Quy Trình Nghiên Cứu Chiến Lược Phát Triển Nhân Lực Tại Tổng Công Ty Dược Việt Nam


2.2. Khoảng trống tri thức

a) Về cơ sở lý luận

Các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước có nhiều công trình đã tổng hợp hệ thống hóa cơ sở lý luận về chiến lược phát triển nhân lực của doanh nghiệp. Armstrong và cộng sự (2011) đã tổng hợp cơ sở lý luận, đưa ra các định hướng về nghiên cứu chiến lược nhân lực, trong trong nghiên cứu đề cập tương đối chi tiết về chiến lược phát triển nhân lực; Thomas N Garavan (2007) hệ thống hóa cơ sở lý luận về chiến lược phát triển nhân lực trong của doanh nghiệp dưới tác động của yếu tố môi trường…

Tuy vậy, từng công trình nghiên cứu riêng lẻ không có công trình nào cung cấp đầy đủ khung lý thuyết để tiến hành nghiên cứu về chiến lược phát triển nhân lực của Tổng công ty Dược Việt Nam. Ví dụ, Armstrong và cộng sự (2011) mới chỉ đưa ra những định hướng tổng quát về chiến lược nhân lực và chiến lược phát triển nhân lực; Thomas N Garavan (2007) đề ba cấp độ trong nghiên cứu chiến lược phát triển nhân lực nhưng chưa đưa ra phương pháp cụ thể trong nghiên cứu đối với từng cấp độ.

Bên cạnh đó, các giải pháp chiến lược phát triển nhân lực được công bố trong các công trình tổng hợp lý thuyết của tác giả ngoài nước có những sự khác biệt so với các giải pháp chiến lược phát triển nhân lực của Tổng công ty Dược Việt Nam. Ví dụ, tác giả nước ngoài đề cập doanh nghiệp sản xuất sản phẩm giá rẻ thường áp dụng chiến lược phát triển nhân lực thông qua "tuyển dụng từ nguồn bên ngoài nhằm có được đội ngũ lao động có thể ngay lập tức đảm nhận công việc, tránh phải đầu tư vào hoạt động đào tạo nhân lực", tuy vậy định hướng này có sự khác biệt lớn so với định hướng chiến lược phát triển nhân lực của Tổng công ty Dược Việt Nam, một doanh nghiệp có chiến lược sản xuất sản phẩm giá rẻ có chiến lược phát triển nhân lực với định hướng sử dụng nhân lực lâu dài và chú trọng đào tạo nhân lực tại doanh nghiệp. Sự mâu thuẫn cho thấy không nên áp dụng cứng nhắc các giải pháp chiến lược phát triển nhân lực của nước ngoài, cần có những nghiên cứu mới tại Việt Nam để có thể đánh giá và xác định giải pháp chiến lược phát triển nhân lực phù hợp nhất đối với Tổng công ty Dược Việt Nam.


b) Về nghiên cứu thực trạng chiến lược phát triển nhân lực của doanh nghiệp

Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã giải quyết các vấn đề của chiến lược phát triển nhân lực ở nhiều góc độ khác nhau. Luận án tiến sĩ đã trích dẫn ở trên có nội dung nghiên cứu đề cập tới chiến lược phát triển nhân lực của doanh nghiệp. Yongchuan Bao cùng cộng sự (2011) đã nghiên cứu một số nội dung chiến lược phát triển nhân lực trong điều kiện cụ thể. Emin Babakus và cộng sự (2003) đã xây dựng mô hình và hệ thống thang đo một số nội dung của chiến lược phát triển nhân lực.

Các công trình nghiên cứu đã công bố giải quyết nhiều vấn đề của chiến lược phát triển nhân lực, tuy vậy các kết quả nghiên cứu đã công bố không thể sử dụng trực tiếp đối với nghiên cứu chiến lược phát triển nhân lực của Tổng công ty Dược Việt Nam. Trong các luận án tiến sĩ đưa ra các phương pháp đánh giá tác động của chiến lược phát triển nhân lực, đưa ra các giải pháp chiến lược phát triển nhân lực đối với đối tượng nghiên cụ thể, tuy vậy đối tượng và mô hình và nội dung nghiên cứu có nhiều điểm khác biệt so với nghiên cứu chiến lược phát triển nhân lực của Tổng công ty Dược Việt Nam. Nghiên cứu của Yongchuan Bao cùng cộng sự (2011) đã xây dựng các phương pháp đánh giá đối với các giải pháp chiến lược phát triển nhân lực, tuy vậy nội dung và điều kiện đánh giá chiến lược có sự khác biệt so với nghiên cứu chiến lược phát triển nhân lực của Tổng công ty Dược Việt Nam. Hệ thống thang đo của các tác giả các tác giả Emin Babakus và cộng sự (2003) bao gồm nhiều nội dung, tuy vậy hệ thống thang đo cần có sự điều chỉnh để phù hợp với nghiên cứu chiến lược phát triển nhân lực của Tổng công ty Dược Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.

3. Phương pháp nghiên cứu

a) Quy trình nghiên cứu

Chiến lược phát triển nhân lực của tổng công ty Dược Việt Nam - 3

Để tiến hành nghiên cứu về chiến lược phát triển nhân lực của Tổng công ty Dược Việt Nam, tác giả xây dựng quy trình nghiên cứu gồm ba bước. Quy trình nghiên cứu được trình bày trong hình 1 dưới đây.


Bước 1:

Nghiên cứu lý thuyết

Bước 2:

Nghiên cứu thực trạng

Bước 3:

Hoàn thiện các nội dung CLPTNL lực của TCT


Hình 1. Quy trình nghiên cứu chiến lược phát triển nhân lực tại Tổng công ty Dược Việt Nam

Bước 1: Nghiên cứu lý thuyết. Bước 1 được tiến hành nhằm tổng hợp các công trình nghiên cứ về chiến lược phát triển nhân lực và các nội dung có liên quan. Nghiên cứu lý thuyết nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận, xác định nội dung, phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong luận án.

Bước 2: Nghiên cứu thực trạng. Bước 2 được tiến hành nhằm phân tích chiến lược phát triển nhân lực của Tổng công ty Dược Việt Nam. Trong bước này, dựa trên nội dung và phương pháp nghiên cứu được áp xác lập trong bước 1, tác giả tiến hành phân tích các nội dung phát triển nhân lực của Tổng công ty Dược Việt Nam được tiến hành nhằm đánh giá thực trạng công tác phát triển nhân lực của Tổng công ty Dược Việt Nam. Phân tích công tác phát triển nhân lực của Tổng công ty Dược Việt Nam bao gồm các nội dung: Phân tích thực trạng về nhu cầu nhân lực và khả năng đáp ứng nhu cầu của nhân lực của Tổng công ty Dược Việt Nam, phân tích thực trạng các định hướng quản trị đối với chiến lược phát triển nhân lực của Tổng công ty Dược Việt Nam, phân tích kết quả của công tác phát triển nhân lực của Tổng công ty Dược Việt Nam sau khi áp dụng các giải pháp chiến lược phát triển nhân lực. Phân tích nhằm chỉ ra thành công - hạn chế của chiến lược chiến lược phát triển nhân lực hiện tại của Tổng công ty Dược Việt Nam.

Nguồn dữ liệu phân tích:


Đối với nguồn dữ liệu thứ cấp, tác giả sử dụng nguồn dữ liệu về phát triển nhân lực, chiến lược phát triển nhân lực và các số liệu có liên quan được Tổng công ty Dược Việt Nam lưu trữ chính thức dưới dạng văn bản. Các nguồn dữ liệu thứ cấp chủ đạo được sử dụng trong luận án bao gồm báo cáo thường niên của Tổng công ty Dược Việt Nam, các đề án của Tổng công ty Dược Việt Nam, các số liệu nhân sự của phòng nhân sự của Tổng công ty Dược Việt Nam. Đối với nguồn dữ liệu sơ cấp, tác giả thu thập các dữ liệu nhằm sử dụng trong phân tích định tính và phân tích định lượng. Trong phân tích định tính, tác giả chủ yếu thu thập dữ liệu thông qua phỏng vấn người đứng đầu bộ phận quản trị nhân lực của Tổng công ty Dược Việt Nam. Trong phân tích định lượng, tác giả đã phát 200 phiếu khảo sát tới nhân lực đang làm việc tại Tổng công ty Dược Việt Nam theo phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên trong số nhân lực không đóng vai trò quyết định đối với các giải pháp chiến lược của nhân lực.

Phương pháp phân tích:

Phương pháp phân tích định tính: Phân tích định tính được sử dụng nhằm xác lập nội dung nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu định tính sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp phỏng vấn phi cấu trúc đối với chuyên gia nhằm xác định nội dung nghiên cứu. Quá trình xác định các nội dung được tiến hành thông qua quá trình trao đổi hai chiều giữa tác giả và chuyên gia tham gia phỏng vấn.

Phương pháp phân tích định lượng: Trong phân tích định lượng, tác giả sử dụng Multiple regression nhằm đánh giá tác động của các yếu tố chiến lược tới kết quả của công tác quản trị nhân lực. Trong phân tích Multiple regression, tác giả phân định các yếu tố nghiên cứu thành các biến phụ thuộc và độc lập, mục tiêu phân tích nhằm đánh giá tác động của các biến độc lập tới biến phụ thuộc. Phương trình tổng quát của Multiple regression sử dụng trong nghiên cứu được khái quát Y = b0 + b1 X1 + b2 X2 +... + bkXk, trong đó, Y là giá trị của biến phụ thuộc thể hiện "kết quả" (ví dụ: Mức độ hoàn thành nhiệm vụ), X1, X2... là giá trị của các biến độc lập thể hiện các "tác nhân" (ví dụ: Mức độ tự do trong công việc). Phương trình hồi quy cho phép dự báo được giá trị của Y với các giá trị cụ thể của X1, X2...


Bước 3: Xây dựng các giải pháp hoàn thiện chiến lược phát triển nhân lực của Tổng công ty Dược Việt Nam. Trong bước này, Dựa trên kết quả xác định mục các kết quả phân tích, tác giả hoàn thiện nội dung chiến lược phát triển nhân lực của Tổng công ty Dược Việt Nam.

b) Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án

Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nhìn nhận và phân tích các sự việc hiện tượng trong quá trình vận động tất yếu của nó. Trong luận án, tác giả đặt chiến lược phát triển nhân lực trong sự vận động cùng với các yếu tố môi trường doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh, nguồn nhân lực của doanh nghiệp… Trên định hướng của phương pháp luận, nghiên cứu chiến lược phát triển nhân lực của Tổng công ty Dược Việt Nam được tiến hành cùng với các phương pháp phân tích định lượng và định tính nhằm đánh giá chiến lược phát triển nhân lực trong mối liên hệ với sự vận động của thời gian và môi trường quản trị.

Phương pháp định tính được sử dụng trong các phân tích không cơ khả năng lượng hóa với các nguyên nhân khác nhau. Các nội dung phân tích sử dụng phương pháp phân tích định tính có thể kể đến bao gồm, đánh giá các kết quả đạt được của đội ngũ nhân lực khi Tổng công ty Dược Việt Nam áp dụng các giải pháp chiến lược phát triển nhân lực, xác định các định hướng chiến lược phát triển nhân lực đã được áp dụng tại Tổng công ty Dược Việt Nam. Để đánh giá các kết quả đạt được của nhân lực khi áp dụng các giải pháp chiến lược phát triển nhân lực, tác giả định tính kết hợp số hóa kết quả nhằm đưa ra hình ảnh rõ nét về các kết quả doanh nghiệp đạt được.

Quá trình triển khai nghiên cứu định tính được tiến hành nhằm xác định các nội dung chiến lược phát triển nhân lực của Tổng công ty Dược Việt Nam cần đưa vào nghiên cứu, nghiên cứu được tiến hành qua ba bước quan trọng bao gồm: Xác định nội dung nghiên cứu, khảo sát lấy ý kiến, tổng hợp kết quả nghiên cứu. Xác định nội dung nghiên cứu là quá trình tổng hợp các nội dung chiến lược phát triển nhân lực của Tổng công ty Dược Việt Nam thông qua thu thập thông tin có liên quan được trình bày trong các tài liệu lưu hành nội bộ của Tổng công ty Dược Việt


Nam. Sau khi có được thông tin về các nội dung chiến lược phát triển nhân lực của Tổng công ty Dược Việt Nam, tác giả tiến hành tổng hợp và định danh các nội dung chiến lược phát triển nhân lực của Tổng công ty Dược Việt Nam dựa trên cơ sở lý luận về chiến lược phát triển nhân lực đã được công bố. Khảo sát lấy ý kiến là quá trình lấy ý kiến của cán bộ quản lý nhân sự của Tổng công ty Dược Việt Nam nhằm làm rõ các nội dung chiến lược phát triển nhân lực của Tổng công ty Dược Việt Nam. Tổng hợp kết quả là quá trình xác lập, định danh các nội dung chiến lược phát triển nhân lực của Tổng công ty Dược Việt Nam trước khi tiến hành nghiên cứu. Tổng hợp kết quả nghiên cứu được tiến hành dựa trên nội dung chiến lược phát triển nhân lực của Tổng công ty Dược Việt Nam đã tổng hợp, nội hàm của chiến lược phát triển nhân lực trên phương diện lý thuyết và quá trình trao đổi với cán bộ quản lý nhân lực của Tổng công ty Dược Việt Nam.

Phương pháp lượng hóa thông qua thang điểm Likert 5 được sử dụng trong đánh giá các nội dung chiến lược và chính sách phát triển nhân lực của Tổng công ty Dược Việt Nam và đánh giá kết quả đạt được của Tổng công ty Dược Việt Nam. Thang điểm 5 được sử dụng đối với các lượng hóa trong phân tích hồi quy và không sử dụng phương trình hồi quy. Đo lương cho mục đích không sử dụng phương trình hồi quy bao gồm đánh giá trong khảo sát sơ bộ các định hướng chiến lược phát triển nhân lực của Tổng công ty Dược Việt Nam nhằm xây dựng giả thuyết và đánh giá nhìn nhận của nhân lực trong doanh nghiệp về chính sách phát triển nhân lực của Tổng công ty Dược Việt Nam, tác giả tiến hành khảo sát 60 đối tượng là nhân lực của Tổng công ty Dược Việt Nam. Đối với các khảo sát nhằm sử dụng xác lập phương trình hồi quy đa biến, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, phi xác suất, cỡ mẫu nghiên cứu được xác định theo nguyên tắc tối thiểu để đạt được sự tin cậy cần thiết của nghiên cứu, theo đó số mẫu tối thiểu nghiên cứu gấp năm lần số biến quan sát (Hair, J. F. và cộng sự, 1998).

Phương pháp nghiên cứu định lượng sử dụng phương pháp phân tích hồi quy được sử dụng nhằm đánh giá tác động của các định hướng chiến lược phát triển nhân lực của Tổng công ty Dược Việt Nam động lực làm việc của nhân lực của


doanh nghiệp (dựa trên nghiên cứu của Paul F. Buller và cộng sự, 2012). Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng nhằm đánh giá tác động của các định hướng chiến lược phát triển nhân lực tới động lực làm việc của nhân lực để làm cơ sở lựa chọn những định hướng chiến lược phù hợp.

Phương pháp lựa chọn mẫu ngẫu nhiên được sử dụng trong nghiên cứu. Đối tượng tham gia trả lời các khảo sát là nhân lực làm việc tại Tổng công ty Dược Việt Nam. Nhân lực tham gia khảo sát nhằm đánh giá tác động của các giải pháp chiến lược phát triển nhân lực tới động lực làm việc của nhân lực của Tổng công ty Dược Việt Nam không bao gồm nhân lực trực tiếp tham gia xây dựng các chiến lược và chính sách phát triển nhân lực của Tổng công ty Dược Việt Nam nhằm hạn chế tối đa các đánh giá thiên vị, các đối tượng không tiến hành khảo sát bao gồm cán bộ làm việc tại bộ phận nhân lực của Tổng công ty Dược Việt Nam và các công ty thành viên, các thành viên ban giám đốc và hội đồng quản trị. Để lựa chọn các cá nhân tham gia khảo sát, tác giả sử dụng phương thức lựa chọn ngẫu nhiên trên phần mềm Excel với sự hỗ trợ của trưởng phòng nhân sự của Tổng công ty Dược Việt Nam. Mẫu nghiên cứu được lựa chọn trực tiếp từ danh sách cán bộ công nhân viên làm việc tại Tổng công ty Dược Việt Nam và các công ty thành viên, danh sách không bao gồm các đối tượng loại trừ như đã trình bày ở trên, 200 nhân lực tham gia khảo sát được lựa chọn từ danh sách.

Dữ liệu nghiên cứu sau khi thu thập được phân tích với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0. Nội dung phân tích được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm:

- Phân tích thống kê mô tả: mô tả đặc trưng của mẫu.

- Kiểm định thang đo: các giải pháp chiến lược nghiên cứu trong chuyên đề được đo lường thông qua tập hợp các biến quan sát, để kiểm tra độ tin cậy của các biến quan sát trong việc đo lường các nội dung nghiên cứu, tác giả sử dụng hệ số Cronbach Alpha với giá trị tối thiểu bằng 0.6.

- Phân tích tương quan hồi quy: phân tích tương quan hồi quy được tiến hành nhằm đánh giá mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu.


4. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận án là nghiên cứu cơ sở lý luận về chiến lược phát triển nhân lực nhằm xây dựng phương án đánh giá thực trạng chiến lược phát triển nhân lực của Tổng công ty Dược Việt Nam và xây dựng các giải pháp hoàn thiện chiến lược phát triển nhân lực của Tổng công ty Dược Việt Nam.

Các nhiệm vụ cụ thể của luận án bao gồm:

(i) Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chiến lược phát triển nhân lực với định hướng nghiên cứu tại Tổng công ty Dược Việt Nam.

(ii) Phân tích thực trạng chiến lược phát triển nhân lực của Tổng công ty Dược Việt Nam, phân tích bao gồm đánh giá năng lực và khả năng đáp ứng yêu cầu của Tổng công ty Dược Việt Nam đối với nhân lực làm việc tại doanh nghiệp, đánh giá tác động của các yếu tố môi trường tới nhân lực của Tổng công ty Dược Việt Nam, đánh giá các giải pháp chiến lược nhân lực của Tổng công ty Dược Việt Nam.

(iii) Hoàn thiện nội dung chiến lược phát triển nhân lực của Tổng công ty Dược Việt Nam bao gồm các định hướng chiến lược về khai thác và sử dụng nhân lực, các định hướng quản trị nhân lực. Các định hướng được xác lập với định hướng áp dụng đến 2025, tầm nhìn đến 2030.

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là nguồn nhân lực và chiến lược phát triển nhân lực, các các kết quả đạt được khi áp dụng các chiến lược phát triển nhân lực của Tổng công ty Dược Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu: Về thời gian, các dữ liệu nghiên cứu trong luận được thu thập từ 2013 đến nay và đề xuất đến 2030.

Về nội dung, luận án tập trung nghiên cứu về chiến lược phát triển nhân lực của Tổng công ty Dược Việt Nam. Nội dung được thiết lập bao gồm khả năng đáp ứng yêu cầu thực hiện công việc của nhân lực của Tổng công ty Dược Việt Nam và nghiên cúu các yếu tố tác động tới động lực làm việc của nhân lực của Tổng công ty Dược Việt Nam (Theo công bố của Paul F. Buller và cộng sự, 2012).

Xem tất cả 190 trang.

Ngày đăng: 19/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí