3.3.5. Giá trị cốt lõi
Trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung đầu tư nguồn lực để xây dựng hạ tầng và các sản phẩm du lịch phục vụ du lịch quốc gia như: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống quy hoạch, tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch; cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi, thu hút nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch; nổi bật là tổ hợp dự án đầu tư sân Golf và khu nghỉ dưỡng cao cấp tiêu chuẩn 5 sao với tổng kinh phí trên 5.000 tỷ đồng của Tập đoàn FLC tại thị xã Sầm Sơn; dự án đầu tư khách sạn của Tập đoàn Mường Thanh...; hàng loạt các thiết chế văn hóa được xây dựng góp phần tạo điểm nhấn về hạ tầng du lịch cho Thanh Hóa như: Nhà hát Lam Sơn, Thư viện tỉnh, Trung tâm Triển lãm - Hội chợ - Quảng cáo…hệ thống cơ sở lưu trú có tốc độ tăng cao và chất lượng phục vụ không ngừng được cải thiện; hệ thống dịch vụ du lịch và các trung tâm mua sắm đã từng bước đáp ứng nhu cầu của du khách...
Với phương châm hướng tới việc phát triển du lịch bền vững; trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa tập trung đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc gắn với việc phát triển du lịch. Với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của các cấp, các ngành, nhiều di tích lịch sử văn hóa đã được cấp bằng công nhận di sản văn hóa thế giới, di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia và cấp tỉnh; nhiều hạng mục công trình di tích được tu bổ khang trang như: Khu Di tích Đền Bà Triệu, Khu Di tích Lam Kinh, Đền Đồng Cổ, Thành Nhà Hồ,…; nhiều điểm đến du lịch được đầu tư như: Khu Du lịch biển Sầm Sơn, Hải Hòa, Hải Tiến; suối cá thần Cẩm Lương; du lịch sinh thái Bến En, Pù luông, Ma Hao…; cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông tới các khu, điểm du lịch từng bước được cải tạo, nâng cấp, tạo sự thuận lợi trong liên kết tuyến và đi lại của du khách; nhiều loại hình văn hóa phi vật thể (cồng chiêng, sắc bùa, trò diễn Xuân Phả, trò Chiềng, trống tế Phú Khê, Khặp của người Thái, hò Sông Mã, dân ca Đông Anh, múa Cá Sa…); nhiều lễ hội truyền thống: Mường Ca Da, Mường Xia, Mường Khô, Nàng Han, Lam Kinh, Lê Hoàn, Bà Triệu, Mai An Tiêm, Trịnh Kiểm, Đồng Cổ,… và các làng nghề truyền thống
(đúc trống Đồng, nhiễu Hồng Đô, chiếu cói Nga Sơn…) được đầu tư khôi phục, tạo thành sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo của Thanh Hóa.
Mặt khác, Thanh Hóa đã chú trọng đầu tư phát triển nhiều loại hình du lịch vốn là thế mạnh của tỉnh như du lịch biển, du lịch văn hóa, tâm linh, du lịch sinh thái và đang từng bước xây dựng, phát triển loại hình du lịch cộng đồng. Đặc biệt, Sở VHTTDL tổ chức công bố tour du lịch mới “Ngược xuôi sông Mã” - đây là tuyến du lịch đường thủy đầu tiên tại Thanh Hóa, được kết hợp giữa các tài nguyên tự nhiên (thắng cảnh Hàm Rồng, sông Mã) với tài nguyên nhân văn (các di tích lịch sử ven sông và điệu hò sông Mã); đồng thời, công bố các tour, tuyến du lịch đặc sắc du lịch xứ Thanh kết nối các tuyến du lịch nội địa và kết nối di sản thế giới Thành Nhà Hồ với các di sản thế giới.
Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về vai trò, vị trí của ngành Du lịch và trách nhiệm của cộng đồng đối với việc phát triển du lịch bền vững là vấn đề cốt lõi, quan trọng, luôn được tỉnh Thanh Hóa thường xuyên triển khai. Song song với đó là công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch; tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức quản lý, nghiệp vụ du lịch, văn hóa giao tiếp ứng xử, ngoại ngữ cho cán bộ quản lý, lao động trong ngành Du lịch và lao động cộng đồng.
Thanh Hóa chú trọng khâu tổ chức kết nối được các tuyến du lịch điểm nhấn, ấn tượng trong tỉnh phục vụ du khách, thúc đẩy mạnh mẽ sự liên kết phát triển du lịch giữa Thanh Hóa với các địa phương trong cả nước, đặc biệt là những tỉnh, thành phố có di sản thế giới, nhằm thu hút đầu tư để phát triển du lịch trong vùng, cũng như liên vùng; lựa chọn, xây dựng được các sản phẩm du lịch có tính liên kết, độc đáo, hấp dẫn, có nét đặc trưng riêng của Thanh Hóa, nhằm thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế; tập trung đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật tại các khu, điểm du lịch quan trọng trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần cải thiện một bước chất lượng các sản phẩm du lịch, môi trường du lịch, dịch vụ du lịch.
Kết Luận chương 3
Trong chương 3. Luận văn đã làm rõ về vị trí địa lý, lịch sử, văn hóa cũng thực trạng phát triển du lịch ở Thanh Hóa trong những năm gần đây. Luận văn đã đánh giá được hiện trạng phát triển về du lịch của tỉnh cũng như xác định được giá trị cốt lõi của du lịch địa phương, Thanh Hóa sẽ phát triển du lịch theo hướng bền vững, tạo điểm nhấn vào du lịch văn hóa, tâm linh và du lịch biển. Vận dụng các lý thuyết của chương I và các hướng nghiên cứu, khảo sát thực tế ở chương II để đưa ra được các hạn chế, tồn tại và bất cập trong thực trạng phát triển du lịch của tỉnh. Qua đó làm căn cứ để đưa ra các chiến lược và giải pháp phát triển nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh về du lịch của tỉnh.
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC VÀ GIẢI PHÁP MARKETING ĐỊA PHƯƠNG ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH THANH HÓA
4.1. Thiết lập tầm nhìn và mục tiêu phát triển du lịch đến năm 2020 của tỉnh Thanh Hóa
Từ việc chỉ ra các thực trạng trong phát triển du lịch Thanh Hóa hiện nay, cũng như xác định được giá trị cốt lõi trong việc phát triển du lịch địa phương. Luận văn đưa ra các chiến lược cũng như các giải pháp cụ thể nhằm vận dụng và đi vào thực tế trong việc phát triển du lịch Thanh Hóa một cách bền vững.
4.1.1. Quan điểm phát triển
Đế đưa ra được những chiến lược phát triển địa phương, trước hết tỉnh phải xây dựng quy hoạch phát triển của mình. Quy hoạch phát triển du lịch Thanh Hóa phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và phù hợp với điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển Việt Nam đến năm 2020; phù hợp với định hướng phát triển khu vực trọng điểm kinh tế.
Với quan điểm phát triển: Du lịch phải thực sự được coi là nền kinh tế mũi nhọn. Ở bất kỳ đâu, để du lịch có thể trở thanh ngành kinh tế mũi nhọn trước tiên phải dựa vào lợi thế về tài nguyên du lịch. Lợi thế về tài nguyên là tiền đề, là yếu tố đầu tiên để lựa chọn phát triển cho địa phương. Thực tế chúng ta có thể thấy nhiều nước như Singgapo, indonexia, Philippin…nhờ tập trung đầu tư khai thác lợi thế về tài nguyên, khí hậu, vị trí địa lý đã tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo và phát triển thành công ngành du lịch. Đặc biệt ở đây được biết đến hơn cả là dịch vụ du lịch ở Singgapo. Du lịch Thanh Hóa có thể phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn bởi sự phát triển dựa trên nguồn tài nguyên du lịch khá dồi dào, phong phú của mình. Để có thể làm được điều đó, Thanh Hóa cần phải đánh giá thị trường, định hướng công tác tiếp thị du lịch, đồng thời xử lý nghiêm minh các hiện tượng gây rối nhằm đảm bảo an ninh trật tự, cũng là bảo vệ khách du lịch khi tới thăm quan. Phát triển kinh tế xã hội cần gắn liền với bảo vệ môi trường trong sạch, cần thêm nhiều
các biện pháp quản lý chặt chẽ để ngăn ngừa tiêu cực, luồng văn hóa tư tưởng độc hại du nhập cùng du khách đến từ nhiều vùng văn hóa khác nhau.
Khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của tỉnh để đẩy mạnh phát triển du lịch; coi trọng khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế; mở rộng kinh doanh du lịch phải kết hợp chặt chẽ với đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ môi trường sinh thái bền vững; đảm bảo hài hòa lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội. Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đồng thời khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế trong tỉnh, trong nước, ngoài nước và đầu tư phát triển du lịch để đến năm 2020 trở thành kinh tế mũi nhọn, trở thành kinh tế trọng điểm và là nguồn thu nhập chính của tỉnh.
Phát triển du lịch phải gắn liền với phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội khác. Đầu tư phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm; tập trung phát triển các loại hình sinh thái biển, hồ, núi; du lịch văn hóa lịch sử tạo ra ưu thế vượt trội, xây dựng du lịch Thanh Hóa trở thành trọng điểm du lịch quốc gia.
4.1.2. Tầm nhìn
Việt Nam là một đất nước giàu tiềm năng du lịch, du lịch văn hóa, tâm linh, phong phú với các danh lam thắng cảnh, du lịch sinh thái và đặc biệt là du lịch biển. Du lịch Việt Nam đã và đang trở thành tâm điểm thu hút du lịch đối với các du khách trong và ngoài nước.
Nằm trong vùng du lịch Bắc bộ, Thanh Hóa có vị trí cửa ngõ nối liền Bắc bộ với Trung bộ và Nam bộ, có hệ thống giao thông đường bộ khá thuận lợi với đường quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh và đường sắt Xuyên Việt, quốc lộ 10 chạy qua vùng đồng bằng và ven biển của tỉnh, với đường chiến lược 15A xuyên suốt vùng Trung du và miền núi Thanh Hóa, đường 217 nối với nước bạn Lào; có hệ thống sông ngòi với 4 hệ thống sông chính gồm Sông Mã, Sông Hoạt, Sông Yên, Sông Lạch, 5 cửa lạch chính thông ra biển, cảng biển Nghi Sơn tương lai trở thành cảng nước sâu cửa ngõ của khu vực Nam Bắc bộ và Bắc Trung bộ, Thanh Hóa được đánh giá là tỉnh có tài nguyên du lịch dồi dào và tiềm năng phát triển lớn mạnh, đặc biệt, ngoài các tỉnh thành trung tâm của cả nước như Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh,
Đà Nẵng, Huế, với các di tích, danh làm thắng cảnh và là địa điểm thân quen của du khách trong và ngoài nước, thì Thanh Hóa đang dần xây dựng được hình ảnh của địa phương mình đến gần hơn với du khách trong và ngoài tỉnh.
Nhu cầu du lịch và khám phá cảnh quan của con người ngày càng lớn, khi kinh tế ngày một phát triển, đời sống và thu nhập không ngừng nâng cao thì nhu cầu cải thiện và mở rộng tầm nhìn về thế giới là vô tận, chính vì vậy, khi các địa phương xây dựng được thương hiệu riêng cho mình thì sẽ có thêm nhiều cơ hội để thu hút thêm lượng khách du lịch khắp miền đất nước, đặc biệt là thêm những khách du lịch nước ngoài, có nhu cầu khám phá.
4.1.3. Mục tiêu
Thanh Hóa đã đang là một điểm du lịch, nghỉ dưỡng tiềm năng của cả nước. Tuy nhiên qua những số liệu đã đưa ra, chúng ta có thể thấy đã xuất hiện nhiều những thách thức mới cũng như cơ hội mới đối với sự phát triển du lịch của tỉnh.
Trước những nguy cơ và thách thức đặt ra, kế hoạch và mục tiêu của tỉnh là đến năm 2020, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngành trụ cột, góp phần lớn vào phát triển kinh tế, phát triển xã hội; trở thành tuyến du lịch trọng điểm có ý nghĩa quốc gia và quốc tế, có tính chuyên nghiệp cao; cơ sở vật chất- kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, mang thương hiệu vùng miền, tiếp thu tinh hoa văn hóa hiện đại nhưng vẫn luôn đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, và đến năm 2030 trở thành trọng điểm phát triển du lịch của cả nước.
Theo đó mục tiêu kinh tế cụ thể được đặt ra, đó là đến năm 2020 thu hút
200.000 - 250.000 lượt khách quốc tế, phục vụ 8.000.000 - 9.000.000 lượt khách nội địa, đến năm 2030 sẽ thu hút 500.000 - 650.000 lượt khách quốc tế và
16.000.000 - 17.000.000 lượt khách nội địa. Về tổng thu từ khách du lịch, đến năm 2020 đạt 403.000.000 USD, phấn đấu đạt 1.200.000.000 USD vào năm 2030…
Bảng 4.1: Dự báo các phương án phát triển du lịch đến năm 2020
Đơn vị: Nghìn lượt khách
2020 | 2030 | |||
Khách quốc tế | Khách nội địa | Khách quốc tế | Khách nội địa | |
Phương án chọn | 230 | 8.500 | 550 | 16.500 |
Phương án cao | 250 | 9.000 | 650 | 17.000 |
Phương án thấp | 200 | 8.000 | 500 | 16.000 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Thu Hút Khách Du Lịch Thanh Hóa Trong Những Năm Gần Đây
- Đánh Giá Tiềm Năng Và Nhận Diện Giá Trị Cốt Lõi Sản Phẩm Tỉnh Thanh Hóa
- Nhận Diện Các Đối Thủ Cạnh Tranh
- Các Chiến Lược Cụ Thể Trong Việc Áp Dụng Marketing Địa Phương Trong Phát Triển Du Lịch Thanh Hóa
- Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Phục Vụ Du Lịch
- Áp dụng Marketing địa phương trong phát triển du lịch Thanh Hóa - 14
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
Để phục vụ lượng khách ngày càng tăng cao trong thời gian tới, việc làm cần thiết là tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch, phấn đấu đến năm 2020 toàn tỉnh sẽ có 26.800 buồng lưu trú và sẽ tăng lên 37.700 buồng vào năm 2030. Với sự phát triển và đòi hỏi của ngành du lịch, nhu cầu vốn đầu tư từ nay đến năm 2015 là 340.000.000 USD, giai đoạn 2016 - 2020 là 480.000.000 USD, giai đoạn
2021 - 2025 là 630.000.000 USD và giai đoạn 2026 - 2030 là 710.000.000 USD.
Cùng với đó, mục tiêu quan trọng của phát triển du lịch là tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, góp phần giảm nghèo. Năm 2020 sẽ nâng tổng số lao động lên
112.500 người (trong đó 37.500 lao động trực tiếp) và năm 2030 lên khoảng 180.900 người (trong đó 60.300 lao động trực tiếp).
Mục tiêu hỗ trợ phát triển: Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, cần có sự định hướng, chỉ đạo và quan tâm sâu sát của những ban ngành địa phương, có sự đồng thuận, thống nhất và hợp tác cao từ nhân dân, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành từ trung ương đến địa phương. Thúc đẩy việc phát triển định hướng du lịch, truyền thông kịp thời.
Mục tiêu an ninh: Đảm bảo an toàn an ninh trong du lịch, hạn chế nạn chặt chém trong di chuyển, an toàn khu vực, cướp giật, tạo niềm tin cho du khách vào sự an toàn khi đến du lịch nghỉ dưỡng.
Mục tiêu môi trường: Môi trường là bộ mặt du lịch của tỉnh, có tầm quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh du lịch mang tính bền vững, chính vì thế, cần có sự
phối hợp, xây dựng và bảo vệ môi trường từ trung ương đến địa phương, thực hiện chỉ đạo nghiêm ngặt, tuyên truyền và hành động có ý thức người dân, cho từng địa phương có cảnh quan du lịch.
Mục tiêu văn hóa xã hội: Xây dựng, tiếp thu và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thật sự là yếu tố rất cần thiết để phát triển du lịch. Mỗi vùng miền đều có nét đặc sắc riêng, có điểm nổi bật và đặc trưng riêng, chính vì thế, cần xây dựng, tôn tạo, bảo vệ và phát huy những điểm mạnh, những giá trị văn hóa riêng của địa phương mình. Mỗi khách du lịch đến địa phương, họ đều có nhu cầu tìm kiếm sự khác biệt, tìm kiếm những điểm mới lạ hấp dẫn, nên bản sắc văn hóa từng vùng miền, chỉ nên hòa nhập chứ không hòa tan, cần lưu giữ nét riêng để phân biệt giữa mình và các vùng miền khác.
Những định hướng: Để đạt được các mục tiêu về phát triển du lịch, Tỉnh cần đề ra các quan điểm, cá định hướng phát triển cơ bản. Trước hết là phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh với tỷ trọng của du lịch ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực phát triển KT-XH, từng bước khẳng định Thanh Hóa là trọng điểm phát triển du lịch của cả nước. Thứ 2 là phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng đa dạng hóa sản phẩm du lịch kết hợp với cải thiện chất lượng các sản phẩm du lịch hiện có nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư khai thác du lịch và khẳng định thương hiệu, năng lực cạnh tranh. Thứ 3 là tập trung khai thác hiệu quả thị trường nội địa, phát triển thị trường khách du lịch quốc tế với mục đích kinh doanh - thương mại gắn với KKT Nghi Sơn. Thứ 4 là phát triển du lịch bền vững, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm QP- AN, trật tự an toàn xã hội. Thứ 5 là đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của các yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trưng của từng khu vực trên địa bàn tỉnh. Và cuối cùng là tăng cường liên kết nội tỉnh cũng như giữa Thanh Hóa với các địa phương trong vùng và cả nước trong việc đầu tư, khai thác, phát triển du lịch.