Nhận Thức Của Nhà Nguyễn Về Biển Và Yêu Cầu Đảm Bảo An Ninh - Phòng Thủ Biển

Trong khi đó, phạm vi hoạt động và kiểm soát vùng biển đảo của các chúa Nguyễn mới chủ yếu giới hạn ở vùng biển đảo Đàng Trong, vùng biển đảo Đông Bắc không thuộc quyền kiểm soát của các chúa Nguyễn.

Vùng lãnh hải rộng lớn đó, nhà Nguyễn cũng gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và ngăn chặn vấn nạn do con người gây ra trên vùng biển Đại Nam rộng lớn, nhất là vấn nạn cướp biển.

Bên cạnh đó, với vị trí địa lý nằm trên nhiều tuyến hải thương khu vực và quốc tế, tự bản thân vị trí địa lý của biển Đại Nam cũng trở thành một nguồn lợi biển mà không phải bất kỳ quốc gia giáp biển nào cũng có được và cũng có nhiều lợi thế so với các quốc gia lục địa. Tuy nhiên, cái lợi thường song hành với thách thức, mối lợi càng lớn thì nguy cơ của những thách thức càng cao. Sự sôi động của hoạt động thương mại và giao thông vận tải biển sẽ thành điểm thu hút các lực lượng sống ngoài vòng pháp luật như buôn lậu, cướp biển. Đặc biệt, vấn nạn cướp biển là mối nguy hại lớn và thường trực cho hoạt động kiểm soát và quản lý toàn bộ vùng biển đảo rộng lớn của nhà Nguyễn.

Hơn thế nữa, với số lượng lớn các đảo lớn nhỏ trong vùng biển cùng với vị trí tiếp giáp với lãnh hải nhiều quốc gia như nước Thanh (Trung Quốc), Phi Luật Tân (Philippin), Mã Lai (Malaixia), Nam Dương quần đảo/Hạ Châu (Inđônêxia), Tân Gia Ba (Xinhgapo), Xiêm La (Thái Lan), trong đó có những vùng biển nổi tiếng về hoạt động của cướp biển, nhất là vùng eo biển Malắcca (“nút thắt cổ chai” giữa Mã Lai (Malaixia), Hạ Châu (Inđônêxia) và Tân Gia Ba (Xinhgapo)), cướp biển Trung Hoa, cũng trở thành nguyên nhân khiến cho vùng biển Đại Nam là địa bàn hoạt động và ẩn nấp của nhiều nhóm cướp biển và cướp biển nhiều quốc tịch.

Tham vọng xâm chiếm nguồn lợi biển (vị trí chiến lược và tài nguyên biển), xâm chiếm lãnh thổ Đại Nam từ phía biển của các thế lực bên ngoài chính là thách thức lớn nhất đe dọa nền an ninh - quốc phòng biển dưới triều Nguyễn.

Ở thời kỳ này, vị trí địa lý chiến lược của vùng biển Đại Nam cùng với nguồn tài nguyên biển phong phú về hải sản cá tôm, ngọc trai, yến sào,... luôn kích thích sự nhòm ngó và tham vọng chiếm hữu của các quốc gia. Trong phạm vi nhỏ hẹp, nó kích thích những hoạt động khai thác nguồn lợi sinh vật biển một cách bất hợp pháp khi mà sự kiểm soát của Nhà nước gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý cả một vùng biển đảo mênh mông rộng lớn và tiếp giáp với lãnh hải nhiều quốc gia. Xa hơn

và ở cấp độ nguy hiểm hơn, tham vọng muốn xâm chiếm toàn bộ vùng lãnh thổ, lãnh hải Đại Nam của các thế lực bên ngoài sẽ dẫn tới nguy cơ và sự de dọa về vấn đề chủ quyền trên biển đảo cũng như vấn đề độc lập, chủ quyền của quốc gia.

Trong khi đó, cho đến đầu thế kỷ XIX, nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và châu Á đã bị xâm chiếm bởi các thế lực tư bản phương Tây như tư bản Anh chiếm đảo Pênang năm 1786 làm bàn đạp tấn công Giava và quần đảo Mã Lai. Năm 1811, Inđônêxia bị Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan xâu xé rồi phụ thuộc hoàn toàn vào Hà Lan. Thực dân Anh chiếm Xinhgapo năm 1824, sau đó tiếp tục thôn tính Miến Điện và Brunây. Là một quốc gia giáp biển trong khu vực, trước bối cảnh chung đó, Đại Nam khó có thể không lo ngại về nguy cơ bị xâm lược trước tham vọng bành trướng của tư bản phương Tây. Mối lo lắng càng được đẩy lên cao khi quốc gia láng giềng Trung Hoa, cùng chung đường biên giới trên biển và đất liền với Đại Nam, đã bị các nước phương Tây chia xẻ thị trường sau sự kiện chiến tranh thuốc phiện lần thứ 2 (năm 1842).

Trong bối cảnh quốc tế phức tạp và đầy biến động đó, nước Đại Nam ở nửa đầu thế kỷ XIX, cũng giống như các quốc gia trong khu vực, đang đứng trước những thách thức, cơ hội và sự lựa chọn.

1.4. Nhận thức của nhà Nguyễn về biển và yêu cầu đảm bảo an ninh - phòng thủ biển

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.

1.4.1. Nhận thức về biển

Năm 1802, Nguyễn Ánh đánh tan quân Tây Sơn, lên ngôi vua, thống nhất đất nước, đánh dấu sự mở đầu của một vương triều mới, triều Nguyễn, và tiếp nối sự nghiệp của các chúa Nguyễn thế kỷ XVII - XVIII.

Chính sách an ninh ­phòng thủ biển của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX 1802 - 1858 - 5

Trong những năm tháng gian lao trốn chạy sự truy quét của nghĩa quân Tây Sơn vào cuối thế kỷ XVIII, Nguyễn Ánh đã phải sống lẩn trốn trên các đảo ngoài khơi. Khi đó, biển ngẫu nhiên trở thành nhà, thành tấm bình phong che chắn bảo vệ tàn quân và thành không gian an toàn để phục hồi, củng cố lực lượng, chờ thời cơ trung hưng nghiệp nước. Vì vậy, khi lên ngôi, hơn ai hết, Gia Long cũng như các vị vua đầu triều Nguyễn sẽ có những hiểu biết và nhận thức sâu sắc về biển, tầm quan trọng của biển trên tất cả các phương diện, đặc biệt là phương diện an ninh - phòng thủ. Mối “duyên nợ” gắn bó đó đã quy định cách nhìn của vua quan nhà Nguyễn về vùng biển phía Đông, Nam và Tây Nam của Tổ quốc.

Nhận thức của triều Nguyễn về biển ở những hoàn cảnh cụ thể được các sử thần Quốc sử quán ghi chép khá tỉ mỉ trong Đại Nam thực lục. Qua đó chúng ta không chỉ hiểu được triều Nguyễn nhận thức vấn đề ra sao mà còn biết sâu sắc nguyên nhân, tình huống dẫn đến nhận thức đó.

Một điểm đáng chú ý là nhận thức về biển không chỉ thể hiện qua lời nhận xét của vua, lời tâu của quan trong những buổi nghị sự hay những Chỉ, Dụ vua ban, những bản tấu trình; đó còn là những đánh giá rất xác thực của bản thân vua Nguyễn trong những tình huống quan sát trực tiếp, bất ngờ. Mặt khác, phần lớn nhận thức đều của vua Nguyễn với những lý giải sâu sắc, thể hiện sự am hiểu tường tận về biển, nhất là của vua Minh Mạng. Năm 1834, khi Minh Mạng đi thăm các công sở đóng thuyền cùng các hoàng tử, công tước, vua chỉ thuyền An Dương hỏi Phú Bình công “thuyền này sao lại làm đằng trước lớn, đằng sau nhỏ, ngươi có biết không?”. Phú Bình công không trả lời được, vua mới lý giải rằng: “Nước biển rất lớn, khác hẳn nước sông, cho nên cá biển phần nhiều đầu to đuôi bé mới vượt sóng được. Cách đóng thuyền đi biển có lẽ cũng làm theo hình cá. Người không quen đi biển thì chẳng biết được” [68, tr.219]. Hay như năm 1839, trước khi Kinh sư mưa lụt mấy ngày, Minh Mạng ra coi chầu, bảo Kinh doãn là Phạm Thế Trung rằng: “Ngạn ngữ nói: “Trời sắp mưa lụt, cứ nghiệm các giống chim trở về núi thì biết”. Xét ra, mưa lụt thì sóng biển nổi lên ỳ ầm, hơi nước bốc lên tanh hôi, các chim đều kiếm ăn ở bờ biển cho nên tránh về núi. Câu nói ấy cũng có lý. Trẫm đoán mùa thu này mưa lụt có thể vào trước sau ngày 24, 25, không biết lúa má ở Kinh đã thu hoạch xong chưa?” [69, tr.560]. Quả nhiên mấy hôm sau thì có mưa. Bên cạnh đó, kinh nghiệm chèo chống khi gặp bão gió biển khơi của Minh Mạng khiến chúng ta không khỏi ngạc nhiên, thán phục: “() đi đường biển, gặp bão phải nên chạy xa ra ở khơi, để thuyền cứ việc đi nhanh, trôi xa, mới khỏi lo ngại; nếu hấp tấp vội quay vào bờ hoặc khinh suất thả neo, thì phần nhiều bị sóng gió phá vỡ. Điều này, trẫm cũng đã nhiều phen huấn thị, thế mà gần đây bị đắm là vì thuyền bè vẫn giữ thói lệ ấy, thực đáng giận! Từ nay nên báo cho nhau biết. Răn đấy, nghiêm cẩn tuân theo đấy!” [68, tr.939].

Các triều vua Nguyễn nhận thức rò sự xung yếu cũng như những nguồn lợi tài nguyên của đất nước một phần do vị trí địa lý giáp biển trọng yếu mang lại: “Địa lý nước ta, lấy biển làm dải áo, lấy núi làm vạt áo, địa thế trọng yếu và hiểm trở ()

nếu kể vào hạng “xung yếu” thì phải là: “ven biển, ven núi”” và “đường biển dài suốt, lợi đánh cá không phải chỉ một nơi” [67, tr.204], [69, tr.35; 225].

Nhờ có những trải nghiệm mà nhận thức của các vị vua đầu triều về biển rất sâu sắc, nhất là triều vua Gia Long và Minh Mạng. Những sự am hiểu sâu sắc đó cùng những kinh nghiệm nhất định trong đảm bảo an ninh, phòng thủ biển của các triều đại trước Nguyễn đã giúp nhà Nguyễn có nền tảng để đưa ra những chính sách nhằm đảm bảo an ninh, quốc phòng biển một cách hiệu quả. Tuy nhiên, từ nhận thức đến hoạch định chính sách vẫn còn những khoảng cách mà việc lấp đầy không thật dễ!

1.4.2. Nhận thức về yêu cầu đảm bảo an ninh - phòng thủ biển

Thứ nhất, nhận thức về những thách thức do tự nhiên gây ra trên biển

Cùng với những nhận thức sâu sắc về đặc điểm vùng biển Đại Nam, nhà Nguyễn cũng nhận thức và lường trước được những thiệt hại do thiên nhiên gây ra như gió bão, cát bay, đá ngầm. Những yếu tố này không chỉ ngăn trở và làm gián đoạn các hoạt động khai thác nguồn lợi biển, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của cư dân vùng duyên hải và hải đảo mà còn là mối đe dọa, sự nguy hại cho thuyền bè hoạt động trên biển, trực tiếp gây ra những bất ổn và sự không an toàn về an ninh biển. Chẳng vậy mà Minh Mạng đã coi sự tàn phá của nướccũng giống như sự tàn phá của “giặc” và “phàm tránh nước như tránh giặc, nếu ta lùi một bước nó lại tiến một bước” [68, tr.197]. So với biển miền Bắc và miền Nam, biển miền Trung đầy gió và cát, vấn nạn cát bay luôn thường trực, gây hại cho đời sống cư dân. Nhận thức được điều này, các vua Nguyễn đã cho trồng những hàng dừa dọc bờ biển cửa Thuận An vừa làm nơi râm mát, tạo cảnh đẹp cho những cuộc ngự giá thị sát vùng cửa biển, vừa là một biện pháp chắn cát, chặn cát bay hiệu quả. Những ghi chép trong Đại Nam nhất thống chí về thành Trấn Hải ở cửa biển Thuận An cho biết: “() trước mặt đài, nước biển ngày xói vào gần tới đường ngoài quách, bèn đóng cừ xây đá để ngăn sóng, lại trồng hơn 4000 cây dừa dọc ở bờ biển. Cát bờ thường bị sóng đánh lở (...). Năm thứ 15 [1834] đổi gọi là Trấn Hải thành. Trên đài dựng lầu Quan Hải (xem xét tình hình ngoài biển) bên hữu thành dựng hành cung kiểu lầu đôi. Động cát xung quanh trồng thêm hơn 9000 cây dừa; lại ở Bãi sò ở đối ngạn cũng trồng hơn 300 cây dừa, thành ra hai bên bờ Đông Tây lá cây dừa phủ rợp, trông rất xanh tươi [72, tr.197].

Thứ hai, nhận thức về nguy cơ độc lập, chủ quyền từ âm mưu xâm lược của phương Tây

Đến giữa thế kỷ XIX, những tiếp cận cho mục đích xâm lược Việt Nam của các quốc gia tư bản phương Tây trải suốt gần 4 thế kỷ (kể từ khi những giáo sĩ phương Tây đầu tiên đặt chân lên vùng bờ biển Việt Nam thể kỷ XVI đến những năm giữa thập niên 50 của thế kỷ XIX) về cơ bản đã thu được nhiều kết quả. Bản thân chúa Nguyễn là những người trực tiếp tiếp xúc với thương nhân, giáo sĩ phương Tây thời kỳ thương mại biển Đông, vừa để buôn bán, vừa lợi dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến của phương Tây nhằm phục vụ mục đích quân sự - chính trị trong cuộc chiến sinh tồn và giành quyền lực với các chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Sau đó, sự thắng lợi và lên ngôi của Nguyễn Ánh có công sức đóng góp không nhỏ của các thế lực phương Tây, nhất là Pháp. Trong khi đó, sự giúp đỡ của các thế lực tư bản đang đi xâm chiếm thuộc địa có khi nào lại chỉ là sự giúp đỡ công tâm mà không cần quyền lợi? Chừng ấy thời gian và những tiếp xúc đủ để nhà Nguyễn có những dự cảm và nhận thức về âm mưu xâm lược của các nước phương Tây.

Bên cạnh đó, nước Thanh (Trung Hoa) (quốc gia cận kề) và Miến Điện/Diến Điện (Mianma) (quốc gia từng có quan hệ giao hảo với Đại Nam), cũng từng bước bị xâm chiếm bằng con đường biển là những bài học nhãn tiền cho nhà Nguyễn về vấn đề bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia từ phía biển.

Cuộc hỏi chuyện của Minh Mạng với xứ thần Xiêm năm 1826 về cuộc gây chiến của Hồng Mao (Anh) với Miến Điện cho thấy sự nắm bắt sát sao của nhà Nguyễn trước những động tĩnh của phương Tây ở vùng biển Đông. Qua đó cũng thể hiện những suy tính, trăn trở của Minh Mạng trong việc tìm kế sách đối phó trước vấn nạn xâm thực. Tháng 7 năm 1826, khi sứ thần nước Xiêm là Sá A Nỗ Lạc Phu Thôn vào Kinh yết kiến, Minh Mạng “thung dung” hỏi sứ thần: “Nghe tin nước Hồng Mao gây sự với nước Diến Điện, nước ngươi muốn ai thắng?”. Sứ thưa: “Nước Hồng Mao nhiều cơ mưu dối trá, nước tôi muốn cho Diến Điện thắng”. Vua nói: “Cứ như trẫm xem, chi bằng hai nước cầm cự nhau, nước ngươi có thể do đó tự mưu cho mình được; nếu một nước thắng thì nước ngươi có thể giữ được vô sự không?” [66, tr.522].

Những dự phòng của Minh Mạng cho Đại Nam khi sự “hiềm khích” giữa Hồng Mao (Anh) và Xiêm La diễn ra năm 1826 cũng là một minh chứng cho sự nhận thức của nhà Nguyễn về nguy cơ bị xâm lược này: “Trẫm nghe nước Xiêm La cùng nước Hồng Mao có hiềm khích, chợt có dùng binh thì Hà Tiên là chỗ hai nước xung đột nhau, ta nên tính toán ra sao để phòng việc không ngờ ()” [66, tr.523]. Những buổi nghị bàn chính sự đó cũng chính là những buổi hội bàn thể hiện sự nhận thức và suy xét kỹ lưỡng về mối đe dọa chủ quyền Đại Nam từ phía các nước phương Tây của vua quan triều Nguyễn.

Những dự cảm đó được dựa trên cơ sở Nhà nước nhận thức rò bản chất của các nước phương Tây đang lùng kiếm thị trường: “Nước ấy [Anh Cát Lợi] vốn có tiếng là quỷ quyệt, gian trá trăm khoanh, đến đâu cũng hay sinh chuyện, nên khéo xử trí, chớ để cho [thuyền buôn] đi lại tự do” [66, tr.533].

Biểu hiện những lo lắng của người đứng đầu Nhà nước về nguy cơ xâm lược được bộc lộ rò đến mức Bougainville (Nam tước và là đặc sứ của vua Pháp) trong bức thư gửi Bộ trưởng Hải quân viết từ Đà Nẵng vào ngày 12-2-1825 cũng phải thừa nhận: “tôi đã thất bại thảm hại trong nhiệm vụ đức hoàng đế giao phó, vì tôi không được vua Việt Nam tiếp kiến để trình thư và tặng vật phẩm của Hoàng đế. () theo tôi, lý do chính là vua Việt Nam đang lo lắng trước việc người Anh chinh phục Miến Điện” (dẫn theo [60, tr.33]).

Là vị vua đầu triều, Gia Long cũng là người đầu tiên nhận thức được hệ quả nhất định về nguy cơ chủ quyền. Sau khi lên ngôi, để “trả ơn” đối với sự giúp đỡ của người Pháp, một mặt vị vua này vẫn phải giành những quyền lợi nhất định về chính trị, thương mại, truyền giáo cho các giáo sĩ, thương nhân Pháp, mặt khác đã từng bước tìm cách gạt dần ảnh hưởng cũng như phòng bị trước những nguy cơ đe dọa xâm phạm chủ quyền. Những nhận thức và chính sách dưới triều Gia Long đã tập trung nhiều vào việc phòng thủ, bảo vệ, củng cố quốc gia từ phía biển, khẳng định vững chắc chủ quyền biển đảo của mình. Đây cũng là một ông vua được giới nghiên cứu đánh giá là người có một “sự nghiệp lẫy lừng trên biển”. Dưới triều Minh Mạng, chính sách của Nhà nước dù vẫn tập trung vào an ninh - phòng thủ biển song cán cân phòng thủ và kinh tế biển có nhiều điểm đã giữ được ở mức cân bằng hơn các triều vua khác (mặc dù có những lúc đã thực thi một chính sách ngoại thương khá khắt khe). Tâm niệm muốn cắt đứt những rằng buộc và phụ thuộc vào phương Tây của vua Gia

Long chưa được thực hiện một cách dứt khoát nhưng ông đã truyền lại tinh thần đó cho vị vua kế vị, Minh Mạng, qua những lời căn dặn về bài học cảnh giác. Thụ huấn những lời căn dặn đó, Minh Mạng, bản thân là một người tài giỏi, lại không bị ràng buộc tư tưởng về “món nợ” của Gia Long, đã có những quyết sách mạnh mẽ và cứng rắn trong việc loại bỏ các viên quan người Tây ra khỏi chính quyền Nguyễn cũng là loại bớt những mầm họa của nguy cơ bị xâm lược từ phía biển.

Không chỉ nhận thức nguy cơ xâm lược từ việc trực tiếp tiếp xúc với những người phương Tây đến Đại Nam, vua quan nhà Nguyễn còn tiếp nhận, thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác. Đó là thông tin nhận được từ những chuyến đi sứ của sứ thần các nước trong khu vực đến Đại Nam như Xiêm, Miến Điện. Đó là tin tức nhà Nguyễn thăm dò về các nước phương Đông, phương Tây từ những chuyến công cán đến nước Thanh, nước Xiêm hay những chuyến thuyền vượt trùng dương sang tiểu Tây dương (như Hạ Châu/Nam Dương quần đảo (Inđônêxia), Miến Điện (Mianma) và Tây dương (Pháp, Anh) của quan lại triều Nguyễn.

Trong những chuyến công cán đó, quan lại nhà Nguyễn đã trực tiếp đặt chân đến nhiều quốc gia bị đế quốc xâm chiếm như Xinhgapo, Inđônêxia. Một nhiệm vụ trong chuyến đi của họ là “điều tra những cơ sở của người Tây phương trong vùng, cùng những mưu toan và mục tiêu của họ, làm triều Nguyễn rất lo ngại” [13, tr.129]. Những chuyến công cán đó đã được chính quan lại đảm nhận trọng trách về chuyến hải trình ghi chép lại như ghi chép của Lý Văn Phức trong chuyến đi tới Bengang1 (Hạ Châu/Nam Dương quần đảo) đầu năm 1830 qua ngả Xinhgapo, Malắcca2 và Penang3 (Mã Lai); ghi chép chuyến đi tới Hạ Châu năm 1830 của Hà Tông Quyền và Phan Thanh Giản; hải trình của Phan Huy Chú đến Xinhgapo và Batavia4 (Hạ Châu/Nam Dương quần đảo) năm 1832; chuyến đi của Cao Bá Quát tới Batavia năm 1844,... [13, tr.128].


1 Bengang (Bengale): thuộc Bột Nê (Bô-nê-ô/Borneo) của Nam Dương quần đảo/Hạ Châu (Inđônêxia ngày nay).

2 MALắCCA (MALACCA): “NúT THắT Cổ CHAI” GIữA Mã LAI (MALAIXIA NGàY NAY), TâN GIA BA (XINHGAPO NGàY NAY) Và Hạ CHâU/NAM DươNG QUầN đảO (INđôNêXIA NGàY NAY).

3 PENANG (PINANG): MộT đảO CủA MALAIXIA.

4 BATAVIA/GIANG LưU BA: KINH đô CủA NAM DươNG QUầN đảO/ Hạ CHâU (INđôNêXIA NGàY NAY)

Thứ ba, nhận thức về vai trò của khoa học kỹ thuật quân sự hiện đại phương Tây trong bảo vệ an ninh - quốc phòng và chinh phục biển

Nếu như thế kỷ XXI được dự báo là “thế kỷ của đại dương” thì ngay từ thế kỷ XIX, thế kỷ đầu của thời kỳ “ngoại giao pháo hạm”1, công cuộc chinh phục biển, chinh phục các châu lục đã được áp chế bằng sức mạnh quân sự, sức mạnh của tàu chiến và vũ khí hiện đại. Với nhiều năm trải nghiệm chiến tranh để lập nên vương

triều và sớm có những cuộc tiếp xúc Đông - Tây, các vua triều Nguyễn nhận thức rất rò sức mạnh của vũ khí và thuyền chiến hiện đại trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh - quốc phòng và công cuộc chinh phục biển.

Ngay từ thời các chúa Nguyễn (thế kỷ XVII-XVIII), việc tiếp xúc giữa chúa Nguyễn và thương thuyền phương Tây đã diễn ra thường xuyên. Mục đích của những cuộc trao đổi, về phía chúa Nguyễn, là vũ khí, đạn dược, phương tiện quân sự, nhất là phương tiện hoạt động trên biển, để tăng cường sức mạnh quân sự và đối phó với chiến thuyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài.

Hoạt động trao đổi ấy vẫn diễn ra mạnh mẽ dưới thời chúa Nguyễn Ánh và nhà chúa đã tìm mọi cách để huy động sự giúp đỡ từ các thế lực Tây phương, trong đó có Pháp. Theo tác giả Nguyễn Phan Quang trong Việt Nam thế kỷ XIX (1802 - 1858) thì “được sự vận động tích cực của Bá Đa Lộc, từ mùa thu năm 1788, một số người Pháp và người Âu lần lượt đến Gia Định cùng với các loại súng tay, đại bác. Chúa Nguyễn Ánh còn nhờ thương nhân Bồ Đào Nha và Anh Cát Lợi mua về hàng vạn khẩu súng săn và hàng ngàn khẩu đại bác. Cùng với vũ khí, những người Pháp và người Âu đến giúp chúa Nguyễn Ánh đã có đóng góp quan trọng về mặt quân sự, sử dụng vĩ khí, xây thành lũy (...)” [60, tr.12]. Không những thế, Nguyễn Ánh còn “thành công trong việc dùng thợ bản xứ mà chế tạo được những tàu chiến kiểu châu Âu. Ông bắt đầu bằng việc cho tháo rời từng bộ phận của một chiếc tàu cũ vừa mua được, rồi dựa theo đó mà chế tạo một tàu đẹp hơn. Kết quả đầu tiên này khích lệ ông chế tạo một chiếc tàu mới và cũng thành công. Sau đó, Nguyễn Ánh lại cho làm thêm 2 tàu nữa. Việc chế tạo 4 chiếc tàu này được tiến hành rất nhanh chóng, mỗi chiếc chỉ mất 3 tháng, có khi ít hơn, hình dáng khá đẹp” [60, tr.24].


1 “Ngoại giao pháo hạm” hiểu theo đúng nghĩa của từ là dùng sức mạnh quân sự, cụ thể là sức mạnh tàu chiến, để đạt các mục đích ngoại giao.

Xem tất cả 265 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí