Vị Trí Chiến Lược Của Vùng Biên Giới Phía Bắc

Nhật Bản. Trong khi đó hầu hết các quốc gia ở Đông Nam Á như Philippin, Indonesia, Malaysia lại rơi vào tình trạng chia rẽ và bế tắc về đường hướng phát triển. Kết quả là, các quốc gia này lần lượt bị thôn tính và trở thành các thuộc địa của thực dân phương Tây. Malaysia trở thành thuộc địa của Anh, Phillipin trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha và sau đó là Mĩ, Indonesia rơi vào tay của người Anh và Hà Lan.

Đế chế Trung Hoa hùng mạnh cũng bị xâu xé bởi thực dân Anh và tư bản Pháp. Năm 1839, với lý do triều đình Mãn Thanh ra lệnh cấm buôn bán và sử dụng thuốc phiện, Chính phủ Anh đã lập kế hoạch tấn công Trung Quốc nhằm “dùng vũ lực để mở toang cánh cửa Trung Quốc”. Tháng 6 năm 1840, cuộc chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất chính thức bắt đầu. Thực dân Anh liên tục tấn công vào các tỉnh miền duyên hải, uy hiếp Nam Kinh, đe dọa trực tiếp độc lập của Trung Quốc [127, tr. 5-10]. Cũng từ đó, triều đình Mãn Thanh bước vào thời kỳ khủng hoảng nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa… Ảnh hưởng của chiến tranh nha phiến và hàng loạt các điều ước được kí kết1đã biến Trung Quốc thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Các phong trào đấu tranh chống thực dân và phong kiến của nhân dân Trung Quốc liên tục nổ ra với quy mô rộng lớn, mở đầu là phong trào Thái Bình Thiên Quốc do Hồng Tú Toàn lãnh đạo đã gây cho các thế lực phong kiến, thực dân những tổn thất nặng nề. Tuy nhiên, triều đình Mãn Thanh đã cấu kết với liên quân Anh - Pháp đàn áp phong trào khởi nghĩa. Các cánh tàn quân Thái Bình Thiên Quốc tan rã, tản mát khắp nơi,

phần lớn chạy xuống phía Nam Trung Quốc, một bộ phận chạy sang các tỉnh phía Bắc Việt Nam tìm nơi trú ẩn, biến tướng thành các toán quân Cờ Đen,


1 Ngày 29 tháng 8 năm 1842, nhà Thanh kí với Anh Điều ước Nam Kinh chấp nhận mở 5 cửa biển cho người Anh đến buôn bán, nhường cho Anh đảo Hồng Kông (đến năm 1997) và phải bồi thường thiệt hại chiến tranh. Liên tục trong tháng 7 và tháng 10 năm 1944, triều đình nhà Thanh ký với Mỹ Điều ước Vọng Hạ Trung-Mỹ và với Pháp Điều ước Hoàng Phố Trung-Pháp với các điều khoản tương tự như Điều ước Nam Kinh, tức là nhường cho Mỹ và Pháp nhiều đặc quyền đặc lợi ở trên lãnh thổ Trung Quốc.

Cờ Trắng, Cờ Vàng… Các toán tàn quân này hoạt động quấy phá, cướp bóc, gây mất trật tự trị an và xáo trộn đời sống nhân dân vùng biên giới khiến triều đình trung ương phải nhiều lần điều quân đánh dẹp.

Cũng như một số các quốc gia khác trong khu vực, Việt Nam không tránh khỏi nguy cơ bị xâm lược bởi thực dân phương Tây. Nguy cơ này xuất hiện ngay từ thế kỷ XVII, khi một số thương nhân và giáo sĩ châu Âu đến thiết lập quan hệ buôn bán và truyền đạo ở Việt Nam. Trong cuộc chiến tranh Nguyễn - Tây Sơn, quan hệ này có phần bị gián đoạn. Một số giáo sĩ nguời Pháp được Nguyễn Ánh tin dùng và đã có công giúp Nguyễn Ánh giành lại chính quyền từ tay nhà Tây Sơn như Jean Baptiste Chaineau, Phillipe Vannier, de Forsans, Despiau vẫn tiếp tục hoạt động ở Việt Nam [42, tr. 6]. Sau khi lên ngôi Hoàng đế, Gia Long đã sử dụng những giáo sĩ này giúp việc trong triều đình, phong cho họ các chức văn vò quan cao cấp. Tuy nhiên, mưu đồ xâm lược của người Pháp đối với Việt Nam không vì thế mà giảm đi. Ngược lại, họ tận dụng mọi cơ hội để do thám, gây chia rẽ, ấp ủ mưu đồ chiến tranh xâm lược. Các giáo sĩ và thương nhân Pháp hợp tác chặt chẽ với nhau đẩy mạnh ảnh hưởng của người Pháp ở Việt Nam.

Năm 1815, sau khi chiến tranh ở châu Âu kết thúc, việc giao thương trên biển ngày càng được đẩy mạnh, thương gia các nước châu Âu ráo riết vượt biển sang phương Đông. Cũng trong thời gian từ năm 1815 đến năm 1817, rất nhiều đề nghị được liên tục đưa lên chính phủ Pháp yêu cầu nối lại quan hệ buôn bán với Việt Nam. Từ tháng 8 năm 1817, các tàu Pháp bắt đầu xuất hiện trở lại ở các cảng Việt Nam. Triều đình Huế ban đầu tỏ ra rất hoan nghênh. Các tàu Pháp là tàu Paix và tàu Henry khi cập bến Sài Gòn và Đà Nẵng đều được Gia Long phái hai người Pháp trong triều là Chaigneau và Vannier đến giúp đỡ. Gia Long cũng từng chỉ cho họ biết những thứ hàng hóa nên đem sang Việt Nam và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các

thương nhân Pháp. Bản thân người Pháp cũng phải xác nhận buôn bán ở Việt Nam rất thuận lợi, thái độ vua Gia Long rất niềm nở, hàng hoá mang sang đều bán hết và được thanh toán sòng phẳng, đến lúc ra về còn chở nhiều loại hàng hoá quý như đường, trà, tơ, bạc nén [42, tr. 7].

Tuy nhiên, trước sự bành trướng ngày càng lớn của người châu Âu ở Đông Nam Á khiến vua Gia Long e ngại, nhất là sau khi người Anh chiếm được Singapore năm 1819. Nhà vua thấy rằng cần phải giao hảo với người phương Tây, nhưng không thể biệt đãi một quốc gia nào. Từ thời Minh Mệnh, quan hệ của Việt Nam với người phương Tây dần dần bị hạn chế, thậm chí cấm đoán. Quá lo sợ về nguy cơ thực dân, triều đình đã ra lệnh thực thi chính sách “đóng cửa” và đàn áp công giáo. Lúc này giáo sĩ Pháp đã lợi dụng danh nghĩa truyền giáo để đi sâu vào các địa phương, tiến hành điều tra, dò xét tình hình các mặt và báo cáo về nước Pháp. Mặt khác, họ lợi dụng thế lực tôn giáo để lôi kéo nhân dân nổi dậy chống lại triều đình, gây nên mâu thuẫn lương - giáo. Nhiều cuộc đấu tranh của giáo dân chống lại triều Nguyễn ở các tỉnh Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình đã nổ ra, mà nguyên nhân trực tiếp là sự xúi giục tác động của một bộ phận giáo sĩ phương Tây.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Cuối năm 1851, tình hình nước Pháp bắt đầu ổn định trở lại, nền kinh tế của tư bản Pháp từng bước được phục hồi kéo theo nhu cầu mở rộng thị trường và nguồn nguyên liệu nước ngoài. Trong khi đó, vùng Đông Nam Á hải đảo và bán đảo Mã lai đều đã bị phân chia bởi thực dân Hà Lan và Anh theo hiệp ước Luân Đôn năm 1824. Người Pháp do đó tập trung hoạt động ở các quốc gia Đông Nam Á lục địa và khu vực nam Trung Hoa. Bộ phận giáo sĩ đang hoạt động ở Việt Nam bắt đầu nối lại quan hệ với các thương nhân và chính quyền Pháp. Năm 1852, Napoleon III lên ngôi Hoàng đế, tham vọng mở rộng thuộc địa càng được đẩy mạnh hơn. Đến năm 1856, khi mâu thuẫn Anh - Pháp tạm thời hoà hoãn, kết hợp với các báo cáo của các giáo sĩ và

thương nhân cho biết triều đình Huế ngày càng suy đồi và sự rối loạn ở miền Bắc Việt Nam ngày càng trở nên trầm trọng vì các phe phái nổi dậy chống triều đình, ngày 5 tháng 12 năm 1856, Napoleon III phái Montigny với danh nghĩa sang thương thuyết với triều đình Huế về vấn đề truyền đạo và buôn bán, nhưng thực chất là để dọn đường cho một cuộc can thiệp vũ trang sắp tới của Pháp vào Việt Nam.

Chính sách an ninh quốc phòng của Triều Nguyễn đối với vùng biên giới phía Bắc 1802 - 1858 - 3

Để đối phó lại sự ảnh hưởng ngày càng mạnh của Pháp ở Việt Nam, nhà Nguyễn ra sức bắt bớ, giam cầm, xử tử những giáo sĩ và giáo dân không tuân theo mệnh lệnh cấm đạo. Chính sách cấm đạo quyết liệt của Minh Mệnh không thể ngăn cản được đức tin tôn giáo của các giáo dân. Ngược lại, càng đẩy họ về phía đối lập, tạo thêm điều kiện cho những kẻ xấu lợi dụng gây nên tình trạng chia rẽ trong nhân dân, dọn đường cho chủ nghĩa thực dân xâm lược. Thực dân Pháp dựa vào nguyên cớ trực tiếp là sự đàn áp giáo dân của Triều đình Nhà Nguyễn để nổ súng chiếm Đà Nẵng vào ngày 31 tháng 8 năm 1858. Tuy nhiên, từ bối cảnh chung của khu vực và thế giới cho thấy, nhu cầu về thuộc địa và sự tranh giành thuộc địa giữa các thế lực phương Tây mới chính là nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh xâm lược này.

Ngoài nguy cơ ngoại xâm từ thực dân phương Tây, triều Nguyễn khi mới thành lập còn chịu nhiều sức ép từ thế lực phương Bắc. Giống như bao triều đại phong kiến Việt Nam khác, đế chế Trung Hoa hùng mạnh luôn là mối đe dọa thường trực. Dưới con mắt của “thiên tử” phương Bắc, các dân tộc phương Nam trong đó có Việt Nam bị coi là các tộc “man di”. Vì vậy các dân tộc đó phải hướng về “thiên triều” để tiếp nhận ánh hào quang và sự giáo hoá của “thiên tử”. Mỗi khi các dân tộc phương Nam có thái độ không thần phục thì nguy cơ của một cuộc chiến tranh xâm lược từ phương Bắc là không thể tránh khỏi. Không chỉ có thế, do việc mở rộng biên giới lãnh thổ về phía Bắc gặp rất nhiều khó khăn, Việt Nam lại là “cửa ngò” của Trung Quốc tiến xuống

phía Nam nên luôn nằm trong mục tiêu xâm chiếm của đế chế Trung hoa hùng mạnh. Có lẽ không một dân tộc nào trên thế giới lại phải hứng chịu mối đe dọa liên tục và thường trực từ một quốc gia láng giềng như Việt Nam trong mối liên hệ với Trung Hoa. Từ các triều đại Tần, Hán, Đường và sau này là Tống, Nguyên, Minh, Thanh triều đại nào cũng đem quân xâm lược nhằm chiếm lấy vùng đất phía nam này. Cũng trong lịch sử, các vương triều Trung Hoa thường xuyên gây xung đột lấn chiếm đất đai vùng biên cương của nước ta.2 Chủ trương của triều Nguyễn là thần phục thiên triều, tạo mối quan hệ giao hảo với nhà Thanh để ổn định tình hình biên giới phía Bắc. Cho tới trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, quan hệ của triều Nguyễn với nhà Thanh tương đối êm đẹp. Tuy nhiên, mối nguy cơ từ phía Bắc vẫn là mối lo thường trực khiến các triều đại Việt Nam luôn phải trong thế phòng thủ để giữ vững vùng biên cương phía bắc của tổ quốc.

Bên cạnh những áp lực về ngoại giao, khi mới thành lập nhà Nguyễn phải giải quyết hàng loạt khó khăn về kinh tế và những bất ổn về chính trị. Triều Nguyễn thống nhất đất nước và nắm vương quyền, nhưng đó chỉ mới là sự thống nhất về mặt lãnh thổ. Hệ thống chính quyền giữa các miền Nam Bắc chưa có sự thống nhất. Việc đặt các đơn vị hành chính tạm thời ở hai miền Nam Bắc cũng sớm bộc lộ những bất ổn. Để xây dựng một hệ thống chính quyền ổn định và thống nhất từ Bắc vào Nam là vấn đề lớn đặt ra cho triều Nguyễn.

Sau một thời kỳ dài nội chiến, tình hình kinh tế - xã hội cũng có nhiều bất ổn: dân cư xiêu tán, ruộng đất bỏ hoang, sản xuất bị đình trệ. Việc đất


2 Việc lấn chiếm vùng biên giới phía Bắc được ghi lại khá cụ thể trong các nguồn thư tịch của Việt Nam, từ khi hình thành quốc gia cho đến trước triều Nguyễn. Năm 1726 chính quyền phong kiến nhà Thanh dùng thủ đoạn mua chuộc thổ tù châu Lộc Bình là Vi Phúc Kiến để chiếm thôn Na Oa rồi tự tiện dựng cột mốc biên giới giả ở An Khoái (Lộc Bình). Theo Giáo sư Phan Huy Lê, hiện nay ở An Khoái (Lộc Bình) còn để lại trên bia dòng chữ “Phụng hiến Vĩnh định cương giới chi bi” (Bia định cương giới mãi mãi), Xem thêm, Châu Hải: Những âm mưu và thủ đoạn bành trướng của các hoàng đế Trung Hoa đối với nước ta qua thư tịch cổ Việt Nam, in trong Những vấn đề lịch sử Đông Nam Á thời cổ, Viện Đông Nam Á, Hà Nội, 1983, tr. 311-324.

nước được thống nhất lại tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương nghiệp. Trong thời kỳ đầu, Nhà Nguyễn có nhiều chính sách phát triển thương nghiệp, như sửa sang đường xá, giảm bớt thuế, cử người đi thiết lập quan hệ buôn bán với các quốc gia Đông Nam Á như Singapore, Indonesia, Philipine. Nhà Nguyễn cũng ban hành nhiều chính sách tích cực về ruộng đất, khẩn hoang, đê điều, trị thuỷ nhằm ổn định đời sống nhân dân, phát triển nông nghiệp và thủ công nghiệp. Tuy nhiên, càng về sau, trước sự can thiệp ngày càng tăng của người ngoại quốc vào công việc nội bộ của Việt Nam, nhà Nguyễn đã chủ động hạn chế giao thương, bế quan toả cảng, khiến cho nước ta càng bị cô lập với thế giới bên ngoài.

Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX cũng là giai đoạn bùng phát rất nhiều cuộc nổi dậy của nhân dân ở nhiều địa phương trong cả nước. Các nhà sử học tính rằng số lượng các cuộc nổi dậy trong giai đoạn này còn nhiều hơn cả thế kỷ XVIII. Riêng tại Bắc Hà, từ năm 1802 cho tới năm 1862, có từ 350 tới 400 cuộc nổi dậy của nông dân nổ ra. Trong số đó có 50 cuộc diễn ra dưới thời Gia Long từ 1802 - 1820, 254 cuộc dưới thời Minh Mệnh (1820 - 1840), 58 cuộc dưới thời Thiệu Trị (1840 - 1847) và 40 cuộc nổi dậy dưới thời Tự Đức (1847 - 1862). Trong số các cuộc nổi dậy này rất nhiều lấy danh nghĩa khôi phục nhà Lê. Một số cuộc nổi dậy lớn là cuộc nổi dậy của Phan Bá Vành ở Nam Định (1821 - 1827), khởi nghĩa của Lê Duy Lương ở Ninh Bình (1833 - 1834), khởi nghĩa Nông Văn Vân ở Tuyên Quang (1833 - 1835), khởi nghĩa Lê Văn Khôi ở Gia Định (1833 - 1835), khởi nghĩa Cao Bá Quát ở Hà Nội (1854 - 1856) và đặc biệt là cuộc nổi dậy do Lê Duy Phụng dẫn đầu (1861 - 1864) trên khắp lãnh thổ Bắc Kỳ [67, tr. 173-174]. Các cuộc nổi dậy này diễn ra ngày càng mạnh mẽ đã làm suy yếu sức mạnh của nhà Nguyễn, gián tiếp tạo điều kiện cho thực dân Pháp can thiệp sâu vào công việc nội bộ của nước ta. Sau Hiệp ước Thiên Tân năm 1885, thực dân Pháp đã nắm quyền kiểm

soát con đường thông thương giữa Bắc Kỳ của Việt Nam với Vân Nam của Trung Quốc. Còn Trung Quốc thì chiếm một phần đất đai ở vùng biên giới phía Bắc. Vì vậy, việc giải quyết vấn đề biên giới phía Bắc là vấn đề lớn đặt ra cho triều Nguyễn.‌

1.2. Vị trí chiến lược của vùng biên giới phía Bắc

1.2.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên

Dưới thời Nguyễn, vùng biên giới phía bắc được nhắc đến bao gồm sáu ngoại trấn của Bắc Thành,3 sau cải cách Minh Mệnh đổi thành sáu tỉnh Quảng Yên, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hưng Hoá, Thái Nguyên và Cao Bằng. Các tỉnh này đều có đường biên giới giáp với phía Nam Trung Quốc, Cụ thể là:

Tỉnh Quảng Yên4: gồm hai phủ


Tiên Yên). Các cửa ải giáp với biên giới nước Thanh thuộc tỉnh này bao gồm: Ải Quỳ Ma: thuộc xã Kiên Mộc, giáp Lăng Động, châu Thượng Tư, phủ Nam Ninh tỉnh Quảng Tây nhà Thanh. Ải Bắc Cương: ở làng Đồng Nhân cách châu Tiên Yên 83 dặm về phía Bắc, giáp điếm Quận Đương châu Thượng Tư nước Thanh. Ải Thác Mang: ở xã Vạn Xuân, cách Hải Ninh 2 dặm về phía Bắc, giáp đồn phủ Đông Hưng ở nơi phân giới với Khâm Châu nước Thanh. Các ải Bạch Thạch, Thôn Thiên, Hoàng Trúc, ải Bương, Lý Lê thuộc xã Yên Lương, tiếp giáp động Tư Lặc nước Thanh, cũng là đường buôn bán của người phương Nam và phương Bắc. Các bảo được phân bố ở nhiều nơi như Yên Khoái, Ninh Hải, Tĩnh Hải, Chàng Sơn… Loại địa hình chủ yếu ở đây là biển và núi, chủ yếu là núi đá vôi. Do sự đan xen của các loại địa hình và ảnh hưởng của khí hậu biển nên khí hậu nơi đây tương đối phức tạp. Sách Đại


3 Lê Quý Đôn trong Kiến văn tiểu lục có chép từ thời Lê Mạt các trấn Tuyên Quang, Yên Quảng, Cao Bằng, Hưng Hóa, Thái Nguyên và Lạng Sơn được coi là ngoại trấn, Xem thêm Lê Quý Đôn: Kiến văn tiểu lục, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2007, tr. 405.

4 Quảng Yên nay là tỉnh Quảng Ninh

Nam nhất thống chí cho rằng đây là nơi “địa thế xa lánh mà xung yếu, trong thì giữ vững cương vực, ngoài thì khống chế đất Thanh… đồn ải, hải đảo quanh co, sông bến khuất khúc, cũng là nơi then chốt ở ven biển” [83, tr. 15].

(Quả





(gồ

(Trung

(Trung Quốc). Có hai phủ

(gồ, châu Văn

). Các tấn


), đồ

). Các đồn gồ


(thuộ



), (thuộ




), đồn Na Dương, đồ

, đồ . Các dịch trạm gồ



. Ải chính là

[99, tr. 593-649]. Lạng Sơn không những là cửa ngò thông thương chính giữa Việt Nam và Trung Quốc mà còn có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng. Theo ghi chép trong Đại Nam nhất thống chí thì “bên trong liên tiếp Cao Bằng, bên ngoài khống chế tỉnh Quảng Tây, giữ miền thượng du về mặt bắc, chẹn đường xung yếu về mặt Nam” [83, tr. 433].

Tỉnh Cao Bằng: Gồm 2 phủ và 6 huyệ (gồ

, trong đó huyện

(gồ

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí