Chính sách an ninh ­phòng thủ biển của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX 1802 - 1858 - 9

Ngoại uỷ đội trưởng cất bổ Đội trưởng; binh lính cho làm Đội trưởng cấp bằng, chiểu khuyết được bổ” [69, tr.431].

Hạng thứ là những người chỉ am hiểu 5-6 phần; “người dự hạng thứ thì nguyên là Chánh đội trưởng ghi tên, đợi khuyết được thí sai Chánh đội trưởng suất đội; Đội trưởng thưởng cho 4 tháng tiền lương; Ngoại uỷ đội trưởng thưởng 3 tháng tiền lương; binh lính thưởng 2 tháng tiền lương” [69, tr.431].

Cuối mỗi năm, kết quả sát hạch được Quản suất “làm dấu bầu cử” để Chưởng lãnh hội đồng “xét thực, chia từng hạng, tâu xin khen thưởng, khi có việc sẽ đem sung phái” [69, tr.430]. Sổ ghi chép xét công do bộ Binh tâu lên vua xin thưởng, phạt. Việc thưởng, phạt được xét cho cả người học, người dạy và người giám sát, trong đó Đề đốc, Lãnh binh, Quản suất được “chiểu số biền binh huấn luyện được ưu, bình nhiều hay ít” mà “phân biệt nghị xử” [69, tr.430].

Cũng theo lệ định năm 1838, hàng năm, lái thuyền, chân sào năm trước đã dự hạng ưu, bình, thứ mà không phải phái đi việc công thì do viên quan cai quản xét hạch lại để thưởng phạt: “việc học thấy có tiến ích, như trước hạng thứ, nay hạng bình, trước hạng bình nay hạng ưu, thì theo lệ trước mà làm, còn người y như cũ, không tiến, không lùi thì cũng cho vẫn ở nhận chức, nếu trước ưu mà nay bình, trước bình mà nay thứ, trước thứ mà nay không được thứ thì cũng do cai quản tâu rò, đều đánh ngay 80 trượng, bắt phải cố gắng học tập, chờ sau lại xét nếu vẫn lười biếng không được như hạng đã dự trước thì lập tức cứ thực tâu lên hặc tội, viên biền thì giáng cách, binh lính thì đóng gông để răn” [69, tr.431-432].

Về sát hạch thực hành, chất lượng lái thuyền, chân sào được Nhà nước kiểm tra bằng thực tiễn những chuyến công cán đường biển.

Theo quy định, những lái thuyền đã qua kỳ sát hạch lý thuyết năm trước, trong năm sau được sai phái đi đường biển nhiều lần đều thanh thoả, hoặc “tuy có 1 lần mà lại là phái đi ngoại quốc, cùng là không phải phái đi ngoại quốc mà xảy gặp gió sóng khác thường thuyền gặp nguy, biết chủ trì đi đứng thích hợp rút cục được thanh thoả thì đều là hạng ưu, trong 1 năm sung phái 2 lần, không kỳ xa gần, toàn được thanh thoả thì là hạng bình. Sung phái 1 lần được thanh thoả thì là hạng thứ; không được thanh thoả thì là hạng liệt” [69, tr.432]. Với lệ định này, thực tiễn và hiệu quả những chuyến công cán đường biển (trong đó có hoạt động tuần phòng) cũng trở thành một biện pháp đánh giá chất lượng lái thuyền, chân sào.

Trước năm 1840, việc sát hạch và lệ xét công cho lái thuyền được tiến hành thường xuyên hàng năm, vừa để tìm ra những người lái thuyền, chân sào mới, am hiểu đường biển lại vừa là biện pháp giúp những người đã tham gia các kỳ sát hạch trước tự ý thức trau dồi kiến thức để sát hạch vào các năm sau, nhờ vậy mà hiệu lực đường biển ngày càng tăng.

Từ tháng 12 năm 1840, vì nhận thấy mỗi năm 1 khoá sát hạch thì “kỳ hẹn khí ngắn quá, sợ chưa rò được tài nghệ của người ấy giỏi hay kém” nên Minh Mạng y theo lời tâu của bộ Công cho đổi thành 3 năm 1 khoá, lấy năm Tý, Mão, Ngọ, Dậu làm kỳ khảo xét [69, tr.883].

Trong 3 năm của 1 khóa sát hạch, lệ thưởng phạt được quy định: những người “sai phái đi đường biển từ 5 lần trở lên, đều được thanh thoả; hoặc dẫu đi 2 lần, nhưng đều phái đi ngoại quốc? Cùng là không phái đi ngoại quốc, mà chợt gặp sóng gió khác thường, thuyền đã ngả nghiêng nguy cấp, mà một mình chống đỡ lại, khi đi khi dừng đúng phép, làm cho thuyền được yên ổn, đều là hạng ưu. Phái đi 3 lần, 4 lần, đều được thanh thoả, hoặc 1 lần phái đi ngoại quốc được thanh thoả là hạng thứ. Phái đi không được thanh thoả lần nào là hạng liệt. Ở Kinh thì bộ Công cùng Đề đốc, Hiệp lý Thuỷ sư; ở ngoài các tỉnh thì Đốc phủ, hoặc Bố án, Lãnh binh, hội đồng xét thực, thông tính trong 3 năm, những người hiện sung cầm lái thuyền, xét rò công quá, chia ra từng hạng, làm danh sách đệ lên, do bộ Binh bàn định thưởng phạt” [69, tr.883].

Với nỗ lực xây dựng đội ngũ lái thuyền, chân sào chuyên nghiệp, được đào tạo, sát hạch nghiêm ngặt, bài bản, nhà Nguyễn đã đạt những kết quả nhất định về chất lượng chèo lái trong những chuyến đi biển. Chẳng vậy mà Minh Mạng đã từng tự hào về hiệu lực thủy quân khi thấy rằng: “kể ra, người Tây dương vẫn khoe khoang với các nước là họ khéo lái thuyền lớn vượt biển nọ sang biển kia như bay. Nay quân ta cũng biết lái chở thuyền vượt biển không kém sở trường của họ, thì đã làm cho họ chùn lòng” (năm 1840) [69, tr.829].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.

* Tăng cường huấn luyện các phép thủy chiến cũng là một trong những biện pháp căn bản để xây dựng đội thủy quân tinh nhuệ.

Tri thức về phép thủy chiến của nhà Nguyễn là sự đúc kết những trải nghiệm thực tiễn chiến trận của các vị vua đầu triều Gia Long, Minh Mạng, là sự kế thừa kinh nghiệm quân sự từ thời các chúa Nguyễn và là những kiến thức gặt hái từ

Chính sách an ninh ­phòng thủ biển của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX 1802 - 1858 - 9

những chuyến công cán ngoại quốc của triều thần. Do đó, phép thủy chiến có sự kết hợp của yếu tố quân sự truyền thống với kỹ thuật thủy chiến hiện đại phương Tây được nhà Nguyễn chủ động học tập và cải tiến: “Trong nước tuy yên, không nên quên việc đánh trận, binh chế triều ta, đánh trận bằng voi, đánh trận trên bộ, đều đã am hiểu, duy đánh trận ở dưới nước, vẫn chưa tập quen, Trẫm [Minh Mạng] thường hỏi phái viên đi công cán ở ngoại quốc về, đều nói các nước phương Tây, duy có nước Hồng Mao và Ma-li-côn là giỏi về thuỷ chiến, khi lái thuyền đi, hoặc phải ngược gió, hoặc được xuôi gió, không khi nào là không nhanh chóng, tuỳ cơ ứng biến, lanh lợi vô cùng, thực nên bắt chước” (tháng 3 năm 1838) [69, tr.318].

Trong số các vị vua đầu triều, Gia Long và Minh Mạng là những người dành nhiều thời gian, tâm lực tìm hiểu binh pháp thủy chiến Tây dương. Đặc biệt, Minh Mạng đã ý thức về việc binh soạn chúng thành tài liệu để truyền dạy một cách quy chuẩn. Ông không chỉ nhiều lần bàn luận mà còn trực tiếp chỉ dạy phép thủy chiến cho các quan đại thần đương triều, nhất là Trương Đăng Quế. Tháng 3 năm 1838, Trương Đăng Quế cùng các đại thần được vua truyền bảo những kiến thức và kinh nghiệm thủy chiến để chuẩn bị cho việc biên soạn sách: “Kìa như thi thư để dạy học trò, vò Kinh để dạy quân đội, từ trước đều thế, riêng đánh trận ở dưới nước, chưa có sách làm ra cho người học tập, trẫm [Minh Mạng] cũng biết qua một vài phương pháp phương Tây, muốn các ngươi tính nghĩ kỹ càng, làm thành quyển thành pho, cho binh lính ngày đêm học tập” [69, tr.318]. Tháng 9 năm 1839, Trương Đăng Quế lại được Minh Mạng cho xem bản đồ thủy chiến của Tây Dương và được chỉ bảo cặn kẽ những phép chiến trận trong đồ bản. Từ những kiến thức được chỉ dạy, Trương Đăng Quế tiếp nhận để huấn luyện lại cho thủy sư.

Một điểm cần nhấn mạnh là ý tưởng biên soạn và những tri thức trong sách đều là của người đứng đầu đất nước, vua Minh Mạng. Điều đó khẳng định tài năng, vai trò lãnh đạo cũng như sự luôn ý thức về việc huấn luyện thủy chiến của vị vua tài giỏi này.

Những tri thức về phép thủy chiến đó có thể khái quát trong 6 nội dung chính: Nội dung 1: thắt chặt tính kỷ luật thủy quân.

Các vua Nguyễn, nhất là Minh Mạng, rất đề cao tính quân luật và coi đó là yếu tố làm nên sức mạnh cũng như hiệu quả của thủy chiến. Trong chiến trận, thủy quân khi “nghe tiếng trống thì tiến, không vì thế địch rất mạnh mà tạm tính rút lui, nghe tiếng chiêng thì lùi, dù thế địch tan vỡ, cũng không được tham lợi mà khinh tiến, và

khi đoàn thuyền tiến lui, hoặc nhanh như chim bay, hoặc chậm như cua bò, nhưng không khi nào không có phép để cho nghiêm chỉnh, kẻ làm binh lính chỉ biết sợ tướng, không sợ giặc, đi nhanh không dám quá, đi chậm cũng tự cố, khi tiến khi lùi, đều như nối liền nhau, mới là được việc” (tháng 3 năm 1838) [69, tr.318].

Nội dung 2: đề cao khả năng làm chủ tốc độ của người chèo lái trong chiến trận. Đó là vì tốc độ nhanh chậm của thuyền ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả bắn súng. Khi thuyền giặc thua trận, thuyền thủy quân truy đuổi, theo lẽ thường thuyền giặc sẽ giương buồm để thuyền chạy nhanh, mong trốn thoát. Thế nhưng, trên thực tế, muốn tránh súng đạn, thuyền giặc có lúc bất ngờ hạ thấp buồm cho thuyền chậm lại, đạn bắn sẽ bị trượt qua. Trong tình huống này, thuyền thủy quân phải biết cách xử lý, nhanh chóng hạ buồm để cùng giảm tốc độ vì nếu “quân ta ứng biến không

nhanh, thì thuyền ta nhân gió vượt qua, mà súng thành ra bắn hão” [69, tr.318].

Không những thế, với cách bố trí vũ khí trên thuyền, “súng đặt ở đầu thuyền thì ít, mà hai bên thì nhiều”1 càng đòi hỏi sự linh hoạt và khả năng kiểm soát tốc độ của người lái thuyền khi thuyền đang giao tranh. Đó là vì, người lái thuyền “nếu không biết tuỳ cơ chạy vừa, thì thuyền gặp giặc mà đi2, sao giết được giặc, lúc đó chỉ cốt 8 người thợ lái lái thuyền có biết cách lái, mà người bắn bắn ra cho thích hợp, rồi sau mới được mà thôi” [69, tr.318].

Nội dung 3: đề cao khả năng ứng phó linh hoạt trong những tình huống thủy chiến. Trong giao chiến, thuyền thủy quân và thuyền giặc tuy gặp cùng một tình huống nhưng phải có những cách xử trí hoàn toàn khác nhau. Phép thuỷ chiến, “nếu giặc chiếm được đầu gió, tất nhiên thừa thế đuổi đánh ta, thì thuyền ta giả cách thua, nhân đó buông dây, trở buồm dần dần chạy gié ra, rồi sau súng ống của ta mới thừa sơ hở mà bắn đánh lại được. Nếu ta chiếm được đầu gió, thì nên đuổi theo từ từ, đừng bức bách chúng vội quá, thì chúng không đánh trả lại mình được. Những điều tương tự như vậy đều có thể suy ra” (tháng 9 năm 1839) [69, tr.565]. Đối với sự cố gãy cột buồm, vỡ mỏ neo, nếu “thuyền ta không may gãy cột buồm, vỡ mỏ neo, thì


1 Súng đặt ở đầu thuyền chỉ phát huy được hiệu quả cao nhất trong tình huống thuyền thủy quân đánh trực diện hoặc truy đuổi phía sau thuyền giặc. Súng đặt ở hai bên thuyền thuận lợi trong thế trận hai thuyền song song.

2 Khi đuổi theo thuyền giặc, nếu người lái thuyền không làm chủ được tốc độ, theo đà chạy nhanh, thuyền thủy quân vượt qua thuyền giặc thì súng đạn bắn sẽ không hiệu quả.

nên chạy gấp đến ngay thuyền địch, bỏ thuyền ta mà nhảy sang cướp lấy [thuyền địch], làm [thành] thuyền của ta, nếu thuyền địch bị gãy cột buồm, vỡ mỏ neo thì thuyền ta dù đương gặp gió đánh mạnh, chỉ nên vòng quanh ở bên để bắn súng, không nên tới gần, phàm việc giống như thế rất nhiều, lúc ngày thường phải luyện tập sẵn thì khi việc đến mới đối phó được” (tháng 3 năm 1838) [69, tr.318].

Nội dung 4: xác định đúng những mục tiêu ngắm bắn quan trọng.

Theo Minh Mạng, “phép thuỷ chiến trong khi lâm trận, bắn nhau với giặc có ba điều cốt yếu: một là bắn vào bánh lái thuyền; hai là bắn vào cột buồm; ba là bắn vào tướng trong thuyền”. Đó là vì “tay lái dùng để khiến thuyền, không có lái thì thuyền không đứng vững, không bị nghiêng chìm cũng ít lắm, cho nên bắn trúng tay lái thuyền là hơn nhất. Thuyền có cột buồm mới đi được, không có cột buồm thì thuyền không đi được. Nhưng thuyền có 3 cột buồm, không như tay lái chỉ có một cái mà thôi, cho nên bắn trúng cột buồm là thứ hai. Tướng là người hiệu lệnh trong một thuyền, mất tướng thì lính không có người thống thuộc, cho nên bắn trúng tướng là thứ ba. Nếu bắn trúng thân thuyền thì địch bị hại rất nhỏ, đó là hạng kém” (tháng 4 năm 1840) [69, tr.688].

Nội dung 5: sử dụng phép hỏa công và đặc công nước trong thủy chiến.

Cũng là phương pháp đánh hỏa công nhưng với sự am hiểu sâu sắc và sự tự tin về tri thức thủy chiến của mình, Minh Mạng đã đưa ra cách đánh hiệu quả hơn hẳn phương pháp của triều thần trong buổi nghị bàn giữa vua và bộ Binh vào năm 1840. Theo Minh Mạng thì trong “15 vệ Thuỷ sư, nên chọn người tài lặn, ai lặn một hơi đi được một quãng đường vừa mặt tầm tên nỏ bắn tới (tức là hai dặm đường), trẫm sẽ thưởng hậu, để đợi khi có việc dùng đến. Nếu gặp thuyền giặc, cho nó lặn xuống nước đến tận thuyền giặc, lấy lửa mà đốt, cái chất nhựa trám xảm ở ngoài thuyền, hơi bắt lửa thuốc súng thế tất cháy lan, không thuyền nào không tan. Còn như bơi trên mặt nước mà muốn lấy lửa đốt thuyền giặc, như cách hỏa công ở tập “Trù hải”, há chẳng bị giặc bắn chết, đốt thế nào được thuyền giặc. Quan Thiên Bồi là một vò

biền, mà lại lấy văn từ khoe khoang, tự cho là tài danh. Tự trẫm xem ra chỉ như trò chơi của trẻ con thôi” (tháng 2 năm 1840)1 [69, tr.659].


1 Sử dụng những người có tài bơi lặn để phá hoại thuyền giặc là một phương pháp thủy chiến hiệu quả ở một đất nước có nhiều sông nước, mà như ngày nay chúng ta gọi là dùng đặc công nước.

Nội dung 6: thế trận đối thủy trong thủy chiến.

Trận đồ thủy chiến phổ biến nhất dưới triều Nguyễn là phép đối thủy, được thường xuyên diễn tập trong các cuộc thao diễn thủy quân đầu xuân. Đối thủy vốn là hình thức tác chiến phổ biến của quân thủy các nước châu Âu. Đây là trận pháp thuyền chiến hai bên dàn trận trên mặt nước, thực hiện trận đánh chủ yếu bằng tài nghệ của thủy thủ và chiến binh trên thuyền. Việc dàn trận thuyền đối thuyền đòi hỏi phải có một không gian mặt nước rộng lớn, khi đó mặt biển hoặc những con sông lớn mới là địa bàn thích hợp. Dưới triều Nguyễn, hình thức này đã được áp dụng một cách phổ biến và đối thủy chủ yếu là đối hải với các trận pháp “Thế trận hình chữ

nhật”, “Con rắn dài hình chữ nhật”, “Hai con rồng lấy nước”, “Tam tài1 [54, tr.399-

400].

Theo lệ định năm 1850, loại thuyền dùng trong thao diễn trận pháp đối thủy chủ yếu là thuyền Lê (lớn, nhỏ) và thuyền Hải đạo (lớn, nhỏ). So với thuyền Lê, thuyền Hải đạo có sức chèo chở lớn hơn, là loại thuyền đắc lực trên biển, không chỉ trong vận tải mà cả trong chiến đấu. Mỗi thuyền Hải đạo lớn tham gia thao diễn với sự có mặt của 1 Quản vệ và 1 Suất đội Vũ lâm, 1 Quản vệ và 1 Suất đội Thủy sư, 1 hộ vệ, 7 pháo thủ doanh Thần cơ, 1 lính Tư pháo, 20 lính Vũ lâm, 40 lính Long thuyền Thủy sư, đồng thời được trang bị 1 khẩu đại bác, 4 khẩu quá sơn, 1 bộ cờ ngũ hành, 1 cờ vệ, 2 cờ đội, 20 cây súng điểu sang, ống phun lửa, súng lăng tiêu. Thuyền Hải đạo nhỏ được trang bị 1 khẩu đại bác, 2 khẩu quá sơn, 16 cây súng điểu sang, súng phun lửa, súng lăng tiêu. Trong khi đó, mỗi thuyền Lê nhỏ chỉ gồm 1 Suất đội thủy binh, 1 Suất đội bộ binh, 5 Vũ lâm cấm binh, 30 lính Long thuyền Thủy sư và 1 bộ cờ ngũ hành. Thuyền Lê lớn được trang bị thêm 5 khẩu súng quá sơn hoặc ống phun lửa, súng lăng tiêu. Trong số các loại súng, súng quá sơn và


Mục tiêu của cách đánh này là nhằm vào thuyền chiến của đối phương, đánh chìm hoặc bắt sống chúng không phải bằng tập kích hoặc đối thủy với lực lượng đông mà bằng tài năng và mưu mẹo của một số thủy thủ. Đây là cách đánh bắt nguồn từ truyền thống “lấy ít địch nhiều” (“dĩ đoản chế trường”), đồng thời dựa trên tài nghệ thạo sông nước của ông cha. Hiện tượng thường thấy trong cách đánh này là sử dụng những thủy thủ giỏi bơi lặn, có tinh thần dũng cảm, dùng dùi nhọn bí mật lặn đến đáy thuyền đối phương để đục thủng thuyền chúng. Trong lịch sử nước ta, Yết Kiêu của thế kỷ XIII là biểu tượng của cách đánh này [93, tr.437]. Đến thế kỷ XIX, cách đánh này một lần nữa được vua Minh Mạng chú trọng sử dụng.

1 “Tam tài”: theo quan niệm phương Đông gồm trời, đất và người.

súng điểu sang được đánh giá là “binh khí rất sắc bén. Dùng để bắn vào chỗ giặc tụ họp đông và bắn sang thuyền giặc khi thủy chiến thì tất có thể giết được nhiều giặc” (lệ định ban hành tháng 5 năm 1835) [68, tr.605].

* Huấn luyện thủy binh các kỹ thuật chiến đấu cơ bản của bộ binh

Nhà Nguyễn dù mong muốn quan văn cũng phải biết nghề bắn súng của quan vò song lại đề cao tính chuyên nghiệp của từng nghề, ví như “phàm việc chuyên 1 nghề thì tinh tường, nhiều nghề thì lảm nhảm, cho nên từ xưa lập ra quân, đặt ra có thủy có bộ, nguyên muốn cho đều chuyên một nghề để cầu tinh [thạo]” (tháng 9 năm 1837) [69, tr.156]. Nhưng, khi đã đề cao tính “chuyên một nghề” của thủy binh, bộ binh, các vua Nguyễn lại không từ bỏ tham vọng “bộ binh không thể không biết thuỷ chiến, mà thuỷ binh không thể không biết bộ chiến” [69, tr.530-531]. Đó là vì triều đình nhận thức rằng Đại Nam “bờ biển dài suốt, nơi nào cũng có phần sông, hoặc khi bỏ thuyền mà đánh bộ cũng có hoặc khi phải dời khỏi doanh trại mà đánh úp mặt thuỷ cũng có. Thế thì bộ binh không thể không biết thuỷ chiến, mà thuỷ binh không thể không biết bộ chiến để phòng dùng trong những lúc lâm cơ ứng phó vội vàng” [69, tr.530-531]. Tham vọng thì nhiều nhưng năng lực hiện thực hóa thì có hạn, dẫn đến kết quả cuối cùng là thực trạng chất lượng thủy quân nhà Nguyễn không được như kỳ vọng.

Dù thủy binh và bộ binh được luyện tập cả phép thủy chiến và cách đánh bộ song phương thức luyện tập phải đảm bảo nguyên tắc lấy chức năng chính của từng ngạch quân làm trọng tâm luyện tập. Điều này được phản ánh rò qua lệ định năm 1839 khi “bộ binh thì lấy kỹ thuật bộ chiến làm chủ yếu nhưng cũng tập cho biết việc chèo chở thuyền của đường thuỷ, thuỷ binh thì lấy kỹ thuật thuỷ chiến làm cốt yếu nhưng cũng tập cho biết phép bắn súng nhỏ súng lớn, khi ngồi khi đứng, lúc

đánh lúc đâm, cần cho hết thảy đều tinh thạo khi gặp việc sai phái, đều thành quân đội giỏi cả” (tháng 7 năm 1839)1 [69, tr.531]. Bên cạnh đó, “nếu biền binh thủy, bộ


1 Quan điểm này cũng được Minh Mạng thể hiện rò trong lệ định năm 1837: “bộ binh thì chuyên tập hiệu lệnh, cử, chỉ, đứng, ngồi, bắn, đâm, súng điểu sang, giáo dài, côn, quyền, khiên, chắn, tất cả các phép trận đánh trên bộ; thủy binh thì chuyên tập buồm, cột buồm, tay sào, mái chèo, tiến, lui, chèo chở, kiêng tránh gió, sóng, tất cả các phư¬ng pháp đi thuyền cÇn được tinh thạo, rồi sau bộ binh có lúc tập cả thủy chiến, thủy binh có lúc tập cả bộ chiến, cho đều am tưêng thì tíi khi có việc

quả đã thông thạo nghề của mình rồi sau cùng nhau luyện cả, thực là rất tốt, nếu nghề của mình còn chưa tinh mà cho tập bừa bãi thì không khỏi lảm nhảm không tinh, khi dùng há có thể hẳn được việc ư?” (tháng 9 năm 1837) [69, tr.156].

Quan điểm huấn luyện quân đội của nhà Nguyễn tưởng như có nhiều mâu thuẫn khi Nhà nước vừa chú trọng huấn luyện tinh một nghề (hoặc thủy hoặc bộ), lại nhấn mạnh vai trò của việc thông thạo các phép chiến đấu của cả thủy và bộ. Trên thực tế các quan điểm này lại tạo thành một thể thống nhất, phản ánh mục đích cao nhất của các vua Nguyễn là xây dựng một đội thủy quân mạnh về số lượng, tinh nhuệ về chất lượng.

Trong các phép chiến đấu của bộ binh, nhà Nguyễn chú trọng huấn luyện thủy binh phép bắn súng vì “súng là đồ cần thiết về việc quân. Trong lúc nước nhà nhàn rỗi, cũng cần huấn luyện cho được thông thạo” [54, tr.380]. Trên quan điểm đó, Nhà nước có những đầu tư nhất định về cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả luyện tập. Tại Kinh thành, ngay sau khi lên ngôi, Gia Long đã cho xây dựng trường bia Hoằng Phúc với kích thước “cao hơn 30 thước, rộng hơn 130 thước”, “bề mặt trương một cái đích bắn để cho quân thủy đi lại nhằm bắn, lấy sự trúng vào đích hay không để định thưởng phạt” [54, tr.377].

Bên cạnh phép bắn súng trên cạn theo đúng quy thức của bắn súng bộ binh, thủy quân được huấn luyện cách bắn súng trong thế trận thủy chiến với đích bắn là những mục tiêu trên thuyền. Năm 1821, trường bia Thanh Phúc được dựng lên để

biền binh Thủy sư “diễn tập các hạng súng lớn ở thuyền Hải Đạo, cùng bộ binh phối hợp ngồi để thao diễn phép bắn”1 [54, tr.378]. “Thuyền giả” (mô hình thuyền) được chế tạo để làm bia ngắm bắn, phân tài cao thấp: “Lệ làm thuyền giả ra lệnh cho các quân tập bắn. Phàm bắn trúng đầu thuyền, cột buồm, thuyền ở dưới nước mà bắn thì

mỗi phát thưởng tiền 15 quan. Ở trên bộ mà bắn thì mỗi phát thưởng tiền 10 quan. Bắn trúng thân thuyền, ở dưới nước mà bắn thì mỗi phát thưởng tiền 10 quan, ở trên


sai phái, hết thảy là quân đ· luyện s½n, lo gì không cïng làm được việc” (tháng 9 năm 1837) [69, tr.156].

1 Tại trường bia Thanh Phúc, triều đình cho dựng biển báo hiệu (“tiêu đề”) hướng dẫn người đi

đường không phạm vào khu vực trường bia, tạo ra một không gian riêng cho việc luyện tập và đảm bảo được an toàn cho người dân.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022