Xây Dựng Lực Lượng Thủy Quân Tinh Nhuệ Trong Chiến Đấu

mang tên đội Tuần hải 1 đội Tuần hải 2. Đến năm 1841, với sự bỏ trốn của nhiều lính thủy, quân số thủy quân của tỉnh còn 44 người, đủ quân chế vào đội Tuần hải 1. Năm 1846, tỉnh mộ thêm được 33 dân ngoại tịch, lập lại đội Tuần hải 2. Trong khi đó, năm 1834, Thủy cơ Hà Tiên có 214 người, đến năm 1836 tăng lên thành 328 người1. Tuy nhiên, đây chỉ là lực lượng thủy quân tại chỗ (thủy quân của các tỉnh).

Nguyên nhân số lượng thủy quân của những tỉnh này không nhiều một phần là do sự khó khăn trong việc tuyển lính. Tổng số dân đinh của Quảng Yên và Hà Tiên là những con số nhỏ, trong khi số lính tuyển (trong đó có lính thủy) được lấy từ số dân đinh tính theo những tỉ lệ cụ thể mà Nhà nước quy định cho phép tuyển lính ở các tỉnh2. Theo thống kê của tác giả Nguyễn Thế Anh, dưới triều Tự Đức, Quảng

Yên là tỉnh có số dân đinh thấp nhất với 3 639 dân đinh; Hà Tiên ở vị trí thứ hai với 5 728 dân đinh. Trong khi đó, 78 268 là tổng số dân đinh của Nam Định - một tỉnh ven biển có số dân đinh đông nhất trong các tỉnh thành được thống kê3 [2, tr.18-19]. Vì vậy, không riêng ngạch thủy quân, số binh lính trong các ngạch quân khác (như


1 Bên cạnh Thủy cơ Hà Tiên, trong lực lượng tuần phòng biển của tỉnh Hà Tiên còn có sự tham gia của 6 đội thuộc Tả cơ Hà Tiên trên đảo Phú Quốc. Thành phần đều là những “tráng đinh các xã thôn được toàn trừ, thuộc đảo Phú Quốc, từng trốn tránh [quân ngũ], sức cho chiêu dụ, hiện được 136 người, vẫn cho ở lại đảo Phú Quốc để tuần hành phòng bị mặt bể. Còn thiếu 257 người nữa, vẫn giữ nguyên ngạch, đợi sau chiêu dụ về cho đủ số” [54, tr.171].

2 Ngay sau khi lên ngôi (1802), Gia Long đã “chuẩn định cho những nơi: Nghệ An, Thanh Hóa và

Bắc Thành, chiếu sổ năm Giáp Dần cứ 7 suất đinh , lấy 1 lính. (...) Còn những trấn: Tuyên Quang, Hưng Hóa Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên và Quảng Yên, thời 10 người lấy 1” [53, tr.240- 241]. Đến năm 1836, Minh Mạng ra lệ định: “Tỉnh Quảng Yên lại thi hành tuyển chọn lần nữa, chiếu lệ 7 đinh tuyển lấy 2. (...) Còn như các phường về đường thủy, xét phường nào chịu lính tuyển chỉ được 9 tên trở xuống, còn dôi ra 5, 6 tên cũng cho tuyển lấy một tên. Nếu đã được 10 tên trở lên thời miễn tuyển, còn số dôi ra 6 đinh và 5 đinh cho phủ huyện sở tại sung bổ vào lính lệ” [53, tr.248]. Đối với tỉnh Hà Tiên, “huyện Long Xuyên ở tỉnh Hà Tiên, chiểu xét đồn điền nộp riêng, cùng lính tuyển trước, và dân ở sổ, khấu trừ đi 1 phần rồi tuyển, cứ 5 đinh lấy 1 lính. Thôn xã nào không đủ 5 đinh mà hiện chỉ có 4 đinh, cũng cho tuyển 1, còn 3 đinh trở xuống xem xét cho miễn” (năm 1833) [54, tr.244]; “thời lính tuyển ở Nam kỳ, xin cho theo lệ 5 đinh lấy 1, như ở An Giang, Hà Tiên, mà làm” (năm 1834) [54, tr.244].

3 Theo bảng thống kê Số dân đinh các tỉnh trong Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều

Nguyễn, tác giả Nguyễn Thế Anh đã thống kê số dân đinh của 31 tỉnh trong cả nước qua các năm 1829, 1836, 1840 và dưới triều vua Tự Đức. Tuy nhiên, chỉ dưới triều Tự Đức thì các con số mới được thống kê một cách đầy đủ nhất [2, tr.18-19].

bộ binh) của hai tỉnh này cũng không nhiều và được bổ sung bằng số lính mộ ngoại tịch của các tỉnh từ Quảng Bình trở vào Nam [54, tr.170-171; tr.192-193].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.

Riêng với ngạch thủy quân, số lính thủy của quân thủy Quảng Yên chỉ được tuyển trong phạm vi một châu Vạn Ninh hẻo lánh, giáp biển, giáp địa giới nước Thanh, trong khi lính thủy đã được tuyển bổ lại bỏ trốn nhiều. Con số 33 lính thủy được tuyển để bổ sung vào đội Tuần hải 2 (năm 1846) lại là dân ngoại tịch1. Đối với

Hà Tiên, đến trước năm 1825, nơi đây vẫn là “một còi trấn ấy ở xa mãi một góc ngoài biên, trước đây mới thoát khỏi cỏ sậy um tùm, ruộng đất chưa được mở mang, đời sống của nhân dân còn eo hẹp” [52, tr.251]. Thế nhưng, ngay cả khi dân cư đã “yên cư tụ họp” thì một bộ phận cư dân Hà Tiên lại đóng thuế cho Nhà nước để hành nghề và không phải tham gia vào việc tuyển lính. Năm 1834, Minh Mạng chuẩn định: “lấy 2 đội lính tuyển 1 và 2 ở cơ Hà Điện [của ngạch binh Hà Tiên] trước cùng dân các hạng thực nạp (nộp thóc, nộp tiền), biệt nạp (nộp hóa vật), đồn điền, hoàng lạp (sáp ong) tính toán trừ đi một phần, còn lựa được 214 tên, dồn bổ làm 4 đội 1, 2, 3 và 4 ở Thủy cơ Hà Tiên” [54, tr.170]. Trong khi đó, số người làm nghề lại không phải là con số nhỏ: “Người Kinh người Man ở lẫn nhau, quá nửa làm nghề buôn bán”, “người Trung Quốc, người Cao Mên, người Chà Và hay ở ven biển để sinh nhai; người ta không định cư một chỗ mà thiên di không thường” [25, tr.11].

Chính sách an ninh ­phòng thủ biển của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX 1802 - 1858 - 8

Quân số thủy quân địa phương không nhiều không đồng nghĩa với việc Nhà nước ít tập trung đảm bảo an ninh - phòng thủ ở hai tỉnh Quảng Ninh, Hà Tiên. Lực lượng phòng thủ này được bổ sung bằng số lượng đông đảo thủy quân Kinh kỳ thường xuyên tuần tra, kiểm sát các hoạt động trên phận biển hai tỉnh (xin được trình bày cụ thể hơn ở chương 4).

2.2.3. Xây dựng lực lượng thủy quân tinh nhuệ trong chiến đấu

Nằm trong phương châm chung về xây dựng quân đội của nhà Nguyễn và cũng là mong muốn của nhà cầm quyền các thời kỳ, mục tiêu xây dựng lực lượng

1 Quân lính bỏ trốn và Nhà nước không bổ sung được đủ quân số là tình trạng chung của các ngạch quân triều Nguyễn, trong đó có thủy quân nhiều tỉnh mà không phải chỉ riêng thủy quân Quảng Yên. Bên cạnh đó, nguồn bổ sung quân lực cho số quân ít ỏi của nhiều tỉnh miền Bắc và một số tỉnh miền Trung, miền Nam được chiêu nạp từ dân các tỉnh khác của miền Trung và miền Nam, nhất là từ Quảng Bình trở vào Nam, mà ít thấy trường hợp ngược lại (tức dân binh miền Bắc làm lực lượng bổ sung cho quân số miền Trung hoặc miền Nam) [54, tr.154-204].

thủy quân mạnh được các vua Nguyễn chú trọng ở sự tinh nhuệ. Tiêu chí quan trọng đầu tiên của sự tinh nhuệ là tuyển chọn một đội quân khỏe mạnh về thể lực và Nhà nước có trách nhiệm nuôi dưỡng sức mạnh thể lực ấy.

Chất lượng thể lực thủy quân được kiểm tra định kỳ để đảm bảo sự mạnh khỏe của quân lính. Theo lệ định năm 1837, Nhà nước cử phái viên Kinh thành đến quân doanh các tỉnh Bắc kỳ để đánh giá thực trạng, lấy lệ 3 năm 1 lần: “() cho biền binh các tỉnh ở Bắc kỳ, họp lại tất cả, rồi phái ra một viên Thống chế ở quân Vũ lâm cùng một viên khoa đạo đi đến Hà Nội, Bắc Ninh. Một viên Đề đốc thủy sư cùng 1 viên khoa đạo đến Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, đi trước vào ngày 19 tháng giêng để kịp tới kỳ kiểm duyệt xem biền binh lính thủy, bộ ở tỉnh có được mạnh khỏe tất cả hay không (). Lại từ Lãnh binh đến các viên Suất đội, nếu như dò xét được đích xác ai là người tài giỏi có sức mạnh xuất sắc, hoặc là ốm yếu không kham nổi công việc cũng chuẩn cho trích ra thực trạng minh bạch đưa vào tờ tâu”, lấy lệ 3 năm 1 lần kiểm duyệt quân lính ở các tỉnh Nam, Bắc kỳ” [69, tr.408]. Năm 1809, khi quan Bắc Thành tâu xin cho dùng sức lính xây mỏ kè chống nạn nước xói mòn hai bên sông Nhĩ Hà (sông Hồng), Gia Long đã xuống Dụ: “Nhà nước nuôi quân cốt để phòng khi có việc, sao lại động việc gì cũng bắt làm mệt nhọc” [65, tr.743]. Do đó, thay vì bắt lính, triều đình cho chi 37.900 quan trong ngân khố để thuê dân làm và để dưỡng sức quân [65, tr.743].

Cũng trên tinh thần “binh lính để giữ nước, cốt phải tinh thực” [53, tr.359], việc “đặt ra ngạch luyện binh cốt để mạnh sức phòng thủ ở lúc vô sự, mà sẵn sàng cho sự động dụng ở lúc có việc” (tháng 6 năm 1834) [68, tr.256], thủy quân nhà Nguyễn được tăng cường huấn luyện một cách toàn diện theo phương châm luyện tập thường xuyên lúc vô sự để chủ động khi hữu sự1: “Nước nhà ở về phương Nam,

đất nhiều phần biển, thuỷ quân rất là quan trọng. Chính nên huấn luyện khiến cho thông thuộc biết rò đường biển thì lúc có việc mới mong đắc lực. Nay ở Kinh, thuỷ quân đã đặt thêm, mà các địa phương ven biển cũng đều có thuỷ quân. Vậy chuẩn cho những viên chưởng, lãnh, cai, quản ở Kinh, các Đốc, Phủ, Bố, Án Lãnh binh ở các tỉnh đều chiếu theo thuỷ binh của mình, chẳng hạn như thuyền bè, buồm, chéo, cột buồm, dây neo, người lái thuyền, các thuỷ thủ, trước phải ra lệnh cho



1 Lúc chiến tranh, khi giặc cướp hay các cuộc nổi dậy.

luyện tập kỹ càng thành thục, lại phải tập tành cho biết rò đường sông, đường biển, chỗ sâu chỗ nông, chỗ khó, chỗ dễ và đâu có cù lao, hòn đảo, đá ngầm, ghềnh thác, phải nên kiêng tránh. Rồi dạy tập bắn súng nhỏ, súng lớn, để phòng khi cần dùng. Và, những khi bình thường vô sự, phàm thuyền bè, nhà xưởng và những vật liệu phụ tùng vào thuyền, phải nên thường thường kiểm điểm sửa sang, cốt phải bền chặt vững vàng” (tháng 7 năm 1835) [68, tr.708-709].

Như vậy, một đội quân được huấn luyện toàn diện, trang bị sẵn sàng để chủ động, mạnh mẽ và tích cực chiến đấu khi hữu sự là tiêu chí quan trọng thứ hai của xây dựng đội thủy quân tinh nhuệ. Đây cũng là điểm quan trọng mấu chốt cho một phương kế phòng thủ lâu dài mà Minh Mạng đã sáng suốt nhìn nhận: "Xem ra việc binh có thể nghìn ngày không dùng đến nhưng không thể một ngày không giảng tập, nay Nhà nước nhàn rỗi, chính nên theo mùa luyện tập, cho được thành đội quân mạnh mẽ cả” (năm 1838) [69, tr.258-259]. Công tác chuẩn bị sẵn sàng khí giới, thuyền bè cũng được tiến hành nhằm đảm bảo tính tích cực cho đội thủy quân tinh nhuệ, cơ động đó.

* Trong các biện pháp huấn luyện đội thủy quân hùng mạnh, chèo, lái thuyền là những biện pháp cơ bản.

Trên hành trình đường biển, bên cạnh các yếu tố tự nhiên (gió, nước, đá ngầm,), tay nghề của lái thuyền và chân sào (thủy thủ) góp vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự an toàn, yên ổn của các chuyến thuyền. Khả năng ứng phó, sự hiểu biết sâu về đường biển và kinh nghiệm từng trải sóng gió của họ là sự đảm bảo an toàn cho sinh mạng các thuyền viên. Thế nhưng, thực trạng thủy sư Kinh kỳ năm 1827 vẫn là “vệ Thủy quân trừ 3 đội đã chọn ở Nội thủy và bỏ ra ngồi cỡi thuyền lớn là đã thông thạo ra, còn binh đinh vệ ấy và vệ Ngũ thủy, đều là kỹ thuật sơ sài, không am kỷ luật, thậm chí có người không quen bơi lặn, xuống nước là chìm ngay, chèo chở thuyền mành, hình như bù nhìn bằng gỗ, đều do các viên Thống lĩnh, Quản suất không chịu hết lòng dạy bảo, nên đến nỗi thế” (năm 1827) [54, tr.395]. Thậm chí, đến năm 1838 Minh Mạng vẫn nhìn ra thực tế: “từ trước đến nay, thuyền mành phái đi việc công, người lái phần nhiều lấy lính ra làm, trong đó, người hơi am hiểu chỉ 1, 2 người, nên khi cần đến phần nhiều không được việc, đều do lúc bình thường, việc lựa chọn, huấn luyện chưa được chu đáo” [58, tr.429].

Trước hiện thực đó, nhà Nguyễn nhận thức phải xây dựng một đội ngũ lái thuyền, chèo thuyền chuyên nghiệp, được thường xuyên thực hành các phép chèo, lái trên biển: “đất nước ta phần nhiều ven biển, thuyền mành của Thuỷ sư rất là việc quan trọng, các việc đi hay đậu cốt ở người lái và nước, mà hiểu biết đường biển hiểm hay dễ, gió, nước, thuận tiện hay không, thì người lái lại là người thầy ở thuyền, khi bình thường vô sự, nếu không chọn được người có huấn luyện sẵn, đến khi có việc bỗng đem sung phái, ví như đến lúc khát mới đào giếng, muốn cho thành công thì khó lắm” [69, tr.429]. Vì vậy, “từ nay về sau, [các viên Thống lĩnh, Quản suất] nên gia tâm dạy bảo, đốc sức, hàng ngày thay ban thao diễn, tất khiến cho lính không người nào là không khỏe, kỹ thuật không nghề gì là không biết, để xứng với chức phận đã giao cho” [54, tr.395].

- Các hình thức huấn luyện

Về cách thức huấn luyện, nhà Nguyễn chú trọng ở hai hình thức: dạy lý thuyết và huấn luyện các phép thực hành.

Về dạy lý thuyết, để huấn luyện đội ngũ chèo, lái thuyền một cách chuyên nghiệp, Nhà nước đã cho “sao lục bản đồ phận biển cửa biển các hạt và sách tập nghiệm đường biển chia giao cho các Thuỷ sư trong Kinh và tỉnh ngoài mỗi nơi một bản”, “cấp đồng hồ cát, địa bàn Tây dương, thước đo nước” [69, tr.430] làm công cụ, tài liệu hướng dẫn việc học, tuy nhiên số lượng chỉ có hạn.

Bộ phận chuyên trách giám sát công tác giảng dạy là Đề đốc Hiệp lý thuỷ sư nơi Kinh thành và Phó lãnh binh thuỷ sư ở các tỉnh. Quản suất là người trực tiếp giảng dạy bằng việc “hướng dẫn biền binh trong sổ quân, bảo ban kỹ lưỡng, đem đồ bản phận biển, cửa biển, các hạt, chỉ bảo tình hình hiểm dễ, dạy cho cách xem núi, đo nước, đem sách tập nghiệm đường biển, giảng rò ngày, giờ, tiết, hậu, dạy cho việc xem sắc gió đi, tránh, lấy can, chi ở địa bàn phân phối độ số địa cầu, dạy cho biết xem kim định hướng, để ngày càng quen biết” [69, tr.430]. Kết thúc khóa học, lái thuyền, chân sào phải tham dự kỳ thi sát hạch lý thuyết do Nhà nước tổ chức để kiểm tra chất lượng dạy và học.

Bên cạnh việc truyền dạy về lý thuyết, nhà Nguyễn còn chú trọng huấn luyện các phép thực hành, luyện tập chèo chở hàng ngày. Trong huấn luyện các phép thực hành, sự tinh nhuệ, chất lượng cũng là nội dung được quan tâm. Theo lệ định năm 1839, việc luyện tập thủy sư ở Kinh kỳ, không lấy số lượng đông mà giới hạn mỗi

ngày chỉ diễn tập phép chèo chở ở 3 thuyền của 3 doanh Thủy sư, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của các Suất đội (mỗi thuyền một Suất đội). Những người diễn tập đều thuộc cùng 1 vệ, không để người “linh tinh, ô hợp” của các vệ khác tham gia. Các nhóm luyện tập được thay đổi theo ngày, mỗi ngày là 1 nhóm khác nhau, lần lượt diễn tập thường xuyên, không chậm trễ, lười biếng. Ngay cả khi có mưa lụt ở Kinh kỳ thì thủy quân vẫn phải “đặt chỗ chèo ở trên bờ, chiểu theo lệ cưỡi thuyền diễn tập”, “nếu bỏ thiếu và không chịu làm hết sức, đều tùy nhẹ, nặng phân biệt trừng trị” [54, tr.397].

Ngoài hoạt động giám sát hàng ngày, việc luyện tập còn được quản lý sát sao bởi nhiều chức phận. Vẫn theo quy định năm 1839, “Quản vệ có trách nhiệm mỗi tháng 10 lần đến kiểm tra, đôn đốc luyện tập, Chưởng vệ mỗi tháng 5 lần, còn Đề đốc, Hiệp lý mỗi tháng 3 lần trực tiếp đi kiểm soát” [54, tr.397].

Không dừng lại ở huấn luyện các phép chèo chở tại chỗ, nhà Nguyễn chủ trương thực hành bằng những chuyến thực tế dài ngày trên biển, vừa là luyện tập quen thuộc đường biển vừa để thực hành các hoạt động tuần tra: “Bờ còi đất nước ta dài suốt biển lớn từ trước đến nay vẫn coi thủy sư là giỏi nghề suốt biển. Nay gặp lúc ngoài biển gió thuận, sóng yên, phải nên thao diễn quân thuyền cho được tinh thạo thêm lên, nhân thể mà tuần tiễu mặt biển, cũng là làm một việc mà được 2 việc” (năm 1831) [54, tr.395]. Do đó, các thuyền thủy sư phải “nhân khi thuận gió chạy lên phía bắc đến các phận biển tỉnh Quảng Yên, đi lại diễn tập phóng chạy, đều hướng vào chỗ sâu và các đảo lớn, đảo nhỏ, đi tuần quanh khắp hết, cần khiến cho lúc tiến, lúc dừng đều được rèn kỹ, đường biển đều biết hết cả” [54, tr.395].

- Các hình thức sát hạch

Để giám sát, đánh giá hiệu quả huấn luyện, chất lượng luyện tập, sau mỗi khóa lý thuyết và thực hành, Nhà nước đều tiến hành các hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng.

Về sát hạch lý thuyết đối với lái thuyền, chân sào, theo lệ định tháng 12 năm 1838, nhà Nguyễn đưa ra 5 nội dung chính liên quan đến kiến thức địa lý và đặc điểm tự nhiên đường biển. Những tri thức đó giúp tàu thuyền định hướng trên biển.

Nội dung 1: những am hiểu về đặc điểm địa lý tự nhiên vùng cửa biển. Trước hết là những câu hỏi về độ “hiểm”, “dễ” của các cửa biển và những cửa biển “hiểm” “dễ” trong cả nước: “cửa biển hiểm dễ, thế nào gọi là hiểm, dễ?”, “thế là cửa biển nào?” [69, tr.430]. Theo tiêu chí nhà Nguyễn đưa ra, cửa biển “hiểm” là những cửa

biển “hẹp hòi, hoặc vòng quanh khuất khúc, hoặc dưới có ghềnh đá, hoặc bên tả, hữu có bãi cát ngầm, hoặc nước thuỷ triều buổi sớm buổi chiều chảy gấp, hoặc cát dời không nhất định, hoặc không tiện cho mùa xuân mùa hạ, hoặc không tiện cho mùa thu mùa đông”. Những cửa biển “sâu rộng, hoặc thẳng tắp không vòng, hoặc bùn nhuyễn không có ghềnh đá, hoặc thuỷ triều bình thường” là cửa biển “dễ” [69, tr.430]. Khi đã hiểu rò về các cửa biển, những giải pháp ứng phó sẽ được vận dụng phù hợp, giúp việc đi biển yên ổn: “Chỗ hiểm thì dùng phép nào giữ được khỏi lo, chỗ dễ cũng nên đề phòng việc gì để được vạn toàn” [69, tr.430-431-432].

Nội dung 2: những am hiểu về đặc điểm gió biển, khí trời qua nội dung “xem gió” và “trông khí trời” (quan sát sắc mặt trời).

Về việc “xem gió”, người được sát hạch phải nắm rò sự thay đổi của gió, bão, lốc biển về thời gian, đặc điểm, (phương) hướng, cấp độ: “Hằng năm có 24 tiết hậu, tiết nào phải có gió gì? Gió nào mạnh, gió nào nhỏ, gió nào thổi dài, gió nào thổi ngắn? Thế nào là gió thuận, thế nào là gió nghịch? Ngày nào là ngày sinh của thánh thần có gió bão, có lốc biển” [69, tr.430].

Đối với việc quan sát sắc mặt trời, người học phải nhận biết mối quan hệ giữa khí trời với gió, mưa trên biển. Ví như “trời đương tạnh sáng, khí nào hiện ở phương nào tất có gió lớn, mưa to” hay “khí nào tuy có gió mưa to, rồi cũng tạnh ngay, mà đường biển không ngại” [69, tr.430-431-432].

Nội dung 3: về phép “nghiệm xem núi” và “đo nước”.

Yêu cầu của phép “nghiệm xem núi” là phải am tường sự phân bố cũng như đặc điểm của các ngọn núi ở phận biển các tỉnh bao gồm ngọn núi nơi cửa biển, các hòn đảo đóng vai trò như những hoa tiêu chỉ đường: “phận tỉnh nào, xứ sở nào có núi? Là núi mới mọc hay là núi đã lâu, trông xa trông gần là hình thế gì? Tuy là 1 quả núi, nhưng 4 phương Đông, Tây, Nam, Bắc trông thì thế nào? Và núi nào ở trên mặt đất, núi nào ở giữa biển gọi là hòn đảo gì?” [69, tr.430-431]. Bên cạnh đó, những kiến thức về vụng biển cũng được đưa vào nội dung sát hạch như một phần của phép “nghiệm xem núi”: “ () có vụng nào sâu có thể đậu thuyền được không?” [69, tr.431].

Phép “đo nước” dường như là nội dung khó vì việc thực hiện phụ thuộc vào những yếu tố động như sự thay đổi của dòng nước và hướng gió: “() như thuyền đi, gió thuận chạy thẳng gió tạt ngang chạy vát, buông dây ở mũi thuyền, rút dây ở

cuối thuyền bao nhiêu phân, đi được mấy dặm trượng? Phận biển xứ sở nào đo được sâu mấy thước thác1? Cửa biển nào sâu được bao nhiêu thước thác? Lại dùng cách gì trong khi sóng gió thuyền chỉ chòng chành, đo được bao nhiêu, thừa ra bao nhiêu sẽ được số thước thác chính xác không sai. Lại như thuyền đi giữa biển,

không cứ ngày đêm, gặp ngay mây mù đen tối, không rò nơi nào, mà đo nước được mấy thước thác, thì biết rò là xứ sở nào?” [69, tr.431].

Nội dung 4: phép “xem kim định hướng”.

Phép “xem kim” (xem la bàn) cũng là nội dung quan trọng vì “mặt biển mông mênh khó có thể chuẩn định, vả lại hoặc ngày mờ đêm tối, mây mù tràn ngập, thậm chí cùng thuyền, nghe tiếng mà không tỏ mặt mày”. Vì vậy phải “nhờ địa la bàn làm thần giúp, thì thuyền ở nơi nào, kim chỉ can, chi nào, ước được bao nhiêu ngày, giờ, khắc, phân lại phải chuyển, chỉ hướng nào mới được thích hợp” [69, tr.431]. Việc định hướng sẽ lấy “4 góc, 4 hướng đều phối hợp can chi”, “chia địa cầu ra 360 độ, cần phải chỉ ra tỏ tường tất cả” [69, tr.431].

Nội dung 5: “phân rò địa cầu” để xác định phương hướng cho thuyền: “tất cả địa cầu có 360 độ, lấy nửa Tý đến nửa Mão có 90 độ, đến nửa Dậu có 90 độ; từ nửa Ngọ đến nửa Mão có 90 độ, đến nửa Dậu có 90 độ. Như thuyền đến nơi nào là phận biển tỉnh hạt nào, tức lấy chỗ ấy chia ra Nam cực Bắc cực, chiếu rò phương hướng cho thuyền đi” [69, tr.431].

Kỳ sát hạch lý thuyết ở Kinh thành do bộ Công hội đồng với Thống quản thuỷ quân phụ trách, còn ở các tỉnh thì do Đốc phủ hội đồng với Lãnh binh. Kết quả sát hạch được chia thành 3 thứ hạng (hạng ưu, hạng bình, hạng thứ) và là căn cứ để thưởng phạt [69, tr.429].

Nhà Nguyễn chia mức độ am hiểu các nội dung sát hạch thành 10 phần. Những người am hiểu 10 phần được xếp vào hạng cao nhất, hạng ưu. Người hạng ưu nếu “nguyên là Chánh đội trưởng được cất bổ Cai đội, Đội trưởng cất bổ Chánh đội trưởng suất đội, Ngoại uỷ đội trưởng cất bổ Chánh đội trưởng; binh lính cất bổ Đội trưởng, gặp có khuyết đều được bổ trước” [69, tr.431].

Hạng bình là những người am hiểu 8-9 phần. Khi đó, nếu “nguyên là Chánh đội trưởng cất bổ Chánh đội trưởng suất đội; Đội trưởng cất bổ Chánh đội trưởng;



1 Thác: Thước đo của nước Anh, 2 mã 1 thác.

Xem tất cả 265 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí