Những Lý Luận Cơ Bản Về Chiến Lược Phát Triển Nhân Lực Của Doanh Nghiệp.


6. Những đóng góp mới của luận án

Tổng hợp cơ sở lý luận về chiến lược phát triển nhân lực và các nội dung liên quan. Thứ nhất là luận án đã tổng hợp, hệ thống hóa cơ sở lý luận nhằm đưa ra cái nhìn toàn diện về chiến lược phát triển nhân lực của doanh nghiệp. Thứ hai là luận án đã xác hệ thống hóa và xác lập nội dung chiến lược phát triển nhân lực của doanh nghiệp. Thứ ba là luận án đã hệ thống hóa phương pháp nghiên cứu chiến lược phát triển nhân lực với định hướng áp dụng tại Tổng công ty Dược Việt Nam.

Phân tích thực trạng chiến lược phát triển nhân lực của Tổng công ty Dược Việt Nam. Thứ nhất, luận án đã phân tích yêu cầu nhân lực và khả năng đáp ứng yêu cầu của nhân lực của Tổng công ty Dược Việt Nam. Thứ hai, luận án đã phân tích ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tới khả năng sở hữu đội ngũ nhân lực đủ năng lực thực hiện công việc của Tổng công ty Dược Việt Nam. Thứ ba, luận án đã đánh giá tác động của các giải pháp chiến lược phát triển nhân lực tới động lực làm việc của Tổng công ty Dược Việt Nam.

Hoàn thiện nội dung chiến lược phát triển nhân lực của Tổng công ty Dược Việt Nam. Dựa trên hệ thống cơ sở lý luận và kết quả phân tích chiến lược phát triển nhân lực hiện tại của Tổng công ty Dược Việt Nam, luận án đã đề xuất phiên bản hoàn thiện của chiến lược phát triển nhân lực của Tổng công ty Dược Việt Nam với định hướng áp dụng đến năm 2030.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 3 chương:

Chương 1: Những lý luận cơ bản về chiến lược phát triển nhân lực của doanh nghiệp.

Chương 2: Thực trạng chiến lược phát triển nhân lực của Tổng công ty dược Việt Nam.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chiến lược phát triển nhân lực của Tổng công ty dược Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.


Chương 1

Chiến lược phát triển nhân lực của tổng công ty Dược Việt Nam - 4

NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN

VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CỦA DOANH NGHIỆP


1.1. Một số khái niệm cơ bản

1.1.1. Nhân lực và nhân lực của doanh nghiệp

Đứng dưới góc độ vĩ mô, nhân lực là tập hợp đội ngũ những người trong độ tuổi lao động trên phạm vi toàn cầu. Tại mỗi quốc gia/vùng lãnh thổ, nhân lực được nhìn nhận là những người đang đảm nhận một công việc cụ thể hoặc là những người đủ năng lực và sẵn sàng tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh… nhân lực của mỗi quốc gia được nhìn nhận với ba đặc trưng quan trọng là số lượng, năng lực và độ tuổi.

Đứng dưới góc độ doanh nghiệp, theo Jac Fitz-enz (2009), nhân lực là những người lao động đủ năng lực thực hiện công việc theo yêu cầu của doanh nghiệp, làm việc theo yêu cầu của doanh nghiệp, nhận lương từ doanh nghiệp. Có thể hiểu, nhân lực của doanh nghiệp là những người đang được doanh nghiệp sử dụng vào một nhiệm vụ cụ thể và được doanh nghiệp trả lương để thực hiện nhiệm vụ đó.

Trong doanh nghiệp, nhân lực bao gồm nhân lực quản lý và nhân viên. Nhân lực quản lý thực hiện bốn chức năng của nhà quản trị hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát hoạt động của nhân viên. Đội ngũ quản lý trong doanh nghiệp bao gồm các nhân lực quản lý cấp cao, các nhân lực quản lý cấp trung và các nhân lực quản lý trực tiếp. Nhân lực quản lý có thể trực tiếp tham gia quá trình sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ hoặc gián tiếp tạo ra các sản phẩm, dịch vụ thông qua nỗ lực của đội ngũ nhân viên. Nhân viên là nhân lực không giữ chức vụ quản lý, thực hiện công việc theo sự chỉ đạo của cán bộ quản lý. Nhân viên chịu trách nhiệm về công việc họ đảm nhận, trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp.

1.1.2. Chiến lược và chiến lược phát triển nhân lực của doanh nghiệp

1.1.2.1. Chiến lược doanh nghiệp

a) Chiến lược.

Theo Ngô Kim Thanh (2014), chiến lược là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng hy lạp "Strategos" sử dụng trong quân sự, từ này được hiểu là nghệ thuật chỉ huy ở vị


trí ưu thế. Tác giả Ngô Kim Thanh cũng trích dẫn một số khái niệm khác về chiến lược: khái niệm của Chandler: "Chiến lược là việc xác định các mục tiêu, mục đích cơ bản dài hạn của doanh nghiệp và việc áp dụng một chuỗi các hành động cũng như việc phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu này". Khái niệm của Quinn: "Chiến lược là mô thức hay kế hoạch tích hợp các mục tiêu chính yếu các chính sách và chuỗi hành động vào một tổng thể được kết cấu một cách chặt chẽ". Khái niệm của Johnson và Scholes: "Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ chức về dài hạn nhằm dành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua định dạng các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và thoả mãn mong trongủa các bên hữu quan". Theo Michael A. Hitt et al, (2007), "Chiến lược doanh nghiệp là hệ thống các phương án phối hợp hành động nhằm khai thác tiềm năng của doanh nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh".

Có thể thấy: chiến lược là những định hướng đối với các hành động trong dài hạn nhằm đạt được lợi ích cao đối với chủ thể của chiến lược đó.

b) Các chiến lược của doanh nghiệp

Theo Nguyễn Hoàng Việt (2012), chiến lược tồn tại dưới ba cấp độ khác nhau: chiến lược cấp doanh nghiệp (Corporate strategy); chiến lược cấp kinh doanh (Business strategy); chiến lược cấp chức năng (Functional strategy). Chiến lược cấp doanh nghiệp là lời công bố về mục tiêu dài hạn và các định hướng phát triển của doanh nghiệp, chiến lược này do hội đồng quản trị xây dựng. Chiến lược cấp doanh nghiệp trả lời câu hỏi then chốt "Doanh nghiệp đã đang và sẽ hoạt động trong những ngành kinh doanh nào". Các loại hình chiến lược cấp công ty (cấp doanh nghiệp) bao gồm: chiến lược đa dạng hóa, chiến lược tích hợp, chiến lược thị trường, chiến lược đầu tư. Chiến lược đa dạng hóa là chiến lược đưa ra định hướng về mở rộng hoạt động của doanh nghiệp. Chiến lược tích hợp là chiến lược đưa ra những định hướng về kết hợp, kiểm soát các hoạt động sản xuất và cung ứng. Chiến lược thị trường là chiến lược đưa ra những định hướng về phát triển thị trường. Chiến lược đầu tư là chiến lược đưa ra những định hướng về số lượng và nguồn lực phải đầu tư.


Theo Ngô Kim Thanh (2014), "Dù tiếp cận theo cách nào thì bản chất của chiến lược kinh doanh vẫn là phác thảo hình ảnh tương lai của doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động và khai thác. Theo cách hiểu này, chiến lược kinh doanh được dựng theo ba ý nghĩa phổ biến nhất: xác lập mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp; đưa ra các chương trình hành động tổng quát; lựa chọn các phương án hành động, triển khai phân bổ nguồn lực để thực hiện mục tiêu đó". Theo Nguyễn Hoàng Việt (2015), chiến lược kinh doanh liên quan đến khía cạnh triển khai chiến lược doanh nghiệp hay làm thế nào để một đơn vị kinh doanh (SBU) có thể cạnh tranh thành công trên thị trường hoặc một đoạn thị trường. Các loại chiến lược kinh doanh bao gồm: chiến lược dẫn đầu về chi phí, chiến lược khác biệt hóa, chiến lược tập trung hóa. Chiến lược dẫn đầu chi phí là chiến lược doanh nghiệp cạnh tranh thông qua các giải pháp nhằm sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ với mức chi phí thấp hơn đối thủ. Chiến lược khác biệt hóa là chiến lược đưa ra sản phẩm hoặc dịch vụ được khách hàng nhìn nhận là duy nhất. Chiến lược tập trung hóa là chiến lược hướng tới một nhóm khách hàng hoặc một phân đoạn thị trường cụ thể. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp có thể được phân loại theo các phương thức khác như Miles and Snow (1984) phân loại chiến lược doanh nghiệp với ba nhóm bao gồm: chiến lược phòng thủ, prospector, and analyzers. Porter (1985) phân loại chiến lược của doanh nghiệp theo ba nhóm dẫn đầu về giá, khác biệt hóa, tập trung. Schuler và Jackson (1987) chia chiến lược của doanh nghiệp thành ba nhóm bao gồm: tối ưu hóa chi phí, đổi mới sáng tạo và hoàn thiện chất lượng...

Chiến lược chức năng là chiến lược của từng bộ phận chức năng (nghiên cứu và phát triển sản phẩm, marketing, tài chính, hệ thống thông tin, nhân lực...) trong doanh nghiệp. Chiến lược chức năng đưa ra định hướng đối với các hoạt động của bộ phận chức năng hướng đến mục tiêu chung là thực hiện được định hướng chiến lược ở cấp độ doanh nghiệp và chiến lược kinh doanh.

Theo Nguyễn Hoàng Việt (2015), các loại hình chiến lược cấp chức năng bao gồm: chiến lược sản xuất, chiến lược marketing, chiến lược nguồn nguyên vật liệu, chiến lược nghiên cứu và phát triển R&D, chiến lược tài chính, chiến lược phát


triển nhân lực. Chiến lược sản xuất đề cập tới những quyết định về sản phẩm mới, thời gian bắt đầu đối với một sản phẩm, phương thức sản xuất ra sản phẩm. Chiến lược marketing đề cập tới nội dung là toàn bộ logic tiếp thị thương mại mà nhờ đó doanh nghiệp thực hiện tốt các mục tiêu của chiến lược kinh doanh. Chiến lược nguồn nguyên vật liệu đề cập tới các nội dung đối với các hoạt động cần thiết để đưa nguyên vật liệu đến nơi sản xuất. Chiến lược nghiên cứu và phát triển sản phẩm có thể đề cập tới các nội dung như định hướng về thiết kế sản phẩm, định hướng về quy trình thực hiện công việc. Chiến lược tài chính của doanh nghiệp đưa ra những định hướng về dòng tiền, về tín dụng, về tính linh hoạt trong sử dụng tài chính của doanh nghiệp. Chiến lược nhân lực đưa ra các định hướng đối với công tác quản trị nguồn nhân lực bên trong doanh nghiệp như các định hướng về đào tạo và phát triển nhân lực, định hướng về trả công lao động, định hướng đối với làm việc nhóm trong doanh nghiệp…

Theo Paul F. Buller và cộng sự (2012) Chiến lược trong doanh nghiệp bao gồm ba cấp độ. Cấp độ cao nhất đề cập tới mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, ở cấp độ này chiến lược đề cập tới lĩnh vực hoạt động và phân đoạn thị trường. Cấp độ thứ hai ở cấp độ kinh doanh, chiến lược đề cập tới phương thức cạnh tranh chủ đạo của doanh nghiệp, ở cấp độ này doanh nghiệp thường sử dụng ba loại hình chiến lược phổ biến là giá thành thấp, khách biệt hoá và tập trung. Ở cấp độ thứ ba, chiến lược đề cập tới định hướng thực hiện công việc đối với các hoạt động của doanh nghiệp như tài chính, kế toán, marketing, sản xuất, nghiên cứu phát triển sản phẩm, quản trị nhân lực… Để chiến lược của doanh nghiệp thành công, dưới góc độ nguồn lực, nguồn lực của doanh nghiệp cần có những đặc điểm bao gồm mang lại giá trị hữu ích, đặc trưng, không thể thay thế, các doanh nghiệp khác khó bắt chước. Doanh nghiệp có được các năng lực tốt với các yếu tố kiến thức, kỹ năng, năng lực cá nhân… sẽ nâng cao lợi thế cạnh tranh, do vậy chiến lược phát triển nhân lực là bộ phận chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp có được các lợi thể trên.

Theo Cascio et al, (2012), chiến lược doanh nghiệp chỉ ra những định hướng ở cấp độ doanh nghiệp, chiến lược nguồn nhân lực đưa ra định hướng ở cấp độ bộ


phận chức năng. Chiến lược kinh doanh là cơ sở để xác định đối tượng lao động doanh nghiệp cần sử dụng. Chiến lược nhân lực đưa ra các định hướng đối với công tác quản trị nguồn nhân lực, chiến phát triển nhân lực là một nội dung thuộc hệ thống các chiến lược nguồn nhân lực của doanh nghiệp, do vậy nội dung chiến lược này mang các đặc điểm của chiến lược nhân lực.

Như vậy, chiến lược trong doanh nghiệp có thể được chia làm ba cấp độ bao gồm cấp độ doanh nghiệp, cấp độ kinh doanh, cấp độ bộ phận chức năng, hoặc có thể chia thành hai cấp độ bao gồm chiến lược kinh doanh và chiến lược chức năng. Chiến lược nhân lực là chiến lược cấp độ bộ phận chức năng - đưa ra các định hướng đối với công tác quản trị nhân lực nhằm giúp doanh nghiệp hoàn thành tốt các mục tiêu đã đề ra. Chiến lược phát triển nhân lực là một bộ phận của chiến lược nhân lực.

1.1.2.2. Chiến lược nhân lực doanh nghiệp

Theo Armstrong, Michael (2011), chiến lược nguồn nhân lực được hiểu ngắn gọn là “Những dự kiến và kế hoạch sử dụng nhân lực giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh”. “Chiến lược nhân lực (HR strategies) là những định hướng đối với công tác quản trị nhân lực giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đã đề ra, đây là khung định hướng đối với hoạt động quản trị con người trong doanh nghiệp. Nội dung chiến lược nhân lực (tiếng Anh là Human resources strategy hoặc Strategic human resources management), có hai hình thức là chiến lược “tổng quát” và chiến lược “chi tiết”.

Chiến lược nhân lực tổng quát đưa ra những định hướng chung đối với hoạt động quản trị nhân lực trong doanh nghiệp. Chiến lược nhân lực tổng quát để cập tới các định hướng quan trọng nhất của quản trị nhân lực đối với doanh nghiệp xây dựng chiến lược. Nội dung chiến lược được trình bày trong chiến lược nhân lực dạng này có thể bao gồm một hoặc một số các nội dung như phát triển năng lực lãnh đạo, thu hút và giữ chân người tài, đào tạo và phát triển, đãi ngộ nhân lực... Một số chiến lược nhân lực tổng quát đã được xây dựng và triển khai được trình bày dưới đây.

Chiến lược của Công ty B&Q:“ Nâng cao gắn bó của người lao động, giảm thiểu


mất mát lao động chất lượng cao; B&Q trở thành nhà tuyển dụng hàng đầu Anh Quốc”.

Chiến lược của Công ty Glaxo Smith Kline:“ Doanh nghiệp trở thành nơi người giỏi nhất làm những công việc tốt nhất”.

Chiến lược của Công ty Egg:“ Thu hút, giữ chân những người lao động phù hợp. Những gì mang lại cho khách hàng cũng là những gì cần mang lại cho người lao động. Các định hướng chiến lược cần được khắc sâu trong văn hoá doanh nghiệp khi triển khai các hoạt động kinh doanh”.

Chiến lược nhân lực chi tiết là chiến lược nhân lực được xây dựng chi tiết đối với từng nội dung của công tác quản trị nhân lực như tuyển dụng nhân lực, đào tạo nhân lực, phát triển nhân lực, đãi ngộ nhân lực, quan hệ xã hội… chiến lược nhân lực chi tiết khác với chiến lược nhân lực tổng quát ở chỗ đưa ra các định hướng chi tiết đối với phần lớn các hoạt động quản trị nhân lực của doanh nghiệp. Một số chiến lược nhân lực chi tiết đã được xây dựng và triển khai được trình bày dưới đây.

Chiến lược của Tổ chức The Childrens Society”:

Nội dung chiến lược nhân lực thứ nhất: “Triển khai chiến lược đãi ngộ nhằm đẩy mạnh phối hợp trong hành động và đảm bảo cho công tác tuyển dụng, giữ chân và tạo động lực cho người lao động nhằm giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh”.

Nội dung chiến lược nhân lực thứ hai: “Phát triển hệ thống công nghệ thông tin trong quản trị nguồn nhân lực nhằm đảm bảo sản lượng và nâng cao chất lượng quản lý”.

Nội dung chiến lược nhân lực thứ ba: “Xây dựng quy trình giúp nâng cao công tác quản lý thực hiện công việc đối với cán bộ quản lý và nhân viên”.

Nội dung chiến lược nhân lực thứ tư: “Triển khai công tác đào tạo và phát triển nhằm đảm bảo việc triển khai công việc và nâng cao chất lượng công việc”. Chiến lược của Công ty Diageo:

Nội dung chiến lược thứ nhất về đánh giá thực hiện công việc: “Phối hợp giữa đánh giá và tạo cơ hội thăng tiến nhằm phát huy các nhóm làm việc tốt và nâng cao cống hiến cá nhân”.


Nội dung chiến lược nhân lực thứ hai về phát triển nhân lực: “Điều chỉnh nhằm thu hút, giữ chân và phát triển đội ngũ chuyên gia kết hợp với tuyển dụng nhân tài”. Khi triển khai nội dung chiến lược này, doanh nghiệp trước tiên cần xác lập khái niệm chuyên gia và nhân tài nhằm xác định đúng các đối tượng doanh nghiệp cần có định hướng thu hút đặc biệt. Bước tiếp theo là xác định nhu cầu của đội ngũ lao động chủ chốt và xây dựng giải pháp phù hợp nhằm thu hút và giữ chân đội ngũ cán bộ này. Các giải pháp được xây dựng đối với các nội dung quản trị nhân lực của doanh nghiệp và cần phải được xây dựng đồng bộ.

Nội dung chiến lược thứ ba về thiết kế công việc: “đảm bảo người lao động cống hiến tối đa và đạt các mục tiêu đã đề ra”.

Chiến lược của một cơ quan chính phủ:

Nội dung chiến lược thứ nhất đề cập tới phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp: “Nâng cao năng lực trí thức”.

Nội dung chiến lược thứ hai đề cập tới đánh giá thực hiện công việc: “Đánh giá mức độ hoàn thành các nhiệm vụ chiến lược trong công tác đánh giá thực hiện công việc”.

Nội dung chiến lược thứ ba đề cập đến thiết kế công việc: “Chú trọng phương thức tiến hành công việc và đảm bảo sự kết nối giữa công việc và các hoạt động của tổ chức”.

Nội dung chiến lược thứ tư đề cập đến vấn đề đãi ngộ: “Xây dựng chiến lược đãi ngộ giúp giúp tổ chức có được nguồn nhân lực mạnh”.

1.1.2.3. Chiến lược phát triển nhân lực doanh nghiệp

Phát triển nhân lực là quá trình nâng cao chất lượng hoặc hiệu suất đối với nhân lực của doanh nghiệp thông qua nâng cao năng lực, thiết lập lộ trình công danh, điều chỉnh cơ cấu công việc (Berther, Becket, 2007). Chiến lược phát triển nhân lực là một nội dung chiến lược định hướng cho công tác phát triển nhân lực của doanh nghiệp, do vậy đây là hệ thống các định hướng giúp doanh nghiệp chiến thắng trong cạnh tranh thông qua tối ưu hóa phát triển nhân lực của doanh nghiệp (Gary P. Pisano, 2012). Chiến lược phát triển nhân lực là một bộ phận của chiến

Xem tất cả 190 trang.

Ngày đăng: 19/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí