Ma Trận Đánh Giá Các Yếu Tố Bên Ngoài Ngành Du Lịch Tp. Cần Thơ

việc. Tận dụng những đặc điểm này, các điểm, khu du lịch sinh thái dần hoàn thiện và phát triển các hoạt động gắn với sông nước, như: chèo xuồng, bắt ếch, hái rau, tát mương đã thu hút đông đảo du khách quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội mà khách quốc tế mang lại cũng kèm theo những thách thức, như: chất lượng sản phẩm du lịch đặc thù của vùng, chất lượng dịch vụ du lịch, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, tình hình an ninh là những vấn đề ngành du lịch TP. Cần Thơ cần quan tâm để giữ chân du khách.

(iii) Nhu cầu của khách du lịch quốc tế đến TP. Cần Thơ

Kết quả phân tích 110 phiếu phỏng vấn khách du lịch quốc tế đến TP. Cần Thơ về các thông tin liên quan đến nhu cầu của khách quốc tế (Phụ lục 07, mục 7.2.2), như sau:

Khác với khách nội địa tìm hiểu thông tin về chuyến du lịch đa phần từ bạn bè, người thân; khách quốc tế sử dụng kênh thông tin chủ yếu từ báo, tạp chí, đài, internet (29,1%). Đặc biệt, khách quốc tế sử dụng internet rất phổ biến để nghiên cứu, so sánh, đánh giá tour của các công ty du lịch lữ hành, tìm kiếm thông tin chi tiết về điểm tham quan, địa điểm ăn uống, lịch trình chuyến đi và các khoản chi phí. Kế tiếp, kênh thông tin từ công ty du lịch lữ hành (24,6%) và các Sở, Trung tâm xúc tiến du lịch (18,2%) cũng được nhiều du khách quốc tế quan tâm. Do vậy, ngành du lịch TP. Cần Thơ cần đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến thông qua các kênh thông tin này nhằm thu hút nhiều hơn nữa khách du lịch quốc tế đến với địa phương.

Tham quan du lịch thuần túy (67,3%) là mục đích chính mà khách quốc tế lựa chọn khi du lịch đến TP. Cần Thơ nhằm tận hưởng cảnh quan thiên nhiên thanh bình, khám phá những điều mới lạ sau những guồng quay công việc. Bên cạnh đó, một số khách quốc tế đến TP. Cần Thơ nhằm tham dự hội nghị, triển lãm, đi công tác, thăm bạn bè, người thân, kinh doanh, học tập, nghiên cứu và khám chữa bệnh.

Khách quốc tế do giới hạn bởi điều kiện địa lý nên đa phần thường chọn các ngày Lễ, Tết và nghỉ hè (72,7%) làm thời điểm đi du lịch vì có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn và là dịp để họ tham quan cảnh quan, trải nghiệm văn hóa, lễ hội của người Việt Nam. Họ thường chọn đăng ký theo tour của các công ty du lịch lữ hành (79,1%), có hướng dẫn viên để hướng dẫn, thuyết minh giúp họ hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, phong tục tập quán và con người ở những điểm đến. Tuy nhiên, khách quốc tế đến Cần Thơ lần đầu tiên chiếm tỷ lệ rất cao 64,6% và lưu trú tại đây chỉ từ 1- 2 ngày (49,1%). Qua đó cho thấy, các điểm tham quan và hoạt động vui chơi giải

trí tại TP. Cần Thơ chưa thật sự hấp dẫn khách du lịch. Họ đến và lưu trú tại đây với thời gian rất ngắn, rồi sau đó di chuyển đến các tỉnh, thành phố lân cận. Chính vì vậy, bên cạnh phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương và các sản phẩm du lịch bổ trợ, ngành du lịch TP. Cần Thơ cần quan tâm phát triển các hoạt động vui chơi giải trí nhằm tăng cường thu hút khách du lịch và giữ họ ở lại đây lâu hơn.

Khách quốc tế đến TP. Cần Thơ rất thích loại hình du lịch sông nước (28,2%) và du lịch sinh thái (22,7%). Bên cạnh đó, họ cũng quan tâm đến loại hình du lịch văn hóa (19,1%), tìm hiểu những di tích lịch sử - kiến trúc, các làng nghề truyền thống, sự kiện văn hóa, lễ hội của địa phương. Những năm gần đây, kinh tế TP. Cần Thơ tăng trưởng đáng kể, cùng với đó là hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư nâng cấp, giáo dục và y tế phát triển đã thu hút nhiều khách du lịch quốc tế với loại hình du lịch MICE, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch học tập, chữa bệnh.

4.2.2.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)

Từ những phân tích trên và để thiết lập ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE), tác giả tiến hành phỏng vấn sâu một số chuyên gia trong lĩnh vực du lịch để xác định các yếu tố bên ngoài chủ yếu của ma trận EFE thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên gia lần 03 (Phụ lục 11, câu hỏi số 5). Kết quả, đã xác định được 13 yếu tố bên ngoài chủ yếu của ma trận EFE. Bước kế tiếp, tác giả tiến hành xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên gia lần 04 (Phụ lục 12, câu hỏi số 10 và 11) để các chuyên gia cho điểm mức độ quan trọng và phân loại các yếu tố bên ngoài làm cơ sở tính toán xây dựng ma trận EFE. Trong đó, mức độ quan trọng sử dụng thang điểm từ 1 đại diện cho rất không quan trọng đến 5 là rất quan trọng; phân loại sử dụng thang điểm từ 1 đến 4: với 1 là phản ứng yếu, 2 là phản ứng trung bình, 3 là phản ứng trên trung bình, 4 là phản ứng tốt.

Kết quả tính toán từ ý kiến các chuyên gia, như sau: Mức độ quan trọng của mỗi yếu tố được tính bằng cách lấy tổng điểm của mỗi yếu tố chia cho tổng cộng điểm của tất cả các yếu tố (Phụ lục 13, mục 13.3.1); Phân loại của mỗi yếu tố được chọn theo ý kiến số đông các chuyên gia (Phụ lục 13, mục 13.3.2).

Sau đó, chuyển các yếu tố bên ngoài, mức độ quan trọng và phân loại vào Bảng 4.27 để tính toán thiết lập ma trận EFE, bằng cách: nhân mức độ quan trọng với phân loại để xác định số điểm quan trọng của mỗi yếu tố. Cộng tất cả số điểm quan trọng của mỗi yếu tố để xác định tổng số điểm quan trọng của các yếu tố bên ngoài ngành du lịch TP. Cần Thơ.

Bảng 4.27: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài ngành du lịch TP. Cần Thơ

Stt

Các yếu tố bên ngoài

Mức độ quan trọng

Phân loại

Số điểm quan trọng

1

Xu hướng toàn cầu hóa và hợp tác quốc tế thúc đẩy phát triển du lịch

0,07

3

0,21

2

Chính trị Việt Nam ổn định, an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo

0,08

4

0,32

3

Chính phủ quan tâm phát triển ngành du lịch, trong đó TP. Cần Thơ được xác định là trung tâm dịch vụ và du lịch lớn của ĐBSCL

0,08

3

0,24

4

Thu nhập của người dân ngày càng cao, họ có xu hướng tìm hiểu, khám phá thiên nhiên, văn hóa đặc trưng của vùng

0,07

3

0,21

5

Kinh tế Việt Nam phát triển, nhu cầu tham quan, triển lãm thương mại, hội nghị có xu hướng tăng

0,08

3

0,24

6

Sự phát triển của khoa học và công nghệ có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động du lịch

0,07

4

0,28

7

Cạnh tranh từ các quốc gia lân cận phát triển mạnh về du lịch

0,07

2

0,14

8

Cạnh tranh giữa các địa phương trong nước với những sản phẩm du lịch tương tự hoặc độc đáo hơn

0,07

2

0,14

9

Yêu cầu của khách du lịch ngày càng cao

0,08

2

0,16

10

Các tệ nạn xã hội: ăn xin, móc túi, đeo bám chèo kéo trong mua bán tạo ấn tượng xấu đối với khách du lịch

0,07

2

0,14

11

Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng đến ngành du lịch

0,10

2

0,20

12

Biến đổi khí hậu tác động to lớn đến phát triển du lịch

0,09

2

0,18

13

Sự phát triển của ngành du lịch có những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên và nền văn hóa truyền thống của địa phương

0,07

2

0,14


Tổng cộng

1,00


2,60

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.

Chiến lược marketing địa phương nhằm thúc đẩy phát triển du lịch thành phố Cần Thơ - 18

Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra trực tiếp 35 chuyên gia, 2020.

Kết quả tính toán từ Bảng 4.27, với tổng số điểm quan trọng của các yếu tố thuộc ma trận EFE là 2,60 > 2,5 cho thấy phản ứng của ngành du lịch TP. Cần Thơ ở mức trên trung bình trong việc tận dụng các cơ hội và giảm thiểu các nguy cơ tác động từ môi trường bên ngoài. Các cơ hội đối với ngành du lịch TP. Cần Thơ, bao gồm: (i) Xu hướng toàn cầu hóa và hợp tác quốc tế thúc đẩy phát triển du lịch; (ii) Chính trị Việt Nam ổn định, an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; (iii) Chính phủ quan tâm phát triển ngành du lịch, trong đó TP. Cần Thơ được xác định là trung tâm dịch vụ và du lịch lớn của ĐBSCL; (iv) Thu nhập của người dân ngày càng cao, họ có xu hướng tìm hiểu, khám phá thiên nhiên, văn hóa đặc trưng của

vùng; (v) Kinh tế Việt Nam phát triển, nhu cầu tham quan, triển lãm thương mại, hội nghị có xu hướng tăng; (vi) Sự phát triển của khoa học và công nghệ có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động du lịch.

Bên cạnh đó, ngành du lịch TP. Cần Thơ cũng phải đối mặt với những nguy cơ: (i) Cạnh tranh từ các quốc gia lân cận phát triển mạnh về du lịch; (ii) Cạnh tranh giữa các địa phương trong nước với những sản phẩm du lịch tương tự hoặc độc đáo hơn; (iii) Yêu cầu của khách du lịch ngày càng cao; (iv) Các tệ nạn xã hội: ăn xin, móc túi, đeo bám chèo kéo trong mua bán tạo ấn tượng xấu đối với khách du lịch;

(v) Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng đến ngành du lịch; (vi) Biến đổi khí hậu tác động to lớn đến phát triển du lịch; (vii) Sự phát triển của ngành du lịch có những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên và nền văn hóa truyền thống của địa phương.

4.3 CHIẾN LƯỢC MARKETING ĐỊA PHƯƠNG NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ CẦN THƠ

4.3.1 Tầm nhìn, sứ mạng và mục tiêu phát triển du lịch

4.3.1.1 Tầm nhìn

Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và vị trí địa lý, thu hút mọi nguồn lực đầu tư phát triển du lịch phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội và du lịch của vùng và cả nước. Phát triển du lịch theo hướng bền vững, phát huy thế mạnh của địa phương. Đến năm 2030, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ; sản phẩm du lịch chất lượng, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh và trở thành một điểm đến hấp dẫn và là một trong các trung tâm phát triển du lịch của cả nước (Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ, 2015).

4.3.1.2 Sứ mạng

Phát triển du lịch bền vững, theo đúng quy hoạch, bảo đảm hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường. Phát triển theo hướng du lịch sông nước, du lịch MICE, đi đôi với phát triển các sản phẩm du lịch bổ trợ: du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tham quan nội ô thành phố, du lịch trải nghiệm, quà tặng lưu niệm đặc trưng và các dịch vụ du lịch hiện đại hấp dẫn để thu hút du khách. Phát triển du lịch thành phố Cần Thơ thực sự là “Điểm đến du lịch lý tưởng - an toàn - thân thiện - chất lượng”, nơi hội tụ của “Văn minh sông nước Mekong” (Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ, 2015).

4.3.1.3 Mục tiêu phát triển du lịch

- Phát triển không gian du lịch theo hai trục không gian quan trọng nhất của thành Phố là trục dọc sông Hậu và trục phát triển dọc Quốc lộ 1A và sông Cần Thơ, lấy trung tâm nội đô làm trung tâm phát triển với hệ thống các trung tâm vệ tinh

nhằm cân bằng các trục phát triển du lịch của thành phố, chú trọng việc tăng cường liên kết vùng, vừa bảo đảm tính đa dạng vừa phát huy thế mạnh của từng địa phương để tạo ra sức phát triển và cạnh tranh chung của cả vùng.

- Phát triển du lịch đô thị và các loại hình du lịch gắn với tính chất đô thị trung tâm vùng, xác định đây là động lực phát triển du lịch của thành phố.

- Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa các dân tộc, đồng thời tạo thêm nhiều việc làm.

- Phát triển du lịch “xanh”, gắn hoạt động du lịch với gìn giữ và phát huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Các chỉ tiêu chủ yếu của ngành du lịch TP. Cần Thơ đưa ra trong định hướng phát triển du lịch đến năm 2030 như sau:

Bảng 4.28: Dự báo các chỉ tiêu chủ yếu của ngành du lịch TP. Cần Thơ


Chỉ tiêu


ĐVT

2020

2025

2030

Khách du lịch

Khách quốc tế

Tổng số lượt khách

Ngàn người

450

650

900

Ngày lưu trú bình quân

Ngày

1,8

2,2

2,5


Tổng số ngày khách

Ngàn ngày

810

1.430

2.250

Khách nội địa

Tổng số lượt khách

Ngàn người

1.800

2.400

3.000

Ngày lưu trú bình quân

Ngày

2,2

2,5

2,8


Tổng số ngày khách

Ngàn ngày

3.960

6.000

8.400

Doanh thu du lịch

Khách quốc tế

Tỷ đồng

1.530,9

3.003

5.670

Khách nội địa

Tỷ đồng

2.079,0

3.780

7.056

Tổng cộng


Tỷ đồng

3.609,9

6.783

12.726

Nhu cầu phòng lưu trú

Số lượng phòng

Phòng

10.900

15.600

20.800

Công suất sử dụng phòng bình quân

%

63

66

70

Nhu cầu lao động ngành du lịch

Lao động trực tiếp

Người

13.100

21.800

33.300

Lao động gián tiếp

Người

26.200

43.600

66.600

Tổng cộng


Người

39.300

65.400

99.900

Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch thành phố Cần Thơ.

4.3.2 Hình thành chiến lược thông qua ma trận SWOT

Các chiến lược được xây dựng dựa trên cơ sở những thông tin từ phân tích môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của du lịch TP. Cần Thơ, cùng với tầm nhìn, sứ mạng và mục tiêu phát triển du lịch của thành phố đã thiết lập. Đến giai đoạn này, đề tài sử dụng công cụ ma trận SWOT để hình thành các chiến lược. Ma trận SWOT là công cụ kết hợp quan trọng giúp phát triển bốn loại chiến lược: các chiến lược điểm mạnh - cơ hội (SO), các chiến lược điểm mạnh - nguy cơ (ST), các chiến lược điểm yếu - cơ hội (WO) và các chiến lược điểm yếu - nguy cơ (WT).

Bảng 4.29: Ma trận SWOT lĩnh vực du lịch của TP. Cần Thơ



SWOT

Cơ hội (Opportunities-O)

1. Xu hướng toàn cầu hóa và hợp tác quốc tế thúc đẩy phát triển du lịch

2. Chính trị Việt Nam ổn định, an ninh, trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo

3. Chính phủ quan tâm phát triển ngành du lịch, trong đó TP. Cần Thơ được xác định là trung tâm dịch vụ và du lịch lớn của ĐBSCL

4. Thu nhập của người dân ngày càng cao, họ có xu hướng tìm hiểu, khám phá thiên nhiên, văn hóa đặc trưng của vùng

5. Kinh tế Việt Nam phát triển, nhu cầu tham quan, triển lãm thương mại, hội nghị có xu hướng tăng

6. Sự phát triển của khoa học và công nghệ có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động du lịch

Nguy cơ (Threatens-T)

1. Cạnh tranh từ các quốc gia lân cận phát triển mạnh về du lịch

2. Cạnh tranh giữa các địa phương trong nước với những sản phẩm du lịch tương tự hoặc độc đáo hơn

3. Yêu cầu của khách du lịch ngày càng cao

4. Các tệ nạn xã hội: ăn xin, móc túi, đeo bám chèo kéo trong mua bán tạo ấn tượng xấu đối với khách du lịch

5. Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng đến ngành du lịch

6. Biến đổi khí hậu tác động to lớn đến phát triển du lịch

7. Sự phát triển của ngành du lịch có những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên và nền văn hóa truyền thống của địa phương

Điểm mạnh (Strenghs-S)

1. Thành phố Cần Thơ có vị trí địa lý thuận lợi trong phát triển du lịch

2. Đầu tư cho phát triển du lịch của thành phố Cần Thơ

3. Tài nguyên du lịch

4. Sự thân thiện và mến khách của người dân địa phương

5. Công tác quản lý nhà nước về ngành du lịch của TP. Cần Thơ

6. Chính quyền địa phương quan tâm phát triển ngành du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn

7. Điều kiện vật chất, kết cấu hạ tầng phát triển du lịch

8. Giá cả các sản phẩm, dịch vụ

Các kết hợp SO

Các kết hợp ST

S1,S2,S3,S4,S5,S7,S8 + O1,O2,O4,O5

Khai thác các tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương và tăng cường các hoạt động marketing để đẩy mạnh thu hút khách du lịch trong và ngoài nước tại những thị trường hiện có.

Thâm nhập thị trường

S5,S6 + O1,O2,O3

Tận dụng kinh nghiệm, mối quan hệ với các hiệp hội du lịch và hợp tác quốc tế của Việt Nam để mở rộng thị trường khách quốc tế.

Phát triển thị trường

S1,S2,S3,S6,S7 + T1,T2

Tăng cường mở rộng liên kết, hợp tác phát triển du lịch trong và ngoài nước, đưa du lịch Cần Thơ phát triển trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn.

Liên kết, hợp tác phát triển du lịch


S1,S2,S3,S7 + T1,T2,T3,T5

Phát triển các sản phẩm du lịch chính, đặc trưng của địa phương và các sản phẩm du lịch bổ trợ, tạo sự khác biệt và đa dạng hóa sản phẩm du lịch cho địa phương.


Chiến lược khác biệt hóa kết hợp đa dạng hóa sản phẩm DL

Điểm yếu (Weaknesses-W)

1. Sản phẩm du lịch

2. Tổ chức hệ thống kênh phân phối

3. Hoạt động xúc tiến du lịch

4. Nguồn nhân lực ngành du lịch

5. Quy trình cung cấp dịch vụ du lịch

6. Năng lực marketing của doanh nghiệp du lịch

7. Công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch

Các kết hợp WO

Các kết hợp WT

W1,W2,W3,W4,W5,W6 + O1,O4,O5,O6

Xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược marketing địa phương đáp ứng nhu cầu các phân khúc thị trường đã xác định, phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch của địa phương.

Chiến lược marketing địa phương


W1,W3,W4,W6,W7 + O3,O6

Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án và có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch địa phương.

Đầu tư và thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch

W7 + T6,T7

Phát triển du lịch dựa trên nền tảng khai thác hợp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên và gắn với bảo vệ môi trường.

Phát triển du lịch xanh/sinh

thái


W4 + T3,T4,T7

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, gắn với bố trí sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực du lịch đáp ứng các tiêu chuẩn nghiệp vụ theo quy định.

Phát triển nguồn nhân lực du lịch

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả, 2020.

Nhóm chiến lược SO

Các chiến lược SO sử dụng những điểm mạnh bên trong địa phương để tận dụng các cơ hội bên ngoài. Có hai chiến lược được hình thành ở nhóm này, bao gồm: chiến lược thâm nhập thị trường và chiến lược phát triển thị trường.

Chiến lược thâm nhập thị trường

Môi trường chính trị ở Việt Nam ổn định, hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động du lịch ngày càng được hoàn thiện, cùng với tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện đã góp phần thu hút ngày càng nhiều khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Bên cạnh đó, kinh tế Việt Nam phát triển, thu nhập, đời sống của người dân được nâng cao cao và do đó họ có xu hướng đi du lịch nhiều hơn để tận hưởng cuộc sống. Đây là cơ hội rất tốt để ngành du lịch TP. Cần Thơ khai thác các tiềm năng, lợi thế sẵn có để đẩy mạnh thu hút khách du lịch ở những thị trường hiện có, cả trong và ngoài nước. Trong đó, ưu tiên thu hút khách du lịch nội địa trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp trên thế giới.

Chiến lược phát triển thị trường

Phát huy những tiềm năng, lợi thế sẵn có và tận dụng các cơ hội thuận lợi từ tình hình chính trị trong nước ổn định, chính phủ quan tâm phát triển ngành du lịch, trong đó TP. Cần Thơ được xác định là trung tâm dịch vụ và du lịch lớn của ĐBSCL, cùng với xu hướng toàn cầu hóa và hợp tác quốc tế; ngành du lịch TP. Cần Thơ cần tăng cường phối hợp với các hiệp hội du lịch, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến để mở rộng thu hút khách du lịch quốc tế ở những thị trường mới, như: Nam Á, Tây Á, Trung Á, Nam Mỹ và Trung Mỹ khi tình hình dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát và chính phủ cho phép mở lại các tuyến du lịch quốc tế.

Nhóm chiến lược ST

Các chiến lược ST sử dụng những điểm mạnh bên trong địa phương nhằm vượt qua các nguy cơ bên ngoài. Có hai chiến lược được hình thành ở nhóm này, đó là: chiến lược liên kết, hợp tác phát triển du lịch và chiến lược khác biệt hóa kết hợp đa dạng hóa sản phẩm du lịch.

Chiến lược liên kết, hợp tác phát triển du lịch

Phát triển du lịch TP. Cần Thơ trong mối liên kết khu vực ĐBSCL - TP. Hồ Chí Minh - Hà Nội để có thể tiếp nhận khách từ các thị trường này; kết nối hình thành các tuyến du lịch có liên quan để đáp ứng nhu cầu của từng phân khúc mục tiêu. Bên cạnh đó, triển khai hiệu quả các hiệp định hợp tác song phương và đa phương, phát triển các liên kết vùng, miền, quốc gia, khu vực và quốc tế. Chiến lược này được thực thi sẽ góp phần kết nối các tỉnh, thành trong cả nước xây dựng tour, tuyến du lịch mới, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với TP. Cần Thơ nhiều hơn.

Chiến lược khác biệt hóa kết hợp đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Phát huy lợi thế về vị trí địa lý và tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng; đặc biệt thế mạnh của du lịch TP. Cần Thơ chủ yếu gắn với yếu tố đô thị, truyền thống thống văn hóa sông nước, miệt vườn vùng ĐBSCL. Do đó, ngành du lịch TP. Cần Thơ cần ưu tiên phát triển các dòng sản phẩm du lịch chính, đặc trưng của địa phương, có khả năng tạo dựng thương hiệu du lịch địa phương. Bên cạnh đó, phát triển các sản phẩm du lịch bổ trợ, tạo sự đa dạng hóa về sản phẩm du lịch, vừa có tác dụng nâng cao sức cạnh tranh và thu hút thêm các thị trường khách du lịch.

Nhóm chiến lược WO

Các chiến lược WO nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong địa phương để tận dụng các cơ hội bên ngoài. Có hai chiến lược được hình thành ở nhóm này, đó là: chiến lược marketing địa phương và chiến lược đầu tư và thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch.

Chiến lược marketing địa phương

Trên cơ sở các phân khúc thị trường đã xác định, cùng với kết quả phân tích nhu cầu của khách du lịch, định vị du lịch TP. Cần Thơ, chiến lược marketing địa phương chủ yếu được đề xuất thực hiện với việc phối hợp các thành phần: sản phẩm du lịch, chính sách giá, phân phối, xúc tiến du lịch, nguồn nhân lực du lịch, quy trình dịch vụ, cơ sở vật chất - hạ tầng du lịch, chính quyền địa phương, doanh nghiệp du lịch và cộng đồng dân cư địa phương. Bên cạnh đó, triển khai thực hiện chiến lược marketing địa phương hỗ trợ, gồm: chiến lược marketing hình tượng địa phương, chiến lược marketing đặc trưng địa phương, chiến lược marketing cơ sở hạ tầng địa phương, chiến lược marketing con người của địa phương. Chiến lược marketing địa phương nếu được thực thi sẽ góp phần đáp ứng kỳ vọng và cảm nhận trải nghiệm của khách du lịch về du lịch TP. Cần Thơ.

Chiến lược đầu tư và thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch

Đầu tư phát triển du lịch của TP. Cần Thơ thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực, chủ yếu tập trung vào phát triển sản phẩm du lịch, xúc tiến du lịch, phát triển nguồn nhân lực du lịch, phát triển cơ sở vật chất - hạ tầng du lịch, bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch. Tuy nhiên, thực tế việc triển khai thực hiện các dự án còn chậm. Do vậy, địa phương cần thu hút và sử dụng vốn đầu tư một cách hiệu quả để triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án đúng tiến độ và có chính sách hỗ trợ, thu hút các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia hoạt động du lịch, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện chiến lược marketing địa phương.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/03/2023