Các Biện Pháp Xây Dựng Lực Lượng Thủy Quân Mạnh, Chuyên Trách An Ninh - Phòng Thủ Biển

chúa Nguyễn, kinh nghiệm từ sự trải nghiệm trực tiếp của thủy quân Nguyễn Ánh trong cuộc đọ sức với Tây Sơn, nếu được kế thừa và phát huy tốt sẽ là những yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh vượt trội cho thủy quân nhà Nguyễn, đặc biệt là hải quân.

Thực tế chứng minh rằng, thủy quân nhà Nguyễn có sự gắn bó chặt chẽ với biển, thường xuyên sử dụng đường biển làm con đường giao thông thuận tiện trong các chuyến công cán ra Bắc, vào Nam hay đi sứ Trung Hoa, đến các quốc gia biển ở tiểu Tây dương, Tây dương. Những yêu cầu của việc bang giao đó cùng nhận thức của vua Nguyễn về tầm quan trọng của việc thu thập tin tức các nước phương Tây và kỹ thuật phương Tây qua những chuyến công cán vượt biển đến các nước vừa là thuận lợi vừa là thách thức để thủy quân nhà Nguyễn được rèn luyện, xây dựng thành một lực lượng thủy quân mạnh, quen thuộc sóng gió biển khơi. Bên cạnh đó, công tác vận tải vật hạng công đường biển diễn ra thường xuyên cũng góp phần làm tăng hiệu lực đi biển của thủy quân triều Nguyễn, nhất là dưới triều Gia Long, Minh Mạng: “Từ trước tới giờ, trong Kinh phái đi đường biển gặp có sai phái qua lại biển lớn, sóng gió, đều chở đúng phương pháp, chuyến đi chuyến về, hết thảy đều được thanh thỏa. Còn thuyền nào sai phái đi đường biển nơi gần, phần nhiều vì việc vận chở không quen, sơ suất bỡ ngỡ đi hay đậu hoang mang lầm lẫn, nhân đó mà thường thường hỏng việc. Xem thế thì việc đi đường biển, quan quân tập quen đường biển, thấy có thành hiệu, đem so với những người chưa từng am hiểu quen thạo, thì đằng nào hơn, đằng nào kém ư?” [69, tr.828].

Như vậy, sự thông thạo sông nước của cư dân Việt Nam (ngoại trừ một vài bộ phận như cư dân người Việt (người Kinh) ở vùng châu thổ sông Hồng), sự quen thuộc đường biển, gắn bó với biển khơi của thủy quân nhà Nguyễn, sự kế thừa những thành tựu của đội thủy quân mạnh dưới thời các chúa Nguyễn là những thuận lợi để các vua Nguyễn có thể xây dựng lực lượng thủy quân mạnh, nhất là hải quân. Điều quan trọng chỉ là các vua Nguyễn có đủ tài năng và sáng suốt để khai phóng và phát huy tốt những tiềm năng đó hay không!

2.2. Các biện pháp xây dựng lực lượng thủy quân mạnh, chuyên trách an ninh - phòng thủ biển

2.2.1. Lực lượng thủy quân chuyên trách an ninh - phòng thủ biển của nhà Nguyễn

Điều kiện đặc điểm địa lý tự nhiên của nước ta, đường bờ biển dài suốt, hệ thống sông ngòi chằng chịt luôn yêu cầu tính cơ động và linh hoạt của thuyền bè từ sông ra biển và từ biển vào đất liền. Do đó, dưới triều Nguyễn, lực lượng hải quân và thủy quân nội thủy dù có những bước phát triển so với nhiều triều đại trước song vẫn chưa hoàn toàn tách biệt về chức năng, nhiệm vụ hoạt động trên sông và trên biển. Một đội thủy quân mạnh phải là lực lượng có khả năng tác chiến cả trên sông và trên biển. Đặc điểm này càng nổi bật và thể hiện rò nét ở các tỉnh ven biển. Vì vậy, biện pháp huấn luyện thủy quân của nhà Nguyễn cũng đồng thời là biện pháp huấn luyện hải quân và ngược lại.

Tuy chưa có sự tách biệt hoàn toàn giữa thủy quân nội thủy và hải quân trong nhiệm vụ và huấn luyện song chỉ có bộ phận thủy quân đóng tại Kinh thành và các tỉnh ven biển mới là lực lượng chủ chốt thực thi chính sách an ninh - phòng thủ biển. Bộ phận này sẽ phát huy được ưu thế của đặc điểm cư trú, sinh sống và hoạt động ven biển. Đó là sự quen thuộc những đặc trưng và biến đổi của khí hậu, sóng gió vùng biển, sự nhanh chóng, tiện lợi khi triển khai nhiệm vụ trong những tình huống bất ngờ. Do đó, đây là lực lượng chuyên trách an ninh - phòng thủ biển đắc lực nhất của nhà Nguyễn. Nhiệm vụ chính yếu là trực tiếp tuần tra, canh phòng trên biển, áp tải thuyền vận tải, thuyền công cán đường biển hay tham gia phòng thủ tại các tấn, bảo, sở, pháo đài nơi cửa biển, trên hải đảo cùng các lực lượng quan chế Tấn thủ, Thủ ngữ, Thủ úy, Thành thủ úy.

Nằm trong quy chế chung của tổ chức quân đội và tổ chức thủy quân, lực lượng thủy quân chuyên trách an ninh - phòng thủ biển gồm hai bộ phận. Bộ phận thứ nhất là lính vệ thủy quân đóng quân tại Kinh thành và các tỉnh ven biển, còn gọi là tuyển binh thủy quân. Đây là lực lượng nằm trong quân chế chính quy và tại ngũ. Bộ phận thứ hai là lính cơ thủy quân, còn gọi là biền binh thủy quân hay mộ binh thủy quân. Đó là lính mộ địa phương, không thường xuyên tại ngũ. Số lính này được chia thành các ban, luân phiên về quê làm ăn trong thời bình nhưng khi triều

đình triệu tập thì sẵn sàng tại ngũ1.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.


1 Theo binh chế của quân đội triều Nguyễn, lính tòng quân được chia thành hai lực lượng: lính vệ lính cơ. Lính vệ (còn gọi là tuyển binh) là đội quân chính quy, thường tại ngũ, đóng ở Kinh kỳ cùng các tỉnh thành. Lính cơ (biền binh hay mộ binh) là lính mộ địa phương, lúc thời bình được luân phiên về quê làm ruộng nhưng khi Nhà nước triệu tập thì đều tại ngũ, chủ yếu là lực lượng bổ

Chính sách an ninh ­phòng thủ biển của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX 1802 - 1858 - 7

Đối với nhà Nguyễn, sự thành lập vương triều năm 1802 là thành quả của biết bao khó khăn, gian nguy. Bằng những kinh nghiệm thực tế từ cuộc chiến với Tây Sơn, các vị vua đầu triều (Gia Long, Minh Mạng) trực tiếp trải nghiệm chiến tranh đã hiểu rất rò giá trị và vai trò của sức mạnh quân đội, sức mạnh thủy quân trong việc duy trì, bảo vệ nền thống trị của vương triều cũng như sự yên bình và chủ quyền quốc gia. Vì vậy mà, trong nhận thức của nhà Nguyễn, “binh là việc lớn của nước, không binh thì lấy gì giữ nước?”, “quân là nanh vuốt của nước, tướng là đầu mục của quân” [65, tr.916; tr.870-871]; trong đó, “thủy sư ở các thuyền rất liên quan đến việc quân chính” [53, tr.395]. Trên cơ sở những nhận thức này, sau khi lên ngôi, các vị vua đầu triều ra sức xây dựng, huấn luyện thủy quân. Mục đích chính là đảm bảo một đội thủy quân đông về số lượng, mạnh về chất lượng, sẵn sàng, tích cực thực hiện nhiệm vụ an ninh, quốc phòng biển. Đó là mong muốn chung của nhà Nguyễn cũng như của tất cả các triều đại khi điều hành, quản lý đất nước.

2.2.2. Xây dựng lực lượng thủy quân đông về số lượng

Phương châm của nhà Nguyễn là quân đội được xây dựng trên tinh thần “quân lính quý ở chỗ tinh thục, chứ không quý ở chỗ nhiều người” và “mọi việc bên phương Tây thì Anh Cát Lợi là rất mạnh, mà quân số không quá 5, 6 vạn” [63, tr.29]. Tuy nhiên, qua các biện pháp huấn luyện thực tế, ta thấy rằng Nhà nước đang ra sức xây dựng một lực lượng thủy quân không chỉ hiệu quả về chất lượng mà còn đông đảo về quân số. Đó cũng là mục tiêu chung đặt ra trong chiến lược xây dựng quân đội của nhà Nguyễn. Điều này phần nào được Minh Mạng nhận định khi đánh giá về quân số dưới triều đại mình: “quốc triều ta quân số rất nhiều” [63, tr.29].

* Nhà nước tăng số quân lính biết các phép thủy chiến bằng biện pháp huấn luyện bộ binh kỹ thuật chiến đấu của thủy binh

Từ nhận thức nước ta “bờ biển dài suốt, nơi nào cũng có phần sông, hoặc khi bỏ thuyền mà đánh bộ cũng có hoặc khi phải dời khỏi doanh trại mà đánh úp mặt thuỷ cũng có” [69, tr.530-531], nhà Nguyễn đã ra quy định “bộ Binh không thể không biết thuỷ chiến, mà thuỷ binh không thể không biết bộ chiến để phòng dùng trong những lúc lâm cơ ứng phó vội vàng” [69, tr.530-531]. Bên cạnh đó, quan văn


sung thêm cho quân chính quy. Phép luân phiên đó gọi là "biền binh định lệ", tổ chức các đơn vị thành ba phiên, trong đó hai phiên được cho về quê, chỉ giữ lại một phiên tại ngũ, khi hết hạn, các phiên lại thay nhau sung quân dịch [109].

cũng được động viên tích cực luyện tập vò nghệ, học cách bắn súng cho tinh thạo để phòng khi hữu sự: “việc bắn là một nghề trong 6 nghề. Đó không chỉ là phận sự của quan vò, mà cả quan văn lúc rỗi việc cũng nên diễn tập” [54, tr.382] và “nước nhà dùng người, văn hay vò đều không coi khác nhau: quan văn cũng muốn cho biết nghề vò, quan vò cũng muốn cho biết việc văn; cho nên Tổng đốc các tỉnh, có viên là quan văn, viên là quan vò xen nhau. Các quan văn đừng cho việc súng nhỏ súng lớn là phận sự của nhà vò mà không chịu khó diễn tập” (tháng 8 năm 1839) [69, tr.557]. Do vậy, “quan ở Kinh, văn từ Khoa đạo, viên Ngoại lang trở lên, vò từ Quản vệ trở lên, diễn tập bắn súng điểu sang ở diễn trường trong khu đài Đông Ba” (tháng 8 năm 1839) [69, tr.557].

Những biện pháp đó nếu được thực hiện tốt, nhà Nguyễn dù có chủ trương “quân cốt tinh không cốt đa” nhưng tự bản thân các biện pháp sẽ vẫn tạo nên một đội ngũ thủy quân đông đảo và hiệu quả.

* Nhà nước tăng số lượng thủy quân không thường trực qua chính sách biền binh định lệ1

Cũng giống như các triều đại trước đó, trong tổ chức quân đội nói chung và thủy quân nói riêng, nhà Nguyễn sử dụng chính sách “biền binh định lệ”. Theo lệ định năm 1834, “những địa phương ven biển khi gặp việc khẩn cấp, duy dùng loại thuyền nhanh nhẹ là được việc nhất. Vậy ra lệnh cho các hạt sở tại, tùy theo công việc nhiều hay ít, lấy khoản chi của tiền công, đóng vài ba chiếc. Rồi mộ dân ven biển làm người lái và thủy thủ, mỗi thuyền có độ trên dưới 20 người, lập làm đội thủy binh của tỉnh. Khi vô sự, cho họ về làm ăn; khi có việc cần kíp, việc tuần tiễu, việc thông báo hoặc việc chuyên chở chút ít đồ vật thì dùng đến thuyền này”. Rồi may phát cho cờ hiệu (cờ dùng vải vàng đề mấy chữ: “Thuyền công tấn sở mỗ”) [68, tr.138]. Việc dự bị trước một lực lượng thủy quân không tại ngũ để huy động khi cần kíp sẽ giúp nhà Nguyễn chủ động đủ lực lượng ứng phó và thực thi nhiệm vụ. Chính sách này cũng làm tăng quân số thủy quân không thường trực.

Nguồn gốc xuất thân của thủy quân không thường trực chủ yếu là những người làm nghề “sinh nhai trên mặt nước”. Đối với bộ phận này, vì “chẳng như dân hương thôn làm ruộng là nghề căn bản” nên chính sách của Nhà nước “cũng phải

1 Dưới triều Lý - Trần, biện pháp chia ban để quân lính luân phiên về quê sản xuất được gọi là chính sách “ngụ binh ư nông”.

liệu mà điều chỉnh cho hợp nghi” [68, tr.763]. Năm 1835, Minh Mạng xuống Dụ cho dân thủy cư Nghệ An, “hằng năm, cứ đến tháng 3 và tháng 8, là lúc việc làm ruộng đã vãn, đều được gọi đến tỉnh cấp cho tiền, gạo và khí giới, phái theo viên biền thuộc tỉnh coi quản nhận lĩnh cho theo thao diễn, khiến họ biết kỷ luật việc quân. Nếu có việc trưng dụng bất kỳ thì lập tức gọi ra sai phái, xong việc thì thôi. Nếu trong một năm, tổng số trưng dụng đến 6 phần trở lên, thì cho miễn hết thuế thân năm ấy; nếu từ 5 phần trở xuống, thì liệu tính theo phân số mà giảm bớt, hoặc người đi thì miễn, người ở nhà thì phải nộp cả, chuẩn cho đến kỳ sẽ tâu xin, cốt sao cho thoả thuận nhân tình, lúc làm, lúc nghỉ, cũng được yên vui, lâu dần tập quen, đều có thể sử dụng được”. Sau đó, lệ định được thay đổi, hằng năm cứ tháng 2, tháng 5, tháng 8, tháng 11 “gọi một nửa đến luyện tập, để một nửa ở lại làm ăn” [68, tr.763].

* Nhà nước tăng cường tuyển quân, bổ sung lính thủy hàng năm

Qua thống kê phụ lục Bảng 2.1 (Quân chế thủy quân nhà Nguyễn) ta thấy rằng số lượng thủy quân dưới triều Nguyễn không phải là một con số bất biến qua các năm mà luôn có sự thay đổi. Nhìn chung sự thay đổi đó theo hướng bổ sung quân số để ngày càng hoàn thiện về quân hiệu, từ thủy cơ đến thủy vệ. Bên cạnh đó còn là sự hoàn thiện về số đơn vị trong quân hiệu. Ví như ở một số tỉnh thành, quân số tăng nhanh, có thể tổ chức thành 2-3 (hoặc vệ) thủy quân. Số lượng thủy quân dưới triều vua Gia Long, Minh Mạng có xu hướng tăng ổn định hơn các triều vua kế tiếp.

Trong quân chế, thủy sư tại Kinh thành được tập trung tuyển bổ qua các năm với số lượng đông đảo nhất. Năm 1802, Gia Long đặt ra 5 doanh (Nội thủy, Tiền thủy, Tả thủy, Hữu thủy, Hậu thủy). Năm 1835, khi thấy “thủy quân ở Kinh chỉ có Thủy vệ Trung, Tiền, Tả, Hữu, Hậu, và vệ Nội thủy, sai phái không đủ” nên Nhà nước đặt thêm 4 vệ, thành đủ 10 vệ. Năm 1836, cũng do “công việc thủy quân lớn và nhiều”, Minh Mạng đặt thêm 5 vệ, cùng với 10 vệ trước đã nâng tổng số vệ Thủy quân lên thành con số 15 [54, tr.135-136]. Bên cạnh Kinh thành, các tỉnh cũng thường xuyên được tuyển bổ để bổ sung quân số như tỉnh Hải Dương, Thanh Hóa những năm 1840, 1841.

Tuy nhiên, có những thời điểm và ở những tỉnh, quân số thủy quân bị giảm sút, việc tuyển bổ thủy quân gặp nhiều khó khăn khi hiện tượng lính thủy trốn khỏi quân ngũ như trường hợp thủy quân ở Quảng Yên dưới triều Minh Mạng. Năm

1841, do lính mộ thủy quân lần lượt trốn thiếu nên số lính thủy từ 102 người năm 1839 (được chia thành đội Tuần hải 1 đội Tuần hải 2), nay chỉ còn 44 người, đủ quân số cho 1 đội nên tất cả đều được dồn vào đội Tuần hải 1. Đến năm 1846, Quảng Yên mới mộ được thêm 33 dân ngoại tịch bổ sung làm đội Tuần hải 2.

Bên cạnh đó, những “kẻ có vật lực” cũng tìm nhiều mánh khóe để trốn tránh quân dịch, gây không ít khó khăn cho tuyển bổ lính thủy. Trong tập thỉnh an của Bố chính tỉnh Khánh Hoà Nguyễn Văn Điển được Minh Mạng phê chuẩn vào tháng 9 năm 1835 phần nào phản ánh rò vấn nạn này: “Các xã thôn ở ven biển thuộc tỉnh hạt được lựa chấm làm 10 đội Thuỷ binh. Những kẻ có vật lực thường thường tìm cách bỏ chỗ này đến chỗ khác, len lỏi vào các hiệu ở các nha môn. Một khi có thiếu [về thuỷ binh] thì sự bắt lính rất khó! Vậy xin từ nay, không được tự tiện len lỏi vào các nhà khác để cho kẻ nghèo người giàu cùng giúp nhau, khó nhọc thong thả cùng san sẻ, ngạch lính mới mong được thường đủ số” [68, tr.759].

Các vua Nguyễn, nhất là Minh Mạng, trên thực tế đã nhìn nhận sự tăng giảm của quân số thủy quân như là một thực trạng khó tránh khỏi: “Tuyển lính là chính sự trọng đại, quý ở chỗ châm chước vừa phải, không hề làm nặng hay nhẹ một mảy nào, chứ không phải muốn tăng dân để thêm lính. Huống chi từ khi điểm đinh tuyển lính đến nay hơn 30 năm, số người há lại không tăng, giảm?” [68, tr.947].

Với các biện pháp đó, số lượng thủy quân dưới triều Nguyễn về cơ bản tăng qua các năm. Quân số tăng sẽ giúp hoàn thiện hơn về quân hiệu (thủy cơ thủy vệ).

Trong số 23 tỉnh được đặt hiệu thủy quân (gồm cả Thừa Thiên), hầu hết đều ven biển (phụ lục Bảng 2.1: Quân chế thủy quân nhà Nguyễn). Đến năm 1840, các tỉnh Ninh Bình, Hưng Yên, Quảng Ninh do quân số ít nên quân chế chỉ có đội Thủy binh1, các tỉnh còn lại đều là Thủy vệ (vệ Thủy quân).

Tại Kinh sư, quân hiệu thủy quân cao nhất là các doanh (Thủy doanh), dưới doanh là các cơ (cơ Thủy quân/Thủy cơ) hoặc vệ (vệ Thủy quân/Thủy vệ)2, dưới



1 Đến năm 1840, Ninh Bình chỉ có 2 đội Thủy binh (đội Thủy binh 1 đội Thủy binh 2), Hưng Yên chỉ 1 đội Thủy binh Hưng Yên và Quảng Yên có 2 đội Tuần hải (đội Tuần hải 1 đội Tuần hải 2)

2 Triều Gia Long và nửa đầu triều Minh Mạng đặt Thủy cơ (cơ Thủy quân). Từ năm 1834, Minh Mạng bắt đầu thăng Thủy cơ của các tỉnh thành Thủy vệ.

(hoặc dưới vệ) là các đội (đội Thủy quân). Ngay sau khi lên ngôi năm 1802, Gia Long đã chia thủy quân Kinh sư thành 5 doanh (Nội thủy, Tiền thủy, Tả thủy, Hữu thủy, Hậu thủy). Các doanh gồm nhiều chi Thủy quân vệ Thủy quân (3 chi Trung, Tiền, Hậu và 5 vệ Ngũ tiệp Trung, Tiền, Tả, Hữu, Hậu đều thuộc 5 doanh). Đến năm 1836, Minh Mạng chia đặt lại thành 3 doanh, mỗi doanh gồm 5 vệ [54, tr.135-136]. Ở các tỉnh, quân hiệu thủy quân cao nhất là các vệ hoặc , còn doanh chỉ được đặt tại Kinh sư; dưới vệ, đội (đội Thủy quân). Theo quy chế thống nhất trong cả nước năm 1836, mỗi vệ gồm 10 đội.

Lực lượng thủy quân được tuyển chọn cũng chủ yếu là dân thủy cư ở các xã ven biển, ven sông, thạo sông nước với các nghề chở thuyền và chài lưới.

Về số lượng thủy quân, theo thống kê năm 1836, quân số thủy quân Kinh sư Thừa Thiên có số lượng nhiều nhất, với 7.742 người, chiếm khoảng 1/3 thủy quân cả nước (tổng số lính thủy năm 1840 ước tính khoảng hơn 20.378 người)1 (phụ lục Bảng 2.1: Quân chế thủy quân nhà Nguyễn).

Ở Bắc Thành, tỉnh có số lượng thủy quân đông nhất là Hải Dương (năm 1840 có 1.667 người với 3 vệ Thủy quân), Nam Định (năm 1831 có 1.512 người với 3 cơ Thủy quân, năm 1834 được đổi thành 3 vệ Thủy quân). Ở miền Trung, Thanh Hóa và Nghệ An là các tỉnh chiếm tỉ lệ cao nhất. Thanh Hóa, năm 1838, có 1.026 lính thủy trong quân chế 2 vệ. Nghệ An, năm 1835, có 517 người của Tả Thủy cơ, đó là chưa kể số lính thủy của Hữu Thủy cơ Nghệ An. Ở các tỉnh Miền Nam, Vĩnh Long có

1.079 lính thủy với 2 Thủy vệ Tả, Hữu vào năm 1836. Gia Định, năm 1836, có 1.040 lính thủy với 2 Thủy vệ. Định Tường, năm 1834, có 1.000 thủy quân với 2 Thủy cơ (năm 1836 đổi thành 2 Thủy vệ). Biên Hòa có hơn 800 lính thủy với 2 vệ Thủy quân năm 1836.

Ngạch quan chế thủy quân cũng có sự phân biệt nơi Kinh thành và các tỉnh. Tại Kinh thành, Đô thống, Đề đốc là những người thống lĩnh Thủy sư, số lượng đều 1 người, hàm Chánh Nhị phẩm; dưới Đô thống, Đề đốc Hiệp lý, 1 người, quan


1 Số liệu ghi chép trong Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ chưa đủ để thống kê chính xác số lượng thủy quân của nhà Nguyễn ở Kinh thành và các tỉnh trong cùng 1 năm. Vì vậy, ở đây chúng tôi tạm so sánh quân số thủy quân Kinh sư năm 1836 với tổng số lính thủy năm 1840 vì từ năm 1836 đến năm 1840 không thấy ghi chép sự thay đổi quân số thủy quân trong Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ.

Nhị phẩm bên văn. Vệ úy đứng đầu các vệ, số lượng 1 người, hàm Chánh Tam phẩm; dưới Vệ úy Phó Vệ úy, 1 người, hàm Tòng Tam phẩm, tuy nhiên cũng có những tỉnh, vệ Thủy quân do Phó Vệ úy chỉ huy khi chưa có Vệ úy. Cai đội là người phụ trách đội Thủy quân, số lượng 1 người/1 đội, hàm Chánh ngũ phẩm. Ngoài cai đội, mỗi đội còn chịu sự quản lãnh của 2 đội trưởng hàm Chánh Thất1phẩm) và 2

Ngoại ủy đội trưởng [54, tr.18].

Trong khi đó, ở các tỉnh, chỉ những tỉnh lớn mới được đặt chức Đề đốc hoặc Lãnh binh hàm Chánh Tam phẩm, Phó lãnh binh hàm Tòng tam phẩm; số lượng đều 1 người. Các tỉnh nhỏ hơn được đặt 1 Lãnh binh hoặc 1 Phó lãnh binh. Các chức quan này sẽ đảm trách việc binh trong toàn tỉnh, trong đó có thủy binh, mà không phải đảm trách riêng thủy quân như nơi Kinh thành.

Như vậy, trong cả nước, Kinh sư vẫn là nơi được tăng cường phòng bị nghiêm ngặt nhất. Điều này được lý giải bởi “Kinh sư là căn bản của nước nhà, ở chỗ trọng địa khống chế nơi khinh, phải thêm nhiều quân cứng mạnh mới đủ làm cho cuộc bảo vệ thái bình được hùng tráng” (tháng 5 năm 1836) [68, tr.946].

Đối với các tỉnh ven biển, Thanh Hóa, Bình Định được Nhà nước lựa chọn làm những “cửa biển trung độ” cho tàu thuyền dừng chân trên con đường giao thông, vận tải vật hạng công từ Bắc thành và từ các tỉnh miền Nam về Kinh đô. Cửa biển Nam Định là điểm xuất phát ra biển của các chuyến thuyền vận tải công ở Bắc thành; Hải Dương có miền duyên hải “phần nhiều là nơi đầm vực để cho giặc biển ẩn nấp, mà trong đó thì Đồ Sơn ở Hải Dương lại càng xung yếu” [66, tr.874-875]. Có lẽ do đều là những điểm quan trọng trên tuyến đường hải vận trong nước mà nhà Nguyễn đã tập trung một số lượng đông đảo thủy quân trấn giữ phận biển các tỉnh này. Thủy cơ Nghệ An được tuyển từ dân thủy cư tỉnh Nghệ An và dân chính cư của tỉnh Hà Tĩnh liền kề. Điều này phần nào lý giải Hà Tĩnh tuy là một tỉnh ven biển nhưng không có quân chế ngạch thủy quân.

Các tỉnh còn lại hầu hết có số lượng thủy quân không nhiều, nhất là những tỉnh quan trọng ở địa đầu hải giới như Quảng Yên, Hà Tiên lại có số lượng thủy quân rất ít. Thủy quân Quảng Yên năm 1839 có 102 người, được tuyển từ châu Vạn Ninh. Với số quân ít ỏi đó, quân hiệu thủy quân Quảng Yên chỉ là hai đội Thủy binh



1 Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ bản dịch ghi là “Chánh Nhất phẩm”, có lẽ đã có sự sai sót [53, tr.18]

Xem tất cả 265 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí