/. Tình Hình Sản Xuất Và Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Của Tcttsvn Giai Đoạn Từ Năm 2004 Đến Năm 2008


04 Doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc Khối Văn phòng Tổng Công ty:


1. Trung tâm Xuất khẩu

3. Công ty Du lịch - Dịch vụ Seaprodex

2. Trung tâm Nhập khẩu

4. Trung tâm Thương mại & Dịch vụ Seaprodex

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Chiến lược Marketing xuất khẩu thủy sản của tổng Công ty thủy sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2010-2015 - 5

16 Doanh nghiệp hạch toán độc lập thuộc Tổng Công Ty


1. Công ty Nuôi trồng Thủy sản

9. Cty thông tin Quảng cáo Seaprodex

2. Cty Cung ứng & Dịch vụ nuôi tôm XK

10. Cty XNK & CB TS Đông lạnh 5

3. Cty Chế biến và XNK Thủy sản Số 3

11.Công ty Cơ khí Thủy sản Khu vực 2

4. Công ty XNK Thủy sản Hà Nội

12. Công ty Thủy sản Khu vực 2

5. Công ty XNK Thủy sản Miền Trung

13. Công ty Cơ khí và Đóng tàu Thủy sản Hải Phòng

6. Cty XNK Thủy sản TP.Hồ Chí Minh

14.Cty Cơ khí & Tàu thuyền Thủy sản

7. Công ty Vật tư

15. Công ty Thủy sản Khu vực 1

8. Công ty Dịch vụ và XNK Seaprodex

16. Cty Thủy sản & Dịch vụ Tổng hợp

13 Công ty cổ phần


1. Công ty CP XNK Thủy sản Vũng Tàu

8. Công ty CP Thủy sản Số 1

2. Công ty CP Thủy sản Năm Căn

9. Công ty CP Thủy sản Số 4

3. Công ty CP Thủy sản Bình Đại

10. Công ty CP Đồ hộp Hạ Long

4. Công ty CP Bao Bì Thủy sản

11. Công ty CP Thủy sản Số 9

5. Công ty Tài chính Cổ phần

12. Công ty CP Thủy Đặc Sản

6. Công ty CP Kỹ Nghệ Lạnh

13. Công ty CP Thủy sản Minh Hải

7. Công ty CP Xây dựng


03 Liên doanh có phần vốn góp của Tổng Công ty hoặc doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty

1. Công ty liên doanh Thủy sản Việt - Nga (Seaprimfico)

2. Cty liên doanh SX thức ăn gia súc Việt - Pháp (Proconco - Con cò)

3. Công ty liên doanh Thủy sản Nga - Việt (Primseaco)

Các Công ty cổ phần có vốn góp của doanh nghiệp thành viên

Công ty CP có phần vốn góp của Công ty XNK Thủy sản Miền Trung


1. Xí nghiệp Bao bì Cổ phần

2. Công ty CP Xây lắp Thủy sản Việt Nam

3. Ngân hàng Thương mại Cổ phần XNK Việt Nam (Eximbank)

Công ty Liên doanh có phần vốn góp của Cty XNK Thủy sản Hà Nội

1. Công ty liên doanh Seasafico

Công ty CP có phần vốn góp của Cty XNK TS TP.Hồ Chí Minh

1. Công ty liên doanh Khách sản Hải Sơn (Đà Lạt)

Chức năng nhiệm vụ:

TCTTSVN được Nhà nước giao khá nhiều nhiệm vụ và chức năng, các chức năng cơ bản nhất là :

- Tổ chức sản xuất, nuôi trồng, khai thác, chế biến, xuất nhập khẩu thủy sản theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước.

- Thiết kế, chế tạo, sửa chữa, lắp đặt máy móc thiết bị cơ khí tàu thuyền phục vụ sản xuất ngành thủy sản.

- Kinh doanh dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn, hợp tác liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.

- Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn do Nhà nước giao.

2.1.3/. Tình hình sản xuất và xuất nhập khẩu Thủy sản của TCTTSVN giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2008

Giai đoạn đầu của thời kỳ mở cửa nền kinh tế, TCTTSVN là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam về nuôi trồng, chế biến và là đơn vị đầu tiên đảm nhận trách nhiệm xuất khẩu thủy sản (Thời kỳ này TCTTSVN là đơn vị độc quyền về XK thủy sản), tổng doanh thu hằng năm luôn đạt ở mức cao (khoảng 6.483 tỷ VNĐ). Tuy vậy, trải qua nhiều thời kỳ TCT đã không thể duy trì được lợi thế cũng như thế mạnh của mình trong lĩnh vực XNK thủy sản, doanh thu ngày càng có dấu hiệu đi xuống.


Kim ngạch xuất nhập khẩu của TCTTSVN giai đoạn 2004 - 2008 có sự biến động, cụ thể như sau:

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2004 - 2008


STT

Chỉ tiêu

ĐVT

2004

2005

2006

2007

2008

1/.

Tổng doanh thu

Tỷ đồng

6.482,85

5.826,76

5.401,00

5.830,65

6.434,50

2/.

Doanh số xuất khẩu

Tr.USD

179,10

191,77

184,98

174,18

172,20

3/.

Doanh số nhập khẩu

Tr.USD

185,51

111,44

101,20

117,70

112,29

4/.

DS sản xuất chế biến

Tr.USD

145,53

150,63

140,00

153,82

141,69

5/.

DS kinh doanh dịch vụ

Tr.USD

54,28

55,58

54,50

60,85

61,97

6/.

Lợi nhuận

Tỷ đồng

60,40

65,14

79,02

131,35

133,59

(Nguồn: Các báo cáo thống kê về tình hình thực hiện kế họach của TCTTSVN )


Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2008 luôn duy trì ở mức từ 179 đến 192 triệu USD/năm. Trong những năm gần đây tuy là có đà suy giảm, nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan như: thiên tai, dịch bệnh, thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng đến vụ mùa khai thác,… Vào cuối năm 2003 TCTTSVN bị thanh tra toàn diện và thay đổi ban lãnh đạo TCT là ảnh hưởng tác động xấu đến tinh thần làm việc của CBCNV... Mặc dù gặp không ít khó khăn bên trong nội bộ và ảnh hưởng của khủng khoảng tài chính thế giới, nhưng nhìn chung TCTTSVN cũng đã dần chặn được đà suy giảm và cũng có dấu hiệu hồi phục, năm 2008 kim ngạch đạt được là 172 triệu USD, thị trường không ngừng được cũng cố và mở rộng.

Kim ngạch nhập khẩu từ năm 2004 đến năm 2008 cũng bị sụt giãm 39,79% từ 186 triệu USD năm 2004 còn 112 triệu USD năm 2008. Tuy vậy, chỉ tiêu lợi nhuận luôn được duy trì và phát tiển hằng năm, lợi nhuận của năm 2004 chỉ mới đạt được là 60,4 tỷ đồng thì năm 2008 đã tăng lên đạt được 121,85% thành tiền đạt 134 tỷ đồng.


Doanh số sản xuất và chế biến cũng gia tăng từ 146 triệu USD năm 2004 lên 154 triệu năm 2007 và giảm xuống 142 triệu USD vào năm 2008.

2.2/. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, KHAI THÁC, TIÊU THỤ THỦY SẢN

2.2.1/. Tình hình sản xuất và khai thác Thủy sản của Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là một trong số ít quốc gia có nguồn lợi hải sản giàu có và phong phú vào bậc nhất thế giới. Nghề cá hoạt động ở bờ Đông thuộc Đại Tây Dương, bờ tây thuộc Thái Bình Dương và trong các thuỷ vực nội địa rộng lớn. Nghề cá Hoa Kỳ gồm hai khối tách biệt là nghề cá thương mại và nghề cá giải trí. Mỗi khối đều có vai trò, vị trí và sự đóng góp riêng của mình cho đời sống của người dân và xã hội Hoa Kỳ. Theo đánh giá của Hoa Kỳ, trữ lượng có thể khai thác hàng năm từ 6-7 triệu tấn hải sản, nhưng để bảo vệ và duy trì lâu dài nguồn lợi này, người ta chỉ hạn chế ở mức 4,5- 5 triệu tấn/năm. Xu thế chung của tổng sản lượng thuỷ sản của Hoa Kỳ hiện nay là giảm dần sản lượng khai thác và tăng dần sản lượng nuôi trồng. Vấn đề chất lượng sản phẩm được đề cao bằng cách hạn chế khai thác các đối tượng kém giá trị và tăng cường khai thác các đối tượng có nhu cầu và giá trị cao trên thị trường.

Sản lượng khai thác:

Theo số liệu thống kê, trong những năm 2002 và 2004 sản lượng khai thác thuỷ sản đạt trung bình 5,9-6,0 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, năm 2006 sản lượng giảm dần còn 5,3 triệu tấn, năm 2007 là 5,5 triệu tấn, năm 2008 sản lượng khai thác duy trì ở mức 5,8 triệu tấn và không tăng do ảnh hưởng của quy định thu hẹp vùng khai thác và một số yếu tố thiên nhiên như điều kiện đại dương, điều kiện thời tiết.

Đội tàu: Theo đánh giá của FAO, đội tàu đánh cá của Hoa Kỳ hiện đứng thứ tư trên thế giới. Hoa Kỳ là một trong những cường quốc khai thác thuỷ sản với khoảng 23.000 tàu đánh cá trọng tải hơn 5 tấn và hơn 100.000 tàu thuyền nhỏ. Những tàu lớn đánh bắt xa bờ được trang bị phương tiện và máy


móc chế biến ngay trên tàu với lượng nhân công có khi lên tới 100 người. Đội tàu khai thác tôm được xếp vào loại hiện đại nhất và tập trung chủ yếu ở các bang Đông - Nam Hoa Kỳ, ven vùng vịnh Mêhicô. Nhìn chung, đội tàu cá phân bố hợp lý ở cả ba tuyến ven bờ, xa bờ và viễn dương với trình độ công nghệ cao, đặc biệt là các tàu lưới kéo cá tuyết khổng lồ và tàu vây cá ngừ viễn dương.

Ngư trường: Đặc điểm nổi bật của nghề khai thác Hoa Kỳ là việc phân định khu vực khai thác một cách rõ ràng và việc quản lý khai thác rất khoa học, chặt chẽ dựa trên các luật lệ. Các bang quản lý hoạt động khai thác ở vùng gần bờ, chiếm khoảng 30-40% tổng sản lượng đánh bắt. Từ 3 đến 200 hải lý theo quy định của liên bang. Ngoài 200 hải lý, các tàu thuyền đánh bắt tuân thủ theo các cam kết quốc tế.

Trong số các bang của Hoa Kỳ thì nghề khai thác phát triển hơn hết là

ở các bang như Alaska, Louisiana, Washington và California.

Các Đối tượng khai thác chủ yếu là: Cua biển, Tôm, Cá hồi, Cá ngừ, Cá tuyết và các loài khác.

Cua biển: với sản lượng hàng năm đạt khoảng 200 nghìn tấn.

Tôm: Khai thác chủ yếu là tôm nâu (chiếm 39% sản lượng tôm) và tôm bạc (26%) còn lại là tôm chì, tôm đỏ và một số loài tôm nước lạnh.

Cá hồi: Có giá trị cao nhất trong các loài cá biển khai thác gồm cá hồi

Đại Tây Dương và cá hồi Thái Bình Dương.

Cá ngừ: Chủ yếu là cá ngừ vằn, chiếm khoảng 64% sản lượng cá ngừ.

Cá tuyết: là đối tượng khai thác chủ yếu của Hoa Kỳ. Nhưng gần đây người tiêu dùng Hoa Kỳ lại ưa chuộng cá hồi Đại Tây Dương nên sản lượng khai thác đã giảm.

Ngoài ra còn nhiều loài khác, tổng sản lượng khai thác thuỷ sản của Hoa Kỳ chiếm khoảng 6% tổng sản lượng khai thác thuỷ sản toàn thế giới,


đứng hàng thứ năm thế giới về sản lượng (sau Trung Quốc, Nhật Bản, Pêru và Chilê).

Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của Hoa Kỳ:

Nuôi trồng thuỷ sản được đánh giá là một lĩnh vực phát triển mạnh ở Hoa Kỳ và mang đậm tính thương mại. Hoa Kỳ chỉ nuôi những loài quý có nhu cầu cao và có lãi. Vì vậy, tuy sản lượng khá cao nhưng lại chỉ tập trung vào một số loài như cá nheo, cá hồi, cá rô phi và hàu. Sản lượng nuôi trồng năm 2004 là 894.000 tấn trị giá 971 triệu USD, năm 2005 giá trị sản lượng thuỷ sản nuôi trồng đã đạt 993 triệu USD và năm 2006 là 998 triệu USD. Đến năm 2007 sản lượng có tăng hơn so với mấy năm trước nhưng giá trị lại giảm, còn 985 triệu USD và năm 2008 cả sản lượng và giá trị đều giảm, sản lượng còn 879.000 tấn trị giá chỉ còn 918 triệu USD.

Bảng 2.2: Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng ở Hoa Kỳ Năm 2004 - 2008

STT

Chỉ tiêu

ĐVT

2004

2005

2006

2007

2008

1/.

Khối lượng TSNT

Ngàn tấn

894

913

927

908

879

2/.

Kim ngạch TSNT

Tr.USD

971

993

998

985

918

(Nguồn: www.noaa.govvà www.st.nmfs.gov)

· Đối tượng nuôi trồng: Hoa Kỳ hiện đang nuôi khoảng 30 loài thuỷ sản khác nhau và thu hút khoảng 184.000 lao động. Chủ yếu là nghề nuôi cá nheo và là ngành kinh doanh lớn của Hoa Kỳ. Cá nuôi trong ao đất, nuôi đơn loài, sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp. Trình độ khoa học công nghệ nuôi cá được chuyên môn hoá cao, việc cung cấp con giống, thức ăn, các dịch vụ và bán cá thương phẩm đều được các chủ trại quản lý trên mạng vi tính. Bên cạnh cá nheo, những năm gần đây, Hoa Kỳ cũng hướng vào nuôi cá rô phi, nuôi tôm càng nước ngọt và nuôi cá hồi cũng phát triển nhanh và lan ra nhiều bang.


Chế biến thủy sản của Hoa Kỳ:

Công nghiệp chế biến thuỷ sản của Hoa Kỳ được phân bố ở khắp các bang, nhưng tập trung ở các bang bờ Đông và các thành phố lớn ở bờ Tây. Ngoài ra còn nhiều sản phẩm được chế biến ngay trên biển (ở các tàu lưới kéo cá tuyết, tàu mẹ chế biến cá hồi, cá ngừ, cá trích…). Công nghiệp chế biến thuỷ sản phục vụ cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Người tiêu dùng Mỹ chỉ ưa chuộng các sản phẩm tinh chế giá trị cao nên công nghiệp chế biến đã phát triển mạnh và đạt trình độ cao. Hoa Kỳ hiện có khoảng 1.300 cơ sở chế biến được trang bị máy móc thiết bị hiện đại. Ngành chế biến thuỷ sản sinh lợi rất cao hàng năm đóng góp khoảng 27 tỷ USD trong tổng thu nhập quốc dân.

2.2.2/. Tình hình tiêu thụ thủy sản trên thị trường Hoa Kỳ

Hệ thống tiêu thụ:

- Hệ thống phân phối và tiêu thụ thuỷ sản của Hoa Kỳ rất tiện lợi, trên cả nước có khoảng 2.800 cơ sở phân phối, trong đó có các hệ thống cung ứng nhà hàng, cho các cơ sở ăn uống công cộng, các trường học, các chợ bán cá và cho các hộ gia đình. Hệ thống bán lẻ gồm các chuỗi siêu thị, các cửa hàng bán lẻ, câu lạc bộ và các chợ cá.

- Hệ thống kho lạnh hiện đại đủ đảm bảo cho việc cung ứng hải sản sản xuất trong nước và hải sản nhập khẩu vừa đáp ứng về thời gian, vừa đảm bảo chất lượng cao.

Xu hướng tiêu thụ:

Người dân Mỹ rất ưa chuộng mặt hàng thủy sản tươi sống, bởi vì, họ cho là thuỷ sản có lợi ích to lớn đối với sức khoẻ. Một số nghiên cứu đã cho thấy, ăn thuỷ sản 2 lần/tuần có thể giảm tới 36% nguy cơ bệnh đau tim và chống các bệnh liên quan tới béo phì, cao huyết áp, đột quỵ, mỡ trong máu và trong gan, cholesterol,… Ngoài ra thủy sản được xem là nguồn thực phẩm dinh dưỡng quan trọng không chỉ cung cấp 16% nhu cầu prôtêin của con


người mà còn đáp ứng các chất khoáng và axit Omega 3 cần thiết cho cơ thể để phát triển trí não và ngăn ngừa một số bệnh. Một số mặt hàng thủy sản được ưa chuộng nhiều ở thị trường Hoa Kỳ như tôm, cá ngừ,cá hồi, basa,..

- Tôm đông lạnh nhập khẩu được người dân Mỹ ưa thích cả về hình thức và kích cỡ, phổ biến là cỡ 26-30 con/pound và 36-40 con/pound, trong đó tôm sú, tôm nâu, tôm hùm là mặt hàng được tiêu thụ nhiều ở Hoa Kỳ.

- Cá ngừ đóng hộp cũng là một trong những sản phẩm thuỷ sản ưa thích của người Mỹ. Các loài nhập khẩu chủ yếu là cá ngừ vây xanh, cá ngừ mắt to, cá ngừ vây vàng và cá ngừ vây dài.

- Cá hồi được tiêu thụ chủ yếu dưới dạng philê, có nguồn nhập chủ yếu từ Canada, Chilê, Na Uy và Anh.

Mức tiêu thụ:

Theo báo cáo mới từ Packaged Facts (nhà cung cấp hàng đầu những nghiên cứu thị trường hàng hóa, thực phẩm, dịch vụ..), sau vài năm tăng trưởng vững chắc, tiêu thụ thủy sản ở Mỹ đã chững lại. Dựa trên số liệu từ Cục Khí tượng và Hải dương Quốc gia Mỹ (NOAA) và Cục Nghề cá Biển Quốc gia Mỹ (NMFS), Packaged Facts ước tính tiêu thụ thủy sản bình quân/người sẽ giảm từ 16,3 pao (7,4 kg) năm 2008 xuống 15,8 pao (7,12 kg) năm 2009 và thấp hơn năm 2006 (giảm 0,2 lb). Tiêu thụ trên đầu người các sản phẩm tươi và đông lạnh là 11,8 lb, giảm 0,4 lb so với năm 2007, thủy sản đóng hộp lại tăng mạnh là 4,2lb, tăng 0,3 lb so với năm 2007. Theo các nhà cung cấp trong cả lĩnh vực dịch vụ thực phẩm và bán lẻ thì thị trường thủy sản tươi và đông lạnh, đang phải chịu áp lực lớn do suy thoái kinh tế. Tiêu thụ cá đã chế biến (cured fish) đạt 0,3 lb/mỗi người, bằng với mức của năm 2007. Thuỷ sản nhập khẩu ăn được chiếm 84% tổng khối lượng được tiêu thụ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/01/2023