môi trường sinh thái: Đặc biệt các khu vực thắng cảnh và di tích lịch sử, văn hoá đã có từ lâu đời, phải được quan tâm đúng mức.
* Mục tiêu văn hoá xã hội: Quy hoạch du lịch gắn liền với việc giữ gìn phát huy truyền thống văn hoá chung của địa phương, đồng thời khai thác các di sản văn hoá, nghệ thuật có giá trị, giầu bản sắc dân tộc, các di tích lịch sử, công trình văn hoá, đa dạng hoá sản phẩm du lịch của Thái Nguyên nhằm chọn lọc những di sản văn hoá, nghệ thuật có gía trị, chất lượng cao, có sức thu hút khách.
* Mục tiêu hỗ trợ phát triển: Cung cấp thông tin tư liệu, những định hướng chiến lược cơ bản để khuyến khích hỗ trợ cho sự phát triển, xúc tiến lập kế hoạch, sự phối kết hợp giữa các ban ngành tạo đà cho sự phát triển du lịch và ngược lại.
3.2.3. Chiến lược phát triển du lịch Thái Nguyên đến 2020 a- Chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch
Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hoá, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, xác định con người là nhân tố quyết định cho sự nghiệp phát triển du lịch: nhiệm vụ hàng đầu là phải có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch.
Quán triệt tinh thần Nghị quyết Trung ương III khóa VIII của Đảng cần tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch, đội ngũ lãnh
đạo trực tiếp điều hành quản lý kinh doanh, công nhân, nhân viên kỹ thuật du lịch…. phù hợp với thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Các bộ phận cơ bản về quản lý nhà nước, quản lý điều hành kinh doanh phải có cán bộ giỏi; các vị trí quan trọng ở đơn vị kinh doanh có lực lượng cán bộ nghiệp vụ, công nhân, tiếp viên, nhân viên kỹ thuật, hướng dẫn viên được đào tạo cơ bản am hiểu và thực hành nhiệm vụ giỏi, có trình độ giao tiếp ngoại ngữ…. Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.
Lực lượng cán bộ nhân viên trên được phát triển từ các nguồn: Tự đào tạo, đào tạo tại các trường nghiệp vụ, quản lý nhà nước về du lịch, tuyển chọn học sinh đã tốt nghiệp các nhà trường…
Có thể bạn quan tâm!
- Số Lượng Khách Đến Vùng Chè Đặc Sản La Bằng
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Du Lịch Làng Nghề Chè Thái Nguyên
- Phương Hướng, Giải Pháp Nhằm Triển Khai Thực Hiện Tốt Các Mục Tiêu, Nhiệm Vụ Phát Triển Du Lịch Thái Nguyên Giai Đoạn 2009 – 2015:
- Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Nhà Nước Trong Việc Bảo Tồn Phát Triển Hoạt Động Du Lịch Làng Nghề Chè
- Phương Hướng Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Đến Thăm Làng Nghề Chè
- Phát triển du lịch làng nghề tại các vùng chè đặc sản Thái Nguyên - 15
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
b- Chiến lược sản phẩm về du lịch
Nhằm tạo ra sức hút và giữ chân du khách, chiến lược sản phẩm về du lịch phải được chú trọng.
* Tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng mang bản sắc dân tộc đặc biệt là các truyền thông văn hoá lịch sử, nghệ thuật, những phong tục tập quán của địa phương để tạo ưu thế cạnh tranh, chiếm lĩnh và mở rộng thị trường.
* Tạo ra sản phẩm du lịch chuyên đề cho những vùng du lịch trọng điểm có lợi thế. Du lịch nghỉ dưỡng sức khoẻ, du lịch hang động, thể thao, câu cá, sông nước, du lịch cho người ham thích thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống, sinh vật cảnh lễ hội, sinh hoạt văn hoá truyền thống dân gian của địa phương v.v.
* Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu của thị trường. Đối với những trung tâm du lịch lớn phải kết hợp với tâm lý, thị hiếu của khách du lịch quốc tế và trong nước để mỗi tuor du lịch, tạo thêm khả năng tiêu thụ các sản phẩm du lịch của tỉnh Thái Nguyên.
* Sản phẩm Du lịch đặc thù của Thái Nguyên
+ Du lịch sinh thái gắn với Văn hoá lịch sử
+ Nghỉ dưỡng - dịch vụ vui chơi giải trí.
+ Du lịch Lễ hội ( Sinh hoạt Tâm linh)
+ Du lịch Thể thao leo núi, Thể thao mặt nước
c- Chiến lược nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch
Tăng cường chất lượng dịch vụ trên mọi góc độ: thái độ phục vụ, chất lượng và giá cả các sản phẩm: Ăn uống, dịch vụ du lịch, tiện nghi phục vụ và khả năng sẵn sàng phục vụ. Muốn như vậy phải tổ chức giáo dục du lịch, nâng cao trình độ dân trí về du lịch có quy định nghiêm ngặt về dịch vụ ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao công nghệ phục vụ cho các cơ sở du lịch.
d- Chiến lược về giữ gìn tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch môi trường
Du lịch gắn với văn hoá, di tích lịch sử, môi trường do vậy để phát triển du lịch bền vững, các vùng có tài nguyên du lịch không những phải có kế hoạch bảo vệ tôn tạo, không để xuống cấp, mà còn phát triển phong phú (khu rừng nguyên sinh, khu di tích Cách mạng đã được xếp hạng, các hang động thiên tạo, các di sản văn hoá lịch sử phải được bảo vệ nghiêm ngặt).
e- Chiến lược về đầu tư du lịch:
Xác định đầu tư cho du lịch là đầu tư cho sự phát triển kinh tế hiện tại và tương lai, nên có chính sách ưu đãi cho phát triển du lịch kể cả đầu tư từ trong và ngoài nước. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia theo quy hoạch, xây dựng các dự án đầu tư cụ thể, có kế hoạch ưu tiên đầu tư trọng điểm thích hợp về quy mô và các loại hình trên các vùng điểm, địa bàn, và trung tâm du lịch, đồng thời phải gắn liền với tạo sản phẩm du lịch, có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư: Về đất, thuế trong những năm đầu đưa vào sử dụng.
f- Chiến lược về thị trường khách du lịch
- Tiềm năng- thế mạnh du lịch Thái Nguyên.
Nghiên cứu phân tích đánh giá thị trường Thái Nguyên trong tương lai ngày một thuận lợi là: Gần thủ đô và các tỉnh Vùng Bắc Bộ có Du lịch phát triển, có hệ thống đường giao thông thuận lợi nên các tuyến, điểm du lịch của Thái Nguyên: khu du lịch Hồ Núi Cốc, Khu ATK Định Hoá, Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam, Hang Phượng hoàng... sẽ là những khu, điểm du lịch hấp dẫn của du khách vùng Bắc Bộ, như: Hà Nội, Hải Phong, Bắc Ninh, Hải Dương...
Khu chế xuất Sóc Sơn và một số khu công nghiệp lớn của Hà Nội là một nguồn khách lớn của thị trường du lịch Thái Nguyên. Đồng thời tích cực quảng cáo du lịch Thái Nguyên với các miền trong cả nước, tiến tới thị trường khách du lịch nước ngoài. Cần tạo lập các yếu tố thị trường giao lưu liên tỉnh và Quốc tế, phối hợp gắn kết thị trường để phục vụ khách, qua việc giới thiệu lợi thế tính hấp dẫn của vùng
điểm du lịch và giới thiệu bán sản phẩm du lịch Thái Nguyên.
- Về thị trường khách du lịch quốc tế:
Trên cơ sở xác định tiềm năng sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương để xây dựng thị trường- đối tượng khách phù hợp. Có kế hoạch quảng bá, khai thác nguồn khách. Với lợi thế vị trí địa lý Thái Nguyên là tỉnh trung tâm giữa thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc và gần Sân bay Quốc tế nội bài. Hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ vận chuyển phục vụ du khách thuận lợi. Do vậy đây là điều kiện thuận lợi cho công tác quảng bá xúc tiến thị trường khách Trung Quốc, khu vực ASEAN, Châu á và các nước trên thế
giới như, Nhật, Pháp, Mỹ, các nước Đông Âu, Bắc Âu...để phát huy thế mạnh du lịch lịch sử, Du lịch nghiên cứu nền Văn Hoá dân tộc Việt, Du lịch sinh thái... của Thái Nguyên
3.2.4. Định hướng cho phát triển du lịch gắn với đặc sản chè Thái Nguyên đến năm 2015
Phát triển du lịch phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả nước và của tỉnh Thái Nguyên, giữ vững định hướng du lịch văn hoá, lịch sử và du lịch sinh thái, nhằm đạt hiệu quả cao về kinh tế xã hội, văn hoá, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. Định hướng phát triển du lịch Thái Nguyên đến 2015 là:
- Ưu tiên phát triển du lịch sinh thái khu vực Hồ Núi Cốc (Tập trung ngân sách cho quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết, có chính sách huy động các nguồn lực để triển khai quy hoạch đảm bảo cho khu Hồ Núi Cốc là khu du lịch trọng điểm Quốc gia).
- Cần tập trung khai thác sản phảm du lịch Thái Nguyên từ hai thế mạnh chính: Văn hoá các dân tộc thiểu số và đặc sản Chè Tân Cương nói riêng, chè Thái Nguyên nói chung.
- Có chính sách và cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch và các công ty lữ hành trong tỉnh phát triển các tour, tuyến du lịch với các tỉnh lân cận và trong nước.
- Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm ở các tỉnh phát triển Du lịch có những nét tương đồng hoặc các nước trong khu vực cho các đối tượng như cán bộ quản lý du lịch, hướng dẫn viên du lịch, thuyết minh viên tại các điểm tham quam du lịch và di tích lịch sử.
3.3. Một số giải pháp để đẩy mạnh phát triển du lịch làng nghề chè truyền thống tại các vùng chè đặc sản Thái Nguyên
3.3.1. Bảo tồn và phát triển các làng nghề chè truyền thống Thái Nguyên
Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề được xây dựng, triển khai thực hiện phải phù hợp với quy hoạch phát triển ngành nghề, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của địa phương và cả nước; trong đó chú trọng bảo tồn và phát triển làng nghề gắn với quy hoạch vùng nguyên liệu và bảo vệ môi trường.
Làng nghề là những giá trị được hình thành qua quá trình lịch sử, phản ánh đời sống của cộng đồng; bao gồm những giá trị vật thể và phi vật thể. Bảo tồn làng nghề là hoạt động bảo vệ, gìn giữ những giá trị văn hóa, tránh sự mai một, xuống cấp và biến mất. Phát triển, bảo tồn làng nghề có mục tiêu chủ yếu là: tôn vinh các giá trị truyền thống, phát huy nó trong điều kiện xã hội mới. Sự tách biệt giữa bảo tồn và phát huy chỉ có ý nghĩa về nhận thức, bởi nó là hai mặt của một vấn đề. Sự quá đề cao mặt này hay xem nhẹ yếu tố kia đều không tốt cho công tác bảo tồn và phát huy làng nghề.
Khai thác và phát huy làng nghề, văn hoá phải được coi là một nguồn tài nguyên tạo nền móng cho hoạt động du lịch phát triển bền vững. Chính vì vậy, bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề phải gắn với phát triển du lịch bền vững, vừa bảo đảm lợi ích kinh tế - xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống.
Muốn bảo tồn và phát huy được giá trị của các làng nghề một cách tốt nhất trước hết phải tập trung vào việc nhận thức cộng đồng, phải để họ hiểu một cách sâu sắc giá trị của các làng nghề mà mình đang nắm giữ và khả năng khai thác của nó. Làng nghề chè cần đưa các nghệ nhân, những người có tâm huyết muốn phát triển làng nghề (bằng cả nghề truyền thống và phát triển du lịch) ra nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm bảo tồn.
Du lịch Thái Nguyên tập trung khai thác sản phẩm du lịch Thái Nguyên từ hai thế mạnh chính là: Bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số và đặc sản chè Thái Nguyên nói chung và chè Tân Cương nói riêng. Những giá trị văn hoá luôn được hàm chứa trong mỗi sản phẩm dưới hai dạng chủ yếu:
Một là, giá trị kỹ thuật, phụ thuộc vào các yếu tố như sử dụng nguyên liệu, chất liệu tạo sản phẩm, qúa trình sản xuất, thiết kế sản phẩm.
Hai là, giá trị văn hoá của sản phẩm, thể hiện các cách sinh hoạt của người dân mỗi vùng miền và các di sản của họ.
Tất cả những giá trị trên đã có trong các sản phẩm thủ công của làng nghề chè hàng trăm năm nay, cần được bảo vệ, khôi phục và phát triển. Chính từ những
giá trị đó đã tạo được sức hấp dẫn thu hút đặc biệt đối với khách du lịch, nhất là khách quốc tế. Nhũng giá trị truyền thống của những sản phẩm này được thể hiện thông qua các nội dung sau:
Sản phẩm chè được tạo ra bằng việc sử dụng các kỹ thuật chế biến riêng biệt và nguồn nguyên liệu đặc trưng như chè xanh
Những tri thức và các giá trị truyền thống của làng nếu không được truyền lại cho thế hệ trẻ gìn giữ và phát triển sẽ dẫn đến mất dần bản sắc nghề nghiệp. Việc bảo tồn nó chính là bảo tồn một phần của nền văn hoá trà Việt.
Giá trị của làng nghề truyền thống không chỉ thể hiện trong sản phẩm làng nghề mà còn ẩn chứa trong đó những nét riêng phản ánh văn hóa làng nghề. Làng nghề Việt Nam đặc trưng bởi ba yếu tố: mái đình, giếng nước, cây đa. Điều cần thiết đặt ra đối với làng nghề chè nói chung và làng nghề chè Tân Cương, thành phố Thái Nguyên là khôi phục đình làng truyền thống đã bị hủy hoại trong những năm chiến tranh chống Pháp (1946 -1954), chống Mỹ (1954- 1975). Đình làng Tân Cương thờ cụ Nghè Sổ (tức Nguyễn Đình Tuân) người đã có công cắm đất, chọn hướng đình cùng cụ Đội Năm (Vũ Văn Hiệt). Hiện nay đình làng không còn, chỉ còn di tích giếng đình là dấu vết của thông điệp quá khứ năm xưa còn vọng lại. Khi dựng đình, làng nghề chè Tân Cương sẽ khôi phục lại bức hoành phi, câu đối do ông tổ Nghè Sổ ban tặng cho xã Tân Cương năm xưa như sau:
“Đại thắng lợi Thái Nguyên giàu đẹp muôn thuở Tân Cương cường thịnh vạn vạn niên”
Quá trình lưu giữ những giá trị làng nghề chè ở Thái Nguyên được Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên, do đồng chí Bùi Huy Toàn làm Giám đốc đã thực hiện trưng bày các hiện vật tại Không gian văn hóa trà Tân Cương. Khu vực Không gian Văn hóa có các công trình bên trong và bên ngoài, bên trong có Bảo tàng chè Tân Cương, bên ngoài có trưng bày bộ ấm trà gốm độc đáo, là bộ ấm trà gắn gốm lớn nhất Việt Nam. Khi du khách vào thăm quan Bảo tàng, họ sẽ muốn tìm tòi những công việc mà ông tổ nghề đã làm và truyền lại cho con cháu thế hệ sạu. Vì vậy Không gian văn hóa, Bảo tàng chè Tân Cương cần khôi phục bức tượng tổ nghề là Cụ Nguyễn
Đình Tuân và cụ Đội Năm, tái hiện lại sự kiện gặp gỡ giữa hai cụ, để thể hiện tư tưởng canh tân của hai ông tổ nghề năm xưa. Bức tượng hai ông tổ nghề cần được đưa ra trưng bày bên ngoài Không gian văn hóa trà, trưng bày ngay bên cạnh bộ ấm trà gắn gốm lớn nhất Việt Nam, để mỗi khi du khách đến Thái Nguyên, thăm làng chè Tân Cương được thắp nén tâm hương tưởng niệm hai cụ tổ nghề chè.
Công tác bảo tồn làng nghề chè còn cần bảo lưu vườn chè cổ ở xã Tân Cương, những cây chè cổ hiện nay có đường kính gần 1m, chiều cao khoảng 20m, là một trong những cây di sản có giá trị. Đến thăm vườn chè cổ, du khách sẽ thấy có sự khác biệt giữa văn hóa trồng chè của thế hệ xưa và thế hệ nay. Các cụ xưa trồng chè thường trồng ở những luống to, khoảng cách mỗi cây chè là 3m, xen kẽ giữa các cây chè là những luống hoa màu xung quanh. Ngày nay trồng chè thành đồi quy hoạch, các cây chè san sát nhau và thường cắt ngọn cây chè, để cây chè chỉ cao ngang tầm người, vừa tạo ra năng suất chè búp tươi, vừa dễ hái. Những cây chè cổ thụ năm xưa do cụ Đội Năm trồng nay tỏa bóng xum xuê, nhưng đan xen vào đó là những vườn keo tai tượng, keo lá chàm. Nguyên nhân là do cây keo mang lại giá trị kinh tế cao hơn nên xã Tân Cương vẫn cứ để cây keo lấn át cây chè. Bảo tồn làng nghề chè cần chú ý giữ lại nguyên bản vườn chè cổ, để cây chè vẫn giữ được những nét tinh hoa của làng nghề, chứng kiến những đổi thay của cuộc sống vẫn diễn ra hàng ngày ở đất phát tích cây chè này.
3.3.2. Đẩy mạnh quảng bá xúc tiến đối với các làng nghề chè
Tăng cường tuyên truyền giới thiệu quảng bá về tiềm năng, tài nguyên và sản phẩm du lịch tại làng nghề chè đến với du khách trong nước và quốc tế.
Tổ chức tuyên truyền để nâng cao nhận thức, trình độ dân trí về du lịch cho toàn xã hội về vị trí, vai trò quan trọng của du lịch, nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm của toàn dân đối với việc bảo vệ tài nguyên, môi trường, văn hoá và lịch sử phục vụ cho phát triển du lịch bền vững.
Thông qua trung tâm thông tin - cổng thông tin điện tử Thái Nguyên xây dựng website dành riêng cho tuyên truyền về chè Thái Nguyên, qua các bài viết về các vùng chè nổi tiếng, về festival Quốc tế Trà Thái Nguyên, Việt Nam. Kết nối thông tin trên
cổng thông tin điện tử chính phủ và báo điện tử chính phủ và 63 tỉnh thành khác nhằm đưa hình ảnh du lịch Thái Nguyên nói chung và hình ảnh Trà Thái Nguyên nói riêng đến gần hơn với du khách trong nước và bạn bè quốc tế.
Công tác tuyên truyền quảng bá về du lịch Trà Thái Nguyên thời gian qua còn yếu. Cần đầu tư hơn nữa việc quảng bá hình ảnh Trà Thái Nguyên trên các phương tiện truyền thông. Các hoạt động xúc tiến, quảng bá cần được triển khai đồng bộ, trong đó nhấn mạnh đến các hoạt động marketing như việc xây dựng website về du lịch Trà Thái Nguyên bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt.
Xây dựng website quảng bá về du lịch làng nghề chè Thái Nguyên bằng nhiều thứ tiếng khác nhau cho khách du lịch có thể tra cứu thông tin dễ dàng, nhanh chóng; đầu tư quảng bá trên các trang mạng xã hội ưa chuộng sử dụng nhiều nhất như Facebook, Google+ … Ngoài ra Thái Nguyên cần liên kết với các địa phương khác và huy động các nguồn lực của xã hội trong công tác xúc tiến, quảng bá du lịch
Liên hoan trà quốc tế đã diễn ra từ ngày 09/11 đến ngày 15/11/2011 có sự tham gia của các đoàn đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng trà và nhập khẩu trà của Việt Nam như: Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Lào, Srilanka, Đài Bắc – Đài Loan (Trung Quốc), Ucraina, 30 đoàn trà các tỉnh, 44 làng chè nổi tiếng của tỉnh Thái Nguyên. Liên hoan là hoạt động văn hóa – du lịch mang tầm cỡ quốc tế lần đầu tiên được tổ chức tại vùng Việt Bắc. Thông qua hoạt động trong 07 ngày Liên hoan đã thu hút hàng chục vạn du khách trong nước và quốc tế đến với Thái Nguyên, đây cũng là dịp để quảng bá về mảnh đất, con người Thái Nguyên, tiềm năng thế mạnh, cơ hội xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư cùng nhau phát triển trong tương lai. Liên hoan Trà quốc tế lần thứ nhất Thái Nguyên, Việt Nam 2011 đã được Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch bình chọn là một trong mười sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch tiêu biểu của năm 2011
Vấn đề quảng bá, tuyên truyền không chỉ là công việc của các cơ quan quản lý, của chính quyền địa phương. Đối với làng nghề chè, các doanh nghiệp chế biến, sản xuất và kinh doanh chè cũng cần phải chú trọng đổi mới nhãn hiệu, thương hiệu. Để chè Thái Nguyên vươn xa hơn nữa rất cần có sự chung tay góp sức của các doanh