Tình Hình Tiêu Thụ Thuỷ Sản Của Hoa Kỳ Giai Đọan 2000 - 2008


Bảng 2.3: Tình hình tiêu thụ thuỷ sản của Hoa Kỳ giai đọan 2000 - 2008

Tiêu thụ bình quân thủy sản của Hoa Kỳ giai đọan 2000 – 2008


Năm

Dân số

( triệu người )

Tiêu thụ bình quân (lb)

Tươi & đông lạnh

Đóng hộp

Đã chế biến

Tổng cộng

2000

280,9

10,2

4,7

0,3

15,2

2001

283,6

10,3

4,2

0,3

14,8

2002

287,1

11,0

4,3

0,3

15,6

2003

289,6

11,4

4,6

0,3

16,3

2004

292,4

11,8

4,5

0,3

16,6

2005

295,3

11,6

4,3

0,3

16,2

2006

298,2

12,3

3,9

0,3

16,5

2007

300,5

12,2

3,9

0,3

16,3

2008

301,6

11,8

4,2

0,3

16,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Chiến lược Marketing xuất khẩu thủy sản của tổng Công ty thủy sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2010-2015 - 6

( Nguồn: www.noaa.gov và www.st.nmfs.gov )


Dự báo tiêu thụ cho giai đoạn 2010 - 2015:

Khi suy thoái kinh tế xảy ra, hàng loạt nhà dự báo đều cho rằng kinh tế Mỹ sẽ khôi phục rất chậm bởi cuộc khủng hoảng lần này thật sự sâu rộng. Tuy nhiên, cũng đã có nhiều dấu hiệu cho thấy kinh tế Mỹ đang dần thoát khỏi “đáy vực”. Một số ngành kinh tế đã tăng trưởng nhẹ, thị trường chứng khoán bắt đầu nhích dần lên, tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ giảm xuống. Niềm tin của người tiêu dùng tăng lên sẽ giúp kinh tế khôi phục. Với những tín hiệu khả quan này, hi vọng người tiêu dùng Mỹ sẽ sẵn sàng dành một phần thu nhập để tiêu thụ thủy sản nhiều hơn.

2.2.3/. Tình hình XK Thủy sản của TCTTSVN vào thị trường Hoa Kỳ 2.2.3.1/. Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu Thủy sản của TCTTSVN vào thị trường Hoa Kỳ:

Theo báo cáo cho thấy sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của TCTTSVN vào thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2004 - 2008 tuy có giao động


nhưng cũng có chiều hướng tăng trưởng tốt. Năm 2004 sản lượng đạt được là

6.377 tấn trị giá 28,93 triệu USD, năm 2005 tăng lên vượt bậc về sản lượng tăng 99,76% đạt được 12.740 tấn còn về trị giá tăng lên 99,14% là 57,61 triệu USD đây là thành tích đáng tự hào và cần được phát huy cho tập thể cán bộ công nhân của TCTTSVN. Tuy vậy, thành tích này cũng không được TCTTSVN duy trì, năm 2006 sản lượng thuỷ sản bị giảm xuống 9,68% đạt được 11.506 tấn giá trị giảm 5,24% là 54,59 triệu USD so với năm 2005. Sang năm 2007 sản lượng tăng lên 0,69% đạt được 11.585 tấn giá trị giảm 0,81% là 54,15 triệu USD. Đến năm 2008 sản lượng có tăng hơn so với mấy năm trước đó tăng lên 10,62% đạt được 12.816 tấn, nhưng giá trị lại giảm 0,51% trị giá chỉ còn 53,88 triệu USD.

Bảng 2.4: Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào thị trường Hoa Kỳ của TCTTSVN giai đoạn 2004 - 2008


Năm

Lượng (Tấn)

Trị giá (Triệu USD)

Tỷ trọng (%)

Tốc độ tăng (%)

Lượng

Giá trị

2004

6.377,36

28,93

16,15

-

-25,38

2005

12.739,63

57,61

30,04

99,76

99,14

2006

11.506,20

54,59

29,46

-9,68

-5,24

2007

11.585,68

54,15

31,09

0,69

-0,81

2008

12.815,63

53,88

31,29

10,62

-0,51

(Nguồn: Các báo cáo thống kê về tình hình thực hiện kế họach của TCTTSVN )


Theo các báo cáo thống kê về cơ cấu thị trường của TCTTSVN, thì kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào thị trường Hoa Kỳ giai đọan 2004 - 2008 luôn tăng trưởng và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu. Năm 2004 kim ngạch đạt được 28,93 triệu USD, chiếm tỷ trọng là 16,15% trong cơ cấu thị trường. Năm 2005 đạt được 30,04%, và có bị sụt giảm ở năm 2006 xuống còn 29,46%, nhưng sau đó cũng lấy lại đà tăng trưởng năm 2007 chiếm tỷ trọng là 31,09%. Năm 2008 tuy là có chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế


giới mà Hoa Kỳ là trung tâm, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Hoa Kỳ cũng bị tụt giảm, nhưng TCTTSVN vẫn giữ được đà tăng trưởng kim ngạch đạt được là 53,88 triệu USD chiếm tỷ trọng là 31,29% trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của TCT. Điều này cũng cho thấy TCTTSVN rất có tiềm năng đối thị trường Hoa Kỳ.

Bảng 2.5: Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của TCTTSVN giai

đoạn 2004 - 2008

Thị trường

2004

2005

2006

2007

2008

Tr.USD

Tỷ trọng

Tr.USD

Tỷ trọng

Tr.USD

Tỷ trọng

Tr.USD

Tỷ trọng

Tr.USD

Tỷ trọng

Nhật

87,15

48,66

75,21

39,22

66,87

36,15

58,14

33,38

57,15

33,19

Hoa Kỳ

28,92

16,15

57,61

30,04

54,50

29,46

54,15

31,09

53,88

31,29

EU

16,32

9,11

16,53

8,62

17,13

9,26

20,01

11,49

19,67

11,42

Hàn Quốc

9,51

5,31

7,77

4,05

9,66

5,22

9,16

5,26

9,07

5,27

Nga

1,59

0,89

1,21

0,63

1,61

0,87

2,18

1,25

2,69

1,56

Asean

1,88

1,05

1,96

1,02

1,83

0,99

1,85

1,06

2,10

1,22

Trung Quốc – HK

10,01

5,59

6,56

3,42

8,92

4,82

6,76

3,88

5,98

3,47

Úc

4,21

2,35

4,37

2,28

4,29

2,32

4,13

2,37

4,03

2,34

Các Nước khác

19,50

10,89

20,56

10,72

20,18

10,91

17,80

10,22

17,63

20,24

Tổng cộng

179.10

100%

191,77

100%

184,98

100%

174,18

100%

172,20

100%

(Nguồn: Các báo cáo thống kê về tình hình thực hiện kế họach của TCTTSVN ) 2.2.3.2/. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thủy sản của TCTTSVN vào Hoa Kỳ TCTTSVN có ưu thế về sản phẩm tôm, cá tra, cá basa và mực bạch

tuộc đông lạnh trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu giai đoạn 2004 - 2008 các mặt hàng trên luôn chiếm tỷ trọng và kim ngạch cao.

Xuất khẩu tôm của của TCTTSVN giai đọan 2004 - 2008 vào thị trường Hoa Kỳ luôn chiếm tỷ trọng cao trên 50% trong cơ cấu mặt hàng. Trong năm 2004 xuất khẩu tôm của TCTTSVN đạt được 16,09 triệu USD, chiếm tỷ trọng là 55,61% trong cơ cấu mặt hàng. Năm 2005 tình hình xuất khẩu của TCTTSVN tăng trưởng đáng kể, mà ưa thế của TCT là sản tôm xuất khẩu nên lượng tôm xuất khẩu tăng lên đạt 113,36% so với cùng kỳ năm


2004, đạt được 34,33 triệu USD chiếm tỷ trọng trong cơ cấu mặt hàng là 59,59%. Do xu thế chung của thị trường nên giai đọan 2006 - 2008 tuy có sụt giảm xuống 31,45 triệu USD năm 2006 và chỉ còn đạt được 29,23 triệu USD năm 2008 nhưng tỷ trọng vẫn luôn duy trì ở mức cao trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của TCTTSVN, chiếm tỷ trọng lần lượt là 57,61% năm 2006 và 54,26% năm 2008.

Trong khi đó, đối với mặt hàng cá tra, cá ba sa, cùng thời gian này liên tục tăng trưởng tốt trong từng năm. Năm 2004 xuất khẩu cá basa vào Mỹ đạt khoảng 6,57 triệu USD chiếm tỷ trọng là 22,72% thì năm 2005 đã tăng lên 12,38 triệu USD và tiếp tục tăng lên 12,45 tirệu USD năm 2006, tỷ trọng 22,80%, năm 2007 là 13,82 triệu USD tỷ trọng 25,53%. Năm 2008 mặc dù gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế và do Mỹ áp đặt kiểm soát chặt chẽ, xong tiềm năng phát triển của cá tra, cá basa vào thị trường này vẫn rộng mở trị giá đạt được là 15,68 triệu USD và tỷ trọng trong cơ cấu mặt hàng cũng tăng lên 29,10%. Điều này cho thấy rằng tiềm năng xuất khẩu sản phẩm này của TCTTSVN vào Hoa kỳ là rất tốt, người dân Mỹ ngày càng ưa thích sản phẩm cá tra, cá basa của Việt Nam. Do đó, có chất lượng cao và giá cả rất cạnh tranh. Tuy nhiên, về mặt lâu dài, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa cần chú trọng hơn nữa trong việc hướng dẫn kỹ thuật cho người nuôi trồng nhằm kiểm soát chặt chẽ yêu cầu kỹ thuật, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng Mỹ.

Đứng hàng thứ ba trong cơ cấu mặt hàng của TCTTSVN xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ là mặt hàng mực và bạch tuộc đông lạnh. Giai đoạn 2004 - 2008 tuy có nhiều giao động do thời tiết, mùa vụ,… nhưng cũng giữ ở mức tỷ trọng từ 4 đến 5 % trong cơ cấu mặt hàng với giá trị trung bình khoảng 5 triệu USD hàng năm.


Các mặt hàng khác tuy có giao động nhưng cũng có chiều hướng tăng trưởng tốt, cho thấy tiềm năng xuất khẩu của TCTTSVN vào thị trường Hoa Kỳ còn rất lớn và cần được phát huy nhiều hơn.

Bảng 2.6: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thủy sản của TCTTSVN vào thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2004 - 2008

Mặt hang

2004

2005

2006

2007

2008

Tr.USD

Tỷ trọng

Tr.USD

Tỷ trọng

Tr.USD

Tỷ trọng

Tr.USD

Tỷ trọng

Tr.USD

Tỷ trọng

Tôm đông lạnh

16,09

55,61

34,33

59,59

31,45

57,61

29,61

54,69

29,23

54,26

Cá tra, basa

6,57

22,72

12,38

21,48

12,45

22,80

13,82

25,53

15,68

29,10

Mực và bạch tuộc đông lạnh

3,60

12,45

5,72

9,93

5,51

10,10

5,68

10,48

4,51

8,37

Cá ngừ

0,24

0,84

0,61

1,06

0,61

1,12

0,74

1,37

0,59

1,09

Hải sản khô

0,26

0,89

0,22

0,38

0,47

0,86

0,46

0,85

0,43

0,79

Cá khác

0,28

0,95

0,66

1,15

0,64

1,18

0,48

0,88

0,46

0,86

Hải sản khác

1,89

6,54

3,69

6,41

3,46

6,33

3,36

6,20

2,98

5,53

Tổng cộng

28,93

100%

57,61

100%

54,59

100%

54,15

100%

53,88

100%

(Nguồn: Các báo cáo thống kê về tình hình thực hiện kế họach của TCTTSVN )

2.2.3.3/. Tình hình của TCTTSVN bị cảnh báo tại thị trường Hoa Kỳ

Trong thương mại quốc tế, để hạn chế sức cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài đối với hàng nội địa và để đảm bảo cho sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ môi trường, các nước đặt ra một số quy định có thể gọi chung là hàng rào bảo hộ thương mại gồm có hai nhóm chính: Nhóm hàng rào thuế, hạn ngạch và Nhóm hàng rào kỹ thuật (TBT) và an toàn vệ sinh (SPS). Hàng thủy sản nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ cũng gặp phải các rào cản này.

Kể từ khi Hiệp định thương mại Việt-Mỹ có hiệu lực (10/12/2001), hàng thủy sản của Việt Nam vào Mỹ được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN), Năm 2006 Việt Nam gia nhập WTO, theo đó mức thuế nhập khẩu giảm đáng kể và nhiều mặt hàng còn được miễn thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam chung và của TCTTSVN nói riêng vào thị trường Hoa Kỳ.


Nhằm để hạn chế sức cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ và bảo hộ ngành thủy sản của mình Mỹ đã áp dụng Luật chống bán phá giá và chống trợ cấp vào năm 1997 và sau đó là Luật Đền bù phá giá và trợ cấp tiếp diễn 2000 hay còn gọi là “Tu chính án Byrd”, buộc các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải ký quỹ “Bond” cho sản phẩm tôm nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Điều này gây không ít khó khăn và thiệt hại cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam trong đó có TCTTSVN. Luật tu chính án Byrd được chính thức bãi bỏ tháng 10/2007, các mức thuế CBPG sẽ tiếp tục được thu đối với các lô hàng nhập khẩu nằm trong danh sách bị áp thuế CBPG, chỉ có điều đến nay khoản tiền này sẽ nằm trong ngân khố của nhà nước chứ không phải đưa vào một tài khoản riêng để phân bổ theo các khoản chia chác như đã nêu trong Tu chính án Byrd.

Một tín hiệu cho doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam là Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã có thông báo kết luận sơ bộ sau nhiều lần xem xét hành chính thuế chống bán phá giá đối với tôm nước ấm đông lạnh và sản phẩm phi-lê cá tra đông lạnh của Việt Nam. Đến thời điểm 31/12/2008 với kết quả là một số doanh nghiệp có biên độ phá giá bằng 0%, mức thuế tôm, cá tra phi lê của một số doanh nghiệp trong đợt xem xét hành chính đã được giảm xuống còn 0%.

Nhóm hàng rào kỹ thuật và an toàn vệ sinh:

Luật thực phẩm Liên bang của Mỹ: quy định các lô hàng thực phẩm trong đó có thủy sản nhập khẩu vào Mỹ, nếu kiểm tra, phát hiện không đảm bảo an toàn vệ sinh (vi sinh gây bệnh, dư lượng hóa chất độc hại,…); có tạp chất, ghi nhãn không đúng, hàng đó sẽ không được nhập khẩu vào Mỹ và bị đưa lên mạng cảnh bảo theo chế độ “D-Detention” và bị xử lý dưới hai hình thức: tiêu hủy hoặc cho nhận hàng về. Năm lô hàng cùng loại tiếp theo của cùng nhà xuất khẩu trước đó đã có lô hàng bị cảnh báo D sẽ bị tự động giữ lại


để kiểm tra theo chế độ “A-Automatic detention”. Nếu không phát hiện ra sai lỗi, nhà xuất khẩu có thể làm đơn đến FDA yêu cầu dỡ tên mình khỏi mạng cảnh báo.

Luật thực phẩm, tiêu chuẩn ATVSTP của Hoa Kỳ rất khắc khe nhằm để đảm bảo cho sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ môi trường, hàng loạt các quy định mới được đưa ra nhằm tăng cường tính an toàn cho thủy sản nhập khẩu. Mặc dù vậy, vẫn còn không ít các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản quen thói làm ăn gian dối, không trung thực đã gây ảnh hưởng xấu đến sản phẩm thủy sản của Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ.

Trong những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam tăng trưởng cao liên tiếp, thế nhưng chưa bao giờ chất lượng thủy sản lại đáng báo động như hiện nay khi liên tiếp bị nước ngoài cảnh báo.

Chỉ riêng trong năm 2007 - 2008 đã có vài chục trường hợp với hàng ngàn thùng hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam bị cơ quan kiểm soát thực phẩm Mỹ (FDA) trả về với lý do nhiễm kháng sinh và các tạp chất kháng, bị cảnh báo thậm chí bị nước ngoài áp dụng biện pháp đình chỉ xuất khẩu đối với doanh nghiệp vi phạm, trong đó có một vài thành viên của TCTTSVN. Không chỉ riêng thị trường Hoa Kỳ mà còn có cả thị trường khác như EU, Nhật Bản và Trung Quốc bị phát hiện dư lượng chất kháng sinh chloramphenicol và Semicarbazide khi kiểm tra tại cảng nhập khẩu. Trong số này có cả những Doanh nghiệp đang nằm trong danh sách được phép xuất khẩu vào EU và Nhật mà không bắt buộc phải kiểm tra hóa chất cấm.

Xin được trích nêu ra đây danh sách một vài công ty bị FDA từ chối trong năm 2008:


Refusal Actions by FDA as Recorded in OASIS for Vietnam

Manufacture Name City / Country or region District Entry/Doc/Line/Suffix Product Code Product Description

Date Reason



Foriegn Trade Development & Investment Corp Of Hochiminh Cit

Hochiminh , VN LOS-DO 880-0064666-6/5/1 16YGT07 FISH MAW

04-FEB-2008 FILTHY


Foriegn Trade Development & Investment Corp Of Hochiminh Cit

Hochiminh , VN LOS-DO 880-0064666-6/5/2 16YGT07 FISH MAW

04-FEB-2008 FILTHY


Danang City Seaproducts Corp.

Danang City , VN SEA-DO 603-1078867-8/1/1 16AGT51 FROZEN MAHI LOIN (CO TREATED) 1-3LB (IVP 1/20 LBS)

Partial Refusal 04-FEB-2008 FILTHY


Danang City Seaproducts Corp.

Danang City , VN SEA-DO 603-1078867-8/1/3 16AGT51 FROZEN MAHI PORTIONS (NATURAL) 7-9 OZ (IVP 1/10)

04-FEB-2008 FILTHY


Danang City Seaproducts Corp.

Danang City , VN SEA-DO 603-1078867-8/1/4 16AGT51 FROZEN MAHI PORTIONS (NATURAL) 6-7 OZ (IVP 1/10)

04-FEB-2008 FILTHY


Danang City Seaproducts Corp.

Danang City , VN SEA-DO 603-1078867-8/1/5 16AGT51 FROZEN MAHI PORTIONS (NATURAL) 5-7 OZ (IVP 1/10)

04-FEB-2008 FILTHY


KIEN LONG COMPANY

Rach Gia VN-47, VN 077 LOS-DO 555-0481305-0/1/9 16AGD10 FROZEN WHOLE YELLOW WALKING FISH / 300-500

13-FEB-2008 SALMONELLA


KIEN LONG COMPANY


Rach Gia VN-47, VN 077


SAN-DO

NN6-0002009-7/4/1

16MGN15 FROZEN BOILED APPLE SNAIL

MEAT



19-FEB-2008



SALMONELLA


NGOC SINH SEAFOODS

Ca Mau VN-59, VN none SAN-DO DH5-6711332-8/2/1 16JGD05 FROZEN BLACK TIGER SHRIMP (SIZE: 8/12)

25-FEB-2008 SALMONELLA

(Nguồn: http://www.fda.gov/ora/oasis.com)

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 23/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí