Giải Pháp Thực Hiện Chiến Lược Marketing Địa Phương


Stt Hoạt động Đơn vị chủ trì Đơn vị phối hợp Thời gian thực hiện

5 Nguồn nhân lực du lịch

Tăng cường công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch theo Chương trình: “Phát triển nguồn nhân lực và nâng cao nhận thức giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 của TP. Cần Thơ”.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Các Sở, Ban, Ngành

- UBND quận, huyện

- Hiệp hội du lịch TPCT

- Doanh nghiệp du lịch

2021-2030

6 Quy trình cung cấp dịch vụ

Hoàn thiện quy trình cung cấp dịch vụ, đảm bảo nhanh, gọn, chu đáo và thực hiện dịch vụ đúng cam kết.

Doanh nghiệp du lịch Thực hiện

thường xuyên trong năm

7 Cơ sở vật chất - hạ tầng du lịch

Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và hệ thống hạ tầng phục vụ du lịch.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Các Sở, Ban, Ngành

- UBND quận, huyện

- Doanh nghiệp du lịch

2021-2030

8 Chính quyền địa phương

Phối hợp các chủ thể địa phương cùng tham gia thực hiện chiến lược marketing địa phương nhằm thúc đẩy phát triển du lịch TP. Cần Thơ.

UBND thành phố - Các Sở, Ban, Ngành

- Cộng đồng dân cư địa phương

- Doanh nghiệp du lịch

2021-2030

9 Cộng đồng dân cư địa phương

Tham gia thực hiện các hoạt động marketing địa phương với vai trò hỗ trợ để hoạt động marketing được vận hành dễ dàng, thuận lợi hơn.

10 Doanh nghiệp du lịch

Thực hiện quảng bá hình ảnh, tính hấp dẫn của địa phương và các hoạt động marketing địa phương theo kế hoạch mà địa phương đã soạn thảo và triển khai.

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả, 2020.

Dân cư địa phương 2021-2030


Doanh nghiệp du lịch 2021-2030

4.4 GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING ĐỊA PHƯƠNG

4.4.1 Căn cứ đề xuất giải pháp

Các giải pháp thực hiện chiến lược marketing địa phương nhằm thúc đẩy phát triển du lịch thành phố Cần Thơ được đề xuất dựa trên các cơ sở, gồm: cơ sở pháp lý và nguồn thông tin từ kết quả phân tích môi trường marketing địa phương và chương trình hành động. Cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý

- Nghị quyết số 45-NQ/TW, ngày 17 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị về Xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

- Nghị quyết số 59-NQ/TW, ngày 05 tháng 8 năm 2020 của Bộ Chính trị về Xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

- Quyết định số 1533/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 67/2006/QĐ-UBND, ngày 17 tháng 8 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thành phố Cần Thơ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

- Quyết định số 1358/QĐ-UBND, ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thành phố Cần Thơ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

- Kế hoạch số 35/KH-UBND, ngày 22 tháng 3 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg của Thủ trướng Chính phủ về tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch;

- Kế hoạch số 72/KH-UBND, ngày 03 tháng 6 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc xây dựng người Cần Thơ “Trí tuệ - Năng động - Nhân Ái - Hào hiệp - Thanh lịch” theo tinh thần Nghị quyết 45-NQ/TW giai đoạn 2016-2020;

- Kế hoạch số 111/KH-UBND, ngày 19 tháng 9 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU, ngày 01/8/2016 của Thành ủy Cần Thơ về đẩy mạnh phát triển du lịch;

- Kế hoạch 110/KH-UBND, ngày 21 tháng 7 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc thực hiện Chương trình số 21-Ctr/TU ngày 12/5/2017 của Thành ủy Cần Thơ thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;

- Kế hoạch số 117/KH-UBND, ngày 16 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về bảo tồn và phát huy di tích lịch sử, di tích văn hóa phi vật thể, làng nghề, danh lam thắng cảnh gắn với phát triển du lịch;

- Quyết định số 2403/QĐ-UBND, ngày 24/9/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ phê duyệt Đề án Xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù thành phố Cần Thơ giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn 2030.

Nguồn thông tin đề xuất giải pháp

Trên cơ sở kết quả phân tích môi trường marketing địa phương và chương trình hành động marketing địa phương nhằm thúc đẩy phát triển du lịch thành phố Cần Thơ. Bảng 4.33 dưới đây tổng hợp các thông tin có liên quan làm cơ sở đề xuất các giải pháp.

Bảng 4.33: Tổng hợp các thông tin đề xuất giải pháp


Các thông tin đề xuất giải pháp

Các giải pháp

- Chính quyền địa phương có ảnh hưởng tích cực đến phát triển du lịch

- Quản lý nhà nước về du lịch vẫn còn những hạn chế nhất định

- Phối hợp các chủ thể địa phương tham gia thực hiện chiến lược marketing địa phương

Tăng cường vai trò của chính quyền địa phương trong quản lý nhà nước về du lịch

- Cộng đồng dân cư có ảnh hưởng tích cực đến phát triển du lịch

- Sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương góp phần tích cực hỗ trợ để hoạt động marketing địa phương được vận hành dễ dàng, thuận lợi hơn

Tăng cường vai trò của cộng đồng dân cư địa phương

- Năng lực marketing của doanh nghiệp du lịch có ảnh hưởng tích cực đến phát triển du lịch

- Hoạt động của các doanh nghiệp du lịch vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định

Cải thiện hoạt động của các doanh nghiệp du lịch

- Sản phẩm du lịch, giá cả, phân phối, xúc tiến du lịch, nguồn nhân lực du lịch, quy trình cung cấp dịch vụ du lịch, cơ sở vật chất - hạ tầng du lịch đều có ảnh hưởng tích cực đến phát triển du lịch

Hoàn thiện các thành phần marketing dịch vụ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.

Chiến lược marketing địa phương nhằm thúc đẩy phát triển du lịch thành phố Cần Thơ - 21

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích môi trường marketing địa phương và chương trình hành động, 2020.

4.4.2 Giải pháp về tăng cường vai trò của chính quyền địa phương trong quản lý nhà nước về du lịch

Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa chính quyền và các cơ quan, ban, ngành, các đơn vị kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cư thực hiện chiến lược marketing địa phương. Theo đó, phát huy vai trò của Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch TP. Cần Thơ nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và phối hợp các Sở, Ban, Ngành liên quan giải quyết những vấn đề mang tính liên ngành, liên vùng tại địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện chiến lược marketing địa phương nhằm phát triển du lịch. Bên cạnh đó, các Sở, Ban,

Ngành cử cán bộ tham gia tập huấn, đào tạo; doanh nghiệp du lịch và người dân địa phương cùng tham gia để tổ chức triển khai các hoạt động marketing địa phương được hiệu quả.

Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện chiến lược marketing địa phương. Chẳng hạn, cơ chế hợp tác nhà nước, tư nhân và xã hội hóa hoạt động marketing địa phương; cơ chế tài chính đặc thù với việc đầu tư mạnh từ ngân sách nhà nước tương ứng với đóng góp tổng thu từ du lịch vào nền kinh tế quốc dân; cơ chế, chính sách thông thoáng, hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch phát huy vai trò trong tham gia thực hiện hoạt động marketing địa phương.

Chính quyền địa phương cần có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia tích cực vào phát triển du lịch của địa phương, như: hỗ trợ về vốn, trang thiết bị và kỹ thuật; hỗ trợ cung cấp thông tin, tài liệu hướng dẫn kinh doanh; tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ du lịch để họ có sự chuẩn bị chu đáo các kế hoạch, phương án cụ thể khi tham gia hoạt động du lịch tại địa phương. Khi đó, họ có thêm thu nhập và đồng thời góp phần giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống.

Tăng cường liên kết với các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh, miền Trung và Hà Nội nhằm xây dựng sản phẩm du lịch, xúc tiến du lịch, trung chuyển khách và đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Liên kết với các quốc gia trong vùng nhằm xây dựng các chương trình du lịch quốc tế hấp dẫn, có sức cạnh tranh cao; tổ chức xúc tiến hoạt động du lịch, học hỏi kinh nghiệm, thu hút đầu tư và đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

Vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch có ý nghĩa rất quan trọng đối với thu hút khách du lịch của một điểm đến. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần phải cùng nhau phối hợp thực hiện triệt để công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch. Tăng cường phổ biến các quy định hiện hành về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch đến cộng đồng địa phương và khách du lịch; vận động mọi người cùng tham gia làm sạch đẹp môi trường, khuyến khích hình thức tham quan trồng cây tại các điểm du lịch. Đồng thời, xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức vi phạm luật bảo vệ tài nguyên và môi trường. Bên cạnh đó, xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp với đặc thù của địa phương để trích một phần từ thu nhập du lịch hỗ trợ cho cộng đồng và công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường tại các điểm du lịch ở địa phương. Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng cần thận trọng trong việc triển khai các dự án có khả năng gây tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên; ưu tiên cho các công trình sử dụng năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng điện để tránh gây ô nhiễm môi trường.

Tăng cường công tác tuyên truyền về biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu đối với hoạt động du lịch. Theo đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan truyền thông xây dựng chương trình truyền thông chuyên biệt về tác động của biến đổi khí

hậu đối với hoạt động du lịch để phổ biến rộng rãi và thường xuyên đến mọi tầng lớp nhân dân. Bên cạnh đó, tổ chức hội thảo khoa học, tập huấn cho các bên có liên quan về tác động của biến đổi khí hậu đối với hoạt động du lịch. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của toàn xã hội về tính tất yếu phải ứng phó với biến đổi khí hậu. Ngoài ra, việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng du lịch cần được tính toán kỹ lưỡng, đảm bảo ổn định địa mạo, an toàn với bão, lũ, lụt, nước biển dâng và triều cường phù hợp với định hướng chung của vùng ĐBSCL. Đồng thời, cần có phương án xây dựng đê, kè chắn sóng để bảo vệ tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất - hạ tầng du lịch. Khuyến khích phát triển các loại hình du lịch thân thiện với môi trường và sử dụng năng lượng tái tạo nhằm hạn chế tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên và môi trường tự nhiên.

Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý và khai thác tài nguyên du lịch; quảng bá hình ảnh, sản phẩm du lịch; xây dựng hệ thống thông tin quản lý du lịch TP. Cần Thơ kết nối với các hệ thống thông tin quản lý du lịch của vùng, quốc gia và nước ngoài. Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid- 19 còn diễn biến phức tạp, có thể ứng dụng công nghệ thực tế ảo để duy trì kết nối với khách du lịch. Thực tế ảo là một trải nghiệm mô phỏng thế giới thực, hiển thị một thế giới ảo 3D trên màn hình máy tính hoặc điện thoại thông minh. Do đó, ứng dụng trong phát triển du lịch số sẽ mang đến cho khách du lịch những trải nghiệm ban đầu về điểm đến, kích thích thị giác và qua đó thúc đẩy họ thực hiện chuyến đi thực tế sau khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát.

4.4.3 Giải pháp về tăng cường vai trò của cộng đồng dân cư địa phương

Cộng đồng dân cư địa phương có vai trò hỗ trợ để hoạt động marketing được vận hành dễ dàng, thuận lợi hơn. Theo đó, người dân địa phương tham gia vào các hoạt động, bao gồm: (i) Bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch. Mặc dù phát triển du lịch đã mang lại lợi ích kinh tế cho địa phương nhưng cũng gây ra những ảnh hưởng to lớn đến môi trường và tài nguyên du lịch, như: tình trạng ô nhiễm môi trường, nguồn nước; quá nhiều cảnh quan nhân tạo, phá hủy tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn tại địa phương. Vì thế, người dân địa phương cần nhận thức đúng và tham gia bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch là một trong những giải pháp quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển du lịch của địa phương. (ii) Giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội. Phát triển du lịch cũng đem đến những hệ quả không mong muốn, tệ nạn xã hội có thể gia tăng, khách du lịch trở thành nạn nhân của tội phạm một cách dễ dàng. Do đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch, cộng đồng dân cư địa phương phải giữ gìn nếp sống văn minh và tích cực tham gia giữ gìn an ninh trật tự, môi trường du lịch an toàn cho khách du lịch. (iii) Giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống địa phương. Sự khác biệt về văn hóa của mỗi vùng, miền chính là nét độc đáo hấp dẫn khách du lịch. Vì thế, cộng đồng dân cư phải ý thức sâu sắc về giá trị đặc sắc của văn hóa địa phương và truyền tải đến khách du lịch những giá trị này bằng tình yêu và niềm tự hào. Qua đó, góp phần quảng bá

rộng rãi nền văn hóa địa phương và thúc đẩy phát triển du lịch. (iv) Tham gia đầu tư kinh doanh du lịch. Theo đó, mỗi khu vực dân cư cần có một ban quản lý du lịch để tổ chức hoạt động, phối hợp với chính quyền địa phương và doanh nghiệp du lịch thông qua cơ chế phân phối lợi ích đồng đều, đảm bảo quyền lợi cho từng thành viên tham gia.

4.4.4 Giải pháp về cải thiện hoạt động của các doanh nghiệp du lịch

Đối với các điểm du lịch, cần thiết phải có bảng chỉ dẫn, bản đồ, bảng thuyết minh được chú thích bằng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài; chú trọng xây dựng hệ thống nhà vệ sinh hiện đại và được thiết kế phù hợp với cảnh quan chung. Đặc biệt, cần phối hợp với lực lượng công an địa phương đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn cho khách du lịch; thực hiện niêm yết giá và bán sản phẩm, dịch vụ đúng giá niêm yết. Bên cạnh đó, đa dạng hóa các loại hình vui chơi giải trí nhằm tạo điểm nhấn thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan và tham gia; đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và đào tạo nhân viên có chất lượng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, tạo không khí đầm ấm, thân thiện cho khách du lịch khi đến với điểm du lịch.

Đối với các doanh nghiệp lữ hành, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường, nắm bắt kịp thời các thông tin về thị trường, nhu cầu của khách du lịch và có kế hoạch marketing cụ thể cho từng phân khúc khách hàng nhằm cung cấp dịch vụ nhanh chóng, kịp thời theo yêu cầu của họ.

Đối với các cơ sở lưu trú, đầu tư nâng cấp trang thiết bị, cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ, đón tiếp khách du lịch với thái độ ân cần, lịch sự và lắng nghe, tiếp thu ý kiến của họ để có sự cải tiến phục vụ tốt hơn.

4.4.5 Giải pháp về hoàn thiện các thành phần marketing dịch vụ

Sản phẩm du lịch, ngành du lịch TP. Cần Thơ cần cải tiến, nâng cao giá trị các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương. Đối với loại hình du lịch sông nước, ngoài các tuyến đường sông chính chở khách tham quan, cần quy hoạch các kênh, lạch có mực nước nông với nhiều thuyền nhỏ để khách du lịch được trải nghiệm cảm giác chèo thuyền trên sông. Đặc biệt, công tác bảo vệ và tái tạo môi trường sông nước sạch sẽ, xanh mát sẽ tạo ấn tượng tốt trong tâm trí khách du lịch. Bên cạnh đó, phát triển các lễ hội văn hóa sông nước mang tầm quốc gia và quốc tế nhằm tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước tham gia vào loại hình du lịch này. Đối với loại hình du lịch MICE, cần đầu tư xây dựng hội trường phục vụ hội nghị, hội thảo với quy mô lớn; hoàn thiện các dịch vụ phục vụ hội nghị, hội thảo; hoàn thiện dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ tham quan; hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là ngoại ngữ cho các nhân viên phục vụ khách du lịch MICE; đầu tư xây dựng các trung tâm mua sắm cao cấp, các khu, điểm vui chơi giải trí hiện đại.

Chính sách giá, các đơn vị kinh doanh du lịch thực hiện niêm yết giá từng dịch vụ cụ thể và bán đúng giá niêm yết. Đồng thời, có chính sách giá ưu đãi theo

từng đối tượng, như: học sinh, sinh viên; giảm giá cho đoàn số lượng đông; đặc biệt thực hiện khuyến mãi về giá nhằm kích cầu du lịch nội địa trong bối cảnh diễn biến dịch Covid-19 còn phức tạp trên thế giới.

Hoạt động phân phối, hệ thống kênh phân phối phổ biến hiện nay của du lịch TP. Cần Thơ là hình thức phân phối gián tiếp, chủ yếu thông qua các công ty lữ hành tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Điều này gây trở ngại cho các công ty lữ hành tại TP. Cần Thơ không chủ động được nguồn khách và phải phụ thuộc nhiều vào các đối tác. Vì vậy, trong thời gian tới, ngành du lịch TP. Cần Thơ cần chú trọng xây dựng hệ thống kênh phân phối trực tiếp tại các thị trường trọng điểm trong nước. Bên cạnh đó, khi tình hình dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát hoàn toàn trên thế giới và hoạt động du lịch trở lại bình thường, có thể mở văn phòng đại diện tại một số thị trường trọng điểm ở nước ngoài để nắm bắt kịp thời các thông tin về thị trường, tăng cường liên kết, hợp tác quốc tế và mở rộng kênh phân phối.

Xúc tiến du lịch, ngành du lịch TP. Cần Thơ cần thực hiện khảo sát thị trường du lịch và nắm bắt các thông tin phản hồi từ khách du lịch và đối tác; qua đó đánh giá hiệu quả các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp. Công tác xúc tiến từng bước được thực hiện chuyên nghiệp hóa nhằm xây dựng hình ảnh du lịch Cần Thơ - nơi hội tụ “Văn minh sông nước Cửu Long”. Bên cạnh đó, thực hiện liên kết giữa các quận, huyện trong thành phố; liên kết với các địa phương khác trong vùng; liên kết với Tổng cục Du lịch; liên kết với các quốc gia lân cận trong công tác quảng bá, xúc tiến du lịch.

Nguồn nhân lực du lịch, tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, các kỹ năng liên quan đến hoạt động du lịch cho cán bộ quản lý, nhân viên, doanh nghiệp du lịch và cộng đồng dân cư tham gia vào hoạt động du lịch của địa phương. Đồng thời, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực đã qua đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, nhà khoa học, các đơn vị kinh doanh du lịch trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy phát triển du lịch nhanh và bền vững.

Quy trình cung cấp dịch vụ, các doanh nghiệp lữ hành cần quan tâm sắp xếp lịch trình tour chu đáo, phối hợp các dịch vụ trong tour hợp lý và thực hiện các dịch vụ đúng cam kết. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng phát triển hoạt động chăm sóc khách hàng. Trên cơ sở các ý kiến phản hồi của khách du lịch, doanh nghiệp từng bước cải tiến quy trình cung cấp dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu của khách du lịch.

Cơ sở vật chất - hạ tầng du lịch, thành phố cần đẩy mạnh thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch; trong đó tập trung thu hút đầu tư vào các khu du lịch có quy mô lớn, khu vui chơi giải trí tổng hợp, các cơ sở lưu trú cao cấp, các khu resort nhằm tăng chi tiêu và thời gian lưu trú của khách du lịch. Ngoài ra, xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, như: đường giao thông, bến bãi, trạm dừng chân trên các tuyến du lịch trọng yếu, hệ thống chiếu sáng công cộng, biển báo, hệ thống xử lý rác thải và nạo vét kênh mương.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


5.1 KẾT LUẬN

Thành phố Cần Thơ với vị trí trung tâm kinh tế, văn hóa, tài chính của cả vùng ĐBSCL, có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn cần thực hiện marketing địa phương. Kết quả nghiên cứu của đề tài: “Chiến lược marketing địa phương nhằm thúc đẩy phát triển du lịch TP. Cần Thơ” đã thể hiện đầy đủ và đáp ứng được các mục tiêu nghiên cứu cụ thể, bao gồm:

Một là, đề tài đã xác định được 10 thành phần marketing địa phương và mức độ ảnh hưởng của từng thành phần marketing địa phương đến phát triển du lịch TP. Cần Thơ, theo thứ tự: Sản phẩm du lịch, Năng lực marketing của doanh nghiệp du lịch, Phân phối, Xúc tiến du lịch, Cộng đồng dân cư địa phương, Cơ sở vật chất - hạ tầng du lịch, Nguồn nhân lực du lịch, Chính quyền địa phương, Quy trình cung cấp dịch vụ, Giá cả.

Hai là, đề tài đã phân tích được môi trường marketing địa phương của du lịch thành phố Cần Thơ, bao gồm môi trường bên trong và bên ngoài địa phương. Từ kết quả nghiên cứu định lượng ở mục tiêu 1, đề tài thực hiện tiếp bước nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn sâu các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch để xác định các yếu tố bên trong chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển du lịch TP. Cần Thơ. Kết quả, các chuyên gia đều thống nhất các yếu tố bên trong chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển du lịch TP. Cần Thơ bao gồm cả 10 thành phần marketing địa phương và bổ sung thêm 5 yếu tố khác, làm cơ sở xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE). Kết quả ma trận IFE ghi nhận, ngành du lịch TP. Cần Thơ ở vị trí trên trung bình về nội bộ. Những điểm mạnh đã giúp phát triển ngành du lịch TP. Cần Thơ thời gian qua là: Thành phố Cần Thơ có vị trí địa lý thuận lợi trong phát triển du lịch; Đầu tư cho phát triển du lịch của thành phố Cần Thơ; Tài nguyên du lịch; Sự thân thiện và mến khách của người dân địa phương; Công tác quản lý nhà nước về ngành du lịch của thành phố Cần Thơ; Chính quyền địa phương quan tâm phát triển ngành du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn; Điều kiện vật chất, kết cấu hạ tầng phát triển du lịch; Giá cả các sản phẩm, dịch vụ. Bên cạnh đó, ngành du lịch TP. Cần Thơ cũng có những điểm yếu cần khắc phục, gồm: Sản phẩm du lịch; Tổ chức hệ thống kênh phân phối; Hoạt động xúc tiến du lịch; Nguồn nhân lực ngành du lịch; Quy trình cung cấp dịch vụ du lịch; Năng lực marketing của doanh nghiệp du lịch; Công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch.

Về môi trường bên ngoài địa phương, phản ứng của ngành du lịch TP. Cần Thơ ở mức trên trung bình trong việc tận dụng các cơ hội và giảm thiểu các nguy cơ tác động từ môi trường bên ngoài. Các cơ hội đối với ngành du lịch TP. Cần Thơ,

Xem tất cả 264 trang.

Ngày đăng: 29/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí