuyền, hộ dẫn thuyền ra vào cửa biển, cứu giúp thuyền gặp nạn trên biển, canh phòng cửa biển, tuần tiễu trên biển đảm bảo công tác phòng thủ miền biển.‌

2.1. Những điều kiện thuận lợi để nhà Nguyễn xây dựng lực lượng thủy quân mạnh

Đặc điểm địa lý tự nhiên của nước ta, “bờ biển dài suốt”, mạng lưới sông ngòi chằng chịt, cùng với nhiều điều kiện tự nhiên khắc nghiệt khác1 đã buộc người Việt Nam, trong điều kiện khả năng chinh phục tự nhiên còn hạn chế, muốn sinh tồn phải có một khả năng ứng biến để thích nghi. Như một hệ quả tất yếu, nhìn chung, đa phần người Việt Nam quen thuộc và thạo nghề sông nước, trong đó có những bộ

phận cư dân hoạt động mạnh nơi sóng gió biển khơi, tiêu biểu nhất phải kể đến vương quốc Chămpa ở miền Trung và đế chế Phù Nam ở miền Nam.

Những hoạt động thương mại biển mạnh mẽ đã đưa Chămpa thành một “vương quốc biển” với khả năng khai thác biển của họ vào loại mạnh nhất châu Á trong nhiều thế kỷ. Bên cạnh Chămpa, vương quốc Phù Nam mà sự hình thành và những phát triển đột khởi đế chế Phù Nam hùng mạnh này ở Đông Nam Á chính là nhờ các hoạt động khai thác biển một cách mạnh mẽ. Sự thông thạo nghề sông nước của những cư dân Nam Bộ đến thế kỷ XIX vẫn được Trịnh Hoài Đức ghi lại trong Gia Định thành thông chí với đặc trưng “trong 10 người đã có 9 người giỏi nghề lội bơi, chèo thuyền” [25, tr.185].

Dưới triều Nguyễn, với lãnh hải rộng lớn, thống nhất Bắc - Nam, các vua Nguyễn được khẳng định quyền cai trị và thực thi quyền làm chủ của mình trên một vùng biển đảo rộng khắp cả nước. Nhà nước lúc này có đầy đủ quyền năng trong việc tuyển dụng và điều động tất cả các bộ phận cư dân thạo nghề sông nước khắp ba miền Bắc, Trung, Nam vào việc đảm trách an ninh, phòng thủ biển, trong đó có lực lượng thủy quân.

Bên cạnh đó, thủy quân triều Nguyễn là đội binh thuyền được kế thừa từ thời các chúa Nguyễn. Khi hoạt động thương mại biển Đông phát triển (thế kỷ XVI - XVIII), với chính sách “mở cửa” đón thương nhân phương Tây, các chúa Nguyễn đã thu được nguồn lợi kinh tế lớn, tạo nền tảng vững mạnh đủ sức đối chọi với


1 Ví như đặc điểm lãnh thổ hẹp theo chiều Đông - Tây của Đại Nam với nhiều dãy núi, đèo cao chạy suốt từ Tây sang Đông, ra đến tận biển, làm gián đoạn nhiều con đường giao thông nội thủy và gây không ít khó khăn cho giao thông đường bộ. Khi đó, đường biển sẽ là một giải pháp được quan tâm.

Đàng Ngoài. Tuy nhiên, những mặt trái của chính sách “mở cửa” cũng bộc lộ, trong đó không loại trừ khả năng bị xâm phạm chủ quyền từ phía các nước phương Tây. Những nguy cơ bị xâm phạm từ phía biển buộc chúa Nguyễn phải có biện pháp phát triển đội thuỷ quân hùng mạnh, nhất là khả năng hoạt động trên biển. Trong thời gian này lực lượng thuỷ quân cũng được học tập và trang bị kỹ thuật đi biển tiên tiến của phương Tây. Do đó, một quân thuỷ mạnh, thông thạo đường biển được hình thành. Khi Nguyễn Ánh tiếp quản quyền lực của chúa Nguyễn cũng là lúc tiếp quản cả lực lượng thuỷ quân với khả năng đi biển đó.

Trong thời gian giao tranh với Tây Sơn, không ít lần, toàn bộ chính quyền nhà chúa Nguyễn Ánh đã phải trốn khỏi đất liền, nương náu trên các đảo ngoài khơi Đông Nam như đảo Phú Quốc, Thổ Chu. Khi đó, biển đảo đã trở thành nhà, gần gũi, quen thuộc, gắn bó với thủy quân Nguyễn Ánh. Cũng từ các đảo này, quân thủy Nguyễn Ánh lại nhiều lần vượt biển, tấn công vào đất liền, mong chiếm lại đất làm chỗ đứng chân và làm bàn đạp cho các đợt tiến công tiếp theo. Thậm chí, có những lúc thủy quân Nguyễn Ánh phải vất vả chống chọi lại những cuộc truy quét của thủy quân Tây Sơn trên các đảo và trên biển khơi mênh mông. Trong hoàn cảnh đó, để sinh tồn, mỗi người lính của quân đội Nguyễn Ánh hoàn toàn có đủ động lực và khả năng để trở thành một người lính hải quân giỏi, đảm nhận tốt chức năng, nhiệm vụ của cả bộ binh và hải binh.

Mặt khác, hải quân Tây Sơn dưới thời Nguyễn Huệ được đánh giá là hùng mạnh vào loại nhất Đông Nam Á. Để sinh tồn và chiến thắng kẻ thù, không còn con đường nào khác, Nguyễn Ánh phải xây dựng cho mình một đội hải quân hùng mạnh không kém. Vì vậy, song song với sự “phát triển nhảy vọt” của quân thủy Tây Sơn, quân thủy Nguyễn Ánh cũng có những phát triển nhất định. Trên thực tế, Nguyễn Ánh đã có một lực lượng hải quân mạnh được trang bị kỹ thuật hiện đại của Tây phương, một đội quân được giáo sĩ Lơ La-bút-xơ phục vụ cho chính quyền Nguyễn Ánh nhận xét lạc quan và “có phần khoác lác” rằng: “nhất định hải quân ấy sẽ vô địch nếu như được đặt dưới quyền chỉ huy của các hạm trưởng Âu Tây” [93, tr.352].

Như vậy, thủy quân nhà Nguyễn có được tiền đề là lực lượng thủy quân mạnh từ thời chúa Nguyễn, nhất là chúa Nguyễn Ánh, và là lực lượng có nhiều “duyên nợ” gắn bó với biển đảo. Những kinh nghiệm từ thành tựu của thủy quân thời các

Xem tất cả 265 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí