2.3/. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG MARKETING CỦA XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN
2.3.1/. Môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô tác động đến hoạt động Marketing xuất khẩu của sản phẩm thủy sản là, làm thế nào để cho sản phẩm thủy sản tiếp cận được với thị trường đến với khách hàng và phù hợp với các mục tiêu kinh tế xã hội, chính trị, văn hóa, pháp luật, công nghệ và môi trường sinh thái của xã hội.
- Hoa Kỳ được đánh giá là một trong số ít quốc gia có nguồn lợi hải sản giàu có và phong phú bậc nhất thế giới. Tuy vậy, Hoa kỳ vẫn luôn là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn trên thế giới, hằng năm Hoa Kỳ nhập khẩu trên 2 triệu tấn thủy sản, chiếm 84% tổng lượng thủy hải sản tiêu thụ trên thị trường. Đây chính là thị trường tiềm năng mà TCTTSVN cần quan tâm.
- Hoa Kỳ là quốc gia có dân số tương đối đông khoảng 301,6 triệu người (ước tính tháng 9 năm 2008). tốc độ tăng dân số khoảng 0,91%/năm, cơ cấu hành chính hiện nay, Hoa Kỳ có 50 bang và 5 khu hành chính trực thuộc gồm thủ đô Washington D.C., Samoa,Guam, Virgin Islands và Puerto Rico.
- Hệ thống pháp luật: Hoa Kỳ là một nước cộng hòa liên bang. Ngoài hệ thống pháp luật liên bang, ở mỗi bang đều có hệ thống pháp luật riêng nhưng không được trái với Hiến pháp của liên bang. Hiến pháp Hoa Kỳ qui định quyền quản lý ngoại thương và thu thuế xuất nhập khẩu thuộc về các cơ quan quản lý nhà nước liên bang, do vậy các hoạt động XNK chịu sự điều tiết trực tiếp và chủ yếu của hệ thống luật liên bang.
- Đánh giá chung về nền kinh tế Hoa Kỳ sau khủng hoảng kinh tế năm 2008, đã có nhiều dấu hiệu cho thấy kinh tế Mỹ đang dần thoát khỏi suy thoái. Một số ngành kinh tế đã tăng trưởng nhẹ, thị trường chứng khoán bắt đầu nhích dần lên, tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ giảm xuống, niềm tin của người tiêu dùng tăng lên sẽ giúp kinh tế khôi phục.
- Công nghiệp chế biến của Hoa Kỳ đã phát triển mạnh và đạt trình độ cao, hiện có hơn 1.000 cơ sở chế biến được trang bị máy móc thiết bị hiện đại, người tiêu dùng Mỹ chỉ ưa chuộng các sản phẩm tinh chế giá trị cao, nên TCTTSVN cần đổi mới công nghệ để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng đòi hỏi khắt khe của thị trường Hoa Kỳ, nắm bắt được xu thế thay đổi để tạo ra những sản phẩm theo hướng đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.
Có thể bạn quan tâm!
- /. Nghiên Cứu Kinh Nghiệm Marketing Xuất Khẩu Của Một Vài Công Ty Trên Thế Giới
- /. Tình Hình Sản Xuất Và Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Của Tcttsvn Giai Đoạn Từ Năm 2004 Đến Năm 2008
- Tình Hình Tiêu Thụ Thuỷ Sản Của Hoa Kỳ Giai Đọan 2000 - 2008
- Nguồn Nguyên Liệu Cho Chế Biến Xuất Khẩu Chưa Ổn Định
- Hoạt Động Xúc Tiến Xuất Khẩu Của Doanh Nghiệp
- Chiến lược Marketing xuất khẩu thủy sản của tổng Công ty thủy sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2010-2015 - 10
Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.
- Văn hóa ảnh hưởng đến hành vi và thái độ của khách hàng. Vì vậy, TCTTSVN cần phải có các chiến lược sản phẩm, quảng cáo, phân phối,… cho phù hợp với thị trường Hoa Kỳ như : có chất lượng cao, bao bì đóng gói hợp lý, nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng quy trình nuôi trồng hoặc khai thác,… nhằm đảm đảo tuyệt đối về ATTP.
- Môi trường chính trị, pháp luật: Đối với hoạt động marketing xuất khẩu cho sản phẩm thủy sản thường vấp phải những rào cản như thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu, những đạo luật chống bán phá giá hoặc yêu cầu khai báo nghiêm ngặt nguồn gốc, điều kiện sản xuất, kho bãi,… nhằm bảo hộ hàng sản xuất trong nước.
Vì vậy, TCTTSVN có thể chọn thị trường Hoa Kỳ để làm thị trường mục tiêu và xây dựng chiến lược Marketing xuất khẩu cho thị trường này.
2.3.2/. Môi trường vi mô
Qua phân tích môi trường vĩ mô, TCTTSVN xác định thị trường Hoa Kỳ là thị trường giàu tiềm năng và hứa hẹn mang lại nguồn ngoại tệ lớn. Tuy nhiên để thâm nhập vào thị trường rộng lớn này, TCTTSVN còn cần phải nắm bắt được đầy đủ thông tin và quản trị được các kênh tiếp cận thị trường như các nhà môi giới, các nhà cung cấp, các đối thủ cạnh tranh và các khách hàng trực tiếp.
- Những người môi giới Marketing: là các công ty hỗ trợ cho Tổng Công ty trong việc thăm dò, tiếp cận và thâm nhập thị trường Hoa Kỳ. Ở đây gồm có những người môi giới thương mại, các công ty chuyên tổ chức lưu thông hàng hóa, các tổ chức dịch vụ Marketing và các tổ chức tài chính tín dụng. Những người môi giới thương mại hỗ trợ TCT tìm kiếm khách hàng hay trực tiếp bán sản phẩm cho Công ty như các Công ty môi giới của Trung Quốc và Singapore. Những người môi giới này luôn đảm bảo với khách hàng về thời gian giao hàng, số lượng, địa điểm, thủ tục giao nhận quốc tế đơn giản và hiệu quả. Hiện nay mạng lưới môi giới của TCTTSVN vào thị trường Hoa Kỳ vừa thiếu và vừa yếu nên còn xảy ra những trường hợp bị ép giá, bị áp sai khung thuế và thậm chí còn bị khách hàng từ chối thanh toán. Chi phí trung gian còn cao làm giảm khả năng cạnh tranh.
- Khách hàng của TCTTSVN tại thị trường Hoa Kỳ là:
* Hệ thống bán lẻ gồm các chuỗi siêu thị, các cửa hàng bán lẻ, các câu lạc bộ và các chợ cá.
* Hệ thống phân phối đến các nhà hàng và cửa hàng bán lẻ trên cả nước Mỹ thông qua những cơ sở phân phối và các nhà buôn.
* Nhà nhập khẩu cũng có thể là các chủ tàu hoặc công ty đánh bắt thuỷ sản ở trong nước cũng như ngoài nước, họ có thể cũng là chủ nhà máy sơ chế.
* Hệ thống trung gian gồm các công ty thương mại hoặc hệ thống bán lẻ có nhu cầu gia công hàng tại các cơ sở chế biến, hoặc các nhà máy chế biến cũng có thể là nhà phân phối.
- Đối thủ cạnh tranh của TCTTSVN là: Đối thủ cạnh tranh quốc gia như các Công ty khai thác nuôi trồng và sản xuất chế biến thủy sản xuất khẩu của Trung Quốc, Nhật bản, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ecuađo, Ấn Độ, Chilê,… và công ty thủy sản của Hoa Kỳ.
Đối thủ cạnh tranh chủ yếu của TCTTSVN là các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ở các nước có điều kiện tự nhiên tương đồng với Việt Nam như: Thailand, Trung Quốc, Ấn Độ,… sản phẩm từ các quốc gia này thường được định giá thấp nên ngành thủy sản của VN cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm để tạo lợi thế cạnh tranh,…
2.4/. NGHIÊN CỨU CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU THỦY SẢN VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
Từ kết quả khảo sát điều tra các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ, có thể đưa ra những đánh giá sơ bộ thực trạng hoạt động marketing xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam như sau: 2.4.1/. Hoạt động nghiên cứu thị trường XK vào thị trường Hoa Kỳ:
Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào thị trường Hoa Kỳ đều nhận thức được tầm quan trọng của công tác nghiên cứu thị trường, nhưng việc nghiên cứu còn mang tính tự phát, chưa có sự chia sẽ thông tin, phương pháp tiến hành nghiên cứu còn chưa thật sự mang lại hiệu quả, chưa có sự đầu tư thích đáng cho công tác nghiên cứu thị trường, chất lượng thông tin còn kém, chưa cập nhật,… và còn chưa phát huy được nguồn thông tin chi phí thấp như thông qua các tham tán thương mại, lãnh sự quán ở nước ngoài,… Kết quả khảo sát cho thấy khi tiến hành lựa chọn thị trường mục tiêu để xuất khẩu, thì có khoảng 97% doanh nghiệp cho biết là có tiến hành nghiên cứu thị trường và chỉ có khoảng 3% DN là không nghiên cứu thị trường. Trong số đó phương án DN tự nghiên cứu chiếm khoảng 82%, thuê chuyên gia hoặc công ty nghiên cứu thị trường chiếm 19%, và chỉ có khoảng 17% là thông qua các tham tán thương mại, lãnh sự quán, tổ chức ngoại giao (Hình 2.1).
19%
17%
Tự doanh nghiệp thực hiện
Thuê chuyên gia/ Cty nghiên cứu thị trường
82%
Thông qua tham tán thương mại, lãnh sự quán
Hình 2.1: Hình thức thực hiện nghiên cứu thị trường
Khi tiến hành hoạt động nghiên cứu thị trường xuất khẩu thủy sản thì có 75% DN của Việt Nam cho biết là họ quan tâm đến những rào cản thương mại, rào cản kỹ thuật (Hình 2.2), 59% quan tâm đến những chính sách xuất nhập khẩu, 57% giá cả trên thị trường thế giới, 43% những thông lệ quốc tế liên quan đến hàng hải, bảo hiểm và điều kiện giao hàng, và dưới 45% những nội dung như nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng của quốc gia nhập khẩu, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp. Điều này cho thấy hoạt động nghiên cứu thị trường chưa được các doanh nghiệp quan tâm một cách đúng mức.
75%
59%
57%
43%
42%
35%
21%
17%
Rào cản thương mại Chính sách của nước XK và NK Giá cả thị trường thế giới
Thông lệ quốc tế liên quan đến hàng hải Nhu cầu/ thị hiếu tiêu dùng của quốc gia NK Đối thủ cạnh tranh ở nước ngòai
Nhà cung cấp
Đối thủ cạnh tranh ở trong nước
0% 20% 40% 60% 80%
Hình 2.2: Những nội dung chủ yếu khi tiến hành nghiên cứu thị trường XK
Tiêu thức lựa chọn thị trường, khách hàng mục tiêu là yếu tố rất quan trọng để đầu tư cho hoạt động xuất khẩu, qua kết quả khảo sát cho thấy có 72% doanh nghiệp quan tâm đến tiềm năng phát triển của thị trường nhập
khẩu (Hình 2.3), 60% quan tâm đến khả năng có thể mở rộng thị trường, 52% cho là uy tín của khách hàng là rất quan trọng, 43% chú ý đến đặc điểm xu hướng tiêu dùng của thị trường nhập khẩu, 21% DN quan tâm đến tính cạnh tranh trên thị trường và có rất ít doanh nghiệp 17% chọn tính độc đáo của sản phẩm để làm tiêu thức lựa chọn thị trường mục tiêu.
72%
60%
52%
43%
21%
17%
Tìm năng phát triển của thị trường NK Khả năng mở rộng thị trường Uy tín của khách hàng
Đặc điểm xu hướng tiêu dùng của thị trường NK
Ít cạnh tranh Tính độc đáo của sản phẩm
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80%
Hình 2.3: Tiêu thức lựa chọn thị trường xuất khẩu
Điểm mạnh
Việt Nam là quốc gia có bờ biển tương đối dài, hệ thống sông ngòi chằng chịt, nhiều ao đầm, điều kiện thiên nhiêu rất ưu đãi thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản, Nhà nước khuyến khích xuất khẩu thủy sản, người lao động Việt Nam rất cần cù và sáng tạo và chi phí công thì còn chưa cao. Đây được xem là những thuận lợi cơ bản cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có điều kiện để thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ, kết quả khảo sát điều tra cho thấy như sau:
- Để đánh giá ý kiến cho rằng Việt Nam là quốc gia có điều kiện tự nhiên ưu đãi, môi trường nuôi trồng thuận lợi thì có 60% DN xuất khẩu thủy sản đồng tình với ý kiến này (Hình 2.4), và 19% cho là không đồng tình với quan điểm này.
- Ý kiến cho là nuôi trồng thủy sản của Việt Nam đang phát triển mạnh thì có trên 50% DN đánh giá nuôi trồng thủy sản đang phát triển mạnh, 28% không ý kiến và 19% cho là nuôi trồng còn chưa phát triển mạnh (Hình 2.5).
- Chi phí công nhân VN thấp thì có đa số DN 63% đánh giá chi phí công nhân ở Việt Nam còn chưa cao, 26% không tán thành (Hình 2.6).
- Nhà nước rất khuyến khích xuất khẩu thủy sản thì có 62% DN xuất khẩu cho là có và chỉ có 11% là không đồng ý (Hình 2.7).
- Ý kiến doanh nhân VN năng động và sáng tạo trong xuất khẩu thủy sản thì 60% DN cho là có và 12% cho là chưa năng động (Hình 2.8).
- Về năng lực chế biến của Việt Nam thì có trên 60% DN cho rằng năng lực chế biến của Việt Nam tiếp tục lớn mạnh, chỉ có (6%) không tán thành (Hình 2.9). Vì vậy, hoàn toàn có thể đánh giá rằng Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn trong xuất khầu thủy sản.
35%
23%
23%
14%
5%
Hoàn toàn không đồng ý Tương đối không đồng ý Không có ý kiến
Tương đối đồng ý Hoàn toàn đồng ý
35%
30%
25%
20%
15%
10%
5%
0%
Hình 2.4: Thuận lợi về điều kiện tự nhiên
Điểm yếu
Việt Nam là quốc gia có điều kiện thiên nhiêu rất thuận lợi. Tuy vậy, do còn yếu kém trong quy hoạch và quản lý dẫn đến nguồn nguyên liệu chưa ổn định về số lượng lẫn chất lượng. Để có được nguồn nguyên liệu cung cấp cho chế biến xuất khẩu ổn định, về số lượng lẫn chất lượng và khắc phục những yếu kém thì việc nuôi trồng thủy sản cần thiết phải: Qui họach lại vùng nuôi, qui
hoạch thủy lợi nhầm để kiểm soát dịch bệnh, đa dạng hóa cơ cấu nghề nuôi trồng, triển khai diện rộng mô hình nuôi thủy sản an toàn, nuôi sinh thái, phát triển con giống cần phải có qui họach và cần phải giám sát chặt chẽ, liên kết với người nuôi trồng và đầu tư vào vùng nguyên liệu, ký kết hợp đồng kinh tế với người nuôi trồng,… Kết quả khảo sát cho thấy như sau:
- Để có nguồn nguyên liệu cung cấp ổn định cho chế biến thủy sản xuất khẩu thì có trên 80% DN xuất khẩu thủy sản cho rằng, cần thiết phải đa dạng hóa cơ cấu nghề nuôi trồng thủy sản (Hình 2.10).
- Có trên 80% DN xuất khẩu cho rằng cần phải nhanh chóng triển khai diện rộng mô hình nuôi thủy sản an toàn, nuôi sinh thái (Hình 2.11).
56%
25%
11%
6%
2%
- Về việc quy họach lại vùng nuôi để mang lại hiệu quả cao và qui hoạch thủy lợi để kiểm soát dịch bệnh thì cũng có trên (80%) DN xuất khẩu đồng tình với ý kiến là cần thiết phải có quy hoạch (Hình 2.12).
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%
Hoàn toàn không đồng ý Tương đối không đồng ý Không có ý kiến Tương đối đồng ý Hòan tòan đồng ý
Hình 2.12: Qui họach lại vùng nuôi, thủy lợi để kiểm soát dịch bệnh
- Việc phát triển con giống thì có trên 90% DN xuất khẩu cho rằng phát triển con giống là cần thiết phải có qui họach và cần phải được giám sát chặt chẽ (Hình 2.13).
- Để có được nguồn nguyên liệu ổn định thì 73% DN cho là cần chủ động ký kết hợp đồng kinh tế với người nuôi trồng thủy sản (Hình 2.14).