Những Hạn Chế Và Nguyên Nhân Của Chính Sách Asxh Đối Với Người Nông Dân Bắc Ninh Bị Thu Hồi Đất Để Phát Triển Các Kcn.


Số lao động chưa có việc làm 32%.

Trong số lao động có việc làm được tiếp nhận vào các doanh nghiệp KCN chỉ chiếm dưới 20% và có tới trên dưới 40% lao động nông nghiệp tiếp tục làm nghề cũ (nông nghiệp) song thời gian sử dụng lao động giảm đi so với trước đây do số lượng đất canh tác giảm và áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp sinh thái và phục vụ cho đô thị, như vậy mức độ bao phủ giải quyết việc làm cho người nông dân thuộc diện phải thu hồi đất là thấp, đây là vấn đề cần quan tâm hơn của chính quyền địa phương.

Thứ ba, mức độ bao phủ BHXH tự nguyện đối với nông dân bị thu hồi đất.

Theo báo cáo của BHXH tỉnh Bắc Ninh số nông dân nói chung và nông dân bị thu hồi đất để xây dựng các KCN tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đạt tỷ lệ thấp. Tính đến cuối 2009 trên địa bàn tỉnh mới có 237 người tham gia BHXH tự nguyện; trong đó có 65 người đã tham gia BHXH bắt buộc nay chuyển sang hình thức tự nguyện để có đủ điều kiện nghỉ hưu chỉ có 134 người nông dân tham gia BHXH tự nguyện từ đầu, trong đó chỉ có 42 nông dân bị thu hồi đất để phục vụ cho quá trình phát triển các KCN tham gia BHXH tự nguyện. Nếu tính trên tổng số người nông dân bị thu hồi đất (trong độ tuổi lao động quy ra từ số hộ phải thu hồi đất là: 90.000 người) thì chỉ số bao phủ BHXH tự nguyện chỉ đạt 0,46%.

Thứ tư, mức độ bao phủ BHYT tự nguyện đối với nông dân bị thu hồi đất.

Tỉnh Bắc Ninh trong những năm qua đã quan tâm đến vấn đề BHYT tự nguyện cho nhân dân trong tỉnh đặc biệt đã vận dụng thêm và mở rộng chính sách đối với các hộ cận nghèo theo quy định của Nhà nước tại Nghị định 63/2005/NĐ-CP và Quyết định 117/2008/QĐ-TTg và Thông tư liên tịch số 10/2008/TTLT-BYT-BTC ngày 24/9/2008 của Bộ y tế, Bộ tài chính mức đóng BHYT hàng tháng đối với gia đình thuộc hộ cận nghèo ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 50%. Tỉnh Bắc Ninh đã hỗ trợ thêm 20% ngoài ra còn huy động sự hỗ trợ của các cấp và cộng đồng, hộ cận nghèo chỉ phải đóng tối


đa là 30%, mặc dù vậy trong những năm qua tỷ lệ hộ cận nghèo tham gia BHYT tự nguyện rất hạn chế năm 2008 đạt 7,06%, 6 tháng đầu năm 2009 đạt 5,37% về đối tượng nông dân trong toàn tỉnh theo báo cáo của BHXH tỉnh số hộ tham gia khoảng 15% trong đó số hộ nông dân phải thu hồi đất chỉ chiếm 12% (trong đó chủ yếu là học sinh chiếm đến 80%).

Trong những năm qua tỉnh cũng chưa đề cập đến chính sách riêng về BHYT tự nguyện cho đối tượng là nông dân bị thu hồi đất để xây dựng các KCN.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

Thứ năm, mức độ bao phủ của trợ giúp xã hội đối với nông dân bị thu hồi đất.

Mặc dù đối tượng nhận trợ cấp thường xuyên và đột xuất trong tỉnh những năm qua có tăng nhiều do kinh tế của tỉnh tăng trưởng cao liên tục ở mức 2 con số, thu ngân sách trên địa bàn tăng liên tục ở mức 25 – 30% qua các năm.

Chính sách an sinh xã hội với người nông dân sau khi thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp nghiên cứu tại Bắc Ninh - 14

Tỉnh đã ban hành và thực hiện trợ giúp thường xuyên cho người cao tuổi và đối tượng chính sách khác, chi tiết đã nêu ở mục 2.3.1.5

Về trợ cấp đột xuất.

Do công nghiệp của tỉnh phát triển khá nhanh và đem lại hiệu quả cao vì vậy hàng năm tỉnh rất quan tâm đến các hộ nông nghiệp thông qua việc hỗ trợ giá giống mỗi năm một tăng và nhiều chính sách mới được bổ sung. Năm 2008, hỗ trợ giá giống lúa chất lượng cao: 40%; năm 2009 hỗ trợ là: 70%.

So với năm 2008, năm 2009 bổ xung nhiều chính sách như: Hỗ trợ 50% giá trị quyết toán cho việc xây dựng hệ thống xử lý môi trường; 50% giá trị thiết bị kho lạnh và 100% lãi suất tiền vay ngân hàng trong 2 năm đầu đối với tổ chức và cá nhân có dự án xây dựng cơ sở giết mổ tập trung trên địa bàn tỉnh…


Tuy nhiên tỉnh Bắc Ninh chưa nghiên cứu và đề cập trợ giúp xã hội cho đối tượng là nông dân phải thu hồi đất riêng mà các hộ này vẫn chỉ được tiếp cận chính sách như các hộ nông dân khác của tỉnh.

Thứ sáu: Mức độ hài lòng của người nông dân bị thu hồi đất.

Về tính dân chủ trong thu hồi đất nông nghiệp.

Kết quả thăm dò dư luận xã hội với 5500 phiếu hỏi trực tiếp[5] cho thấy: Trả lời tốt: 24,2%.

Trả lời khá: 34,3%.

Trả lời trung bình và yếu là: 29,5%. Không trả lời: 12%.

Qua kết quả khảo sát có thể nhận xét:

Mức độ hài lòng của người dân với việc thực hiện dân chủ công khai trong việc thu hồi đất nông nghiệp chưa thật sự hài lòng.

Về sự quan tâm giải quyết việc làm cho người nông dân sau thu đất.

Kết quả thăm dò dư luận xã hội với 5.500 phiếu hỏi trực tiếp, tham khảo

[5] cho thấy:

Trả lời tốt chỉ có: 4,73%. Trả lời khá: 20,36%.

Trả lời trung bình: 36,24%. Trả lời yếu: 23,57%.

Không trả lời: 15,1%.

Qua kết quả khảo sát có thể nhận xét: người nông dân chưa hài lòng với việc chăm lo giải quyết việc làm cho họ đối với chính quyền các cấp.

2.3.2.3. Mức độ bền vững về tài chính

Thứ nhất, đối với đối tượng tham gia bị động.

Đây là những đối tượng của chương trình cung ứng dịch vụ xã hội cơ bản trợ giúp xã hội và bảo hiểm y tế bắt buộc.


Nguồn tài chính để thực hiện ASXH cho đối tượng này hoàn toàn phụ thuộc vào ngân sách tỉnh. Trong 10 năm qua kinh tế của tỉnh Bắc Ninh liên tục tăng trưởng cao, bình quân trên 14%/năm, vì vậy nguồn tài chính để thực hiện các mục tiêu về ASXH tốt hơn thời gian trước đây; ngoài ra phải kể đến hỗ trợ của các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào các KCN của tỉnh và cộng đồng dân cư đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chính sách ASXH đối với đối tượng này của Bắc Ninh có tính khá ổn định và bền vững.

Thứ hai, đối với đối tượng tham gia chủ động.

Đó là những đối tượng người nông dân bị thu hồi đất tham gia vào chương trình BHXH và BHYT tự nguyện. Mức độ tài chính để đảm bảo cho hệ thống này hoạt động dựa chính vào nguồn thu ngân sách quỹ (sự đóng góp của đối tượng tham gia) song do thu nhập không ổn định, việc làm thiếu và bấp bênh, khả năng đóng góp của người nông dân để tham gia BHXH và BHYT tự nguyện rất thấp, qua phân tích ở phần mức độ bao phủ BHXH và BHYT tự nguyện trên đây cho thấy số lượng tham gia đóng góp là không đáng kể, vì vậy trước mắt mức độ bền vững về tài chính khá ổn định do chênh lệch thu và chi là không lớn, song nếu xét về lâu dài khi công tác tuyên truyền, động viên và có sự hỗ trợ của nhà nước thì sự tham gia của người nông dân bị thu hồi đất tăng lên đáng kể, trong khi phạm vi quyền lợi và xác định mức đóng góp chưa gắn với nhau một cách hợp lý, mặt khác chi phí dịch vụ tăng, sự điều chỉnh không kịp thời mức đóng phí sẽ là những tác động dẫn đến tình trạng mất cân đối về thu chi quỹ BHYT tự nguyện trong thời gian tới.

Với chương trình đào tạo nghề và giải quyết việc làm:

Mức độ ổn định tài chính cho chương trình này phụ thuộc vào:

Nguồn hỗ trợ của Nhà nước tỉnh thông qua mức 2,5 lần giá đất nông nghiệp tương ứng, hỗ trợ đóng góp của các doanh nghiệp, nguồn trích từ quỹ hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm của tỉnh thành lập theo Nghị định 39/2003/NĐ-CP của Chính phủ, vấn đề bền vững của quỹ phụ thuộc khá


nhiều vào định hướng sử dụng nguồn nhà nước đã hỗ trợ trực tiếp cho người nông dân (mức 2,5 lần giá đất nông nghiệp chi trả cùng với tiền đền bù đất).

2.3.3. Những hạn chế và nguyên nhân của chính sách ASXH đối với người nông dân Bắc Ninh bị thu hồi đất để phát triển các KCN.

2.3.3.1. Những hạn chế.

Với chính sách bồi thường cho nông dân khi thu hồi đất nông nghiệp:

Khi thực hiện chính sách thu hồi đất nói chung, chính sách bồi thường, hỗ trợ nông dân có đất sản xuất nông nghiệp Nhà nước thu hồi ở Bắc Ninh nói riêng còn những tồn tại sau:

Chưa thật sự đảm bảo dân chủ trong quá trình thực hiện chính sách thu hồi đất sản xuất nông nghiệp, kết quả khảo sát thăm dò qua phiếu chỉ có 24,2% đánh giá là tốt. Phần lớn người nông dân chỉ được tiếp cận các dự án, mức bồi thường, mức hỗ trợ khi các cấp chính quyền đã bàn xong, lập quy hoạch xong, định giá xong và bắt buộc phải thực hiện theo quy định thu hồi của cấp có thẩm quyền. Công tác tuyên truyền trước, trong, sau thu hồi chưa được quan tâm đúng mức, nông dân nhận tiền bồi thường, hỗ trợ còn một số hộ đồng thuận chưa cao, còn nhiều băn khoăn, thắc mắc. Một số sai lầm mắc phải trong thu hồi, giải phóng mặt bằng mắc đi, mắc lại của bộ máy cán bộ làm công tác đền bù, không sửa chữa, gây bức xúc trong nông dân vùng thu hồi đất; tạo ảnh hưởng xấu cho môi trường thu hút đầu tư của tỉnh. Hội đồng bồi thường của không ít dự án được thành lập nhưng hoạt động mang tính hình thức, kém hiệu quả, dồn hết trách nhiệm cho chủ dự án. Việc triển khai, bố trí đất tái định cư, hỗ trợ đất dịch vụ để chuyển đổi nghề cho nông dân không kịp thời, ảnh hưởng tới quyền lợi đời sống và niểm tin của nông dân.

Theo Quy định của khoản 1, Điều 56, Luật Đất đai thì việc xác định giá đất của Nhà nước phải đảm bảo nguyên tắc: “Sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường; khi có sự chênh lệch lớn so với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị


trường phải điều chỉnh cho phù hợp”. Theo quy định tại khoản 4, Điều 56 Luật Đất đai thì: “Giá đất do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định được công bố công khai vào ngày 01 tháng 01 hàng năm”. UBND tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện đúng các quy định trên. Song trên thực tế, quyền sử dụng đất là loại hàng hoá đặc biệt. Nhất là đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp, thực tế hầu như không có chuyển nhượng, hoặc không được phép chuyển nhượng, nên quy định giá chuyển nhượng trong điều kiện bình thường thiếu tính thực tế. Trong khi đó từ trước đến nay hầu hết thu hồi đất để xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội của Nhà nước, chưa có yếu tố doanh nghiệp, yếu tố cá nhân, yếu tố sinh lời do đó việc định giá gặp khó khăn, tạo băn khoăn trong xã hội. Song, nhìn chung mức bồi thường hiện nay còn thấp không đủ để tái tạo nghề mới trước mắt và lâu dài cho nông dân.

Chính sách hỗ trợ vẫn mang tính “động viên” chứ chưa được xác định là nhiệm vụ Nhà nước phải làm, chưa đúng với thực tế chuyển đổi nghề, ổn định cuộc sống một cách bền vững.

Việc để các nhà đầu tư sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh ngoài các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, nhận quyền sử dụng đất theo giá thoả thuận mà không phải thực hiện thủ tục thu hồi đất (theo Điều 40 Luật Đất đai năm 2003) dẫn đến các dự án liền kề nhau, hoặc khu vực lân cận có mức giá bồi thường khác nhau, phát sinh so bì, khiếu kiện. Điều này làm khó cho cả doanh nghiệp, Nhà nước và nhân dân.

Nông dân không băn khoăn về Nhà nước bồi thường khi thu hồi đất để phục vụ các công trình an ninh quốc phòng, phúc lợi xã hội, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nhưng các dự án khác, nông dân mất đất cũng như dư luận chung xã hội không đồng tình với việc thực hiện chính sách giá đất với các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản dẫn tới thu hồi đất ngày càng khó khăn phức tạp. Thu đất xong để đấy, không đưa vào sản xuất, kinh doanh theo dự án, trong khi nông dân không có đất sản xuất, vai trò


nhà đầu tư rất mờ nhạt gây khó khăn cho tỉnh, băn khoăn trong nhân dân (Trong 5 năm trở lại đây tỉnh Bắc Ninh đã rút giấy phép của các dự án chậm triển khai kéo dài thời hạn, không đúng cam kết lên tới trên 100 dự án).

Khi thu hồi đất thực hiện các dự án ở khu vực giáp ranh Thành phố Hà nội, nông dân khu vực trên của Bắc Ninh luôn có đòi hỏi phải thực hiện theo đơn giá của Thành phố Hà Nội. Tuy việc đòi hỏi trên là không hợp lý, song cũng đặt ra những vấn đề để các nhà hoạch định chính sách phải quan tâm.

Với chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề và giải quyết việc làm

Chưa đặt đúng vị trí, tầm quan trọng của việc dậy nghề tìm việc làm cho nông dân bị Nhà nước thu hồi đất. Chính sách dạy nghề, giới thiệu việc làm còn lúng túng, bị động với chính sách thu hồi đất. Việc quy hoạch chuyển đổi mục đích đất sản xuất nông nghiệp không gắn kết với chiến lược đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho nông dân, việc thu hồi đất lại diễn ra trong một thời gian ngắn với khối lượng lớn tạo ra mất cân đối về cung cầu lao động, việc phát triển công nghiệp, thương mại chưa đủ sức tiếp nhận số lao động chuyển dịch từ khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản sang.

Việc trao trực tiếp tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề cho nông dân bị thu hồi đất là không hợp lý. Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống, nông dân không dùng tiền hỗ trợ trên đúng mục đích, tiền vẫn hết mà nghề cũng chẳng đổi, chẳng tìm được.

Quan điểm và tổ chức thực hiện đào tạo nghề, còn cứng nhắc chưa phù hợp với thực tiễn. Với mức độ hỗ trợ tối đa 1.500.000đ/người/khoá không thể đào tạo được nghề mà doanh nghiệp cần (học nghề hàn tối thiểu 1triệuđ/người/tháng, nghề hàn đang cần tuyển dụng). Chưa có sự liên doanh, liên thông đào tạo nghề trong khu vực, vừa đa dạng ngành nghề, vừa tranh thủ được cơ sở vất chất của nhau, vừa rộng địa bàn giới thiệu việc làm thuận tiện.

Cơ cấu đào tạo nghề ở Bắc Ninh mất cân đối với nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp. Chất lượng dạy nghề và giới


thiệu việc làm nhất là ở cơ sở rất hạn chế, nông dân chưa tin tưởng. Hệ thống trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề giới thiệu việc làm chưa phù hợp với đặc điểm lao động nông thôn. Việc đào tạo nghề chủ yếu theo chương trình các ngành nghề có sẵn không đáp ứng nghề mà nông dân cần. Số nông dân có đất nông nghiệp thu hồi đã học nghề và giải quyết được việc làm chiếm tỷ lệ nhỏ.

Chưa xây dựng được quỹ hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho nông dân có đất sản xuất nông nghiệp Nhà nước thu hồi (cấp tỉnh), chưa xác định rõ trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp của Nhà nước, nhà đầu tư và người dân trong đào tạo nghề và tìm việc làm cho nông dân vùng thu hồi đất.

Chủ trương học nghề, chuyển nghề cho khu vực nông nghiệp nói chung, khu vực thu hồi đất nói riêng ở Bắc Ninh chưa được sự quan tâm đồng bộ của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành, của toàn xã hội. Chưa nhận thức thật đầy đủ về tính cấp bách trong việc dậy nghề, học nghề, chuyển nghề cho nông dân là trách nhiệm của các cấp uỷ đảng và chính quyền các cấp trong công cuộc đẩy mạnh CNH - HĐH.

Với chính sách BHXH và BHYT tự nguyện

Công tác tuyên truyền vận động còn hạn chế, hiệu quả thấp, nhiều người nông dân chưa tiếp cận được với chính sách chung của nhà nước và những vận dụng của tỉnh.

Tỉnh chưa có chính sách hỗ trợ riêng cho đối tượng bị thu hồi đất để có sự ưu ái hơn so với những hộ nông dân khác giúp cho họ phấn khởi tin tưởng và hưởng ứng tham gia các dịch vụ BHXH và BHYT tự nguyện.

Nguồn thu nhập hàng ngày bị giảm sút trong khi số tiền nhận được gồm tiền đền bù, hỗ trợ ổn định đời sống, chuyển đổi nghề… ngay từ khi nhận không được các cơ quan chức năng định hướng chi tiêu nên họ tập trung vào xây nhà cửa và mua sắm phương tiện sinh hoạt và chi dùng hàng ngày tới trên 60%.

Xem tất cả 198 trang.

Ngày đăng: 28/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí