Các Đặc Điểm Nguồn Nhân Lực Và Chiến Lược Phát Triển Nguồn Nhân Lực


Thực chất, mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. Viết tắt của 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ), SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một tổ chức hay một đề án kinh doanh. SWOT phù hợp với cách làm việc và phân tích theo nhóm, được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh…

Điểm mạnh và điểm yếu là các yếu tố nội tại của tổ chức, còn cơ hội và thách thức là các nhân tố tác động bên ngoài. SWOT cho phép phân tích các yếu tố khác nhau có ảnh hưởng tương đối đến chiến lược phát triển nguồn nhân lực của tổ chức. Phân tích theo mô hình SWOT là việc đánh giá các dữ liệu được sắp xếp theo dạng SWOT dưới một trật tự logic giúp người đọc hiểu được cũng như có thể trình bày thảo luận để đi đến việc ra quyết định dễ dàng hơn.

Để lập ma trận SWOT cần thực hiện qua 8 bước sau:

- Bước 1: Liệt kê các cơ hội chính

- Bước 2: Liệt kê các mối đe dọa từ bên ngoài tổ chức

- Bước 3: Liệt kê các điểm mạnh của tổ chức

- Bước 4: Liệt kê những điểm yếu tiêu biểu trong nội bộ tổ chức

- Bước 5: Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và đề xuất phương án chiến lược SO thích hợp. Chiến lược này phát huy điểm mạnh để tận dụng cơ hội.

- Bước 6: Kết hợp điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài và đề xuất phương án chiến lược SO thích hợp. Chiến lược này khắc phục điểm yếu bằng cách tận dụng cơ hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

- Bước 7: Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và đề xuất phương án ST thích hợp. Chiến lược này tận dụng thế mạnh của mình để đối phó với nguy cơ đe dọa từ bên ngoài.

- Bước 8: Kết hợp điểm yếu bên trong với mối đe dọa bên ngoài và đề xuất

Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV du lịch công đoàn Hạ Long đến năm 2015 - 5


phương án chiến lược WT, chiến lược này nhằm tối thiểu tác dụng của điểm yếu và phòng thủ trước các mối đe dọa từ bên ngoài.

Ưu điểm vượt trội của phương pháp SWOT là khả năng áp dụng rộng rãi cho mọi doanh nghiệp và tổ chức kinh tế độc lập, kể cả cho các tổ chức không hẳn vì mục tiêu lợi nhuận. Mô hình phân tích SWOT phân tích một cách toàn diện tất cả các thông tin về môi trường bên ngoài và cả các yếu tố nội bộ tổ chức mà không bỏ qua một yếu tố ảnh hưởng nào đến hoạt động của tổ chức kinh tế. Vậy nên các chiến lược đưa ra và chọn lựa sẽ mang tính khoa học, tổng thể hơn bất kỳ chiến lược nào được đưa ra bằng phương pháp khác.

1.3.2 Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M. Porter

Michael Porter, giáo sư nổi tiếng về chiến lược kinh doanh của trường kinh tế Harvard, đưa ra mô hình 5 lực lượng cạnh tranh, tạo thành bối cảnh cạnh tranh trong một ngành kinh doanh được thể hiện ở hình 1.3:


Những người nhập ngành

Những nhà cạnh tranh trong ngành

Mật độ của các

nhà cạnh tranh

Những người cung cấp mật độ của các nhà

Những người mua

Đe dọa của những người nhập ngành


Sức mạnh trả giá Sức mạnh trả giá

của nhà cung cấp của người mua


Đe dọa của

sản phẩm thay thế


Những sản phẩm thay thế


Hình 1.3: Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M.Porter

(Nguồn: Nguyễn Hữu Lam, 2007)


Nguy cơ xâm nhập của những người nhập ngành: mức độ cạnh tranh trong tương lai bị chi phối bởi nguy cơ xâm nhập của những nhà cạnh tranh tiềm ẩn. Nguy cơ xâm nhập vào một ngành phụ thuộc vào các rào cản xâm nhập thể hiện qua các phản ứng của các đối thủ cạnh tranh hiện thời mà các đối thủ mới có thể dự đoán. Nếu các rào cản hay các đối thủ mới có thể dự đoán sự trả đũa quyết liệt của đối thủ cạnh tranh hiện hữu đang quyết tâm phòng thủ thì khả năng xâm nhập của các đối thủ mới rất thấp. Michael Porter cho rằng có 6 nguồn rào cản xâm nhập chủ yếu sau: Lợi thế kinh tế theo quy mô, sự khác biệt của sản phẩm, các đòi hỏi về vốn, chi phí chuyển đổi, khả năng tiếp cận với kênh phân phối, những bất lợi về chi phí không liên quan đến quy mô. Đối với chiến lược phát triển nguồn nhân lực của một trường cao đẳng thì nguy cơ xâm nhập của những người nhập ngành chính là các trường đại học và cao đẳng mới thành lập.

Các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành: đây là áp lực thứ hai trong

mô hình.

Đây là một áp lực thường xuyên và đe dọa trực tiếp các tổ chức, khi áp lực cạnh tranh giữa các tổ chức tăng lên thì càng đe dọa về vị trí và sự tồn tại của các tổ chức. Đặc biệt khi các tổ chức bị lôi cuốn vào cuộc chiến đối đầu về giá sẽ làm cho mức lợi nhuận chung của ngành bị giảm sút. Thậm chí rất có thể làm cho tổng doanh thu của ngành bị giảm, nếu mức co giãn của cầu không kịp với sự giảm xuống của giá. Trường hợp ngược lại khi các công ty tham gia cuộc chiến cạnh tranh về quảng cáo có thể làm tăng nhu cầu và làm tăng mức độ khác biệt của sản phẩm trong ngành, trường hợp này sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các công ty và lợi ích chung của ngành. Hiện nay, đối với chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho CT TNHH MTV DL CĐ Hạ Long thì có nhiều công ty khách sạn du lịch khách mọc lên trên địa bàn Bãy Cháy.

Áp lực từ các sản phẩm thay thế: Các tổ chức, doanh nghiệp trong một ngành phải cạnh tranh với các doanh nghiệp, tổ chức ở các ngành khác có sản phẩm có thể thay thế các sản phẩm của ngành. Các sản phẩm thay thế hạn chế mức lợi nhuận tiềm năng của một ngành bằng cách đặt một ngưỡng tối đa mà các tổ chức,


doanh nghiệp trong ngành có thể kinh doanh có lãi. Do các loại hàng có tính thay thế cho nhau nên sẽ dẫn đến sự cạnh tranh trên thị trường. Khi giá của sản phẩm chính tăng thì sẽ khuyến khích xu hướng sử dụng sản phẩm thay thế và ngược lại.

Áp lực từ phía khách hàng:

Áp lực từ phía người mua chủ yếu có hai dạng là đòi hỏi giảm giá hoặc mặc cả để có chất lượng phục vụ tốt hơn. Chính điều này làm cho các đối thủ cạnh tranh chống lại nhau. Tất cả những điều đó làm tổn hao mức lợi nhuận của ngành. Đối với chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho một khách sạn du lịch thì khách hàng là khách du lịch đến từ trong và ngoài nước.

Áp lực từ người cung ứng:

Người cung ứng có thể khẳng định quyền lực của họ bằng cách đe dọa tăng giá hoặc giảm chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng. Do đó, họ có thể chèn ép lợi nhuận của một ngành khi ngành đó không có khả năng bù đắp chi phí tăng lên trong giá thành sản xuất.

1.4. Các đặc điểm nguồn nhân lực và chiến lược phát triển nguồn nhân lực

trong lĩnh vực du lịch

1.4.1. Đặc điểm nguồn nhân lực trong kinh doanh du lịch

1.4.1.1. Đội ngũ lãnh đạo quản lý

* Ban giám đốc

+ Giám đốc:

Là người có quyền hạn cao nhất trong khách sạn. Là người chịu trách nhiệm về việc chấp hành và thực hiện các chế độ, chủ trương, đường lối của công ty cũng như của Đảng và nhà nước. Chịu trách nhiệm thực hiện công tác đối nội và đối ngoại trong hoạt động kinh doanh của khách sạn bao gồm: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra trong qúa trình hoạt động kinh doanh của khách sạn. Với vai trò quan trọng trong hoạt động điều hành kinh doanh, giám đốc có nhiệm vụ không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và năng lực quản lý.


Quản lý khách sạn là một hoạt động có tính đặc thù, trong đó, đối tượng quản lý không chỉ đơn thuần là quản lý đội nhân viên, quản lý các phó giám đốc, các trưởng phòng mà các tác động quản lý phải nhằm đạt đến kết quả cao nhất đối với khách hàng, đó là dịch vụ các sản phẩm đáp ứng được các nhu cầu về du lịch của khách hàng.

Chính vì vậy, cán bộ quản lý các công ty, khách sạn du lịch không những phải có uy tín về mặt chuyên môn mà còn cần phải có những hiểu biết nhất định về khoa học quản lý, đặc biệt là về vấn đề quản lý khách sạn, quản lý doanh nghiệp, kiến thức về quản lý nhà nước (đối với nhân viên, chuyên viên và các phó giám đốc, các trưởng phòng).

+ Phó giám đốc:

Là người lãnh đạo, cấp dưới trực tiếp của giám đốc trong khách sạn, được uỷ quyền thay thế giám đốc trong công việc khi giám đốc vắng mặt hoặc được phân công công việc. Trực tiếp tham mưu và quản lý một phần công việc cụ thể trong từng giai đoạn. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về việc giải quyết các công việc được giao cũng như quyết định của mình.

1.4.1.2. Đội ngũ nhân viên

Nhân viên là những người được tuyển chọn vào công ty có chuyên môn phục vụ các hoạt động kinh doanh trong các khách sạn. Tuỳ theo nhiệm chung của các phòng chức năng trong khách sạn, nhân viên khách sạn có nhiệm vụ cụ thể sau:

- Thực hiện tuyển dụng sắp xếp nhân lực cho các phòng ban chức năng khác của khách sạn, phối hợp với các phòng ban chức năng khác để tuyển dụng nhân viên cho khách sạn.

- Quản lý hồ sơ cá nhân cuả khách sạn. Theo dõi ngày công, giờ công cũng như những việc có liên quan đến kỷ luật lao động, an toàn lao đông, vệ sinh công nghiệp, sức khoẻ cán bộ công nhân viên.

- Phối hợp cùng phòng tài vụ kế toán phản ánh đúng tiền lương cho cán bộ

công nhân viên của khách sạn.


- Phối hợp đào tạo tay nghề cho cán bộ công nhân viên của khách sạn, tổ

chức kiểm tra nâng cao chất lượng phục vụ cho cán bộ công nhân viên khách sạn.

- Đề xuất việc thực hiện các hợp đồng với việc mua sắm các trang thiết bị

máy móc, tu sửa cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công việc của nhà khách.

- Thực hiện việc giao nhận công văn, giấy tờ, sổ sách tới cấp trên và các nguồn thông tin từ ngoài vào cũng như từ khách sạn đi các nơi khác nhau.

- Theo dõi sổ sách thu chi hàng ngày.

- Kiểm tra, giám sát việc thu chi ở các bộ phận: buồng, lễ tân, ăn uống…

- Theo dõi, đối chiếu lượng khách ra vào với bộ phận lễ tân , buồng.

- Báo cáo thu chi tài chính hàng tháng.

- Báo cáo quyết toán thu chi tài chính hàng năm.

- Xúc tiến bán các dịch vụ trong khách sạn.

- Thực hiện hoạt động quảng cáo để kuyếch trương uy tín và tên tuổi của

khách sạn trên thị trường.

- Quản lý, triển khai, duy trì các mối quan hệ với các nhà cung cấp, các

nguồn gửi khách, nghiên cứu thị trường khách của khách sạn.

- Đảm bảo việc thực hiện doanh thu đối với khách sạn thông qua các hoạt động như quảng cáo, xây dựng chương trình khuyến mại, thiết lập kênh phân phối.

- Tham mưu cho giám đốc về thị trường du lịch, chính sách khuyến khích kinh doanh và các biện pháp thu hút khách, ký kết hợp đồng. Thực hiện việc tìm hiểu thị trường, tuyên truyền, quảng bá, và giới thiệu sản phẩm của khách sạn nhằm thu hút khách, tối đa hoá lợi nhuận.

- Tham mưu cho giám đốc về hoạt động kinh doanh của nhà khách và đề ra các phương hướng chiến lược kinh doanh, các biện pháp nhằm khắc phục các nhược điểm, phát huy các lợi thế trong kinh doanh cuả khách sạn.

- Xây dựng kế hoạch marketing hàng năm, hàng tháng, hàng quý.

- Đảm bảo duy trì chất lượng theo thỏa thuận đối với khách.

- Thông báo cho các bộ phận khác trong khách sạn về dự định của khách

trong ngày thời gian khách đến, đi.


- Chịu trách nhiệm báo cáo với giám đốc về những việc được giao.

- Bán dịch vụ phòng ngủ của khách sạn cho khách.

- Dự báo về tình hình khách của khách sạn trong những giai đoạn nhất định.

- Đón tiếp khách và phục vụ các nhu cầu của khách, bố trí phòng cho khách, giữ đồ cho khách, thanh toán và làm thủ tục check in hoặc chech out cho khách, giải quyết các khiếu nại, phàn nàn của khách.

- Lưu trữ, xử lý và cung cấp các thông tin cho khách về tình trạng buồng,

dịch vụ cung cấp trong khác sạn…

- Thanh toán, thu tiền của khách khi khách tiêu dùng các dịch vụ của khách

sạn.


- Sản xuất, chế biến các món ăn, phục vụ cho khách hàng.

- Bảo đảm vệ sinh môi truờng trong toàn khu vực bếp, trong đó đặc biệt là vệ

sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh cá nhân.

- Bảo đảm về việc phòng cháy, chữa cháy trong khu vực bếp.

- Tổ chức đón tiếp, phục vụ bữa ăn, chế biến phục vụ đồ uống cho khách với

chất lượng cao, phong cách phục vụ chu đáo lịch sự.

- Thực hiện các chức năng tiêu thụ và bán hàng, đưa ra thực đơn, giới thiệu các món ăn, thuyết phục khách sử dụng.

- Nghiên cứu nhu cầu ăn uống của khách, tổ chức chế biến và cung cấp thực đơn phù hợp với các đối tượng khách khác nhau.

- Quảng cáo, giới thiệu các dịch vụ ăn uống của nhà khách đảm bảo chất lượng về vệ sinh an toàn thực phẩm và thoả mãn mọi nhu cầu của khách khi đến ăn uống tại khách sạn.

- Nhận khách nghỉ về các phòng, hướng dẫn khách sử dụng các trang thiết bị trong phòng, bàn giao tài sản thiết bị cho khách khi khách đến nhận phòng và kiểm tra tài sản thiết bị khi khách rời khỏi khách sạn.

- Hàng ngày có nhiệm vụ dọn vệ sinh, dọn dẹp, bố trí sắp xếp phòng ngủ và tất cả các khu vực công cộng. Hút bụi, vệ sinh chăm sóc cây cảnh, trực ban các tầng để phục vụ khách khi có khách tới lưu trú tại khách sạn.


- Phối hợp với bộ phận lễ tân theo dõi và quản lý việc cho thuê phòng nghỉ của khách sạn (số phòng có khách, số phòng còn trống, số phóng khách sắp chuyển ra …).

- Kiểm tra, bảo quản các trang thiết bị nội thất, thiết bị vệ sinh trong phòng nghỉ, hành lang, khu vực bên ngoài.

- Theo dõi quản lý đồ uống trong phòng, báo cho lễ tân thanh toán khi khách

trả phòng.

- Giao ca hàng ngày, ca trước phải bàn giao đầy đủ cho ca sau, vào sổ theo

dõi bao gồm cả tài sản, thiết bị và các công việc phải làm trong ca sau.

- Trực điện thoại phòng trực, không bỏ trực khi đang trong giờ trực.

- Giữ gìn, bảo quản tài sản được trang bị thuộc phạm vi hội trường.

- Hàng ngày làm vệ sinh, tưới cây trực tại tầng, để mở cửa hướng dẫn khách

tới tham dự các hội nghị, hội thảo.

-Khi có hội nghị, phải chuẩn bị mọi yêu cầu của khách truớc khi khách đến

tham dự hội nghị.

Đội ngũ nhân viên trong khách sạn phải là lực lượng nòng cốt trong việc bố trí, phục vụ các dịch vụ trong các khách sạn thành một khâu liên hoàn, nhịp nhàng, ăn khớp với nhau. Sở dĩ nói đội ngũ nhân viên là khách sạn là lực lượng nòng cốt là bởi trong các khách sạn một nhân viên đồng thời phải thạo nhiều việc, có thể đảm nhận được công việc ở các khâu khác nhau để khi cần thiết các bộ phận có thể tương trợ nhau nhằm đáp ứng được nhanh nhất các nhu cầu của khách hàng tạo ra sự nhịp nhàng, khép kín giữa các khâu. Đồng thời nhân viên ở bộ phận nào cũng phải luôn giữ thái độ ân cần, chu đáo và vui vẻ đối với khách hàng.

Trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn đội ngũ nhân viên có ý nghĩa quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đội ngũ nhân viên là lực lượng trung tâm trong kinh doanh sản xuất và giữ vai trò quyết định việc thực hiện mục tiêu và kế hoạch kinh doanh của khách sạn.

Về phẩm chất:

- Thế giới quan khoa học: Thế giới quan của đội ngũ nhân viên trong khách

Xem tất cả 159 trang.

Ngày đăng: 30/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí