Ma Trận Hình Ảnh Cạnh Tranh Của Du Lịch Tp. Cần Thơ

Từ những phân tích trên và để đánh giá khách quan về vị trí cạnh tranh giữa các địa phương trong phát triển du lịch, tác giả tiến hành phỏng vấn chuyên sâu một số chuyên gia trong lĩnh vực du lịch để xác định những đối thủ cạnh tranh chính của thành phố Cần Thơ trong phát triển du lịch ở vùng ĐBSCL và những yếu tố thành công chủ yếu của ma trận hình ảnh cạnh tranh thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên gia lần 03 (Phụ lục 11, câu hỏi số 3 và 4). Kết quả đã xác định được Cần Thơ, Kiên Giang và An Giang là những đối thủ cạnh tranh chính trong phát triển du lịch ở vùng ĐBSCL. Đồng thời, cũng xác định được 12 yếu tố thành công chủ yếu của ma trận hình ảnh cạnh tranh. Bước kế tiếp, tác giả tiến hành xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên gia lần 04 (Phụ lục 12, câu hỏi số 8 và 9) để các chuyên gia cho điểm mức độ quan trọng và phân loại các yếu tố thành công làm cơ sở tính toán xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh. Trong đó, mức độ quan trọng sử dụng thang điểm từ 1 đại diện cho rất không quan trọng đến 5 là rất quan trọng; phân loại sử dụng thang điểm từ 1 đến 4: với 1 là phản ứng yếu, 2 là phản ứng trung bình, 3 là phản ứng trên trung bình, 4 là phản ứng tốt.

Kết quả tính toán từ ý kiến các chuyên gia, như sau: Mức độ quan trọng của mỗi yếu tố thành công được tính bằng cách lấy tổng điểm của mỗi yếu tố chia cho tổng cộng điểm của tất cả các yếu tố (Phụ lục 13, mục 13.2.1); Phân loại của mỗi yếu tố thành công của từng địa phương được chọn theo ý kiến số đông các chuyên gia (Phụ lục 13, mục 13.2.2, 13.2.3, 13.2.4).

Sau đó, chuyển các yếu tố thành công, mức độ quan trọng và phân loại của từng địa phương vào Bảng 4.26 để tính toán thiết lập ma trận hình ảnh cạnh tranh, bằng cách: nhân mức độ quan trọng của mỗi yếu tố với phân loại của nó ở từng địa phương để xác định số điểm quan trọng của mỗi yếu tố ở từng địa phương. Cộng tất cả số điểm quan trọng của mỗi yếu tố ở từng địa phương để xác định tổng số điểm quan trọng của từng địa phương.

Kết quả từ ma trận trận hình ảnh cạnh tranh (Bảng 4.26) có thể xếp hạng đối thủ cạnh tranh, như sau: ngành du lịch Kiên Giang với tổng cộng số điểm quan trọng 2,73 xếp vị trí thứ nhất, kế đến là du lịch Cần Thơ và du lịch An Giang. Mặc dù doanh thu du lịch bình quân hàng năm giai đoạn 2016-2020 của An Giang chiếm 18,5% doanh thu du lịch của vùng ĐBSCL, trong khi đó Cần Thơ chỉ chiếm 15,2% nhưng xét về tiềm năng, lợi thế phát triển và khả năng cạnh tranh, các chuyên gia đánh giá du lịch Cần Thơ cao hơn du lịch An Giang. Trong xây dựng chiến lược marketing địa phương, thành phố Cần Thơ cần chú trọng hoàn thiện hoạt động marketing du lịch của địa phương và tăng cường vai trò của các chủ thể tham gia thực hiện marketing địa phương.


Bảng 4.26: Ma trận hình ảnh cạnh tranh của du lịch TP. Cần Thơ




Mức

độ quan trọng

Cần Thơ

Kiên Giang

An Giang

Stt

Các yếu tố thành công

Phân loại

Điểm quan trọng

Phân loại

Điểm quan trọng

Phân loại

Điểm quan trọng

1

Sự thuận lợi về vị trí địa lý của địa phương trong phát triển du lịch

0,09

4

0,36

3

0,27

3

0,27

2

Tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng

0,10

3

0,30

3

0,30

3

0,30

3

Sản phẩm du lịch đặc sắc và độc đáo

0,11

2

0,22

3

0,33

2

0,22

4

Khả năng cạnh tranh về giá các sản phẩm, dịch vụ

0,08

3

0,24

2

0,16

3

0,24

5

Tổ chức hệ thống kênh phân phối để sản phẩm du lịch đến với khách hàng thuận tiện

0,07

2

0,14

2

0,14

2

0,14

6

Hoạt động xúc tiến du lịch của địa phương

0,07

2

0,14

2

0,14

2

0,14

7

Chất lượng nguồn nhân lực du lịch

0,08

2

0,16

2

0,16

2

0,16

8

Quy trình cung cấp dịch vụ du lịch

0,07

2

0,14

2

0,14

2

0,14

9

Điều kiện vật chất, kết cấu hạ tầng phát triển du lịch

0,07

3

0,21

3

0,21

2

0,14

10

Đầu tư cho phát triển du lịch của địa phương

0,10

3

0,30

4

0,40

3

0,30

11

Sự phát triển các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch của địa phương

0,08

2

0,16

3

0,24

2

0,16

12

Mức độ thân thiện, tử tế của người dân địa phương

0,08

3

0,24

3

0,24

3

0,24


Tổng cộng

1,00


2,61


2,73


2,45

Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra trực tiếp 35 chuyên gia, 2020.








Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.


116

Phân tích so sánh với các thành phố trực thuộc Trung ương

Xem xét TP Cần Thơ với các thành phố trực thuộc Trung ương khác gồm Hà 1

Xem xét TP. Cần Thơ với các thành phố trực thuộc Trung ương khác, gồm: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Đà Nẵng về cơ cấu doanh thu du lịch được thể hiện ở Hình 4.11 dưới dây.


Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 2016-2020.

Hình 4.11: Cơ cấu doanh thu DL các TP trực thuộc Trung ương, giai đoạn 2016-2020


Theo Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (2016-2020), tổng doanh thu du lịch các thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn 2016-2020 đạt 1.045.530 tỷ đồng. Trong đó, tổng doanh thu du lịch của TP. Hồ Chí Minh giai đoạn này là

570.230 tỷ đồng, chiếm 54,5% và xếp vị trí thứ nhất; kế đến là Hà Nội 340.929 tỷ đồng, chiếm 32,6%; Đà Nẵng 104.144 tỷ đồng, chiếm 10,0%; Cần Thơ 16.112 tỷ đồng, chiếm 1,5% và cuối cùng Hải Phòng 14.115 tỷ đồng, chiếm 1,4%. TP. Cần Thơ chỉ hơn Hải Phòng và còn kém xa so với các thành phố trực thuộc Trung ương khác. Mặc dù còn những khó khăn, hạn chế nhất định nhưng du lịch TP. Cần Thơ đã có những chuyển biến tích cực trong thời gian qua và mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 phát triển trở thành điểm đến hấp dẫn và là một trong các trung tâm phát triển du lịch của cả nước.

Khách hàng

Khách nội địa

(i) Thị trường khách du lịch nội địa đến TP. Cần Thơ

Khách nội địa đến TP. Cần Thơ từ các địa phương trong cả nước, trong đó chủ yếu là khách nội vùng ĐBSCL và từ TP. Hồ Chí Minh xuống. Những năm gần đây, với sự phát triển các đường bay mới và các hãng hàng không mới tham gia thị trường nên TP. Cần Thơ cũng thu hút đông đảo khách du lịch từ Đông Nam Bộ, miền Trung và đồng bằng Sông Hồng.

Khách nội địa ở từng vùng miền cũng có sự khác biệt về tâm lý. Khách miền Bắc chú trọng nhiều đến cả hình thức và chất lượng phục vụ; thường đòi hỏi sự kỹ lưỡng, chi tiết, chỉnh chu và cung cấp dịch vụ chất lượng cao nhưng các khoản chi phí phải cụ thể, rõ ràng. Khách miền Nam thích sự đơn giản, thoải mái khi tận hưởng dịch vụ và cũng chú trọng nhiều đến yếu tố giá khi lựa chọn dịch vụ. Khách miền Trung thường lựa chọn kỹ chuyến đi thật ý nghĩa và tiết kiệm chi phí; ưu tiên giá rẻ nhưng chất lượng cũng phải đảm bảo.

(ii) Đặc điểm khách du lịch nội địa đến TP. Cần Thơ

Kết quả phân tích 690 phiếu phỏng vấn khách du lịch nội địa đến TP. Cần Thơ ghi nhận những đặc điểm về giới tính, độ tuổi, nơi cư trú, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập (Phụ lục 07, mục 7.1.1), như sau:

Mức đại diện của khách nội địa trong mẫu nghiên cứu phân theo giới tính là tương đương nhau, 48,6% nam và 51,4% nữ. Khách nam thường hào phóng, cởi mở, thích cái đẹp và sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ chất lượng cao. Trong khi đó, khách nữ tinh tế, nhạy cảm, thích mua sắm và quan tâm nhiều đến chi tiết, hình thức nhưng cân nhắc kỹ lưỡng về chi phí.

Khách nội địa tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi 24-40, chiếm 54,2%, những người ở nhóm tuổi này đều đã trưởng thành, có công việc và thu nhập ổn định nên họ đến TP. Cần Thơ chủ yếu phục vụ cho công việc hoặc nhu cầu tham quan, giải trí. Kế đến là nhóm tuổi 18-23 (18,6%), khách du lịch ở nhóm tuổi này ưa thích trải nghiệm, khám phá những điều mới mẻ, độc đáo, bắt kịp xu hướng, đặc biệt giới trẻ ngày nay rất thích chụp ảnh check-in khi đi du lịch. Do đó, các tour du lịch gắn với học tập khám phá và vui chơi giải trí phù hợp với nhóm đối tượng này. Tiếp đến, khách du lịch ở nhóm tuổi 41-60 (13,9%), đa phần đều đã ổn định về công việc, tài chính và gia đình nên có khuynh hướng tận hưởng cuộc sống và đi du lịch cùng gia đình. Họ thích sự tiện nghi và chịu chi để thụ hưởng các dịch vụ chất lượng cao. Khách du lịch trên 60 tuổi (8,4%), thường chú trọng đến chất lượng phục vụ, chất lượng ăn uống, y tế, thuận tiện trong di chuyển và nghỉ ngơi. Do đó, các tour du lịch gắn với nghỉ dưỡng và chữa bệnh phù hợp với nhóm đối tượng này. Cuối cùng, nhóm khách du lịch dưới 18 tuổi (4,9%), thường hiếu động, mê khám phá cái mới lạ và đi du lịch cùng gia đình. Vì vậy, các tour du lịch nên chú trọng tạo nhiều chương trình ưu đãi đặc biệt vào dịp lễ thiếu nhi, nghỉ hè hoặc combo gia đình.

Phần lớn khách du lịch nội địa đến TP. Cần Thơ là người dân thành thị, chiếm 63,8%, trong khi đó người dân nông thôn chỉ chiếm 36,2%. Sự khác biệt này là do người dân thành thị đa phần có thu nhập cao, lao động trí óc và khá bận rộn với công việc nên họ thường chọn đi du lịch vào những ngày nghỉ cuối tuần, đến

những khu, điểm vườn sinh thái với kênh rạch, cây ăn trái, không khí trong lành, tạo cảm giác thoải mái và thư giãn sau những giờ làm việc mệt mỏi. Do đó, các tour du lịch cuối tuần thu hút đông đảo người dân thành thị tham gia. Người dân nông thôn bận rộn với công việc ruộng, vườn quanh năm và phần lớn thu nhập còn thấp nên đã hạn chế việc đi du lịch của họ.

Khách nội địa có trình độ đại học và sau đại học chiếm 68,6%. Những người có trình độ học vấn cao thông thường có công việc và thu nhập ổn định, họ thường xuyên đi nhiều nơi để phục vụ công việc và kết hợp nghỉ ngơi, thư giãn. Bên cạnh đó, đặc thù công việc của từng ngành nghề cũng ảnh hưởng đến nhu cầu đi du lịch của khách du lịch. Khách nội địa là công nhân viên chức chiếm tỷ lệ cao nhất 32,3%. Đặc điểm công việc của nhóm khách du lịch này là thường xuyên đi công tác, tham dự hội nghị, hội thảo nên họ thường kết hợp giữa công việc với đi du lịch. Vì vậy, ngành du lịch TP. Cần Thơ cần chú trọng phát triển loại hình du lịch MICE và phát triển đa dạng các loại hình du lịch khác để vừa đáp ứng yêu cầu công việc của họ, vừa tạo cho họ sự thoải mái, thư giãn, hòa mình cùng thiên nhiên, tìm hiểu, khám phá về văn hóa và con người nơi đây. Kế đến là nhóm khách du lịch gắn với nghề nghiệp buôn bán, kinh doanh, chiếm 28,6%. Tính chất công việc của nhóm đối tượng này thường khá bận rộn, vất vả nhưng đổi lại thu nhập của họ khá cao nên họ cũng tranh thủ thời gian nhàn rỗi trong năm để đi du lịch nhằm tận hưởng cuộc sống. Tiếp theo là nhóm đối tượng sinh viên, học sinh, chiếm 21,6%; họ năng động, thích tìm hiểu, học hỏi, khám phá những điều mới mẻ, thích tham quan thắng cảnh, di tích lịch sử và vui chơi giải trí. Nhóm khách du lịch gắn với các nghề nghiệp khác như: nội trợ, hưu trí chỉ chiếm 17,5%. Những người nội trợ thường đi du lịch cùng với gia đình. Những người đã nghỉ hưu có thu nhập từ lương hưu ổn định, có nhiều thời gian rỗi nhưng do hạn chế về sức khỏe nên họ thường quan tâm nhiều đến du lịch nghỉ dưỡng.

Khách nội địa đến du lịch tại TP. Cần Thơ đa phần là người dân thành thị nên thu nhập bình quân hàng tháng tương đối khá cao. Bảng 4.27 cho thấy, khách du lịch có mức thu nhập từ 7 triệu đồng trở lên chiếm đến 47,1%. Mức thu nhập cao giúp khách du lịch có điều kiện tốt hơn khi đi du lịch, họ có nhiều sự lựa chọn hơn, chi tiêu cũng hào phóng hơn và đòi hỏi về chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng cao hơn. Đây là nhóm khách du lịch hấp dẫn nên ngành du lịch TP. Cần Thơ cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch để có thể phục vụ tốt nhất cho nhóm khách du lịch này, thu hút và giữ chân họ ở lại lâu hơn. Bên cạnh đó, nhóm khách du lịch có mức thu nhập từ 5 đến dưới 7 triệu đồng chiếm 31,3% và dưới 5 triệu đồng chiếm 21,6%. Đây là những nhóm khách du lịch có mức thu nhập trung

bình và thấp sẽ quan tâm đến các dịch vụ bình dân với chi phí phải chăng và nhiều chương trình ưu đãi.

(iii) Nhu cầu của khách du lịch nội địa đến TP. Cần Thơ

Kết quả phân tích 690 phiếu phỏng vấn khách du lịch nội địa đến TP. Cần Thơ ghi nhận các thông tin liên quan đến nhu cầu của khách nội địa (Phụ lục 07, mục 7.1.2), như sau:

Khách nội địa tìm hiểu thông tin về chuyến du lịch chủ yếu từ bạn bè, người thân (32,9%). Họ thường chia sẻ những kinh nghiệm từng trải trong quá trình du lịch, mang lại sự tin cậy cao hơn. Bên cạnh đó, khách nội địa cũng tham khảo thông tin về du lịch thông qua báo, tạp chí, đài, internet (23,8%); đặc biệt, với mạng lưới công nghệ thông tin phát triển, hiện nay nhiều người thường sử dụng internet để tìm kiếm thông tin về chuyến đi và điểm đến du lịch. Ngoài ra, thông tin từ các Sở, Trung tâm xúc tiến du lịch (12,3%) và các công ty du lịch lữ hành (14,8%) cũng là nguồn thông tin khá tin cậy cho du khách. Vì vậy, ngành du lịch TP. Cần Thơ cần chú trọng đến các kênh thông tin này để quảng bá về du lịch của địa phương.

Mục đích chính của khách nội địa đến TP. Cần Thơ là tham quan du lịch thuần túy (60,3%) để tận hưởng cuộc sống sau những lo toan với công việc hàng ngày. Bên cạnh đó, TP. Cần Thơ với vai trò trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật, giáo dục và y tế của vùng nên đã thu hút nhiều du khách đến đây cho mục đích đi công tác (8,4%), thăm bạn bè, người thân (7,1%), học tập, nghiên cứu (5,5%), kinh doanh (4,1%), khám chữa bệnh (3,3%). Thời gian gần đây, hệ thống cơ sở vật chất - hạ tầng của TP. Cần Thơ từng bước được nâng cấp, phát triển nên cũng đã thu hút đáng kể lượng khách đến tham dự hội nghị, triển lãm (11,3%). Đây sẽ là khách hàng tiềm năng cho loại hình du lịch MICE. Vì vậy, trong thời gian tới, ngành du lịch địa phương cần chú trọng đến nhóm khách hàng này nhằm phát triển loại hình du lịch MICE và kết hợp các sản phẩm, dịch vụ du lịch bổ trợ khác.

Khách nội địa đến TP. Cần Thơ chủ yếu là công nhân viên chức và đa phần từ các vùng lân cận sang, việc di chuyển thuận tiện, không tốn nhiều thời gian nên họ thường đến đây vào những ngày nghỉ cuối tuần (41,6%), tự tổ chức tour (69,3%) đi chơi cùng với gia đình, bạn bè. Đa phần khách nội địa đến TP. Cần Thơ lần đầu tiên (32,5%), có những du khách đến đây 2-3 lần (31,7%), 4-5 lần (23,9%), thậm chí trên 5 lần (11,9%). Tuy nhiên, thời gian lưu trú của họ tại TP. Cần Thơ khá ngắn, phần lớn đi trong ngày (30,2%) hoặc ở lại chỉ từ một đến hai ngày (52,9%) rồi sau đó di chuyển đến các tỉnh, thành phố lân cận. Điều này cho thấy, các điểm tham quan và hoạt động vui chơi giải trí tại TP. Cần Thơ chưa thực sự hấp dẫn để có thể thu hút du khách ở lại đây lâu hơn.

Về loại hình du lịch, TP. Cần Thơ có hệ thống kênh rạch chằng chịt, gắn với nét văn hóa sông nước miệt vườn và nơi đây sở hữu rất nhiều vườn cây ăn trái nên đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của khách nội địa đối với loại hình du lịch sinh thái (26,5%) và du lịch sông nước (24,3%). Bên cạnh đó, loại hình du lịch văn hóa với các điểm tham quan gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của TP. Cần Thơ, các di tích lịch sử cách mạng, các làng nghề và lễ hội cũng thu hút khách nội địa đến ngày một nhiều hơn (20,2%). Ngoài ra, với hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú, siêu thị, trung tâm thương mại được đầu tư nâng cấp, hoàn thiện đã tạo điều kiện thuận lợi phát triển loại hình du lịch MICE (10,7%). Các loại hình du lịch khác cũng hấp dẫn khách nội địa như: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch đô thị, du lịch trải nghiệm, du lịch học tập, chữa bệnh (18,3%).

Khách quốc tế

(i) Thị trường khách du lịch quốc tế đến thành phố Cần Thơ

Quốc gia khác



6,2

New Zealand


1,7


Úc



5,8

Canada


1,9


Mỹ



5,3

Đài Loan


1,4


Hàn Quốc


1,5


Nhật


3,7

Trung Quốc


3,5


Singapore


1,2


Philippines


1,3


Indonesia


1,4


Lào


1,8


Thái Lan


2,6


Campuchia


2,8


Malaysia


3,1


Nga



4,3

Tây Ban Nha


3,6


Ý


1,8


Nauy


1,3


Thụy Điển


1,7


Đan Mạch


2,4


Anh



4,9

Bỉ


2,1


Quốc gia


Thụy Sĩ

Hà Lan

Đức

Pháp

3,4


5,4


6,7


17,2

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 Tỷ lệ (%)

Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch TP. Cần Thơ, 2016-2020.

Hình 4.12: Cơ cấu thị trường khách du lịch quốc tế đến TPCT, trung bình 2016-2020

Kết quả phân tích Hình 4.12 cho thấy, trung bình giai đoạn 2016-2020, thị trường khách du lịch quốc tế đến TP. Cần Thơ chủ yếu là thị trường Châu Âu chiếm 54,8%; trong đó thị trường Tây Âu có Pháp, Đức, Hà Lan, Thụy Sĩ, Bỉ chiếm tỷ lệ cao nhất 34,8%, đặc biệt khách du lịch Pháp đến TP. Cần Thơ thời gian qua chiếm tỷ lệ khá cao 17,2%; Bắc Âu có Anh, Đan Mạch, Thụy Điển, Nauy (10,3%); Nam Âu có Ý, Tây Ban Nha (5,4%); Đông Âu có Nga (4,3%). Kế đến, thị trường Châu Á chiếm 24,3%; trong đó thị trường Đông Nam Á có Malaysia, Campuchia, Thái Lan, Lào, Indonesia, Philippines, Singapore (14,2%); Đông Bắc Á có Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan (10,1%). Thị trường Châu Đại Dương có Úc và New Zealand, chiếm 7,5%. Thị trường Châu Mỹ có Mỹ và Canada, chiếm 7,2%. Do đó, ngành du lịch TP. Cần Thơ cần có các chính sách, giải pháp phù hợp khai thác tiềm năng du lịch của địa phương, tạo ra những sản phẩm mới và đẩy mạnh hoạt động marketing để giữ chân và phát triển thị trường đối với các nhóm khách hàng này.

(ii) Đặc điểm khách du lịch quốc tế đến TP. Cần Thơ

Kết quả phân tích 110 phiếu phỏng vấn khách du lịch quốc tế đến TP. Cần Thơ với những đặc điểm về giới tính, độ tuổi, nơi cư trú, trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập (Phụ lục 07, mục 7.2.1), như sau:

Khách quốc tế đến TP. Cần Thơ có tỷ lệ nam (52,7%) cao hơn nữ (47,3%). Khách nam thường xông xáo, mạnh mẽ, chi tiêu rộng rãi cho các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao; thích vui chơi giải trí, khám phá và hay có tính mạo hiểm trong du lịch. Khách nữ thích sự nhẹ nhàng, tế nhị và lịch sự; thích mua sắm và thường tham quan, xem xét thật kỹ trước khi tiêu dùng sản phẩm; phụ nữ Châu Á thường dè dặt hơn phụ nữ Châu Âu. Phần lớn khách quốc tế tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi 24-40 (50,9%). Trong độ tuổi này, cả nam và nữ đều đã trưởng thành, có công việc, thu nhập ổn định và tự chủ trong tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ du lịch. Họ thích tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm những điều mới lạ, thể hiện tính hiện đại và sẵn sàng chi trả cho sản phẩm, dịch vụ mới phù hợp với sở thích, mong muốn của họ.

Khách quốc tế đến TP. Cần Thơ đa phần là người dân thành thị (67,3%), có trình độ tương đối cao, đại học và sau đại học chiếm 73,6%, nghề nghiệp chủ yếu là công nhân viên chức (33,6%). Họ đến từ những quốc gia phát triển, kinh tế ổn định, mức thu nhập bình quân hàng tháng từ 3.000 USD trở lên chiếm 45,5% nên có điều kiện thuận lợi để đi du lịch nhiều nơi hoặc kết hợp công việc với tham quan, du lịch. Thông qua chuyến đi, giúp họ tìm hiểu, khám phá những điều mới mẻ, tham quan thắng cảnh, di tích lịch sử hoặc vui chơi giải trí sau những guồng quay của công

Xem tất cả 264 trang.

Ngày đăng: 29/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí