Hoạt Động Xúc Tiến Xuất Khẩu Của Doanh Nghiệp


Để có được những sản phẩm có chất lượng cao và có giá trị gia tăng thì các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cần phải: Có nguồn nguyên liệu được đảm bảo thật tươi tốt, thực hiện quản lý tốt chất lượng sản phẩm theo HACCP, lưu trữ hồ sơ về sản phẩm để có thể dể dàng truy xuất, xây dựng phòng kiểm nghiệm tại cơ sở của công ty, luôn cập nhật thông tin về sản phẩm, sáng tạo, phát triển sản phẩm mới, phải thường xuyên nâng cao ý thức, trình độ tay nghề của công nhân. Cần phải có chính sách đầu tư hợp lý, áp dụng công nghệ mới để luôn tạo ra được sản phẩm tốt, giá thành thấp nhằm tạo điều kiện cho DN xuất khẩu thâm nhập tốt thị trường Hoa Kỳ. Kết quả khảo sát cho thấy như sau:

- Để có được sản phẩm chất lượng cao và có giá trị gia tăng, thì có trên 80% DN xuất khẩu cho rằng cần thiết phải có nguồn nguyên liệu đảm bảo tươi tốt (Hình 2.45), 13% là không có ý kiến; Gần 90% DN khẳng định là phải thực hiện quảnn lý tốt theo tiêu chuẩn HACCP (Hình 2.46).

- Có 70% DN cho rằng để có sản phẩm chất lượng và có giá trị cao thì cần thiết phải lưu trữ hồ sơ về sản phẩm để dể dàng truy xuất, 26% DN không đồng tình với ý kiến này (Hình 2.47).

- Để có sản phẩm chất lượng và có giá trị cao thì gần 80% DN xuất khẩu cho rằng cần thiết phải xây dựng phòng kiểm nghiệm tại cơ sở của công ty và 18% không đồng tình với ý kiến này (Hình 2.48).

- Có 90% DN khẳng định là phải đầu tư và áp dụng công nghệ mới để tạo ra được những sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, 10% còn chưa đồng tình với ý kiến này (Hình 2.49); 80% DN thì cho là cần phải thường xuyên cập nhật thông tin về sản phẩm, luôn sáng tạo và phát triển sản phẩm mới, 15% không có ý kiến (Hình 2.50), và có trên 80% DN đồng tình với ý kiến cho rằng cần thiết phải thường xuyên huấn luyện


nâng cao ý thức và trình độ cũng như tay của công nhân, để tạo ra những sản phẩm chất lượng và giá trị cao, 13% là không có ý kiến (Hình 2.51).



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

70%

11%

Chiến lược Marketing xuất khẩu thủy sản của tổng Công ty thủy sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2010-2015 - 9

16%

3%

80%


60%


40%


20%


0%

Tương đối không đồng ý Không có ý kiến Tương đối đồng ý Hòan tòan đồng ý


Hình 2.46: Thực hiện HACCP tốt.


2.4.4/. Phân phối sản phẩm xuất khẩu

Kênh phân phối phù hợp sẽ giúp DN tiếp cận và hiểu rõ hơn nhu cầu của người tiêu thụ cuối cùng, để từ đó có thể tìm ra một chiến lược marketing hữu hiệu. Kết quả khảo sát cho thấy có 86% DN xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu trực tiếp và 14% theo hình thức xuất khẩu gián tiếp (Hình 2.52). Điều này cho thấy các DN xuất khẩu thủy sản đang từng bước chuyển hướng tiếp cận nhiều hơn với người tiêu dung cuối cùng.


Xuất khẩu gián tiếp, 14%


Xuất khẩu trực tiếp


Xuất khẩu gián tiếp


Xuất khẩu trực tiếp, 86%


Hình 2.52: Hình thức xuất khẩu

Để sản phẩm thủy sản xuất khẩu vào Hoa Kỳ được tăng về số lượng cũng như tăng sức cạnh tranh, thì cần phải có kênh phân phối hợp lý và hữu hiệu. Qua kết quả khảo sát thì có 59% DN phân phối sản phẩm thông qua kênh của các nhà bán buôn, bán lẻ ở nước ngoài, 56% qua các trung gian nhập khẩu ở nước ngoài, 35% DN thông qua hệ thống siêu thị và chỉ có 7% là


thông qua công ty con (Công ty chi nhánh) xuất khẩu (của nhà sản xuất) ở

nước ngoài (Hình 2.53).


7%

56%

59%

35%

7%

Kênh khác Các trung gian nhập khẩu ở nước ngoài Nhà buôn, bán lẻ ở nước ngòai

Hệ thống siêu thị Công ty con (Chi nhánh)

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60%


Hình 2.53: Đối tác của công ty ở thị trường Hoa Kỳ


2.4.5/. Xúc tiến sản phẩm xuất khẩu

Thông tin đóng một vai trò rất quan trọng trong xúc tiến xuất khẩu của doanh nghiệp, mặc dù thông tin không tạo ra được sản phẩm hay dịch vụ, nhưng nó rất cần thiết trong việc cung cấp những tin tức giúp cho khách hàng để đưa ra quyết định mua hàng. Kết quả khảo sát cho thấy có 67% DN tiến hành hoạt động xúc tiến xuất khẩu, và chỉ đơn thuần quảng bá sản phẩm của DN mình thông qua website của công ty (Hình 2.54), 60% sử dụng Catalogue, brochure, 59% DN cho là xúc tiến qua tham dự các hội chợ nước ngoài.


38%

60%

35%

12%

23%

14%

22%

59%

47%

30%

67%

Khách hàng nước ngoài tự tìm đến

Catalogue, brochure Khảo sát thị trường nước ngoài Cơ quan đại diện Hoa Kỳ tại VN Cơ quan đại diện VN tại Hoa Kỳ

Phương tiện truyền thông nước ngoài Phương tiện truyền thông trong nước

Hội chợ nước ngoài Hội chợ trong nước Website của VASEP Website của công ty

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70%


Hình 2.54: Hoạt động xúc tiến xuất khẩu của doanh nghiệp


Phần còn lại là dưới 50% được các DN thông qua dưới hình thức là tham gia các hội chợ trong nước, 38% cho biết là khách hàng nước ngoài tự tìm hiểu thông tin và tự tìm đến, 35% thông qua việc tham gia vào các chuyến khảo sát thị trường ở nước ngoài, 30% có sử dụng website của VASEP và 23% thông qua các cơ quan đại diện VN tại Hoa Kỳ, ngoài ra các phương tiện khác được DN sử dụng rất ít dưới 15% như là phương tiện truyền thông trong nước và các cơ quan đại diện của Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Để các hoạt động xúc tiến thương mại sang thị trường Hoa Kỳ thật sự mang lại hiệu quả thì các DN xuất khẩu thủy sản cần thiết phải: Tiến hành khảo sát điều tra, nghiên cứu thị trường, tham gia quỹ phát triển thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam, xây dựng uy tín cho thương hiệu, đặc biệt cho sản phẩm sạch, sản phẩm sinh thái, hoàn thiện sản phẩm để có thể thâm nhập thẳng đến hệ thống siêu thị và tiếp cận với khách hàng qua nhiều kênh khác nhau,.. Kết quả khảo sát cho ta thấy như sau:

- Có gần 80% DN xuất khẩu đồng tình với ý kiến là cần thiết phải xây dựng uy tín cho thương hiệu, đặc biệt cho sản phẩm sạch, sản phẩm sinh thái và 17% không cho ý kiến (Hình 2.55).

- Khi tiến hành các hoạt động xúc tiến thì có trên 80% DN cho là cần thiết phải tiến hành khảo sát, điều tra thị trường trước và có 11% thì không có ý kiến (Hình 2.56).

- Để công tác phát triển thị trường hoạt động có hiệu quả thì có trên 50% DN đồng tình với ý kiến cho là cần thiết phải tham gia quỹ phát triển thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam, 39% không cho ý kiến và chỉ có 8% DN là không đồng tình với ý kiến trên (Hình 2.57).

- Nên tiếp cận với khách hàng qua nhiều kênh khác nhau để cho các hoạt động xúc tiến thật sự mang lại hiệu quả, có trên 80% DN đồng tình với ý kiến này và chỉ có 10% là không cho ý kiến (Hình 2.58).


53%

30%

13%

2%

1%

- Kết quả khảo sát cho thấy có trên 80% DN cho là để hoạt động xúc tiến xuất khẩu thủy sản vào thị trường Hoa Kỳ có hiệu quả thì cần thiết phải hoàn thiện sản phẩm để có thể thâm nhập thẳng đến hệ thống siêu thị, 13% DN không đồng tình và cũng không phản đối với ý kiến này (Hình 2.59).



60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%


Hoàn toàn không đồng ý Tương đối không đồng ý Không có ý kiến Tương đối đồng ý Hòan tòan đồng ý

Hình 2.59: Hoàn thiện SP để có thể thâm nhập thẳng đến hệ thống siêu thị


Hiện nay, hoạt động Marketing hầu như không được các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản quan tâm một cách đúng mức. Kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 17% DN cho là có xây dựng bộ phận chuyên trách về Marketing xuất khẩu, và có tới 83% DN không có bộ phận chuyên trách về Marketing xuất khẩu (Hình 2.60).


Có bộ phận Marketing, 17%


Không có bộ phận Marketing


Có bộ phận Marketing


Không có bộ phận Marketing, 83%


Hình 2.60: Xây dựng bộ phận chuyên tráchvề Marketing xuất khẩu


2.5/. PHÂN TÍCH SWOT CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CỦA TỔNG CÔNG TY THỦY SẢN VIỆT NAM

2.5.1/. Điểm mạnh

(1) Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi để có thể phát triển thủy sản nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng một cách mạnh mẽ. Đặc biệt, Việt Nam có nhiều tiềm năng nuôi thủy sản sạch, sinh thái đáp ứng xu hướng tiêu dùng của thị trường Mỹ và các thị trường khó tính khác.

Việt Nam có nhiều khả năng tăng diện tích nuôi thủy sản sinh thái như: tôm sú, cá hồi, cá tra, cá basa, cá chép, cá rô phi và vẹm …, bởi nuôi thủy sản hiện nay phần lớn được nuôi theo phương thức quảng canh, nhất là ở xung quanh vùng ngập mặn ven biển phía Nam.

(2) Nguồn lao động dồi dào đã tích lũy được kinh nghiệm trong khai thác, nuôi trồng, chế biến và thương mại thủy sản, có khả năng tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật, chi phí lao động thấp.

(3) Ngành thủy sản được sự quan tâm, khuyến khích của Đảng và Nhà nước, và được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn. Những chương trình hỗ trợ nâng cấp cơ sở hạ tầng của ngành thủy sản, nuôi trông thủy sản, đầu tư cho nghiên cứu khoa học và công nghệ,… đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành thủy sản phát triển. Các chính sách tín dụng như: Chủ trang trại được hỗ trợ vay vốn đến dưới 50 triệu đồng để mua giống thủy sản mà không cần thế chấp tài sản và gần đây nhất với sự hỗ trợ vốn tín dụng của Nhà nước các doanh nghiệp thủy sản được vay vốn với lãi suất ưu đãi là 0%.

(4) Cơ sở pháp lý cho ngành thủy sản từng bước hoàn thiện

Hệ thống các văn bản cấp Bộ được ban hành như: Quy chế kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi; Quy chế khảo nghiệm giống thủy sản, thức ăn, thuốc hóa chất và chế phẩm sinh học; Quy chế quản lý môi trường cơ sở chế biến thủy sản; Tiêu chuẩn


ngành về điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh của các cơ sở sản xuất và cở sở dịch vụ nghề các như tàu cá, cảng cá, chợ cá, cơ sở sản xuất nước đá, sơ chế thủy sản, cơ sở sản xuất nước mắm,… Bộ NN&PTNT đã hoàn thành việc xây dựng danh mục tên gọi thượng mại cho các sản phẩm thủy sản Việt Nam, trong đó có cá tra, cá basa, từ đó có cơ sở để phân biệt cũng như đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho cá tra, cá basa và các loại thủy sản khác của Việt Nam.

(5) Khoa học công nghệ trong cả lĩnh vực nuôi và chế biến tiến bộ rất nhiều.

- Trong nuôi trồng xuất hiện nhiều mô hình mới, công nghệ mới tiến bộ như công nghệ nuôi tuần hoàn không thay nước, dần sử dụng các loại phế phẩm sinh học thay thế cho các hóa chất và thuốc phòng, chữa bệnh cho thủy sản dùng trong nuôi trồng có ảnh hưởng đến môi trường.

- Nhiều nhà máy chế biến đã có thiết bị hiện đại, công nghệ mới nên chất lượng sản phẩm được cải thiện. Công nghệ cấp đông rời, máy đóng gói chân không, hiện đại hóc công nghệ đồ hộp, công nghệ Surimi và công nghệ ngũ đông trong vận chuyển thủy sản tươi sống được nhiều DN ứng dụng.

(6) Sản lượng khai thác thủy sản trong những năm qua tăng theo hướng tăng tỷ trọng sản lượng khai thác xa bờ.

Các tàu đánh cá nhỏ dần được thay thế bằng tàu có công suất trên 90CV, được trang bị tiên tiến đáp ứng được khả năng khai thác xa bờ, bảo quản tốt với công nghệ mới. Điều này tạo điều kiện thuận lợi và an toàn cho ngư dân mở rộng đánh bắt ở các vùng biển xa, tìm luồng cá mới, từ đó tăng năng suất và sản lượng hải sản đánh bắt, phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

(7) Nuôi trồng thủy sản Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, được xác định là nguồn cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu thủy sản. Việc sản xuất nguyên liệu cho xuất khẩu đã chuyển từ khai thác nguồn lợi sẵn có của thiên nhiên


sang nuôi trồng thủy sản trên cơ sở sử dụng các tiềm năng và thế mạnh về diện tích mặt nước và nguồn lao động, phù hợp với chủ trương bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Hình thức nuôi cũng đa dạng hơn. Nuôi biển, nuôi cá lồng bè trên sông và hồ chứa đã bước đầu phát triển bên cạnh nuôi nước ngọt và nước lợ truyền thống, tạo điều kiện cho nuôi trồng thủy sản của nước ta phát triển đa loài, đa lĩnh vực. Nuôi cá mặn trong ao bắt đầu phát triển ở Quảng Ninh, Khánh Hòa.

Trong nuôi trồng thủy sản: để chủ đầm nuôi tự giác không sử dụng các loại kháng sinh, chất kích thích sinh trưởng bị cấm, từ đó chủ động kiểm soát các loại độc tố hóa học, bao gồm cả kháng sinh ở tất cả các yếu tố đầu vào của quá trình nuôi.

Trong chế biến và bao gói sản phẩm thủy sản đã có nhiều biện pháp để tránh làm nguyên liêu bị mất phẩm chất và bị lây nhiễm, có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe.

(8) Vệ sinh an toàn thực phẩm của thủy sản Việt Nam đã có tiến bộ

Trong chế biến thủy sản ngày càng có nhiều doanh nghiệp thực hiện tốt các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, tích cực đầu tư đổi mới công nghệ và sản phẩm, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo GMP, HACCP. Đến nay Việt Nam đã có 332 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản có code được phép xuất khẩu vào EU. Những doanh nghiệp được công nhận áp dụng HACCP này đủ điều kiện để xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

Nhiều doanh nghiệp đã dành những khoản đầu tư lớn cho xây dựng các phòng kiểm nghiệm với thiết bị đắt tiền và chi nhiều kinh phí để kiểm mẫu. Các hoạt động trên đã góp phần duy trì vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ gìn uy tín cho hàng thủy sản Việt Nam.

NAFIQUAVED được công nhận đạt Tiêu chuẩn ISO 17025, riêng các phòng kiểm nghiệm của Chi nhánh 4 và 5 đã đạt được sự công nhận của cơ

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 23/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí